Home
  
Search từ khóa phuongngugia           English alternative text
Image alternative text alternative text alternative text alternative text alternative text alternative text alternative text

Tìm trên Google.com         Tìm trong Site này

 Trước tiên xin hãy đọc lời ngỏ này 

Tuyên huấn


Rút ra bài học kinh nghiệm xương máu năm 1979, tụi Trung cộng truyền thống thâm nho thay đổi thủ đoạn từng bước xâm lược không tiếng súng.

"Việt Nam Trung Hoa núi liền núi sông liền sông
Chung một biển đông với tình hữu nghị thắm như rạng đông…
"


Bài hát vớ vẩn đặc sệt xì dầu cũ rích tối ngày sáng đêm được loa phóng thanh phát ra rả hồi phuongngugia tôi còn nhỏ đâu chừng chín, mười tuổi, tức cỡ bốn chục năm trước mấy bữa nay lại được chú chệc lôi ra phủi bụi mà để mị dân và được vỗ tay phụ họa bởi đồng chí chư hầu phương nam. Vậy phải nói sao?

Nhớ lại khi tôi học môn lịch sử thời lớp 5, lớp 6 trường Đống Đa, tọa lạc trong khu tập thể Kim Liên thuộc khu phố Đống Đa, Hà Nội, tôi cùng những đứa khác được dạy rằng triều đình nhà Nguyễn bắt đầu từ Nguyễn Ánh (Gia Long) cõng rắn cắn gà nhà, rước “cha Cả” Bá Đa Lộc dẫn đường cho quân Pháp về tiêu diệt nhà Tây Sơn thiết lập chế độ phong kiến thối nát phản động, những Phan Thanh Giản, Lâm Duy Hiệp ký hiệp ước bán nước, những Hoàng Ngũ Phúc, Nguyễn Văn Thoại, Nguyễn Tri Phương là những tên quan phong kiến đàn áp phong trào này nọ của dân nghèo vân vân. Nghĩa là cứ dân khố rách áo ôm bần cố nông dốt nát là quân ta, còn đám quan lại cùng đám người có chữ nghĩa giàu nhiều tiền bạc là quân tàn ác. Suốt thời thơ ấu đi học trong mái trường XHCN, thằng tôi được dạy môn lịch sử Việt Nam chỉ gồm vài người là bà Trưng bà Triệu cùng Lý Bí Ngô Quyền, Lý Công Uẩn Trần Nhân Tông cùng Quang Trung Lê Lợi chớ đâu được biết vua Minh mạng là ai, vua Tự Đức là ông nào, lại càng không thể biết những Tô Hiến Thành Lê Văn Duyệt, đơn giản là sách giáo khoa XHCN thời tui cắp sách tới trường không có tới nửa dòng về các chúa nhà Nguyễn cùng công sức mở cõi phương Nam của tiền nhân. Vậy phải nói sao ?

Người Pháp đã có công khai hóa cho xứ mình được tiếp cận với nền văn minh, điều đó không thể chối cãi. Vậy nay người ta tạo điều kiện cho tụi thằng chệc đưa hàng vạn người dưới danh nghĩa công nhân qua khai hoang lập thôn làng dựng nhà rồi sinh con đẻ cái ở vùng Tây Nguyên là để người minh học hỏi sự người nghèo đói vô học khốn nạn của lũ nông dân thiếu đất ở của chúng chăng ?

Sao hàng trăm tờ báo ngày nào cũng đăng tràn ngập hoặc nghị quyết thông tư của đảng hoặc tin cán chó cùng các tin cướp của hiếp dâm giết người mà không hề có được nửa dòng công khai vạch rõ chuyện tụi Tàu tràn qua nhập cư ý đồ đồng hóa ?

Lại nói, kênh VTV 3 vừa phát loạt chương trình ký sự gì đó liên quan tới vài nước cộng hòa Liên Xô cũ, tình cờ có bữa tôi xem ký sự có nói tới bài hát Liên Xô nổi tiếng là bài “Đôi bờ”. Hóa ra mấy chục năm nay người Việt chỉ được nghe bài hát đó qua lời dịch tấm bậy dụng ý tuyên truyền theo ý đồ của các đồng chí ở trên. Các nhân vật là những nhân vật dẫn truyện trong ký sự có một TBT nào đó ở mình bàn về lời dịch của bài hát, đại khái là bài “Đôi bờ” của Liên Xô nội dung là một người thiếu nữ Nga rất đau khổ vì người yêu tử trận, trong tiếng khóc vỡ òa cô gái đã ví sự chia ly giữa cô và người lính là vĩnh viễn chia lìa như hai bờ của con sông không bao giờ gặp nhau. Ấy rứa mà các đồng chí xứ mình chỉ đạo rằng phải dịch lời bài hát đó làm sao đạt mục đích vận động quần chúng hăng hái giết thù.

Qua lời thuyết minh Việt ngữ trong ký sự thì rõ ràng lời bài hát tiếng Nga của người ta là cô em hậu phương đang đứng bên bờ sông với tâm trạng vô cùng đau đớn khi nhận được tin báo người hùng vừa ô hô ai tai… em gái như điên dại khi biết tình nhân đã vĩnh viễn chia lìa… Thế rồi lời dịch được chế biến để trở thành bài tình ca lãng mạn thể hiện cô gái Xô Viết rất hãnh diện và tự hào vì người tình… tử trận. Vậy phải nói sao ?

Nói về công tác tuyên huấn thì ông già tui, Nguyễn Chính, là dân có thâm niên hàng bậc nhất. Căn cứ lý lịch đảng viên của ổng thì kể từ sau khi tập kết ra Hà Nội miền bắc hồi 1954 cho tới 1987 khi về đuổi gà thì ổng có quá trình Bí thơ đảng đoàn Hội Văn nghệ TW; Bí thơ đảng đoàn Ban Tuyên huấn TW; Bí thơ đảng đoàn Bộ Văn hóa; Bì thơ đảng ủy Ty Văn hóa tỉnh Sông Bé (sau đổi là Sở Văn hóa).

Thiệt khốn nạn, xem ra hàng mấy thế hệ gia đình tui, tính từ ông bà già tới anh em tui đều bị sanh lầm thế kỷ (Riêng mấy đứa cháu ngoại của phuongngugia tui được sanh ra và quốc tịch Autralia, hiện định cư xứ chuột túi là tụi chúng thoát kiếp). Thảm nhất là ông già tui - Nguyễn Chính, tức Võ Văn Trừ, nguyên Phó Chánh Văn phòng kiêm Trưởng đại diện Bộ Văn hóa phụ trách các tỉnh phía nam, nguyên Phó giám đốc Sở VH- TT tỉnh Sông Bé, nguyên chuyên viên (tức lính trơn) đảm trách chức việc của Phó Trưởng Ban Tuyên giáo tỉnh, kiêm Chủ tịch Hội VHNT kiêm TBT báo Văn nghệ tỉnh Sông Bé - theo Việt minh thoát ly kháng chiến từ 1944 khi 14 tuổi, kết nạp đảng viên đảng Lao động VN từ 1947, vào đảng chính thức năm 1949 để tới năm 1985 mới té ngửa vì biết bị Đảng Cộng sản Việt Nam lừa gạt mất nguyên cả cuộc đời nên nổi giận miệng hô dối trá dối trá… tay móc túi lấy thẻ đảng liệng xuống đất rồi bỏ cơ quan về nhà đóng cửa ngồi ăn năn vì mấy chục năm qua u mê.

Nói thêm :
- Ngồi cùng thằng em tại nhà nó ở ngã tư Bình Chuẩn, thấm thoắt mà giờ anh em đều đã 49 tuổi. Hai anh em lan man đủ thứ chuyện rồi nhắc chuyện cũ, thằng Tâm biểu hồi anh theo đoàn Sông Bé 3 đi Hà Nội chỉ mình tui ở nhà cùng bác Cả, ngày hai buổi tui được chú Út Dũng (GĐ Xí nghiệp in tỉnh SB lúc đó) cho nghỉ sớm 1 tiếng về lo cơm nước. Có bữa hai bác cháu ngồi ăn cơm ổng kể chuyện theo cách mạng là bữa đó ổng với ba tui giỡn với nhau rồi ba tui đá ổng đau quá ổng tức mới đánh ba tui nhừ tử, thấy ba tui nằm êm hết cục cựa ổng tưởng ba tui chết nên sợ quá mà bỏ trốn vô rừng chớ khi đó ổng mới mười bốn tuổi biết cách mạng là đéo chi mà thoát ly cái giống gì.
Print
 
Lên đầu trang