Home
  
Search từ khóa phuongngugia           English alternative text
Image alternative text alternative text alternative text alternative text alternative text alternative text alternative text

Tìm trên Google.com         Tìm trong Site này

 Trước tiên xin hãy đọc lời ngỏ này 

Dân tập kết có mấy thứ ?

alternative text
Hình ảnh tập kết năm 1954
Tập kết, ai cũng hiểu đó là cuộc di chuyển của các cán binh cộng sản miền nam ra bắc theo thỏa thuận đình chiến của Hiệp định Genever năm 1954.

Nào giờ tui chỉ biết mấy người tập kết là giống ông già tui được quán triệt rằng cứ khoác balo leo lên tàu há mồm của tây mà chống tay đứng trên boong ngắm cảnh biển thơ mộng vài ngày rồi sẽ ra Hà Nội dung dăng dung dẻ bát phố… chờ 2 năm sau tổng tuyển cử tháng 7/1956 thì sẽ dzìa quơ cưới dzợ.

Gần hai mươi năm sau khi tập kết, hơn bảy ngàn ngày “Mỗi người làm việc bằng hai, ăn cơm thì ít ăn khoai thì nhiều”, mà thôi hỏng nói chiệng đó nữa.

Lại nói, tui những tưởng đám người tập kết phải là dân có trình độ cỡ ông già tui, sau năm 1975 trở dzìa Sè – Goòng cũng là… Trưởng đại diện Bộ Văn hóa phụ trách các tỉnh phía nam hoặc tương đương. Hay cao hơn nữa.

Nhè bé cái lầm, hôm rồi rảnh rỗi ngồi nói chuyện với chú Tư Nguyên cũng dân tập kết, mới hay là dân tập kết hoặc dân ở lại miền nam mà hỏng thèm đi tập kết cũng có tới vài ba loại.

1/ Như ông già tui là được chọn lựa vì có năng lực, chắc lại dễ sai biểu nên cho ra bắc bồi dưỡng đào tạo thêm (trong lý lịch về mặt đảng của ổng thì toàn bí thư chi bộ các cơ quan nơi công tác từng thời kỳ).

2/ Các lãnh đạo nòng cốt trung kiên được lịnh ở lại cứ để tiếp tục chỉ đạo đấu tranh cách mệnh.

3/ Các cán bộ chiến sĩ được lịnh ở lại miền nam trực tiếp tham gia chiến đấu.

4/ Đám anh chị liều mạng nhứt định ở lại trong rừng để lâu lâu mò ra bắn giết địch cho sướng tay.

5/ Đám thằng nhát cáy cãi lịnh trên hè nhau vượt tuyến sông Bến Hải ra miền bắc cho khỏi chết. Đám này do không có tên trong danh sách ra Hà Nội nên khi ra miền bắc lập tức bị tống cho lên mấy nông trường trồng mì bắp hoặc hợp tác xã chăn thả trâu bò gì đó nơi vùng sâu vùng xa…

Giờ nghe chú Tư nói chuyện mới biết.

Hèn chi, sau 1975 tui dược biết rất nhiều dân nam bộ mang danh tập kết mà là thứ lôm côm như công nhân tổ trưởng nhà máy cơ khí hay chủ nhiệm hợp tác xã vớ vẩn… Tui tự nhủ sao cũng cán bộ tập kết mà nhiều người trở về miền nam nhưng là lính lác hỏng chức quyền chi ráo trọi ?

Hèn chi, sau 1975 dân tập kết trở về bị đám ở K ở R khinh ghét ra mặt, tỏ rõ đố kỵ hỏng thèm dấu.

Một thực tiễn rằng dân tập kết trở về hỏng có cửa lên cỡ trưởng đầu nghành chớ đừng nói tới lãnh đạo tỉnh. Cứ coi ông già tui thì biết, từ những năm bảy chín vừa chân ướt chân ráo về tỉnh nhận chân phó Ty Văn hóa đã cơ cấu chuẩn bị chánh văn phòng Ủy ban tỉnh rồi sẽ phó chủ tịch.

Đồng chí Sáu Phát Nguyễn Văn Luông vừa đặt đít ngồi lên ghế bí thơ tỉnh ủy Sông Bé là a lê đóng cửa hết vé vãn tuồng với “thằng tập kết” liền, cho đúng với câu thành ngữ “Nhứt K, nhì R, tam T, tứ Kết ”

Chú giải :
- K : cán bộ khu – tức lãnh đạo trong cứ.
- R : cán bộ ở rừng.
- T : tù chánh trị.
- Kết : dân tập kết.

Print
 
Lên đầu trang