Home
  
Search từ khóa phuongngugia           English alternative text
Image alternative text alternative text alternative text alternative text alternative text alternative text alternative text

Tìm trên Google.com         Tìm trong Site này

 Trước tiên xin hãy đọc lời ngỏ này 

Nhà thơ nhà văn

Nhà tho Tố Hữu, tui từng biết ông qua lời kể của ông già tui. Cuối những năm năm mươi thế kỷ trước, ông già tui công tác ở Ban Tuyên huấn TW, là Bí thư đảng ủy cơ quan… Ông già tui đang là thơ ký riêng của Trưởng Ban mà dám lấy tư cách bí thư đảng ủy chi bộ Ban Tuyên huấn TW phê bình gay gắt hai vợ chồng đồng chí Trưởng Ban Tố Hữu và Vũ Thị Thanh đã mấy lần cố tình “quên” không đưa tiền đi chợ hàng ngày cho người nhân viên cần vụ già khiến ổng phải móc tiền lương ra đi chợ hàng ngày cho vợ chồng đồng chí Trưởng Ban mà không có tiền gởi về quê nhà Thanh Hóa cho bà vợ cùng lũ con nheo nhóc…

Thế là sau đó một thời gian thì ông già tui được đồng chí Trưởng Ban Văn hóa Văn nghệ TW ưu ái biệt phái công tác 3 năm nơi Cao Bằng rừng thiêng nước độc… Khi hết hạn lưu đày trở về Hà Nội thì ông già tui lại được đồng chí Tố Hữu thưng mến đàn em mà đạp một phát nữa cho khuất mắt. Rứa là ông già tui giơ tay chào tạm biệt hàng xóm ở khu nhà tập thể số 4 phố Lý Thường Kiệt rồi dẫn vợ con khăn gói qua ở đậu trong trụ sở co quan Bộ văn hóa số 51-53 phố Ngô Quyền để làm thơ ký riêng cho Thứ trưởng Hà Huy Giáp là người thực tế nắm quyền lớn nhất ở Bộ văn hóa, (tui hồi đó còn nhỏ nhưng vẫn còn nhớ bác Hà Huy Giáp mặt dài lưỡi cày lại đi cà nhắc vì có tật hay xài một chân giả sao đó, cắp cặp táp màu đen và ưa mặc bộ đồ “Đại cán” màu xanh hay màu ghi chi đó, ổng đi làm bằng chiếc Vôn-Ga cải tiến màu đen, bác tài xế tên là Khuyên).

Sau khi nước mình hết chiến tranh thì đàn em ông Lê Đức Thọ là ông tướng Trần Độ về làm Thứ trưởng nắm quyền lực ở Bộ văn hóa thì bác Hà Huy Giáp bị đưa đi làm công tác Bảo tàng Hồ Chí Minh, ông già tui cũng bị gạt ra cho qua làm giám đốc Trung tâm K…

Nói thêm, sau này tướng Trần Độ cũng bị chính ông thầy là nhân vật số hai của chế độ Hà Nội lúc đó là Lê Đức Thọ gạt ra…

--------
TỐ HỮU

Tố Hữu , tên thật là Nguyễn Kim Thành ... qua sách báo, kết hợp với sự vận động của các đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam bấy giờ (Lê Duẩn, Phan Đăng Lưu, Nguyễn Chí Diểu).

Năm 1946, ông là bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa. Cuối 1947, ông lên Việt Bắc làm công tác văn nghệ, tuyên huấn. Từ đó, ông được giao những chức vụ quan trọng trong công tác văn nghệ, trong bộ máy lãnh đạo Đảng và nhà nước.

- Ông là người đã phê phán quyết liệt phong trào Nhân văn-Giai phẩm (1958) với tư cách là người thay mặt Đảng Cộng sản Việt Nam phụ trách văn nghệ. Nhiều ý kiến coi ông là tác giả chính của vụ án văn nghệ-chính trị này
- Ông cũng được đánh giá là con người khá bảo thủ, khi bị phê bình về các tác phẩm của mình thì thường có phản ứng rất quyết liệt (Theo nhận định của Văn Cao thì chính lí do này khiến ông bị nghi hoặc là có liên quan đến việc đẩy mạnh dập tắt phong trào Nhân văn-Giai phẩm và không được nhiều cảm tình từ phía các nghệ sĩ khác).

“Lật bộ áo "Nhân Văn - Giai Phẩm" thối tha, người ta thấy ra cả một ổ phản động toàn những gián điệp, mật thám, lưu manh, trốt-kít, địa chủ tư sản phản động, quần tụ trong những tổ quỷ với những gái điếm, bàn đèn, sách báo chống cộng, phim ảnh khiêu dâm; (trg 9. Sđd).
Trong cái công ty phản động "Nhân Văn - Giai Phẩm" ấy thật sự đủ mặt các loại "biệt tính": từ bọn Phan Khôi, Trần Duy mật thám cũ của thực dân Pháp đến bọn gián điệp Thụy An, từ bọn trốt-kít Trương Tửu, Trần Đức Thảo đến bọn phản Đảng Nguyễn Hữu Đang, Trần Dần, Lê Đạt. Một đặc điểm chung là hầu hết bọn chúng đều là những phần tử thuộc giai cấp địa chủ và tư sản phản động, và đều ngoan cố giữ lập trường quyền lợi giai cấp cũ của mình, cố tình chống lại cách mạng và chế độ”. (trg 17. Sđd).

--------
VĂN CAO

“Tố Hữu ấy à? Không, không phải đâu. Cần phải công bằng. Tố Hữu có không ưa mình, có làm khổ mình thật, do lòng đố kỵ mà ra. Mình cũng ghét cái thằng bắng nhắng ấy lắm. Nhưng có thế nào nói thế ấy. Tố Hữu chỉ là kẻ thừa hành thôi. Nói gì thì nói, trong lòng Tố Hữu vẫn còn một chút gì của nhà thơ chứ. Bề ngoài thì thế đấy - Tố Hữu lãnh đạo cuộc đánh từ đầu chí cuối. Người ta tưởng vụ Nhân văn - Giai phẩm nổ ra là bởi báo Nhân văn đăng mấy bài phê bình thơ Tố Hữu, Tố Hữu tức, Tố Hữu đánh. Nhầm hết. Longue Marche[1] mới là kẻ sáng tác ra Nhân văn - Giai phẩm. Để chạy tội Cải cách ruộng đất. Để tạo ra cái hố rác mà trút mọi tội lỗi của Lúy[2] vào đấy. Chính Longue Marche chứ không ai khác. Đừng tước bản quyền của Lúy, tội nghiệp! Longue Marche còn cho mời mình và Nguyễn Tuân đến gặp. Lúy nói cả tiếng đồng hồ về đảng tính, về trách nhiệm đảng viên. Chiêu hồi mà. Nguyễn Tuân nghe, mặt hất lên, ngáp không cần che miệng. Nguyễn Tuân vẫn thế - bất cần đời. Đôi lúc cũng có hèn một tí, hèn có mức độ thôi, trong đại đa số trường hợp là kẻ bất chấp. Mình nói với Longue Marche: "Nếu trong vườn hồng có sâu thì ta phải chịu khó mà bắt bằng tay, từng con một. Đổ ụp cả đống thuốc trừ sâu vào đấy thì chết cả vườn hồng. Rồi anh sẽ thấy: qua đợt đánh phá này không biết bao giờ nền văn nghệ Việt Nam mới ngóc đầu dậy được!" Lúy nghe, mặt câng câng. Cái cách của Trường Chinh là thế. Lúy gọi mình đến còn có ý này nữa: Lúy muốn mình phải hiểu - tôi đã chịu khó nghe các anh rồi đấy nhá, tôi dân chủ lắm rồi đấy nhá! Chứ còn cái nền văn nghệ của các anh, nó đáng giá mấy xu?”.
./ Print
 
Lên đầu trang