Home
  
Search từ khóa phuongngugia           English alternative text
Image alternative text alternative text alternative text alternative text alternative text alternative text alternative text

Tìm trên Google.com         Tìm trong Site này

 Trước tiên xin hãy đọc lời ngỏ này 

Từ vạ miệng tới không dại nào như dại nào?

"Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa, quyết định về hải phận của Trung Quốc.
Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc, trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa trên mặt bể".
Chuyện nhà cầm quyền Hà Nội thông qua ông Phạm Văn đồng gây ra vạ miệng thì đã rõ.
Thế nhưng tại sao tới giờ này Hà Nội vẫn không chịu sửa sai (như sau cải cách ruộng đất) mà lại đồng tình với thằng chệt nhất định không chịu đưa vụ việc ra trước Liên Hiệp Quốc và Tòa án Quốc tế để đòi lại Hoàng Sa và 8 mỏm đá ngầm ở Trường Sa, mà chỉ đóng cửa thì thầm to nhỏ kêu bằng thương lượng song phương.
Dân chúng đang bàng hoàng nghi kỵ và đặt nhiều suy đoán lung tung về thái độ của Hà Nội, mặt khác tức giận xuống đường biểu tình phản đối tụi Tàu cộng đang hàng ngày ngang nhiên xâm phạm lãnh hải đâm chìm tàu ghe của ngư dân Việt Nam thì chính quyền lại ra tay trấn áp với lý do an ninh trật tự.
Tiếp đó báo quân đội nhân dân loan tải rằng tướng Nguyễn Chí Vịnh qua Bắc Kinh ”Thông báo chủ trương kiên quyết xử lý vấn đề tụ tập đông người ở Việt Nam với tinh thần không để sự việc tái diễn. Các thế lực thù địch hiện có hai luận điệu chống phá. Thứ nhất, là Việt Nam dựa vào Mỹ để chống Trung Quốc. Thứ hai, là Việt Nam nhượng bộ để Trung Quốc lấy đất, lấy biển Việt Nam. Đây là các luận điệu bất lợi cho Đảng và Nhà nước Việt Nam cũng như quan hệ Việt Nam-Trung Quốc. Chúng ta cần làm cho nhân dân hai nước hiểu rõ, giữa Việt Nam và Trung Quốc còn tồn tại vấn đề nhưng hai Đảng, hai Nhà nước đã cam kết xử lý bằng biện pháp hòa bình, theo luật pháp quốc tế, với giải pháp hai bên cùng có thể chấp nhận được. (Theo Bảo Trung của Báo Quân đội Nhân dân, 30-8-2011)“
Mới đây trong buổi tiếp đón viên khâm sai họ Đới, ông Nguyễn Tấn Dũng phát biểu: “Nhân dân Việt Nam luôn ghi nhớ với lòng biết ơn sâu sắc sự ủng hộ và giúp đỡ to lớn của Ðảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc dành cho nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây và sự nghiệp xây dựng đất nước hiện nay”. Chân thành quá, cảm động quá. Vậy nhưng xem ra từ câu nói của thủ tướng Việt Nam mà bà con đặt câu hỏi phải chăng do xuất phát từ quan điểm đó (tức muốn trả ơn Trung quốc) mà ông Dũng đã ký quyết định về bô xít hợp ý đảng lòng chính phủ nhưng bị các trí thức cả nước ký tên kiến nghị phản đối. Còn các lực lượng phản động thù địch lợi dụng xuyên tạc tùm lum. Ông già Hai Lúa lắc đầu chép miệng: "Chuyện đánh Mỹ từ thời mấy ông lãnh đạo ngày nay còn ở truồng tắm mưa mà tối ngày mang ra nói để giải thích tại sao đất nước nghèo hoài, còn vụ uýnh Tàu cộng năm bảy chín thì hỏng chịu nhớ. Hiện ngày nào chúng cũng gây chiệng này nọ ngoài biển đông sao cứ sợ ảnh hưởng tiêu cực tới quan hệ tốt đẹp của hai đảng, hai nhà nước mà êm ru bà rù ngậm bồ hòn khen ngọt. Vậy chớ còn ngư dân hàng ngày đang bị tụi Tàu cộng xài tàu bự đâm chìm tàu cá thì sao?"
Trở lại chuyện biển đảo, báo Đại Đoàn kết ngày 27-07-2011 có bài viết mang nội dung là “Gần đây Trung Quốc luôn rêu rao cái gọi là họ có chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việc Trung Quốc diễn giải nội dung Công hàm ngày 14-9-1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng như là một chứng cứ cho thấy Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là hết sức phiến diện và xuyên tạc nội dung, ý nghĩa của bản Công hàm đó, hoàn toàn xa lạ với nền tảng pháp lý của Việt Nam cũng như luật pháp quốc tế, bất chấp thực tế khách quan của bối cảnh lịch sử đương thời. Có thể nói, giải thích xuyên tạc Công hàm 1958 là một trong chuỗi những hành động có tính toán nhằm tạo cớ, từng bước hợp thức hóa yêu sách chủ quyền phi lý của họ đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam….
Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng xuất phát từ mối quan hệ rất đặc thù với Trung Quốc trong thời điểm VNDCCH đang rất cần tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của các quốc gia trong khối xã hội chủ nghĩa bấy giờ và là một cử chỉ ngoại giao tốt đẹp thể hiện quan điểm ủng hộ của VNDCCH trong việc tôn trọng lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc trước các diễn biến quân sự phức tạp trên eo biển Đài Loan. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã phát biểu những lời ủng hộ Trung Quốc trong hoàn cảnh hết sức khẩn trương, chiến tranh chuẩn bị leo thang, Hạm đội 7 của Mỹ đang tiến vào eo biển Đài Loan và đe dọa Trung Quốc.
Nội dung Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng được thể hiện rất thận trọng, đặc biệt là không hề có việc tuyên bố từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Bởi, hơn ai hết, chính Thủ tướng VNDCCH thấu hiểu quyền tuyên bố về lãnh thổ quốc gia thuộc thẩm quyền cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất là Quốc hội, và việc bảo vệ tòan vẹn lãnh thổ quốc gia luôn luôn là mục tiêu hàng đầu đối với Nhà nước và nhân dân Việt Nam, nhất là trong hoàn cảnh ra đời của Công hàm như đã nêu trên. Công hàm 1958 có hai nội dung rất rõ ràng: Một là, Chính phủ VNDCCH ghi nhận và tán thành việc Trung Quốc mở rộng lãnh hải ra 12 hải lý; Hai là, Chính phủ VNDCCH chỉ thị cho các cơ quan nhà nước tôn trọng giới hạn lãnh hải 12 hải lý mà Trung Quốc tuyên bố. Trong Công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng không có từ nào, câu nào đề cập đến vấn đề lãnh thổ và chủ quyền, càng không nêu tên bất kỳ quần đảo nào như Trung Quốc đã nêu. Do vậy, chỉ xét về câu chữ trong một văn bản có tính chất ngoại giao cũng dễ dàng nhận thấy mọi suy diễn cho rằng Công hàm 1958 đã tuyên bố từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và coi đó là bằng chứng khẳng định Việt Nam đã thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo này là xuyên tạc lịch sử và hoàn toàn không có cơ sở pháp lý.”
Ông Hai Lúa thắc mắc tại sao chính quyền Hà Nội không tố cáo Trung Quốc cướp đất, cướp biển của Việt Nam ra trước công luận Thế giới và Tòa án Quốc tế, ổng còn biểu đúng ra khỏi nói nhiều mà việc cần làm ngay trước tiên là có hành động công khai kiên quyết xác lập chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và 8 mỏm đá ngầm ở Trường Sa đã bị thằng chệt cướp mất, vậy mà vẫn chỉ là xác nhận chủ quyền trên hai Quần đào Hòang Sa và Trướng Sa bằng… lời nói gió bay.
Print
 
Lên đầu trang