Home
  
Search từ khóa phuongngugia           English alternative text
Image alternative text alternative text alternative text alternative text alternative text alternative text alternative text

Tìm trên Google.com         Tìm trong Site này

 Trước tiên xin hãy đọc lời ngỏ này 

Chứng khoán ở xứ mình hiện nay chỉ là trò chơi bẩn của dân có nghề...


Ngay từ thời điểm năm 2003, thằng tui đã được có lần ngồi uống café ở Paris – Dheli số 31 Đồng Khởi để nghe một đàn anh ở Mẽo dzìa lên lớp về tình hình thị trường chứng khoán ở xứ mình… Sau khi nhét đầy lỗ tai thằng tui bằng những câu chuyện về những phương pháp làm ăn bẩn trong nghề môi giới chứng khoán, đàn anh kết luận như dặn dò tui rằng : “Không đủ quyền lũng đoạn hoặc không có quan hệ cực kỳ mật thiết với giới có thực quyền và am hiểu thiệt sự về thị trường, không có tuy-ô để lâu lâu nhảy vô chớp nhoáng ăn có thì đừng dính vô”.

Và, từ mấy năm nay thằng tui không thèm quan tâm tới trò chơi này vì nghe lời đàn anh dặn.

Nay đọc lại trên mạng mấy bài viết đã từng đăng trên báo, thằng tui hiểu vụ chứng khoán gì gì đó ở xứ mình đang đi vô quy luật phát triển in hệt xứ khác hồi cả trăm năm trước…


o0o

Quyền lực ngầm trên sàn CK-bài 1: “Bố già”... chứng khoán

(Người viết: Pháp Luật - Tp.HCM)

-------------------

Giữa lúc nhiều công ty chứng khoán đang đứng trước nguy cơ phá sản thì Công ty Chứng khoán K. lại nổi như cồn và thỏa sức làm giá để gom cổ phiếu rẻ.
Thị trường chứng khoán Việt Nam bắt đầu hình thành từ năm 2000 nhưng chỉ phát triển mạnh từ năm 2005. Từ cuối năm 2006, chứng khoán thật sự trở nên sôi động với những phiên đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) và niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán ngày càng sôi động. Từ đây, thị trường bắt đầu bị một số công ty chứng khoán thao túng, làm giá ngay từ khâu xác định giá trị cổ phiếu.

“Tài ngoại giao” của ông chủ tịch

Theo tổng giám đốc một công ty chứng khoán, doanh thu chính của một công ty chứng khoán bao gồm tiền phí môi giới giao dịch, phí tư vấn IPO, tư vấn niêm yết, phát hành cổ phiếu và tự doanh. Trong đó thu nhập từ mảng tự doanh chứng khoán chiếm số lớn, kế đến là phí môi giới giao dịch. Trong thời gian qua, các công ty chứng khoán đang có sự cạnh tranh gắt gao nên phí thu được từ môi giới chứng khoán chẳng đáng là bao. Còn phí tư vấn IPO, phí tư vấn niêm yết... cũng chỉ đủ để chi tiêu những khoản vặt vãnh. Mà những loại phí này các công ty chứng khoán đang cạnh tranh bằng cách giảm phí môi giới để thu hút khách hàng. Vì vậy, phần lợi nhuận cao nhất của các công ty chứng khoán hiện nay phải phụ thuộc nhiều vào mảng tự doanh chứng khoán.

Tuy nhiên, để làm được tự doanh chứng khoán có lời cao thì không đơn giản chỉ là việc mua bán cổ phiếu bình thường hàng ngày. Trước tình hình thị trường lình xình kéo dài như thời gian qua, nhiều công ty chứng khoán lỗ nặng và đang đứng trước bờ vực phá sản. Thế nhưng trên thị trường vẫn nổi lên thương hiệu Công ty Chứng khoán K. với mức siêu lợi nhuận.

Tuy nhiên, lý do Công ty Chứng khoán K. làm ăn phát đạt trong thời kỳ khó khăn chủ yếu lại là nhờ “tài ngoại giao” xuất chúng của ông chủ tịch hội đồng quản trị. Vì vậy, mỗi khi đối đầu với Công ty K. trong việc cạnh tranh hợp đồng, các công ty chứng khoán khác thường cầm chắc phần thua, những hợp đồng lớn đều rơi vào tay Công ty K. Họ thua không phải vì khả năng chuyên môn mà thua ở những chiêu đi đêm rất hay của ông chủ tịch này.

Muốn giá nào được giá nấy

Trưởng phòng môi giới của một công ty chứng khoán cho biết quá trình thẩm định giá của Công ty K. làm nhanh một cách khác thường. Cũng nghiệp vụ này, ở các công ty chứng khoán khác làm phải mất ít nhất một tuần lễ nhưng bên K. chỉ làm hai ngày là xong.

Thực ra thì Công ty K. thích đưa ra giá nào doanh nghiệp cũng chịu vì cách làm của K. không chỉ đơn thuần là tư vấn cho doanh nghiệp để lấy tiền công. Mỗi khi nhắm đến tư vấn cho bất kỳ doanh nghiệp nào, K. đều đánh tiếng đầu tư vào công ty đó. Với ưu thế về mối quan hệ cao cấp nên K. luôn luôn xác định giá trị doanh nghiệp rất thấp để mua được cổ phiếu giá rẻ.

Tiền đâu ra để K. làm mãi việc này? Trưởng phòng môi giới của một công ty khoán cho biết đứng đằng sau K. là sự hậu thuẫn hùng hậu của các đại gia. Mỗi đại gia này có trong tay hàng ngàn tỷ đồng để yểm trợ. Được sự hậu thuẫn tài chính mạnh như thế nên Công ty K. thỏa sức làm giá. Cũng nhờ những lợi thế này mà K. luôn có những hợp đồng mua cổ phiếu OTC giá rẻ như bèo. Sau khi mua, K. sẽ dùng nhiều thủ thuật đánh bóng để đẩy giá cổ phiếu lên cao gấp nhiều lần. Đến một thời điểm giá cổ phiếu tăng cao, K. sẽ làm thủ tục niêm yết cổ phiếu lên sàn, là cơ hội để xả hàng thu hồi vốn, chia lời cho các đại gia.

Thao túng ngay từ khi định giá

Anh T., broker của một công ty chứng khoán, đã dẫn chứng một thương vụ mua bán nổi tiếng gần đây mà giới chứng khoán phải thán phục. Khi ấy, Công ty K. mua hàng triệu cổ phiếu của một công ty chuyên kinh doanh gỗ với giá chỉ 100.000 đồng/cổ phiếu. Có cổ phiếu mới trong tay, Công ty K. đã đánh bóng bằng nhiều tin tốt, nào là tin sắp lên sàn, rồi ông chủ doanh nghiệp đang có ý định đầu tư ở nước ngoài...

Chỉ vài chiêu tung tin tốt, mấy tháng sau giá cổ phiếu của doanh nghiệp gỗ vừa nêu trên sàn OTC được đẩy cao chót vót, có lúc đạt tới 250.000 đồng/cổ phiếu. Đến một lúc nào đó, số lượng người mua bán mã cổ phiếu này ít đi thì K. sẽ làm bước tiếp theo là niêm yết trên sàn để xả hàng.

Trước đây, trong một phiên đấu giá cổ phần của một công ty thuộc ngành điện, K. còn cậy thế thân quen với Ngân hàng P. để vay hàng tỷ đồng tham gia đấu giá mà không cần thế chấp tài sản. Một thời gian sau thanh tra mới phát hiện tài sản của Ngân hàng P. bị hao hụt tiền tỷ mà không rõ nguyên nhân. Cuối cùng mới lộ ra chuyện lãnh đạo Công ty K. đã đi đêm để vay tiền tỷ mua cổ phiếu.

--------------------------------------------------------------------------------------

Quyền lực ngầm trên sàn CK-bài 2: Chiêu độc để... lãi to

(Người viết: Pháp Luật TP.HCM)

-----------------

Trong bài trước, chúng ta đã thấy công ty chứng khoán K. có tiềm lực mạnh để thao túng, làm giá cổ phiếu ngay từ khâu xác định giá trị doanh nghiệp. Không chỉ dừng lại ở đó, thị trường chứng khoán niêm yết còn bị thổi giá lên, dìm giá xuống không chỉ một mình K. mà còn có các quỹ đầu tư nước ngoài (Tây).

“Thổi” giá lên cao để bán

Giới kinh doanh chứng khoán không chỉ biết đến công ty chứng khoán K. nhờ tài ngoại giao giỏi của ông chủ tịch hội đồng quản trị để mua cổ phiếu giá gốc, bán giá ngọn mà công ty này còn rất nổi tiếng với những chiêu cò mồi, đánh bóng cổ phiếu rất giỏi. Ngoài K., thị trường chứng khoán còn có sự đóng góp của những thế lực ngầm khác nữa là mấy ông Tây. Anh T. làm nghề môi giới tự do chứng khoán ở quận 1 (TP.HCM) so sánh K. chỉ nổi đình nổi đám so với các công ty trong nước thôi. Quyền lực ngầm trên sàn hiện nay mấy ông Tây vừa rất mạnh mà còn lưu manh gấp 10 lần K.. Thế nhưng suy cho cùng, cả hai nhóm này đều có chung một điểm là có tài thổi bất cứ một cổ phiếu nào tăng thì nó tăng, muốn cổ phiếu nào giảm thì nó giảm. Cả hai nhóm này đều dùng quyền lực của mình để tận dụng lòng tham và nỗi sợ hãi của các nhà đầu tư nhỏ lẻ để kiếm lời. Vì vậy, kinh nghiệm của anh T. trong đầu tư chứng khoán là muốn thắng lại thì phải phán đoán được ý đồ của họ.

Theo anh T., Tây thường thích tập trung thao túng những cổ phiếu có vốn hóa thị trường lớn như VNM, STB, PPC... Còn K. lại thích tập trung vào việc thổi giá những cổ phiếu có vốn hóa nhỏ hơn như SJS, FPT, BMC... Thị trường đi lên hoặc đi xuống đều là cơ hội tốt để Tây và K. làm giá một cách dễ dàng. Cách kiếm tiền của họ cũng bình thường là mua rẻ, bán đắt nhưng cái khác của họ là muốn bán thì bọn nó đẩy giá lên, còn khi nào muốn mua thì dìm giá xuống. Tuy nhiên, những cổ phiếu do K. thổi giá lại nhằm đến việc thu hút sự chú ý của giới đầu tư trong nước chiếm đa số, còn Tây thì ngược lại. Những cổ phiếu như SJS, FPT, TCT, BMC... có bàn tay của K. đã tăng giá ầm ầm và được liệt vào danh sách những cổ phiếu “hiếm”. Khi đó nhóm cổ phiếu này tăng trần liên tục mà lượng mua bán hàng ngày rất ít. Nhờ ưu thế nắm giữ nhiều cổ phiếu nên những lệnh mua bán của K. thường xuyên được khớp lệnh trước nhà đầu tư cá nhân cho dù thị trường sốt nóng hay nguội lạnh.

“Đạp” giá xuống để mua rẻ

Nói đến đây, anh T. còn lấy dẫn chứng cụ thể. Ở thời điểm thị trường bắt đầu sôi động cuối năm 2006, cổ phiếu SJS lên sàn có giá hơn 100.000 đồng. Chỉ sau một thời gian, SJS đã bị làm giá khi giá cứ tăng trần liên tục lên tới mức 728.000 đồng/cổ phiếu mới chia tách. Sau chia tách, giá của SJS cứ tăng trần. Nếu tính chung giá trị sau chia tách, cổ phiếu SJS bị đẩy lên tới mức 1,2 triệu đồng/cổ phiếu rồi mới quay đầu giảm. Tương tự, K. cùng mấy ông Tây lại tiếp tục phi vụ mới khi nhúng tay vào nhóm FPT, BMC, TCT, LBM làm cho giá tăng chóng mặt. Khi đó rất nhiều nhà đầu tư cùng có chung một nhận định là những cổ phiếu này bị làm giá. Dù biết là làm giá nhưng nhiều người vẫn mua vào khi thấy giá nó cứ tăng liên tục. Cổ phiếu LBM, một cổ phiếu bình thường cũng tăng trần liên tục 20 phiên liên tiếp do nhà đầu tư bị ngộ nhận việc LBM được phép khai thác mỏ boxit có trữ lượng lớn ở Lâm Đồng. Khi đó tin đồn lợi nhuận LBM sẽ đạt tương đương với BMC được tung ra.

Mọi người chỉ bừng tỉnh khi tất cả nhóm cổ phiếu kể trên đều “xì hơi” giảm mạnh, bán tháo chạy cũng không kịp. Lúc thị trường lên là vậy! Còn khi thị trường giảm mạnh thì K. lại làm động thái dìm giá cổ phiếu xuống thấp hơn nữa để mua vào giá rẻ. Theo tiết lộ của anh T., những ngày gần đây đang có hiện tượng hàng loạt cổ phiếu cũng đang có dấu hiệu bị làm giá. Với lợi thế kiếm lời khi thị trường tăng mạnh, K. cũng như mấy ông Tây lại tung tiền ra mua vào những cổ phiếu giá rẻ. Điển hình là nhóm cổ phiếu blue-chip như FPT, SJS, DPM... cũng đang bị các đại gia “đè” xuống rất thấp. Giá FPT xuống dốc chỉ còn 109.000 đồng, DPM còn 50.000 đồng và SJS còn 118.000 đồng/cổ phiếu. Những cổ phiếu tốt mới lên sàn như DQC của Điện Quang cũng cùng chung số phận. Ngày đầu niêm yết, cổ phiếu DQC có giá tới 290.000 đồng/cổ phiếu nhưng nay cũng bị “đạp” xuống còn 107.000 đồng/cổ phiếu.

--------------------------------------------------------------------------------------

Quyền lực ngầm trên sàn CK-Bài 3: Tung đòn trong phiên IPO

(Người viết: Pháp Luật - Tp.HCM)

----------------

Nhà đầu tư nhỏ chết mà không biết vì sao mình chết !. Trong hai số báo trước chúng tôi đã đi sâu vào thế giới của “bố già chứng khoán” - chủ tịch hội đồng quản trị của Công ty Chứng khoán K. Bằng những màn đi đêm vô cùng lợi hại với những nhân vật quyền lực, ông trùm muốn thổi giá hay đạp giá một loại cổ phiếu nào đó chẳng có gì là khó khăn. Nói chung, ông trùm muốn thế nào thì thị trường sẽ phải như thế ấy! Ngoài các khoản siêu lợi nhuận mà công ty chứng khoán thu về như chúng tôi đã đề cập trong các số báo trước, những khoản tiền tỷ khác mà các ông trùm cổ phiếu kiếm được còn có nguồn gốc từ những trò “ảo thuật” trong đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) cho các doanh nghiệp khách hàng.

Nhét lệnh giờ chót

Từ cuối năm 2006 đến đầu năm 2007 là thời kỳ kênh chứng khoán Việt Nam huy hoàng. Khi ấy nhà đầu tư bỏ tiền mua bất kỳ cổ phiếu nào cũng thắng lớn. Chính vì vậy mà các cuộc IPO của doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ luôn thu hút một lượng lớn các nhà đầu tư tham gia.

Trong bối cảnh tranh tối tranh sáng về các thông tin liên quan đến doanh nghiệp, đã có không ít đại gia, công ty chứng khoán biết chớp thời cơ thu lợi khi tham gia đấu giá, dồn phần thiệt cho nhà đầu tư nhỏ. Một trong những thủ thuật đó là nhét lệnh (bỏ thêm phiếu đấu giá) vô thùng phiếu vào giờ chót khi đã biết 70% kết quả và biết giá đấu bình quân cổ phần.

Anh H. - nhân viên phụ trách IPO của một công ty chứng khoán tại TP.HCM kể, thời điểm kênh chứng khoán sôi động, rất nhiều nhà đầu tư nhỏ tham gia đấu giá cổ phần IPO đã bị nhiều đại gia hay các công ty chứng khoán “dắt mũi”. Những chuyện như tung tin đánh bóng doanh nghiệp, chơi đòn kích giá đánh vào tâm lý đám đông để các nhà đầu tư bỏ một mức giá đấu cao... chỉ là mẹo vặt. Cái rất lớn chính là thủ thuật nhét lệnh. Đây là thủ thuật “ăn đấu giá” rất tinh vi.

Sở dĩ chuyện khuất tất này xảy ra được là vì khi các công ty chứng khoán đứng ra làm đại lý đấu giá cổ phần cũng là lúc nhà đầu tư bỏ phiếu xong. Trước khi niêm phong, đưa thùng phiếu về sở giao dịch để kiểm, nhân viên các công ty này có thể nhét thêm lệnh vào để được trúng giá mua cổ phần. Khoảng thời gian từ khi hết hạn bỏ phiếu đến lúc thùng phiếu quay về sở có khi mất cả ngày. Vì vậy, nếu các đại lý đấu giá làm “ảo thuật” thì nhà đầu tư nhỏ lẻ xem như thua trắng. Thậm chí ngay khi các thùng phiếu có niêm phong đã đưa về sở để kiểm thì nhân viên các công ty chứng khoán vẫn có thể nhét thêm lệnh vào được. Họ thủ sẵn phiếu đấu giá trong người, chờ đến lúc mở niêm phong thùng phiếu, lanh tay bỏ thêm vào thì có trời mới biết.

Chuyện bỏ thêm phiếu đấu giá vào còn diễn ra khủng khiếp nếu doanh nghiệp đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng tổ chức đấu tại các công ty chứng khoán. Đã có nhiều phiên đấu giá trong thời gian qua diễn ra như vậy và phần thắng cuối cùng bao giờ cũng rơi vào tay các công ty chứng khoán. Đó là chưa kể do có lợi thế thông tin, bộ phận tự doanh của các công ty chứng khoán có thể quyết định nhanh việc nên hay không nên mua cổ phần đơn vị IPO. Nếu thấy giá bất lợi, họ sẽ hủy, xin rút tiền cọc.

Ngoài ra, còn những thủ thuật khác trong đấu giá do chính nhân viên công ty chứng khoán ăn lẻ. Chẳng hạn họ gọi điện thoại cho người thân gom cổ phần ưu đãi của người lao động trong doanh nghiệp khi giá đấu thành công chưa công bố.

Doanh nghiệp tự làm giá

Các nhà đầu tư nhỏ lẻ khi tham gia IPO doanh nghiệp chẳng những đã thua trắng các công ty chứng khoán tự doanh mà nhiều khi lại “dính chưởng” từ chính doanh nghiệp IPO. Chiêu đầu tiên doanh nghiệp IPO thường làm là thổi giá. Nhà đầu tư nhỏ lẻ nếu không có thông tin, không có điều kiện thẩm định giá trị doanh nghiệp sẽ hớ hàng ngay khi doanh nghiệp tung ra chiến dịch PR tên tuổi. Đã có nhiều nhà đầu tư ôm hận vì trả giá cao cho cổ phiếu hạng ruồi.

Anh Nguyễn Sơn, một nhà đầu tư tại sàn Beta, cho biết trước đây anh đã ôm vào một đống cổ phần của một công ty thuộc ngành may do công ty này công bố nhiều dự án bất động sản đang triển khai khá hấp dẫn. Thế nhưng đợi mãi vẫn không thấy công ty triển khai gì, ngay cả đến khi cổ phiếu đã niêm yết trên sàn mà dự án cũng không hề động tĩnh. Vậy là xem như góp vốn vào không hiệu quả.

Còn chiêu thứ hai thì ngược lại, doanh nghiệp IPO nhưng lại không muốn bán cổ phần. Giám đốc một công ty quản lý quỹ đầu tư nước ngoài cho biết thực tế nhiều doanh nghiệp có tiềm năng tốt về thương hiệu, mối quan hệ kinh doanh, nhà xưởng, máy móc... nhưng lại tự định giá trị thấp để rồi âm thầm bán cổ phần. Các doanh nghiệp chơi trò này cũng đăng bố cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng theo đúng luật nhưng lại bố cáo giới hạn ở những nơi ít người biết để hạn chế người tham gia. Hoặc cũng công bố thông tin nhưng chỉ xì thông tin bán cổ phần trong một thời gian rất ngắn rồi tiến hành bán gấp khiến nhà đầu tư

--------------------------------------------------------------------------------------

Khách hàng CTCK Vietcombank (VCBS): Vì sao tài khoản bị mất cổ phiếu?
(Người viết: LD)
---------------

Ngày 21.3, đường dây nóng Báo Lao Động nhận được phản ánh của một NĐT có tài khoản tại VCBS liên quan đến việc hụt số lượng CP, mặc dù anh không hề thực hiện lệnh bán.
200 CP bị mất

Trao đổi với PV, anh T.H. Hạnh cho biết số lượng CP bị hụt trong tài khoản là 200 CP của CTCP Sông Đà 5.05 (mã CK: S55). Giá đóng cửa ngày 21.3 của S55 là 41.900đ, tương đương tổng giá trị 8,38 triệu đồng. "Số tiền không phải là lớn nhưng tôi cũng không phải là người quá giàu có để bỏ qua. Mặt khác, tôi muốn câu trả lời rõ ràng về nguyên nhân số CP này bị mất", anh Hạnh nói.

Theo các bằng chứng lưu trữ của anh Hạnh, tính đến ngày 17.3, trong tài khoản của anh có tổng số 1.500 CP S55. Ngày 17.3, anh đặt lệnh bán 700 CP thông qua dịch vụ trực tuyến của Cty. Sau mỗi thao tác, anh đều in một bản sao kê tình trạng đặt lệnh. Trong ngày giao dịch đó, lệnh bán 700 CP này đã được khớp hai lần với khối lượng tương ứng 500 và 200 CP và có thông báo giao dịch thành công.

Theo bản in sao kê số dư tài khoản ngày 17.3, số lượng 700 CP cũng hiện lên trong mục bị phong tỏa và số được phép giao dịch với S55 còn lại là 800 CP. Như vậy, tính đến hết ngày 17.3 thì các sao kê tài khoản vẫn cho thấy tổng khối lượng S55 anh sở hữu có trong tài khoản là 1.500 CP.

Ngày 18.3, anh lại thực hiện mua vào 1.000 CP S55 và giao dịch thành công. Các sao kê tài khoản cũng cho thấy tình trạng khớp lệnh và tiền đã được phong tỏa đúng. Như vậy về nguyên tắc, tổng khối lượng sở hữu S55 trong tài khoản phải là 1.800 CP (1.000 CP mới mua và 800 CP sẵn có).

Tuy nhiên, anh Hạnh cho biết lúc 1h sáng ngày 21.3, anh thực hiện sao kê tài khoản thì nhận thấy tổng khối lượng chỉ còn 1.600 CP S55, trong đó, phần số dư sẵn có chỉ là 600 CP và 1.000 CP vừa về tài khoản (T+3). Câu hỏi đặt ra là trong suốt thời gian từ 17.3 đến 21.3 anh không hề đặt lệnh bán nào với S55 (có sao kê kèm theo) nhưng khối lượng sở hữu vẫn bị hụt đi 200 CP.

Trục trặc khó hiểu

Ngày 21.3, làm việc với báo chí, anh Hạnh cho biết từ khoảng 9h sáng anh đã không tài nào truy cập được tài khoản của mình qua mạng và lỗi được thông báo là sai mật khẩu. Bức xúc, anh Hạnh yêu cầu sao kê tài khoản tại chỗ thì nhận được câu trả lời là mạng trục trặc và chưa thể sao kê được.

Khoảng 1 giờ sau đó, anh Hạnh mới nhận được bản sao kê mới nhất và số lượng S55 được thống kê vẫn chỉ là 1.600 CP. "Trường hợp nhầm lẫn do lỗi mạng là rất khó xảy ra. Vấn đề là tôi đã phát hiện tài khoản không cân bằng từ trước khi tài khoản bị khóa lại và đã kịp in bằng chứng", anh cho biết.

Để thông tin được trung thực và chính xác, ngay sáng 21.3, chúng tôi đã gặp và làm việc với đại diện chi nhánh VCBS Cầu Giấy, nơi anh Hạnh giao dịch. Ông Nguyễn Trọng Hoài An, phụ trách Phòng giao dịch cho biết đã được thông báo về trường hợp sai lệch tài khoản của NĐT.

Ông An cũng cho biết Cty sẽ có người có trách nhiệm trả lời báo chí vì Hội sở chính là nơi quản lý tài khoản của khách hàng và có trách nhiệm xử lý sai sót, trả lời thắc mắc, còn chi nhánh chỉ có trách nhiệm đặt lệnh. Hiện lãnh đạo Cty hiện đang đi công tác và đầu mối liên lạc là ông Phạm Đức Thắng - người phụ trách chung toàn bộ khối môi giới của hệ thống VCBS.

Tuy nhiên, ngày 22.3, khi liên lạc với ông Thắng, chúng tôi chỉ nhận được các giải thích về việc tài khoản của NĐT bị âm tiền (?), còn với câu hỏi về nguyên nhân mất CP, ông Thắng cho biết sẽ phải kiểm tra lại và có câu trả lời sau.

Chiều muộn ngày 23.3, anh Hạnh cho biết, đại diện VCBS đã gọi điện thoại và hẹn gặp làm việc vào ngày 24.3 để giải thích sự việc. Một điểm khá thú vị là chiều ngày 22.3, anh đã truy cập trở lại được tài khoản của mình qua mạng với đúng mật khẩu cũ và các con số đã "khớp" hoàn toàn: số CP S55 đã đủ khối lượng 1.800 CP.

Theo lời anh Hạnh, từ các giải thích sơ bộ qua trao đổi ngắn với đại diện VCBS, việc thiếu hụt số lượng là do lỗi trong quá trình phong tỏa, giải tỏa CP. Chúng tôi đã cố gắng liên lạc lại với ông Thắng để có câu trả lời chính thức và rõ ràng hơn, nhưng không thành công.

--------------------------------------------------------------------------------------

Vợ tổ chức đấu giá, chồng mua cổ phần (!?)

Hiện tượng nội gián trong đấu giá cổ phần cũng làm nhức nhối những nhà đầu tư chân chính. Điển hình như vụ IPO của một doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng tại Hà Nội cách đây hai năm. Vụ này khá tai tiếng khi người trúng đấu giá lại là chồng của giám đốc công ty chứng khoán đứng ra tư vấn, tổ chức đấu giá cho doanh nghiệp.

Trong vụ đấu giá kể trên, chuyện nội gián đã sờ sờ và có người tố cáo lên Ủy ban Chứng khoán nhà nước nhưng kết quả xử lý cứ kéo dài dây dưa khi nhiều cơ quan có thẩm quyền đá qua đá lại. Mới đây, người tố cáo việc trên cho Pháp Luật TP.HCM biết ông quá nản với cách xử lý của các cơ quan có trách nhiệm nên quên luôn vụ việc, dù đến nay ông vẫn chưa nhận được kết quả xử lý cuối cùng.

(Sưu tầm) Print
 
Lên đầu trang