Home
  
Search từ khóa phuongngugia           English alternative text
Image alternative text alternative text alternative text alternative text alternative text alternative text alternative text

Tìm trên Google.com         Tìm trong Site này

 Trước tiên xin hãy đọc lời ngỏ này 

Nỏ ngay tình

… ngay tình, liên tục, công khai 30 năm đối với bất động sản…”

Là thằng chỉ nghiên cứu tìm hiểu cẩn thận về pháp luật dân sự về thừa kế từ sau khi gởi đơn lần đầu để khiếu nại dân sự nhưng bị Tòa án thông báo yêu cầu sửa đổi bổ sung thì mới nhận đơn. Tui nhận thấy rất nhiều bá tánh xưng luật sư mít xoài trong các điễn đàn pháp luật trên mạng internet khi tranh cãi về quyền sở hữu được pháp luật bảo vệ thường vận dụng quy định của điều 247 Bộ luật dân sự áp dụng cho luận cứ của mình để bênh vực cho những người được cho là đã thỏa mãn các điều kiện của quyền chiếm hữu theo thời hiệu mà hỏng thấy ai phân biệt rõ thế nào là ngay tình và “cách răng là nỏ ngay tình”

Qua đó tui mới ngộ ra tại sao bà luật sư Trương Thị Hòa thuộc đoàn LS tp/HCM có hai văn phòng luật sư nằm sát nhau tại tầng chệt chung cư chi đó đường Nguyễn Du quận nhứt lại được giới Thẩm phán và luật sư phía nam đánh giá là giỏi nhứt trong nghề chuyên đi bảo vệ quyền lợi của thân chủ trong các vụ kiện dân sự.

Thì ra là do người ta vận dụng chính xác các quy định pháp luật trong từng thời điểm, từng tình huống cụ thể, biết cách xây dựng luận cứ xác đáng vững chắc…

Lại nói, điều tôi trăn trở là tình tiết trong vụ kiện của gia đình tui. Trên thực tế tui không biết gì về đất đai thừa kế của ông già bởi ngay cả ổng coi bộ cũng thiệt sự không quan tâm.

Trước khi ông già mất đâu nghe ổng nói hay dặn gì liên quan tới đất đai mà chỉ dặn tui:
- Tên hồi nhỏ của bố là Võ Văn Trừ, còn tên khai sanh là Võ Văn Lợi, sau này nếu có điều kiện thì con đổi lại họ Võ cho đúng theo họ của ông nội…
- Ba anh em trai con thì bố đã cho mỗi đứa một căn nhà, chỉ còn cái Mai là chưa có gì, vậy thì còn căn nhà ở Nguyễn Trãi là bố cho cái Mai.

Mở ngoặc. Ông già tui theo đảng cộng sản và sống trong chế độ bao cấp nên không từng biết tơ hào riêng tư cái gì, vật chất cả cuộc đời ổng toàn do nhà nước lo, cho tới nay một cán bộ hàng đệ tử của ổng là chú Tư Nguyên, một cán bộ được ông già tui cho lên làm Giám đốc Nhà xuất bản tổng hợp Sông Bé và mắc sai phạm mà báo chí đăng tùm lum nên bị cho hưu non, chú Tư là láng giềng sống nhà sát bên, mới đây còn nói với tui “Chỉ có ông Võ Văn Trừ là ông già mày, chỉ riêng ổng là nằm tay gác trên trán mà chết nhẹ nhàng…”.

Cũng bởi lẽ đó mà chính tui là người tới gặp anh hai, anh em ngồi cãi lý khi tui đề nghị anh hai dọn nhà qua nhà ảnh mới xây nơi quận 8 gần ngay cầu chữ Y và giao căn nhà ở phường Bến Thành quận 1 cho chị Mai là chị gái hơn tui một tuổi. Cũng lý do đó mà nay anh hai giận tui nhưng tui tảng lờ tính cứ có dịp là ghé nhà ảnh bên quận 8 chơi như thường. Đóng ngoặc.

Sau khi chuyển hồ sơ bản photo những gì tui hiện có liên quan tới vụ đòi thừa kế của ông già cho một quan chức cao cấp của Tòa án tỉnh nhờ ”Anh coi giùm em rồi chỉ dùm em phải làm thế nào, quyền lợi của em là chính đáng nên em mới kiện cáo lôi thôi vầy chớ ổng còn sống sức mấy ổng giành giựt với ai, mà ổng còn thì đâu cần thưa kiện“.

Người nhà nước lại là dân chuyên nghiệp dạy biểu sao chưa biết nhưng tui mất mấy ngày vì câu hỏi Lý Thanh Sơn có phải là “Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn mười năm đối với động sản, ba mươi năm đối với bất động sản theo như quy định tại Khoản 1 Điều 255 Luật Dân sự 1995 hoặc Khoản 1 Điều 247 Bộ Luật Dân sự 2005? Lên mạng tìm hiểu thì thằng tui bị ù tai hoa mắt vì các liền anh liền chị vỗ ngực xưng luật sư thi nhau khoe hay khoe giỏi mà cãi nhặng xị náo loạn các diễn đàn pháp luật… rốt cuộc tui hỏng có được bài học nào có thể xài cho mình.

Vậy chớ những tưởng rằng xa tận chân trời mà nào hay gần ngay trước mắt. Hổm rày tập trung nghiên cứu Bộ Luật TTDS, chỉ giở Bộ Luật DS khi cần thì nay với vỡ lẽ Pháp luật dân sự (Điều 189 BLDS 2005) quy định “Người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình là người chiếm hữu mà không biết và không thể biết việc chiếm hữu tài sản đó là không có căn cứ pháp luật

Ô chà, hỏng lẽ từ năm 1978 sau khi bị cải tạo về quê nội nơi An Phú , Lý Thanh Sơn lại có thể “Không biết và không thể biết” đất đai là của ông bà nội va để lại được chăng?

Báo Công an Nghệ An (http://congannghean.vn/Doi_lai_tai_san_bi_chiem-details.aspx) có bài trả lời công dân đã gián tiếp phân tích thế nào là chiếm hữu ngay tình không có căn cứ pháp luật, từ đó tui mới hiểu để rồi xây dựng luận cứ cho mình nhằm bác bỏ quyền sở hữu theo thời hiệu của Lý Thanh Sơn.

Sau khi cân nhắc mọi lẽ, tui cho rằng trường hợp của Lý Thanh Sơn thuộc về chiếm hữu không ngay tình và có căn cứ pháp luật. Kết luận: Trường hợp của Lý Thanh Sơn không có căn cứ áp dụng khoản 1 điều 255 Luật Dân sự 1995 hay khoản 1 điều 247 Bộ Luật Dân sự 2005 về quyền sở hữu theo thời hiệu. Giải đáp được câu hỏi lớn này là tui tự thấy ông quan bự phó chánh thanh tra huyện Thuận An cũng chính là thằng cựu lính thủy quân lục chiến ngụy quyền Saigon Lý Thanh Sơn hết phép và đoán va sẽ chuyển hướng qua... Nhưng đó là việc sau.

Oái, rõ ra là tự mình nhát mình, vì ngu lâu nên tui tự làm rắc rối thêm sự việc, khơi khơi bỗng dưng… mất ăn mất ngủ mấy ngày vì một điều luật hỏng liên can trực tiếp tới vụ việc. Tuy nhiên cứ để đó, biết đâu lỡ ai đó lợi dụng để ăn hiếp “dân gian” là thằng tui thì sao? Hic hic.

Bài cùng chủ đề
- Luật sư tư vấn pháp luật
Print
 
Lên đầu trang