Home
  
Search từ khóa phuongngugia           English alternative text
Image alternative text alternative text alternative text alternative text alternative text alternative text alternative text

Tìm trên Google.com         Tìm trong Site này

 Trước tiên xin hãy đọc lời ngỏ này 

Lũ thằng nhà quê

Photobucket
Lại nói, thằng tui từng sống nay là gần năm chục tuổi, năm 1976, tui từng theo cha mẹ đi thẳng từ Hanoi vô Saigon, rồi năm 1982 từ miền Nam theo đoàn cải lương Sông Bé 3 đi thẳng ra Hà Nội phục vụ ĐH Đảng 6 .

Từ Hanoi, tui theo đoàn cải lương lưu diễn các tỉnh miền Bắc rồi sau đó đi dài về phương Nam, địa danh nào cũng dừng ít nhứt là mười ngày để biểu diễn, mỗi tỉnh thì ghế vài ba huyện, thị… Bởi vậy tập quán phong tục địa phương tui biết ít nhiều. Tui có nhận xét rằng lối sống cách suy nghĩ của người dân quê nói chung gần giống như nhau, nghĩa là hiền lành đơn giản mộc mạc thiệt thà dễ tin người. Đó là nói chung, chớ nay xã hội đang phát triển nhanh với quy luật vận động theo hướng tích cực, người nhà quê nay cũng được ở nhà lầu ngủ máy lạnh vậy nên cách sống cách suy nghĩ khác xưa nhiều lắm.

Tuy nhiên còn đa số dân nghèo dở kiếm tiền giỏi ăn xài, nhứt là số thanh niên trai làng cao bồi vườn, đáng ra đóng vai trò nhân tố chủ đạo đi đầu trong lãnh vực phát triển của xã hội, vậy nhưng thiệt là tỷ lệ nghịch ở góc độ là tỉnh thành phát triển kinh tế văn hóa thì ít mà đông dân thí dụ như hai thành phố lớn nhất nước là Hồ Chí Minh và Hà Nội, ngược lại các tỉnh lẻ ít dân nhưng quê mùa dốt nát.

Là tui nói điển hình tới mấy thằng người Nghệ An, tụi nó cụ thể có hai thằng, một thằng tên Tuyết là cậu ruột con gái nhỏ, một thằng tên Phong là vai cậu em bà con chú bác ruột với mẹ con gái nhỏ.

Chuyện là như ri, khi bộ hồ sơ xe gắn máy được mang về quê để đăng ký sang tên chủ mới, việc được giao nhờ hai thằng nọ như vừa nói trên, từ nhà nó tới thành phố Vinh nghe nói là chừng 15 km, hai thằng nọ cầm bộ hồ sơ xe kèm theo bảy trăm ngàn đi đã đời, sau khi đóng thuế trước bạ sang tên xe máy là 110.000 đồng cộng với mua bảo hiểm xe máy là 70.000 đồng. Tụi nó ăn nhậu ở Vinh rồi buổi trưa về nhà, thằng tên Phong trả lời điện thoại của tui biểu rằng sáng nay đã “mua lệ phí” (?) rồi, cùng là khám xe rồi, chiều nay sẽ đi lấy bảng số nữa là xong.

Chiều tối hôm sau, mẹ con gái nhỏ gọi điện thoại cho tui nói anh ơi xe không đăng ký được vì… lý do như tui đã nói trong bài Sang tên di chuyển xe máy ký

Chưa hết, sau hai lần đi tới Phòng CSGT tỉnh Nghệ An để nộp hồ sơ đăng ký xe máy nhưng đều không được, tui hỏi ra thì mẹ con gái nhỏ đã phải nạp cho hai thằng người nhà tổng cộng hơn tám trăm ngàn để tụi nó hai lần đi từ nhà lên thành phố Vinh mà đoạn đường đi từ nhà tời thành phố là khoảng 15 km… Thiệt đúng là lũ thằng dân quê vì nghèo nên hèn, cứ tranh thủ những dịp người thân quen ai có việc chi nhờ cậy là mượn cớ nặn bóp tiền để rượu bia xôi thịt cho bớt thèm khát.

Tui cho rằng dân Nghệ An nói riêng và dân các tỉnh lẻ nói chung, nói chi thì nói mỗi địa danh chỉ có được một số ít người có điều kiện đi ra hai thành phố lớn làm việc sinh hoạt còn học hỏi tự câp nhật ít nhiều về cách sống lối suy nghĩ của văn minh đô thị, còn lại nhiêu thì từ ông cán bộ tới thằng làm mướn toàn thứ Chí Phèo Thị Nở khỏi bàn cãi chi cho mệt. Tốt nhứt là đừng bao giờ phải liên can trực tiếp tới tụi nó là xong .
Print
 
Lên đầu trang