Home
  
Search từ khóa phuongngugia           English alternative text
Image alternative text alternative text alternative text alternative text alternative text alternative text alternative text

Tìm trên Google.com         Tìm trong Site này

 Trước tiên xin hãy đọc lời ngỏ này 

Thư ngỏ...


Thằng tui có bài đọc bài “Chất độc hại trong một cuốn hồi ký” của một anh bồi bút, tui xin được có ý kiến rằng :

- Tui xin được hỏi là tại sao tất cả những vị tiền bối tên tuổi vang lừng là nguyên Ủy viên BCT Hoàng văn Hoan; là nguyên Trung tướng Trần Văn Trà; là nguyên phó Thủ tướng Đoàn Duy Thành; là nguyên Ủy viên TW đảng, Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao Trần Quang Cơ; là nguyên Ủy viên TW đảng, Trưởng Ban VH-VN TW Trần Độ; là nguyên GS-TS NGND Nguyễn Đăng Mạnh; là nguyên Đại biểu Quốc hội Nguyễn Khải… Các vị ấy, tại sao sau quá trình mấy chục năm đóng góp không mệt mỏi và tạo nhiều công lao to lớn cho chế độ này, sau mấy chục năm hoạt động và đã nhận rất nhiều huy chương, danh hiệu được coi là cao quý nhất của chế độ này vinh danh ban tặng…

Khi về già thì họ đều viết nhật ký và sao suy nghĩ của họ lại giống nhau vậy ? Mấy anh bồi bút nọ có đủ trình độ để hiểu được một chút xíu suy nghĩ những bậc trưởng bối đó không vậy ?

Hả, tạo sao vậy ? Nếu mấy anh bồi bút không hiểu thì hãy vứt bút đi và gác tay lên trán suy nghiệm, bởi vì mấy tụi bay có thể là lớn tuổi hơn tui nhưng mấy tụi chỉ là thứ mới đẻ, đầu đất u tối…

Con người ta khi sắp chết thường nói thiệt, câu nói đó rất đúng với các vị hiền thần tui vừa kể tên ở trên, động cơ của họ khi viết nhựt ký là gì, là để nói những gì trước từng muốn nói nhưng vì cơm áo của vợ con cả luôn của bản thân mà chưa thể nói, chưa dám nói. Viết nhựt ký là họ kể chuyện mình, chuyện đời nhằm mục đích cảnh tỉnh nhắc nhở đàn em, đàn cháu nếu có thể thì hãy chim khôn chọn cây lành mà đậu chớ đừng có sống như họ đã từng sống uổng kiếp người.

Tại sao họ chưa nói mà tới bi giờ khi già sắp chết mới nói ? - Là vì họ sợ, họ sợ người làm quản lý Văn hóa Văn nghệ mà giống như thằng phường con hát Tố Hữu, họ sợ sẽ lại bị: "Gọi nó về, bắt lấy nó".

Nói đến sợ ? Ai cũng sợ, ai mà dám không sợ, nhà văn Nguyễn Khải đoạt quán quân về sợ, là vô địch sợ, Nguyễn Khải sợ đến nỗi sau khi chết mới dám cho con cái công bố những gì ông muốn nói , vì ông từng đã “Nói cũng sợ vì nói thế là đúng hay sai? Đến vẻ mặt của mình cũng phải canh chừng…”, Nguyễn Khải, một Đại biểu quốc hội đã kể và Nguyễn Đăng Mạnh đã ghi lại : “Anh kể chuyện, hồi anh là đại biểu quốc hội, đi ôtô từ Ba Đình về nhà khách. Đến chỗ đường tàu, xe phải dừng lại cùng một số đồng bào đi xe đạp, xe máy. Anh nhìn xuống, thấy rợn người : có một tay đang nhìn lên anh, cặp mắt đầy căm thù. Anh nghĩ mình cũng chỉ là loại nghị gật, vô tích sự, thằng ăn hại, dân nó khinh ghét là phải…”

Nguyễn Khải rất sợ, ông “…sợ vì không muốn giẫm vào vết chân của nhóm “Nhân Văn Giai Phẩm”. Nguyễn Khải trong suốt nhiều năm cầm bút thì:"Tôi đã được tặng thưởng nhiều giải thương về văn chương cao quý nhất của quốc gia", thế nhưng ông than dài : “… lãnh đạo lại chỉ thích cái phần không phải là nghệ thuật, tặng giải thưởng, trao huân chương cho các tác giả chỉ để tưởng thưởng cái phần nhạt nhẽo vô vị…”, Nguyễn Khải nói rằng những giải thưởng cao quý mà ông được nhận là vì ông luôn luôn nhớ là phài “… viết trong khuôn phép đã quy định…”, và Nguyễn Khải luôn tự nhắc mình rằng nhiều bạn bè đã dại dột mà “… tự buông thả theo những cảm xúc tự nhiên hoặc bất chợt bị mê hoặc bởi những hình tượng nghệ thuật quá đẹp đã trở thành những nạn nhân oan uổng của nhiều vụ án văn tự…”. Nguyễn Khải đã phủ định mình của suốt mấy chục năm qua, ông than vãn “… gác bút thì nuôi vợ con bằng gì? Nghĩ tới miếng ăn lại phải quên hết để sự bán mình cho quyền lực được hoàn toàn…”.

Nhiều khi bức xúc quá chịu không thấu, Nguyễn Khải cũng chỉ là nói bâng quơ “… dân chúng vẫn có cách xả nỗi bất bình của họ bằng cách sáng tạo ra nhiều chuyện tiếu lâm chính trị. Trong cả nước không đâu có nhiều chuyện tiếu lâm bằng Hà Nội vì nó là thủ đô hành chính, mọi chuyện cung đình vừa thật vừa giả tràn gập các quán cà phê mỗi ngày. Không ra được báo viết thì làm báo mồm vậy, lời nói bay đi lấy đâu làm bằng…”. Cái sự nói bâng quơ là vì Nguyễn Khải không dám nói thẳng, khi lỡ nói rồi thì Nguyễn Khải vội vàng quên và tự trấn an rằng mình chưa bao giờ nói gì đụng chạm tới ai. Vậy nhưng đã có người nghe được Nguyễn Khải nói, và khi nghe Nguyễn Khải nói đúng quá thì họ la lên cho bàn dân thiên hạ cùng biết, biết để mà sướng trong bụng, để cho vơi nỗi phiền hận vì mấy ông nhà ăn là chúa ăn nói mà không cha nào chịu nói, không có thằng cha nào dám nói. Thì đây, Nguyễn Đăng Mạnh đã cho cả nước biết rằng có người dám nói đấy chứ, vị anh hùng đó chính là Nguyễn Khải danh tiếng lẫy lừng đấy chứ ai.

Nay đã chết rồi, Nguyễn Khải đâu cần sợ nữa, vậy nên ông mới cười lớn mỉa mai: “… khi ông tổng bí thư của Đảng mới được bầu, trong cơn phấn khích đổi mới sinh hoạt đảng, đã phát động một phong trào tự phê bình và phê bình rộng khắp toàn đảng, các đảng bộ trong cả nước đều nhiệt liệt hưởng ứng, đều nhắc lại với lòng nhiệt thành hiếm có trong các bài diễn văn có đảng tính cao của họ. Đó là một màn diễn khổng lồ, rất tốn kém, chả đem lại bất cứ kết quả nào. Vì chỉ là diễn thôi, người cũ kẻ mới đều vào vai rất thành thạo…”.

Ông già tui, ông Nguyễn Chính, người từng tham gia cách mạng năm 14 tuổi, được kết nạp đảng năm 1949 khi 19 tuổi. Ông già tui năm 1976 được điều chuyển về thành phố Hồ Chí Minh nắm giữ cương vị Phó Văn phòng Bộ Văn hóa & Thông tin phụ trách quản lý trực tiếp ngành Văn hóa Thông tin các tỉnh từ Quảng Nam - Đà Nẵng trở vô tới tỉnh cực nam là Minh Hải.

Năm 1985, ông già tui cũng vì thói quen mấy chục năm tuân thủ nguyên tắc tổ chức của đảng mà chịu khó cầm bút viết đơn xin về hưu sớm khi ổng mới 54 tuổi... Sau khi về nghỉ hưu, ông già tui quăng cái thẻ đảng vô sọt rác và nói với tui: "Đảng cộng sản Việt Nam nay đã biến chất, không còn là đảng tiên phong của giai cấp công nhân nữa, đảng này giờ không xứng đáng lãnh đạo cả mấy chục triệu dân của đất nước nên bố bỏ nó"

Cũng vì vụ quăng bỏ thẻ đảng và không thèm đăng ký sinh họat đảng ở bất cứ nơi đâu, vậy nên năm 2001, ông già tui mất mà không được tiêu chuẩn cán bộ có huy hiệu 50 năm tuổi đảng để được làm lễ tang ở Nhà tang lễ TP HCM, không đủ tiêu chuẩn chôn được "phân lô đất ở mặt tiền" cạnh các đàn anh Ủy viên BCT, Ủy viên TW, mà ông già tui là phải chôn ở "trong hẻm" trong nghỉa trang thành phố khiến anh Hai Trung (Mai Thế Trung - nay 2009 đương nhiệm Ủy viên Ban chấp hành TW, Bí thơ tỉnh ủy Bình Dương) hồi đó vì không hiểu rõ mà ngạc nhiên thắc mắc, ảnh kêu tui rồi hỏi: "Ê Phương, ổng phải dư 50 năm đảng rồi chớ sao ổng lại chưa đủ 50 tuổi đảng hả mày?"... Bữa đó tui phải giải thích vân vân.

Suốt mấy chục năm, kể từ sau khi tập kết ra miền Bắc năm 1954, ông già tui kinh qua công tác ở Ban Văn nghệ TW, rồi Ban Tuyên huấn TW. Rồi về Bộ Văn hóa làm trưởng phòng hành chánh của Bộ một thời gian lại chuyển qua làm Trưởng phòng B phụ trách công tác nghiên cứu tình hình Văn hóa Văn nghệ ở miền Nam còn đang bị tạm chiếm, lại điều động các đoàn văn nghệ sĩ đi vô phục vụ công tác văn hóa ở chiến trường B1 và B2. Nhớ, có thời gian bác nhà thơ Bảo Định Giang làm việc hàng ngày cùng ông già tui cùng bác Hiệp là người rất giỏi võ Bình Định, bác Phạm Tường Hạnh, bác Hòa có tật nơi chân, phụ nữ trong phòng B có cô Hồng Vân là đánh máy, cô Băng vợ nhạc sĩ Văn Cao...

Sau khi thống nhứt đất nước ông già tui trở về miền Nam để quản lý nghành Văn hóa Thông tin phía Nam… Trước khi xin nghỉ hưu ổng còn phụ trách công tác Tuyên giáo ở tỉnh ủy Sông Bé, thành lập, rồi là chủ tịch đầu tiên của Hội Văn học Nghệ thuật (Hội Văn nghệ) tỉnh Sông Bé, tổng Biên tập báo văn nghệ Sông Bé. Đám đệ tử theo ổng để làm công việc sáng tác thời kỳ mới thành lập này có Giáp Văn Thạch (nhạc sĩ, đã chết), Từ Nguyện Thạch (nay là trưởng phóng tuyên huấn báo Người Lao động), Trần Bình Dương (nay là phó Chủ tịch Hội VH-NT tỉnh Bình Dương). Mà giới làm công tác Văn hóa Văn nghệ tỉnh Sông Bé trước kia, nay là hai tỉnh Bình Dương, Bình Phước đã tôn xưng ổng là người thầy, người anh cả của ngành văn hóa hai tỉnh. Hãy đi mà hỏi coi thử, cái đám cán bộ lãnh đạo ngành Văn hóa ngày nay (2009) của Bình Dương, Bình Phước có thằng nào mà không từng xin làm con nuôi của ổng, từng đi đâu cũng nhớ kiếm lít rượu ngon về kính ổng. Thằng Điệp, nay 2009 là Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Bình Dương, hồi đó thỉnh thoảng buổi chiều nó mới được ngồi rót rượu hầu ổng...

Với một người cha như vậy chẳng lẽ thằng tui lại không hiểu biết chút chi về cách suy nghĩ, lối làm việc của những văn nghệ sĩ nói chung, và những người cấm bút nói riêng, trong chế độ này hay răng ? Thiệt .

Vậy đó, hiểu chút nào chưa mấy anh bồi bút ? Luôn cả mấy đứa sẽ giống như tụi bay.

Hic hic. Print
 
Lên đầu trang