Home
  
Search từ khóa phuongngugia           English alternative text
Image alternative text alternative text alternative text alternative text alternative text alternative text alternative text

Tìm trên Google.com         Tìm trong Site này

 Trước tiên xin hãy đọc lời ngỏ này 

Bắc kỳ...

Lại nói, thằng tui từ Hanoi theo cha mẹ vào định cư tại Saigon từ tháng 3 năm 1976 khi 14 tuổi.

Hồi đó 1977 đi học trường Dân Việt ở đường Ngô Tùng Châu (sau đổi là đường Lê Thị Riêng) quận nhất, thằng tui từng một mình đánh lộn với cả đám nam sinh người Nam trong lớp vì lý do bị chúng ném phấn mà chửi “ Bắc kỳ ăn cá rô cây, ăn nhằm lựu đạn chết cha bắc kỳ”.

Học hành thì phải nói tới học sinh, sau khi từ ngoài Bắc vô Nam, đã đi học tại Saigon trong những năm 1977 - 1979 tui từ thực tế bản thân mà có nhận xét rằng :
A/- Học sinh miền Bắc :
- Vô lễ trong cư xử với thầy cô giáo
- Thường xuyên chửi và có trường hợp còn chận đánh thầy giáo.
- Nhảy tàu điện móc túi, kết bọn đánh nhau từ lớp 5 là cấp 2.
- Đánh lộn đâm chém từ khi lên lớp 8 là cấp 3. Kết bè đảng gọi là hội này nọ đi trấn lột đâm chém.
- Thời trước 1975 về trước nổi tiếng trộm cướp đâm chém giết người là đám học sinh miền Nam trường Nguyễn Văn Trỗi, vì cha hay mẹ tụi nó đã chết trận hoặc đang bán mạng ở miền Nam vậy nên khi tụi nó phạm tội thì chánh quyền miền Bắc thường làm lơ giả điếc cho qua.
- Hân hạnh là một học sinh dưới mái trường Xã Hội Chủ Nghĩa sống trong xã hội thế giới đại đồng tươi đẹp nên thằng tui cũng từng kết bọn rồi đánh lộn; nhảy tàu điện; vờ chen lấn xếp hàng để móc túi lấy tiền và tem phiếu của các đồng chí người lớn.

B/- Học sinh miền Nam :
- Rất lễ phép với thầy cô giáo.
- Các thầy giáo ở miền Nam đánh học trò rất dữ.
- Có bữa trong lớp có thằng học sinh do nói chuyện bị thấy giáo ném phấn nhắc nhở mà không chịu thôi, thế rồi nó bị thầy giáo đánh túi bụi từ trên ghế té nhào xuống đất mà nam sinh vẫn phải đứng dậy khoanh tay chịu đòn tiếp tục khiến thằng tui rất ngạc nhiên và bất bình nhào vô can thiệp chụp tay chỉ mặt cảnh cáo thầy giáo Lãm trường Dân Việt hồi 1977.
- Rất sợ các thầy giáo. Từ trường Đồng Xoài (nay là trường Nguyễn Huệ) qua trường Nguyễn Bá Tòng (nay là Bùi Thị Xuân), nhiều lần tui chứng kiến khi các thầy đang ngồi nơi ghế đá trong trường, đám học sinh phải kiếm đường đi vòng để tránh đi qua mặt thầy giáo. Nếu bắt buộc phải đi qua thì kính cẩn cúi đầu khoanh tay chào rồi cúi đầu thiệt thấp mà đi qua.
- Riêng vụ đánh lộn đâm chém thì tui chưa thấy ở những trường tui từng học thời điểm đó tại Saigon. Năm 1979 – 1980 chuyển về học tại thị xã Thudaumot tỉnh Songbe tui thấy mấy thằng con chủ tịch xã xách súng của ông già nó đánh lộn tùm lum con người ta.

Nội nhiêu đó đã đủ hiểu khỏi cần nói thêm về sự giáo dục của hai miền hồi trước bảy lăm và từ sau bảy lăm tới giờ.

Cần nói thêm, hồi năm 1976 thằng tui từng coi cuốn Giáo khoa thư là sách giáo khoa của mấy chế độ cộng hòa miền Nam trước đây và thấy thiệt hay, chớ không nặng tuyên truyền chánh trị một chiều như sách giáo khoa của miền Bắc tui từng học.

Bắc kỳ, câu nói mà hồi 1976 tui coi là câu miệt thị thì hóa ra là có thiệt.

Việt Nam mình từng chia ra làm 3 kỳ là Bắc kỳ (Tonkin), Trung kỳ (Annam) và Nam kỳ (Cochinchine), sau vua Bảo Đại đổi là Bắc phần, Trung phần và Nam phần.

Tuy nhiên hồi đó mộ tbộ phận người nam kêu đám dân bắc di cư là “dân bắc kỳ” với hàm ý miệt thị thiệt rõ ràng.

Năm 1976, tức là cách nay 33 năm, phuongngugia tui còn nhỏ đã chửi lộn đánh lộn với đám nam sinh người nam về vụ bắc - nam. Giờ đây tụi nhỏ không những vẫn vậy mà chửi còn ghê hơn, không hiểu do nguyên nhân kỳ thị hay do nền giáo dục yếu kém cùng môi trường xã hội băng hoại suy đồi đạo đức?

Và đây, xin trích đăng bài của tác giả The Moon, hãy đọc để hình dung khái quát môi trường xã hội ở miền bắc trước năm 1954 đã sản sinh ra con người thế nào. Và môi trường xã hội ở miền nam trước năm 1975 đã sản sinh ra con người thế nào.
Print
 
Lên đầu trang