Home
  
Search từ khóa phuongngugia           English alternative text
Image alternative text alternative text alternative text alternative text alternative text alternative text alternative text

Tìm trên Google.com         Tìm trong Site này

 Trước tiên xin hãy đọc lời ngỏ này 

Ăn bắc mặc nam

Lại nói, có mấy ai hiểu đặng câu thành ngữ “Ăn bắc, mặc nam”, nhiều người Saigon thường với vẻ tự hào mà gật gù rằng nói về chuyện ăn thì người bắc sành điệu hơn nhưng về vụ mặc thì người Saigon hơn hẳn…

Thiệt là một sự so sánh gượng ép quá cỡ, có nhiều câu nói lưu truyền trong nhân gian mà lúc rảnh rỗi thằng tui vẫn nghiệm chơi để tìm lời giải đáp, nay thì tui tìm hiểu về xuất xứ của câu nói trên.

Từ những năm đầu thế kỷ trước, nước ta trong tình trạng bị người tây đô hộ, mặt tích cực là người dân từ lạc hậu dần trở nên văn minh…

Xứ Nam kỳ là vùng đất bảo hộ, cách sinh hoạt của người nam vốn chưa căn bản hình thành cái riêng nên lai tạp nhiều bởi lối sống của các vùng miền khác, nhất là bị ảnh hưởng bởi các chú chệt cùng bầu đoàn thê tử tha hương…

Xứ Bắc kỳ (TONKIN) thì bị ảnh hưởng lễ giáo nên cách sinh hoạt nhất là trang phục của phụ nữ hầu hết đều mang bản sắc truyền thống. Xã hội xứ Nam kỳ (Cochinchine) thì có vẻ giống như các vùng đất thuộc địa khác, vì Saigon có quá đông người nhiều quốc tịch nhập cư, đông nhứt là người Hoa từng sinh sống có khi đã vài đời nên tui thấy Saigon hồi đầu thế kỳ 20 giống như thành phố Thượng Hải của Trung Hoa.

Xã hội phương tây phát triển thì thời trang ăn mặc của các chân dài mẫu quốc đương nhiên ảnh hưởng lớn đến các bà các cô xứ Cochinchine, dân Nam kỳ vốn không có tục theo lối của dân Bắc kỳ nhuộm răng đen xấu ỉnh, vậy thì đờn bà con gái ra đường đâu cứ phải áo nâu váy chụp, tại sao không áo đầm tây, sường xám Thượng Hải khoe đùi khoe đường cong thân thể cho các đấng mày râu điên đảo? Dân vùng đất phương nam vốn là con cháu những người “đi trước mở đường máu” (Tìm đọc cuốn Hương rừng Cà Mau của Sơn Nam) xưa, họ vốn ăn ngay nói thẳng, trong cách ăn mặc thì xấu che tốt khoe, xã hội miền nam khi đó chắc phải hưng thạnh lắm, khi xã hội phát triển thì văn hóa được nâng cao bởi vậy mới xuất hiện các cô đào lừng danh Năm Phỉ, Phùng Há.

alternative text
Người Saigon xưa

Sau năm 1954, trong khi miền nam vẫn tiếp tục phát triển thì miền bắc tìm quay về lối xưa xây dựng chủ nghĩa cộng đồng người nguyên thủy, riêng về ăn mặc thì đàn ông buộc phải từ bỏ cà vạt vét tông com pờ lê sang trọng lịch lãm, đàn bà con gái thì bị cấm mặc áo dài tha thướt quốc hồn quốc túy mà tất cả đồng loạt buộc phải trưng diện với duy nhứt bộ đồ đại cán của anh lớn Mao Trạch Đông vĩ đại muôn năm.

Năm bảy lăm, dân Saigon mở hé cửa nhà mà lén dòm mấy ảnh nắm tay vợ con từ trong rừng lơ láo rách rưới dơ dáy da xanh lè nghênh ngang ra nắm chánh quyền, họ còn thấy gia đình các cán bộ miền bắc người ngợm ốm nhách vì thiếu ăn từ Hà Nội dắt díu nhau lôi thôi lếch thếch vô tiếp quản… Thế là chỉ sau thời gian ngắn, “Hòn ngọc viễn đông” trở thành cục đất khô cằn sỏi đá.

Vậy đó, theo tui thì câu thành ngữ “Ăn bắc mặc nam” phải được hình thành trong bối cảnh xã hội Cochinchine khoảng vài ba thập niên đầu thế kỷ 20, mong bá tánh vốn người nam đừng vì thiếu hiểu biết lòe mình lòe người mà tự hào vô căn nữa nghen.
Print
 
Lên đầu trang