Home
  
Search từ khóa phuongngugia           English alternative text
Image alternative text alternative text alternative text alternative text alternative text alternative text alternative text

Tìm trên Google.com         Tìm trong Site này

 Trước tiên xin hãy đọc lời ngỏ này 

Nói thừa


"T    ôi là người thích uống rượu và mê gái...”

“Các bạn có thể viết thư cho tôi theo địa chỉ: Trần Tiến, kẻ bụi đời, không có nhà nhất định, không ở lâu một chỗ.”

- Trần Tiến nào mà nói khó nghe vậy ?
- Hình như đã nghe câu này ở đâu đó rồi...?
- Phải chăng lại mới lòi ra thêm một thằng "đầu óc có vấn đề" như thằng nhạc sến Ngọc Sơn ?

- Thưa không, đó là ông nhạc sĩ Trần Tiến trả lời trực tuyến mà báo VnExpress đã đăng đó ạ.

Lại nói, có vài nhạc sĩ thành danh là do có vài bản nhạc sáng tác phù hợp với nhu cầu hưởng thụ âm nhạc của bá tánh trong một thời kỳ.

Mở ngoặc. Hồi năm 1988, thằng tui liên kết để in lụa với nhà xuất bản âm nhạc Dihavina, tức thứ “cai đầu dài núp danh nghĩa nhà nước” như hồi đó báo chí la lối, Giám đốc Chi nhánh phía Nam của Nhà xuất bản âm nhạc và đĩa hát Việt nam là nhạc sĩ Nguyễn Thịnh, thằng nhạc sĩ chơi bẩn tính cướp cơm của thằng tui, khi qua thanh toán tiền bên Công ty Xuất nhập khẩu y tế Vimedimex, về nguyên tắc thì Dihavina phải có cán bộ phụ trách kế toán mang Giấy giới thiệu đi theo tui, khi gặp cán bộ của Vimedimex thì mụ Phương chắc do đã được sếp căn dặn, vậy nên khi làm việc, bà ta nói với anh Khánh (Nguyễn Quốc Khánh, sau là giám đốc công ty Minh Lộc của Bộ Y tế - đã chết) rằng anh Phương không phải cán bộ biên chế của chúng tôi mà là một tư nhân ở ngoài, chúng tôi chẳng qua ký quyết định là để cho anh ấy hợp tác in lụa… Nếu quý công ty có nhu cầu về in ấn thì xin mời qua làm việc trực tiếp với chúng tôi. Nhè cha Khánh là tay trong của tui bên phía đối tác, anh Khánh thông báo với đại diện của Dihavina rằng ông Đức phó Giám đốc Vimedimex là chủ tài khoản đi công tác ngoài, khi nào sếp về thì tôi gọi điện mời chị qua làm việc.

Chặp sau, anh khánh gọi điện kêu tui qua nhận tạm ứng 3 trăm ngàn tiền mặt, còn séc thì ảnh chuyển qua cho Dihavina. Anh Khánh biểu tui khẩn cấp tìm nơi khác liên kết đặng còn tiếp tục ký hợp đồng, rứa là thằng tui khăn gói quả mướp qua nương nhờ bên Hội Nghệ sĩ tạo hình Việt Nam chi nhánh TP Hồ Chí Minh tại đường Sương Nguyệt Ánh, phường 12 gần nhà tui (sau này mới sáp nhập hai phường 11 và 12 mà đổi tên là phường Bến Thành)...

Hồi đó làm ăn thì chuyển khoản là nhiều chớ tiền mặt rất ít, thằng nhạc sĩ Nguyễn Thịnh kêu kế toán trưởng là bà Hường báo với tui rằng đi rút tiền nhưng ngân hàng không có tiền nên không biết ngày nào mới có tiền mặt để trả cho tui, trong khi con nhỏ nhân viên tài vụ tình cảm mà nói nhỏ cho tui hay rằng bà Hường vừa rút tiền bên chi nhánh ngân hàng quận 3 rồi... Đóng ngoặc

Nhớ, mấy ông nhạc sĩ thì Dương Thụ cao kều dòm tướng lòng khòng, ổng mặc áo sơ mi trắng bỏ vô quần, mặc quần Kaki màu trắng mà in hình đã ra màu cháo lòng, ông Phú Quang thấp chủm khi đó mấy chả ngày nào cũng tới ngồi đồng tại số 170 Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, hồi đó mấy ông nhạc sĩ TT, DT, PQ đói lắm, đói thê thảm, ông nhạc sĩ râu TT có thời ngày nào tui cũng cũng thấy chui vô phòng chị C là phòng số 207, CC Võ Tánh ở Nguyễn Trãi (nay bà C là bác sĩ bịnh viện S.P trên đường ĐBP) . Năm 2002, anh H. “voi”, là hàng em út rất thân tình của ông nhạc sĩ tóc dài T.T, từng nói với tui thằng nhạc sĩ T.T này trước có thời đói quá phải sáng tác thuê cho anh T.T để kiếm tiền. Vì tên của hai ông nhạc sĩ đều có hai chữ cái đầu tiên là T.T, cả hai ông cùng cao lớn, cùng để râu mép, cùng là dân Bắc kỳ nhưng một ông thì thời đó để mái tóc thiệt dài như nhạc sĩ Văn Cao ngày xưa, vậy thằng tui phân biệt ông “nhạc sĩ râu” T.T và ông "nhạc sĩ tóc dài" T.T – Hồi đó ai cũng biết anh T.T để mái tóc rất dài, ngón tay giữa bên trái đeo một nhẫn gắn hột Ruby, ưa mặt quần short, hồi đó 1989 ảnh đã lừng tiếng ông chủ lớn địa ốc Saigon, có thời điểm bữa nào tui cùng anh “tóc dài” T.T cũng nằm gội đầu ở tiệm Thanh Xuân ngay ngã tư Nguyễn Du – Hai Bà Trưng... Tui quen biết ảnh từ 1984-1985 khi ảnh thầu tổ chức ca nhạc ở Nhà Văn hóa quận I, số 6 Mạc Định Chi, hồi đó ảnh chưa giàu lớn, thường chạy chiếc Honda dame đỏ, chuyên mặc quần short.

Năm 1992, Saigon được mấy chiếc Mercedes đời mới S250, ảnh mang xe để nhà thằng K. số 77 Bà Huyện Thanh Quan (nhà này sau bị tịch thu), nơi đó tụi tui từng gài thế mần thịt đám khách người Đài Loan, mấy thằng ăn trầu này là thứ chăn vịt nơi quê nhà mà qua Việt Nam tỏ bộ thương gia lớn, lại tưởng mình khôn mà coi thường dân bản xứ, tụi nó rất khôn ngoan kinh nghiệm nhưng cũng vì tánh tham quá nên mới bị tụi tui mần tái chín gầu gân nước béo đủ thứ...

Lại nói, ông anh Trần Tiến nói thừa, nhạc sĩ thì ông nào mà không ham nhậu, lại từ hàng ngàn năm nay có câu “liên hoa tửu sắc”, nhậu say rồi thì phải có gái ấy là lẽ thường, có đâu chỉ riêng ông anh mới vậy mà cả nước, cả thế giới này cũng rứa chớ nào phải chỉ đám nhạc sĩ mấy cha.

Nói thêm, ngày xưa, sau khi Hội Văn nghệ tỉnh Sông Bé thành lập thì Phó Chủ tịch của Hội là nhạc sĩ Giáp Văn Thạch từng chiều nào mà không vô nhà tui nhậu tới chỉ. Bữa mô mà ông già tui làm việc ở nhà thì sáng sớm ảnh đã vô hối tui kiếm chai đặng ảnh đi mua rượu đế, xách rượu về rồi ảnh lại chạy ra chợ mua huyết heo cùng gan tim cật về đánh thau tiết canh tổ bố đặng chút nữa đám lâu la Văn nghệ văn gừng sau khi mần việc thì chiến đấu. Nói lén vong linh anh Thạch chớ ảnh chết còn bỏ lại tới ba bà vợ cùng con cái của mỗi bà, ngày đưa tang ảnh thấy có mấy bà cùng dắt con để tang chồng, để tang cha thì bà con mới té ngửa ông Thạch tướng lùn vậy chớ đào hoa quá xá cỡ.

Nói thêm, trong số đệ tử lứa đầu tiên của ông già tui tại Hội Văn Nghệ Sông Bé ngoài anh Giáp Văn Thạch thì có nhà thơ Trần Bình Dương nay 2009 là Phó Chủ tịch Hội VN Bình Dương, anh em ngồi uống cafe thì anh Châu (Trần Bình Dương) kể với tui chuyện ảnh cùng với Từ Nguyên Thạch (năm 2001 tui gặp lại anh Từ Nguyên Thạch tại chùa khi ông già tui mất thì ảnh là Trưởng phòng Tuyên huấn báo Người Lao Động, anh Từ Nguyên Thạch cũng con nuôi ông già tui) đều do anh Giáp Văn Thạch phát hiện rồi ông già tui biểu anh Giáp Văn Thạch vận động vô hội để bồi dưỡng làm hạt nhân nòng cốt. Tui còn nhớ thời điểm đó không tính đám nhân viên thì Hội Văn nghệ Sông bé có ông già tui, chủ tịch và Tổng Biên tập báo Văn nghệ Sông bé, anh Giáp văn Thạch, phó Chủ tịch kiêm phó tổng biên tập, cùng anh Trần Bình Dương và Từ Nguyên Thạch thêm mấy nhà thơ chi đó nữa mà tui quên tên.
Ông già tui từ nửa cuối năm 1982 thì rời công việc quản lý ở Sở Văn hóa - Thông tin để chuyển qua phụ trách công tác Tuyên giáo vừa làm công tác Văn nghệ...

Lại nói, ông nhạc sĩ Trần Tiến nổi hứng ngang xương mà lớn tiếng choang một câu xanh rờn, nói như đám Teen thì thiệt đỡ không nổi. Print
 
Lên đầu trang