Home
  
Search từ khóa phuongngugia           English alternative text
Image alternative text alternative text alternative text alternative text alternative text alternative text alternative text

Tìm trên Google.com         Tìm trong Site này

 Trước tiên xin hãy đọc lời ngỏ này 

Luật sư tư vấn pháp luật

Trước hết, bà con hãy nghe công ty luật Quang Minh tư vấn về luật:

Quyền khởi kiện đòi chia thừa kế.

Hỏi:

Tôi năm nay 70 tuổi, hiện đang sống ở Hà Nội. Trước đây có 3 người con. Tôi là anh cả, thoát ly từ khi con trẻ, một người em tôi đã hy sinh, còn một người em út hiện đang ở quê. khi bố mẹ tôi mất cách đây đã 20 năm và không để lại di chúc, do tôi đã có nhà trên Hà Nội nên em trai tôi đã ở luôn trên căn nhà trước kia của bố mẹ tôi để lại một mảnh đất rộng khoảng 1000m2.

Trước đây giữa tôi và em trai tôi đã thỏa thuận không bán ngôi nhà trên mà dành ngôi nhà đó làm nơi thờ tự. Hiện mảnh đất này đã đứng tên em trai toi trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nhưng hiện nay do làm ăn thất bát nên em trai tôi muốn bán căn nhà trên, nhưng tôi kiên quyết không cho bán. vậy xin hỏi hiện nay tôi có quyền khởi kiện đòi chia thừa kế một phần căn nhà đó không ?

Trả lời:

Việc bạn muốn đòi lại một phần di sản mà bố mẹ bạn để lại nhưng không có di chúc phải tuân theo các quy định của pháp luật Tố tụng dân sự. Theo quy định tại điều 645 Bộ Luật Dân Sự năm 2005 thì “thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kẻ từ thời điểm mở thừa kế”. Ngoài ra, như bạn vừa trình bày ở trên thì bố mẹ bạn đã chết cách đây 20 năm vậy thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế đã hết; hơn nữa việc bạn thỏa thuận với em về việc chia di sản thừa kế đã hết; hơn nữa việc bạn thỏa thuận miệng không lập thành văn bản nên không có hiệu lực pháp luật. Như vậy bạn không có quyền khởi kiện đòi chia thừa kế căn nhà của bố mẹ bạn để lại nữa vì thời hiệu khởi kiện về việc này đã hết.
(Nguồn: http://www.phapluatviet.com/dich-vu-tu-van-luat/71-bat-dong-san/372-quyen-khoi-kien-doi-chia-thua-ke-.html).

phuongngugia nói:

- Thằng tui nhận định Công ty luật Quang Minh này đúng ra nên đổi là công ty đọc giúp văn bản pháp luật coi bộ có lý hơn, thằng tui đang trong hoàn cảnh tương tự như bác “Tôi Năm Nay 70 Tuổi” nghe qua bắt ngứa, vậy nên mới chõ miệng vô để tư vấn cho vị nọ như sau:

Năm nay là 2010, cha mẹ vị nọ chết cách nay 20 năm là 1990 và cũng là thời điểm mở thừa kế nên việc tranh chấp về thừa kế sẽ phải áp dụng Pháp lệnh thừa kế 1990. Căn cứ Điều 36 PLTK 1990 thì thời hiệu khởi kiện cũng vưỡn cứ đã hết. Vậy nhưng may mắn thay, năm 2004, Hội đồng Thẩm phán Tòa án NDTC ra Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP hướng dẫn một số trường hợp không tính thời hiệu khởi kiện là:

2.4. Không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế
a. Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết và cần phân biệt như sau:
a.3. Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thoả thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung.


Cũng vẫn Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP quy định tại Phần II Khoản 1 Điểm 1.1 và 1.2 hướng dẫn rằng:

1. Xác định quyền sử dụng đất là di sản
1.1. Đối với đất do người chết để lại (không phân biệt có tài sản hay không có tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất) mà người đó đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 1987, Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai năm 2003 thì quyền sử dụng đất đó là di sản.
1.2. Đối với trường hợp đất do người chết để lại mà người đó có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003, thì kể từ ngày 01-7-2004 quyền sử dụng đất đó cũng là di sản, không phụ thuộc vào thời điểm mở thừa kế.


Như vậy, vị “Tôi Năm Nay 70 Tuổi” nọ tuy hết quyền về thời hiệu kiện đòi thừa kế nhưng lại có quyền khởi kiện người em tới Tòa án huyện nơi có tài sản để yêu cầu chia tài sản chung. Khi đã chia tài sản chung thì bắt buộc phải qua UBND xã hòa giải.

Đó mới chính là những lời tư vấn mà vị “Tôi Năm Nay 70 Tuổi” rất muốn nghe và cần phải nghe. Chắc chắn vậy.

Vụ của tui đây cũng tương tự và tui còn may mắn được một ông Thẩm phán tư vấn về trình tự thủ tục cũng như cách hiểu ngôn ngữ của các quan tòa.

“Án dân sự ở ta xử sao cũng được”.

Trịnh tiên sinh tuyên bố câu xanh rờn trước quốc hội khiến thiên hạ năm châu dám tưởng nhà mình hỏng xài luật là do hỏng có luật mà xài. Vậy mà nếu căn cứ theo quan điểm của những vị đang hàng ngày cầm cân nảy mực để nhân danh nước… lẩu mà phán quyết thì thiên hạ sắp trở lại thời 12 sứ quân lắm à. Tòa huyện vận dụng một kiểu, Tòa tỉnh lại vận dụng kiểu khác, tức là mỗi Thẩm phán có cách hiểu và sẽ áp dụng luật pháp không giống nhau cho cùng một vụ án.

Nói tới đây phuongngugia tui thấy tội nghiệp cho ông họ Trịnh dù đừng nói câu đó thì cũng đâu có ai biểu ổng bị câm hồi nào. Ấy rứa mà mới đây ngài Nguyễn Văn Hiện do bị các dân biểu dồn hỏi quá đến nỗi lúng túng nói huỵch toẹt do thiếu Thẩm phán nên phải quơ đại, vơ vét tùm lum cho đủ quân số chiến đấu. Trước sau mấy chục năm mà hai vị đứng đầu nghành Tòa án lại có nhận định in hệt nhau. Hoàn cảnh tác động tới suy nghĩ thì suy nghĩ mới chi phối hành động. Thì là logic đó chớ răng.

Lại nói, câu nói nổi tiếng của chánh tòa tối cao Trịnh Hồng Dương vô tình trở thành ngọn đuốc soi đường, thành một câu thần chú vô cùng linh nghiệm cho bọn xấu mặc áo thụng đen giải tỏa mọi cắn rứt cho lương tâm sau khi bàn tay cầm cân công lý cố tình lỡ nhúng chàm.
Print
 
Lên đầu trang