Home
  
Search từ khóa phuongngugia           English alternative text
Image alternative text alternative text alternative text alternative text alternative text alternative text alternative text

Tìm trên Google.com         Tìm trong Site này

 Trước tiên xin hãy đọc lời ngỏ này 

Chút tự sự

Đứa con gái đầu lòng của phuongngugia tui với bà cả, năm 1994 khi 10 tuổi đã theo má nó định cư tại Úc, tới nay là 2011, tuổi của nó đã là 27, có chồng cũng người Việt, có 2 đứa con gái, đứa lớn 9 tuổi học lớp 3, đứa nhỏ 6 tuổi nay lớp 1.

Kể từ 1998 khi con bé đã 14 tuổi và được mẹ dẫn về Việt Nam thăm bà ngoại, khi đó tui còn đang bán quán tại Châu Đức, tui có về Saigon mang con gái về quê chơi mấy ngày tới khi nó lớn lấy chồng có con chưa hề về thăm VN.

Sau khi tui bịnh rồi về Bình Dương nghỉ dưỡng bịnh, đứa con gái tui được các cậu cho biết rằng tui bị tai biến liệt nửa người thì hai má con nó gọi điện thăm hỏi, và cha con vẫn liên lạc qua messenger.

Là con gái gọi về hỏi thăm cha chớ thằng tui thiệt cũng chưa gọi điện con gái lần nào, biết cha nó nay không thể làm ăn gì nên con gái tui chủ động liên lạc và nó vẫn gởi tiền về cho thằng em trai cùng cha khác mẹ để em nó mua này nọ

Ngày 29/4, con gái tui gọi về thăm hỏi sức khỏe của tui, hàn huyên cả tiếng đồng hồ nào là hồi này chồng con ra sao, ông bà sui thế nào, các cháu ngoại của ba lớn cỡ nào rồi, tụi nó học giỏi không… nào là ba bớt bịnh nhiều chưa, chị gì đó vợ của ba có khỏe không, con bé nhỏ đi học chưa bla… bla… rồi con gái tui nói cuộc sống hiện nay của tụi con bên này vẫn vậy, cũng như nhiều gia đình người Việt khác, do chỉ có chồng con đi làm nên mặc dù đầy đủ nhưng không dư, ba à con muốn báo hiếu, con muốn gởi chút tiền để giúp đỡ ba ít nhiều...

Nghe đứa con gái nói thằng tui bỗng thấy cảm giác vui xen lẫn chút buồn. Vui vì con gái có cuộc sống tốt, hai đứa cháu ngoại tui được nuôi dưỡng trong môi trường xã hội tốt, tương lai của tụi nhỏ chắc chắn sẽ tốt đẹp. Buồn vì thằng tui đã hoàn toàn không thể thực hiện được dự định từ trước là cho thằng con trai đi qua Úc du học để trước hết nó có tương lai tốt. Và, nay lại có thêm đứa con gái nhỏ vừa 3 tuổi đã vô mẫu giáo.

Trong thực tế đã từ lâu lắm, quan hệ xã hội Việt Nam chỉ kính trọng những ai nhìn bề ngoài có tiền bất kể người nào. Luôn cả một dân chơi hạng bét nhưng nó tạo được vẻ ngoài đại gia thì vẫn cứ được bàn dân thiên hạ dòm bằng cặp mắt ngưỡng mộ ao ước như thường, còn các thằng là quan chức nhà nước chỉ vừa quen nó lập tức đòi kết nghĩa anh em bla... bla. Nhãn hiệu của chiếc xe hơi đang bạn đang xài, chiếc điện thoại bạn cầm nơi tay, đôi giày bạn mang dưới chân là những tiêu chuẩn để người chung quanh nể phục…

Tui ra đời kiếm tiền đâu kém thằng nào, tui xài xe phải là thứ sang, xài điện thoại là thứ nhiều tiền nhứt, giày thay đổi hàng ngày cũng phải là những đôi mắc nhứt, còn dầu thơm thì gởi mua tại Mỹ. Từ ngày bị cơn tai biết quất sụm thì kể bằng không, khi còn khỏe mạnh chỉ lo cho bà vợ cùng thằng con trai chớ có khi nào chịu nhớ mình còn đứa con gái đang sống ở nơi xa và má nó thì phải hàng ngày ra coi tiệm làm tóc để kiếm sống.

Tui nói với con gái rằng ba mà sớm biết có ngày bị liệt như vầy thì trước đây ba đã gởi tiền qua để con bảo lãnh ba qua bên đó đặng ba kiếm cái quốc tịch rồi ba là Việt kiều về kiếm tiền có khi còn ngon hơn. Con gái tui nghe thì biểu bên này người bịnh như ba được chăm sóc tốt lắm.

Hỏi về bà vợ cả, con gái tui biểu má muốn nghỉ ngơi và má sang tiệm rồi về VN chơi một thời gian. Tui lại hỏi sao con không khuyên má lấy chồng đi, con gái tui biểu hồi con mới lấy chồng má qua Mỹ sống một thời gian có mấy người theo má mà có ông nhỏ tuổi hơn má nhưng má không chịu, khi má con về Úc thì mấy ổng cứ tới nhà bác T hỏi chừng nào má qua Mỹ, ba à hồi này má con đẹp lắm ba ơi, người ta theo má quá trời.

Nghe con gái nói vậy tui biếu nó sao con không để ý chọn giùm má con một người, thì vẫn như những lần trước, nó nói bên này đàn ông cỡ tuổi má mà đàng hoàng thì đã có vợ hết, nó nói thêm rằng con nói má về VN ở với ba đi thì má im lặng.

Bà vợ út nãy giờ từ lúc nghe hỏi thăm tới mình thì xích tới ngồi kế bên nghiêng tai nghe ké, khi nghe tới đó thì trợn mắt sầm mặt.
Print
 
Lên đầu trang