Home
  
Search từ khóa phuongngugia           English alternative text
Image alternative text alternative text alternative text alternative text alternative text alternative text alternative text

Tìm trên Google.com         Tìm trong Site này

 Trước tiên xin hãy đọc lời ngỏ này 

Ấn tượng

Những câu nói ấn tượng trong năm 2006

Dưới đây là vài câu nói ấn tượng của những nô bộc của nhân dân.

Những ông bà nghị nói
- “Ở ta, khi cán bộ được đề bạt, nếu không có khuyết điểm gì lớn thì cứ giữ chức cho tới khi... về hưu!”. (Đại biểu Quốc hội Lê Văn Cuông tán thành phương án bỏ phiếu tín nhiệm cán bộ khi thảo luận Luật Tổ chức Quốc hội.)

- “Bây giờ hơi một tí lấy tiền của Nhà nước thì bảo là “Tôi bị lừa”. Tại sao những đồng chí có trách nhiệm thế này, có trình độ thế này mà lại bị lừa... dữ dội vậy?”
(Đại biểu Quốc hội Nguyễn Đức Dũng nói về trách nhiệm của cán bộ trong việc chống tham nhũng).

- “5 vụ việc đều có địa chỉ rõ ràng mà làm còn chưa ra môn, ra khoai thì những vụ việc chưa có địa chỉ cụ thể biết bao giờ “mò” ra được!”.
(Đại biểu Quốc hội Đỗ Trọng Ngoạn nói tới các báo cáo về tham nhũng, tiêu cực gửi cho đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 9).

Quan chức cãi chày cãi cối
Từ sếp bự:
- "Tôi công nhận một số trường hợp giải quyết tùy tiện, nhưng không có chuyện đút lót chiến lược như các báo nêu. Có trường hợp cấp học bổng cho con một cán bộ nhằm đáp ứng nguyện vọng của anh ấy trước khi mất. Bản thân tôi có 2 cháu du học, 1 đứa là cháu ruột hoàn toàn tự túc kinh phí, còn 1 đứa là cháu vợ tôi. Giờ chúng tôi xem xét lại những trường hợp nào sai thì phải bồi hoàn tiền, thế thôi".
(Ông Nguyễn Xuân Hiển, Tổng Giám đốc Hãng Hàng không Quốc gia VietNam Airlines nói về việc ký duyệt cho 16 trường hợp du học sai quy chế, trong đó có cả người nhà của ông. Ông Hiển đã nghỉ hưu vào ngày 1/1/2007).

- “Thời buổi bây giờ, một giám đốc kho bạc Nhà nước tỉnh mà có 1,4 tỉ là quá bình thường!” . (Giám đốc kho bạc Hà Tây Nguyễn Bá Thường nói về chuyện “đánh rơi” 1,4 tỉ và 22 phong bì. Ông Thường đã bị kỷ luật cảnh cáo).

Tới sếp tép riu:
- "Là một đảng viên nhậu bia ôm là sai, nhưng cái sai của tôi xảy ra từ năm 2000 trở về trước, lúc đó tôi chỉ là một cán bộ bình thường, còn sau này tôi tuyệt nhiên không bao giờ nhậu bia ôm. Tôi biết vị trí và công việc mình đang làm chớ. Tôi rất mong lãnh đạo các cấp xem xét". (Ông Võ Văn Tùng, Phó viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân quận Cái Răng, Cần Thơ. Ông Tùng đã bị khai trừ Đảng và cách chức do bị tố cáo ăn chơi truỵ lạc).

Tâm tư của các quan tòa
Từ sếp:
- "Ngay từ khi tôi mới về giữ chức Chánh án Toà án Nhân dân Tối cao thì lực lượng của ngành Tòa án đã thiếu 1.106 thẩm phán... Vì thiếu thẩm phán nên chúng tôi đã cố gắng tạm gọi là "vơ vét" , tận dụng những lực lượng đã có để bổ nhiệm cho đủ. Dù vậy cũng vẫn thiếu hơn 900 thẩm phán".
(Ông Nguyễn Văn Hiện, Chánh án Toà án Nhân dân Tối cao trả lời tại phiên chất vấn của đại biểu Quốc hội sáng 27/11/2006).

Tới lính:
- "Tôi đã khá lo lắng khi thực hiện xét xử vụ này. Tất nhiên không ai bảo tôi phải xử thế này, thế nọ. Nhưng đã có những “gợi ý” và "định hướng" xét xử, mình phải tham khảo. Cấp trên đã có đề nghị xin, thì mình làm khác cũng khó".
(Ông Dương Văn Thành, Phó chánh án Toà án Nhân dân Hải Phòng, Chủ tọa phiên tòa sơ thẩm vụ tiêu cực Đồ Sơn, và bản án sơ thầm đã bị phiên tòa phúc thẩm tuyên hủy vì đã sai phạm rất nhiều về tố tụng).

Vụ thằng Thành trên đây thì bác Ba Phi biểu theo như nó nói thì rõ ra luật pháp là chỉ áp dụng cho tụi dân gian hỏng được cấp trên nào gợi ý và định hướng chớ với người có nhân thân có thân nhân tốt thì ra tòa xét xử là để cho trọn vai tuồng thôi mờ, bởi vì đảng viên cấp trên đã phải "đề nghị xin" rồi thì bố bảo thằng đảng viên cấp dưới nào dám không tuân.

Câu nói lẫy lừng năm 2010
Phó thủ tướng thường trực Nguyển Sinh Hùng phát biểu trước quốc hội năm 2010:
- “Cách chức, kỷ luật, lấy ai mà làm việc? Tôi đồng ý xử nghiêm, xử đúng quy định pháp luật. Kể cả các bộ, các ngành, Phó thủ tướng, Thủ tướng thì các đồng chí Quốc hội có thể xử lý… đúng quy định của pháp luật, đúng thực tiễn của tình hình để chúng ta cân lên, đặt xuống và xử lý một cách thận trọng. Còn hôm nay thấy sai một chút chỗ này xử lý, “cách chức đi, kỷ luật đi”, ngày mai thấy sai chỗ kia, “cách chức đi, kỷ luật đi”, lấy ai mà làm việc các đồng chí? Giả sử làm mười việc tốt, có một việc sai thì cũng phải tính toán… Cho nên quy định của đảng, pháp luật có cái đạo đức, tính hợp lý là phải cân nhắc, thận trọng, có tính toán. Nghiêm ở đây không có nghĩa sai là “chặt chém” ngay, như vậy thì hết người, không có người để làm. Thử hỏi trong số chúng ta ngồi đây, bản thân tôi nhiều khi cũng tự hỏi mình làm trăm việc, làm mười việc thế nào cũng sai một hai việc cũng nên, có khi sai lớn, có khi sai nhỏ, nhưng mà các đồng chí cứ dẹp đi thì bầu không kịp”.

Bác Ba Phi biểu ổng dám cá ăn năm rằng khi tụi đế quốc tư bản đa nguyên đông đảng lỡ nghe câu này ắt bản mặt tụi chúng hóa ngu hết trọi vì hỏng thể ngờ câu nói của đồng chí Hùng lại mang ý nghĩa đóng khung cho định hướng dân chủ... tuyệt vời quá.

Còn nữa, đâu phải chỉ đám quan chức hạng bét bằng giả chức mua ở Việt Nam mới có món đặc sản khi xảy ra chuyện thì giở “võ cùn” mà cả Pháp quốc vẫn tự hào dân chủ văn minh cũng có con mụ Michèle Alliot-Marie, thân là Bộ trưởng Ngoại giao Pháp (có chồng cũng là Bộ trưởng trong chính phủ) cũng lý sự cùn đâu thua hai thằng Võ Văn Tùng với Nguyễn Xuân Hiển ở trong entry này, mời bà con vô đọc trong trang Vietnamnet.
Print
 
Lên đầu trang