Trong thời kỳ kêu bằng đổi mới, những tưởng hàng ngũ giám đốc các công ty cổ phần hẳn phải là những tinh hoa của đất nước, những con người sẽ góp phần đưa xứ mình thở thành con rồng kinh tế của Châu Á, những tưởng vân vân và vân vân.
Nhớ thời bao cấp, cán bộ có quyền hành thì đương nhiên bổng lộc kèm chức tước, đám lính lác thằng nào có chút tài lẻ hoặc có chút đầu óc kiếm tiền đều bỏ nhà nước mà nhảy ra ngoài đặng còn kiếm tiền nuôi vợ con chớ bám nhà nước cho vợ con thém khát đói khổ hay sao. Thời đó hàng cán bộ vớ vẩn còn lại không chút bổng lộc mà ráng ôm nhà nước chịu đói chỉ toàn nhừng thằng sợ chết đói vì mất tiêu chuẩn mỗi tháng vài ký gạo, tức thứ đầu đất ngu dốt...
Nhớ, hồi đó năm 1988, 1989 đám người nhà nước thằng nào có con vợ làm bên ngoại thương, cùng lắm là một chân thủ quỹ hay kế toán ắt có chút rơi rớt tiền bạc từ các sếp chừa lại cho đàn em. Tui được biết mấy đàn anh bám váy vợ mà sống, đó là anh Điệp (tự nhiên quên họ ông này) phó giám đốc Nhà Văn hóa quận I số 6 Mạc Định Chi, anh Ngô Quốc Chính là giám đốc xí nghiệp Trang thiết bị Văn hóa quận I là sếp tui khi tui còn ở xí nghiệp, anh Huỳnh Tiết có thời là cửa hàng trưởng cửa hàng Dịch vụ Văn hóa tổng hợp thay anh Nguyễn Tự Cường do tham ô mà mất chức. Thằng cha Huỳnh Tiết này tụi nó bán cái tủ bằng gỗ được năm ngàn đồng chia nhau, nhè là thứ của công nên bị có đơn tố cáo mà mất chức rồi bị anh Hai Ninh cho về Đài phát thanh Q. I ngồi chơi xơi nước. Mà thằng Huỳnh Tiết còn được về là trưởng đài truyền thanh quận chắc do nhờ vợ nó có tiền mua quà cáp.
Lại nói, mấy đàn anh mà tui vừa kể tên toàn là nhờ mấy bà vợ là kế toán hay thủ quỹ, bà Út vợ cha Điệp là thủ quỹ của Cửa hàng văn hóa tổng hợp, bà vợ ông Ngô Quốc Chính cũng kế toán, còn vợ cha Huỳnh Tiết làm đâu bên xuất nhập khẩu.
Trong ba ông thì thằng cha Ngô Quốc Chính sớm mất chức mà trở về là cán bộ vớ vẩn chi đó, ông Điệp thì sau khi cháy hội trường Nhà văn hóa Q, I biết sắp bị nghỉ việc thì chạy chuyển qua công ty Mỹ thuật thành phố làm cán bộ vớ vẩn chi không biết… Còn lại ông Huỳnh Tiết đang ngồi ôm bụng đói, mỗi ngày đi làm chắc vợ không cho tiền mua thuốc lá hút nên chạy qua xin tui hoài vì hồi đó xí nghiệp trang thiết bị Văn hóa Q. I đóng chung trong trụ sở của Phòng Văn hóa thông tin quận I trong tòa nhà số 01 Công trường Mê Linh.
Thằng cha Huỳnh Tiết thì tui biết quá rành, bên phòng nó là Đài truyền thanh cả năm không có gì làm, qua tui xin thuốc lá hoài cũng kỳ vậy nên rủ tui đánh cờ tướng ăn thuốc lá nhưng toàn thua rồi thiếu nợ, một ván cờ là hai điếu vậy chớ nay in hình còn thiếu tui cả hơn gói Jet.
Tới khi ông Trần Hồng Tâm là phó phòng văn hóa Q, I do có thầy trên quận mà sau khi đi học tại chức về là ra làm giám đốc công ty Văn hóa tổng hợp quận I mới thành lập. Thời thế tạo anh hùng, đám thằng Bê Đội nhiếp ảnh quận, thằng Huỳnh Tiết Đài truyền thanh quận, thằng Nghĩa pê-đê trước là kế toán trưởng cửa hàng Dịch vụ văn hóa… Ông Hồng tâm lôi hết tụi nó về phong cho là trưởng phòng này nọ, riêng cha Huỳnh Tiết vì là trưởng đài truyền thanh, trước là Trưởng cửa hàng dịch vụ văn hóa tổng hợp nên ông Hồng Tâm cho làm giám đốc Trung tâm băng nhạc Bến Thành mà nhân sự của Trung tâm này là cửa hàng dịch vụ văn hóa trước đây. Thời gian này tui đang theo vợ mua bán ở Kiossque 55 Nguyễn Huệ nên tui biết rõ.
Hic, một nhân tài trong thời đổi mới kinh tế thị trường là ông Tổng Giám đốc công ty Cổ phần Văn hóa Tổng hợp Bến Thành, thành phố Hồ Chí Minh kiêm Phó Chủ tịch RIAV (Hội công nghiệp ghi âm VN) là đàn anh Huỳnh Tiết.
Ô hô, nhân tài của đất nước thời đổi mới là những vị tài ba lỗi lạc đại khái như thằng Huỳnh Tiết đó thì thằng tui mà vô nhà nước là dám leo lên tới đâu nữa lắm à.
--------
(Ảnh : ông Huỳnh Tiết, Phó Chủ tịch RIAV phát biểu.)
Print