Home
  
Search từ khóa phuongngugia           English alternative text
Image alternative text alternative text alternative text alternative text alternative text alternative text alternative text

Tìm trên Google.com         Tìm trong Site này

 Trước tiên xin hãy đọc lời ngỏ này 

Một nhận xét nhỏ về những Hồi ký chính trị



Chẳng hiểu tại sao mà mấy ông già kêu bằng "cách mạng lão thành" cứ ngoài bảy mươi tuổi lại sính viết hồi ký. Điểm sơ qua thì thấy rằng nào là Trần Độ Trung tướng Ủy viên BCHTW đảng, Trưởng Ban VH-VN TW, nào là Nguyễn Đăng Mạnh nhà giáo ND, nào là Nguyễn Khải từng đại biểu quốc hội, Nào là Thứ trưởng Trần Quang Cơ từng giữ trọng trách ngoại giao của nhà nước, nào là Hoàng Văn Hoan Phó CT quốc hội, Ủy viên BCT, nào Đoàn Duy Thành, Ủy viện BCH TW, Phó CT HĐBT. Toàn thứ dữ không. Toàn nhân vật danh tiếng, huân huy chương đem ra cân nặng hàng ký lô...

Ngoại trừ ông Võ Nguyễn Giáp viết hồi ký quân sự, Ông Văn Tiến Dũng cũng viết hồi ký quân sự nhưng nội dung toàn xạo thì không kể. Các vị còn lại toàn viết hồi ký chính trị, mà có phải là một cha căng chù kiết nào cho cam, đàng này toàn là tay tổ của chế độ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa một thời, vậy mà sao trong hồi ký, mấy ổng chung quy chỉ tập trung phê phán một vài đồng chí cố lãnh đạo đảng, lãnh đạo nhà nước ta.

Kỳ hè, sao mấy ổng toàn thứ đảng viên gộc mà khi sắp đi đoàn tụ ông bà lại viết sách mần chi, mà sao toàn nêu ra những sự ngu dốt, sự ác độc, cái đểu cáng của các nhân vật đã và đang được tuyên truyền rằng đã hoặc đáng được coi là những tượng đài của "rân tộc" ?

Bộ mấy ổng có thù truyền kiếp gì nhau chắc ?

---------
Lời bàn của Mao Tôn Cương :
- Như ông nhà văn tự nhận mình là Nghị gật Nguyễn Khải, người đã tâm sự rằng đã nhận được ánh mắt căm thù khinh bỉ của người dân khi ngồi trên xe ô tô để đi họp quốc hội. Nguyễn Khải cũng là người tự nhận mình "Tao nhát lắm..."
- Từ thố lộ trong phần giới thiệu hồi ký "Đi tìm cái tôi đã mất", có thể hiểu rằng họ đều sợ, chỉ khi già lắm, già quá để mà hết sợ thì mới dám viết lại những suy nghĩ thật của mình trong mấy chục năm đã qua. Riêng nhà văn Nguyễn Khải thì đặc biệt sợ cho tới lúc chết, bằng chứng là sau khi ổng chết thì hồi ký ổng viết sau cùng mới được lưu truyền trên mạng internet.
- Nếu không phải là Đoàn Duy Thành , người được coi như em út thân tình của "anh Ba", người được phép tới thăm anh ba ở biệt thự Hồ Tây, thì làm sao được thấy anh Ba tức tối, được nghe anh Ba kể rằng vừa lớn tiếng quát đuổi Lê Đức Thọ ra khỏi cửa... Print
 
Lên đầu trang