Home
  
Search từ khóa phuongngugia           English alternative text
Image alternative text alternative text alternative text alternative text alternative text alternative text alternative text

Tìm trên Google.com         Tìm trong Site này

 Trước tiên xin hãy đọc lời ngỏ này 

Thành ngữ thời hậu bảy lăm


alternative text

Hồi mới cưới(1) rồi theo vợ về quê Củ Chi xã An Nhơn Tây thăm bà con chú bác cậu mợ bên vợ, phuongngugia tui được biết vài câu thành ngữ mới tinh, đó là :

- Củ Chi đất thép

- Việt cộng cổ cao cổ lùn

Nghe rồi thằng tui tò mò hỏi tới nữa thì được mấy cậu mấy anh giải thích như sau:

"Củ Chi đất thép" là trong chiến tranh vùng đất này bị bom đạn cày xới cùng khắp không sót một thước đất… Sau chiến tranh bà con mình tìm về nhà cũ mần ruộng, lưỡi cày lưỡi cuốc đưa tới đâu thì đụng miểng bom miểng đạn tới đó, đất trộn thép.
- Thì ra là vậy.

"Việt cộng cổ cao" tức là hồi còn chiến tranh, các chú các anh đàng miềng ban ngày chém vè núp kỹ dưới hầm bí mật, mặc kệ các má các chị vác mặt đi tay không ra mà đấu tranh chánh trị với xe tăng đại bác của Mỹ, ngụy. Phần các anh các chú thì ngày ngày leo tuốt lên cây cao trong rừng dõi mắt coi các má các chị đã mang gạo muối đường sữa thuốc lá thơm đồ tiếp tế cho cách mạng tới chưa… Bởi ngày nào cũng bám ngọn cây vươn cổ dõi tìm nên cái cần cổ của mấy ảnh in như bị dài thêm vài xăng ti mét.
- Thì ra là vậy.

"Việt cộng cổ lùn" tức là tiếng súng chiến tranh vừa chấm dứt thì mấy bác mấy chú đàng miềng giở nắp hầm bí mật chui lên rồi nghinh ngang ra nắm quyền chỉ đạo mấy thanh niên đeo băng đỏ cảm tình cách mạng tức đám "cách mạng 30"... thét rồi các bà mẹ Việt Nam anh hùng bị quy hoạch mất ráo trọi ruộng vườn nhà cửa thì bực lắm mới vấn cái khăn rằn lên đầu rồi nhứt định kéo nhau lên trển đặng kiếm thằng Tư bí thơ, thằng Tám chủ tịch mà hỏi tụi nó rằng hồi nẳm nhờ tao lén tiếp tế mà nuôi bay cho khỏi chết đói trong bưng... tao liều thân đấu tranh chống Mỹ ngụy để rồi nay bay đặng quyền hành giàu sang sung sướng. Răng mà bay dám lấy đất đai nhà cửa của tao dzậy ?

Tội nghiệp má Hai má Mười, mắc công lên thành phố mà đâu gặp đặng đứa nào, tụi hắn ngồi trong xe hơi Huê Kỳ vừa thấy bóng dáng các má thì hắn rụt cổ chúi đầu xuống mà trốn vậy thì bà má mắt già kèm nhèm còn kiếm hắn khổ nào ?
- Thì ra là vậy.

Cũng từ sau bảy lăm xuất hiện thêm một cụm từ mà tự điển hỏng có : tư sản đỏ.

Tư sản đỏ là hồi năm bảy mấy, Bộ Văn hóa chánh phủ lâm thời miền nam Việt Nam bị giải thể, ngài Bộ trưởng Lưu Hữu Phước(2) được Hà Nội ưu ái đạp qua cho làm viện trưởng Viện Âm nhạc thành phố Saigon, đám cấp dưới tan tác muôn nơi, trong số đó có hai người mà tui biết rành vì cùng ở khu nhà 22 Nguyễn Trãi quận nhứt, là anh Ba Hải và anh Hai Cửu đều là dân ở R ra, mấy ảnh cùng chuyển vô sân bay mà làm công tác quản lý văn hóa vân vân.

Anh Ba Hải là chánh Văn phòng Bộ thì sau giải thể xin chuyển qua làm trưởng Phòng quản lý XNK văn hóa phẩm của Sở Văn hóa TP chịu phận cấp dưới hai đàn em Dương Đình Thảo và Trương Bỉnh Tòng. Sau khi anh Ba về hưu tui qua chơi bên số 2 Lê Thị Hồng gấm vẫn gặp ảnh cũng thường tới chơi với em ruột là sếp Bảy Thắng ở Bảo tàng Mỹ thuật TP, anh Hai Cửu thì làm chi tui không rõ nhưng cách nay vài năm khi tui gặp thì ảnh chuyển về làm Phó GĐ Bảo tàng cách mạng nơi đường Lý Tự Trọng.

Hai ông mà tui vừa kể thì từ năm tám ba tám tư đã nổi danh tư sản đỏ vừa có quyền vừa có nhiều tiền mua nhà mua đất... như anh Hai Cửu người gốc dân rau má, năm tám hai tám ba mà tết nhứt có cành đào tổ chảng từ Hanoi gởi bằng máy bay vô trưng choán hết phòng khách nhà riêng ở đường Bàn Cờ, sáng mùng 1 thì đốt pháo Nam Ô Đà Nẵng cả tiếng đồng hồ chưa dứt khiến mấy thằng nhỏ phường đội không thể ra vô trụ sở sát bên, thử hỏi rằng từ thời đó đã có ai mà theo cho lại mấy ổng.


- (1) Lần 2.
- (2) Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước tui cũng không lạ, khi sắp giải phóng, tui khi đó đã 12 , 13 tuổi theo chúng bạn đi chơi rồi nhảy tàu móc túi ở Hà Nội khiến ông già hàng ngày đi làm phải đèo tui đi theo đến cơ quan mà không cho ở nhà, có vài lần ông già chở tui đi tới căn biệt thự nào đó ở gần Cửa Nam có bộ đội gác ở trước cửa để làm việc với ông mập lùn mang mắt kiếng tên Lưu Hữu Phước. Sau khi vô Saigon tui mới biết đó là ông Bộ trưởng Văn hóa chánh phủ lâm thời miền nam.

Print
 
Lên đầu trang