Home
  
Search từ khóa phuongngugia           English alternative text
Image alternative text alternative text alternative text alternative text alternative text alternative text alternative text

Tìm trên Google.com         Tìm trong Site này

 Trước tiên xin hãy đọc lời ngỏ này 

Về Bình Dương bán phở


Năm 1997, khi quán ăn Ký Hai ở huyện Châu Đức, Bà Rịa Vũng Tàu đã ổn định, tui bàn với bà xã về Bình Dương mở thêm một quán nữa và được bả nhất trí...

Tui và hai đệ tử lỉnh kỉnh mang chuyển cái ấp-soọc loại năm trăm lít chứa bia hơi về Bình Dương cùng nhiều thứ "đồ nghề" để mở một quán ăn nhậu. Vợ chồng tui mướn phần trước của nhà ông vợ chồng ông Ngọc - bà Loan ở đường 30-4, mặt bằng thoáng mát rộng rãi, chủ nhà dể chịu ủng hộ nhiệt tình cho mượn luôn cả bàn ghế. Tui mừng lắm khi quán đã khai trương.

Không có thời, khi dẹp quán thu dọn tàn quân, tui chỉ còn biết tự an ủi mình một câu như rứa. Quán ăn Ký Hai nổi danh là thế trong vòng bán kính ba chục cây số, ở vùng quê với giá cả 4.500 đồng một lít bia hơi, một ngày bán vài ba trăm lít, 5.000 một tô phở, mổi ngày cũng bán khoảng hai trăm tô, 10.000 đồng một dĩa mồi, mỗi ngày bán khoảng hai chục ký lô thịt cá tôm mực các loại. Cuối tháng doanh số đạt cỡ chín mươi triệu.

Vậy mà về Bình Dương tui phải giăng mùng đi ngủ dài dài, bia hơi bán ngày hai ba chục lít có khi không được, mồi màng bán đồng hạng chỉ với giá 5.000 đồng một đỉa nhỏ, gồm có các món như thịt bò thăn ướp nướng vỉ, thịt bò nạm đút lò, hay khô lươn, ếch, cá, gà... lại nếu bàn khách từ năm người có khuyến mãi một đĩa sáu miếng hoành thánh chiên dòn kèm đồ chua trong khi chờ làm mồi. Khách sộp kêu dĩa mồi lớn tiền mới làm

Mít tờ Ngọc chủ nhà là ông khách sộp nhất, chiều thứ bảy là sếp trưởng ban thanh tra giao thông tỉnh Bình Phước có lính lái xe hơi đưa về nhà. Tuần nào cũng vậy, chủ nhà tiếp đãi bạn bè, khách khứa đầy nhà, họ công tác tại các cơ quan, ban ngành khác nhau ở hai tỉnh Bình Dương và Bình Phước nhưng có một điểm chung là cùng thứ giọng nói ở vùng khu bốn cũ. Chiều thứ bảy nào cũng vậy, chủ nhà ngoài các thứ mồi ngon món lạ mang từ ngoài về, ông sếp còn đích thân ra hỏi vài câu xã giao việc mua bán của tui có tốt không, ông ta lại kêu tui còn mồi gì mang ra bán hết cho ông ta, thật cảm ơn ông chủ nhà nhiều lắm lắm (*).

Tuy nhiên, việc bán quán nhậu thì chỉ mình chủ nhà mua vào mỗi tối thứ bảy thì quán tui chịu sao thấu. Tui quay qua bán thêm phở.

Nhắc đến vụ về Bình Dương bán phở buồn năm phút, tui bán quán ăn, tui rất muốn khách được ăn ngon là lẽ đương nhiên. Tui muốn giới thiệu món phở bắc nổi tiếng tới thực khách, hồi ở Châu Đức tui từng bị một thực khách quen thuộc của quán gốc người miền trung cầm chai tương ớt bắc hỏi cái chi mà thúi vậy anh Ba. Rút kinh nghiệm tui chỉ dùng tương phở của Bình Dương, thời điểm này quán phở bốn số chín đắt ghê lắm, người dân địa phương chịu lắm cái mùi xả và cái ngọt nhiều đường của quán này, bà xã tôi trước khi đi có dặn nhớ cho xả và nước lèo phải ngọt vì đã là khẩu vị ăn quen của người ta thì mình phài chiều theo.

Từ năm 1989, khi anh Thanh là Giám đốc xí nghiệp dược Sông Bé kêu tui lên đề nghị phải thay đổi một chút phần thuyết minh ý tưởng và sửa bản ma-két theo sự đóng góp của anh ấy thì Logo cho xí nghiệp dược Sông Bé của tui thiết kế sẽ được duyệt, nhưng tôi đã lẳng lặng bỏ về Sài Gòn mà không trả lời (**). Bây giờ cũng vậy, tui đã không nghe theo lời khuyên của bà xã và rồi quán phở Gia Long phải dẹp vì ế, còn nữa, món phở tái lăn mà người Bình Dương nay cũng đã biết thì năm 1997, cô gái là thực khách bữa trước khen rằng thịt bò tái có xíu gừng đập bỏ vô ăn nghe thơm hơn thì bữa nay hỏi tui có phải là do thịt bò cũ để từ hôm qua nên sáng nay phải "xào" rồi mới cho vô phở ? Thằng tui ngậm miệng hến tắt đài không còn nói được câu nào.

---------
Chú giải:
- (*) : Năm 2003, tui về Bình Dương, gặp người anh em cũ là anh Trần Đình Khánh, thời 1979 là trung úy CA Sông Bé sau chuyển Sở Công Nghiệp Bình Phước kể : "Thằng Ngọc dính vụ bán bằng lái, nó vãi hàng tỷ mới thoát chết, nay nó chạy được về trường nghiệp vụ giao thông... " (Anh Khánh bị tai biến chết năm 2006).
- (**) : cuối năm 1989, sau khi cùng nhau làm xong vụ lịch của XN Liên hiệp dược Cửu Long cho anh Ba Linh (Nguyễn Doãn Linh, sau về làm TGĐ cty gì đó thuộc BYT), thấy anh Nguyễn Quốc Khánh (năm 1996 là giám đốc công ty Minh Lộc - BYT. Chiến hữu cũ là anh Nguyễn Xuân Bản bên TT PT xuất khẩu TP kể anh Khánh bị tai biến chết đâu năm 99-2000 gì đó) được duyệt bản thiết kế Logo cho XN dược phẩm TW 2, tui chạy về Bình Dương đề nghị xin nhận thiết kế Logo cho XN dược Sông Bé.
  Nói thêm, anh Thanh nay (2007) là đương nhiệm Phó GĐ bịnh viện Y học Dân tộc tỉnh Bình Dương .
./
Print
 
Lên đầu trang