Home
  
Search từ khóa phuongngugia           English alternative text
Image alternative text alternative text alternative text alternative text alternative text alternative text alternative text

Tìm trên Google.com         Tìm trong Site này

 Trước tiên xin hãy đọc lời ngỏ này 

Phạm Xuân Ẩn có phải là điệp viên hai mang ?

Người đàn ông này đã được biết như là một điệp viên siêu hạng khi chiến tranh Việt Nam kết thúc. Để đạt tới mức mà một cựu sếp sòng tình báo dưới quyền của Ngô Đình Nhu đã không thể nào tin được Phạm Xuân Ẩn đã làm việc cho cộng sản, bởi vì: "Phạm Xuân Ẩn không bao giờ để lại một bằng chứng nào dù là nhỏ nhất".
Vậy đây có phải một điệp viên hoàn hảo? Hay là một điệp viên hai mang? Câu hỏi này cũng được rất nhiều người tự hỏi như vậy.

Tôi nhớ năm 2008 từng xem trên TV có đoạn quay ông ta kể lại một khoảng ngắn trong đời hoạt động của mình. Khi nhắc tới quân đội của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam hay quân chủ lực chính quy miền Bắc của phía Hanpoi, Phạm Xuân Ẩn luôn dùng danh từ Việt Cộng chớ không hề nghe từ miệng ông ta câu bộ đội ta, hay quân giải phóng.

Rất nhiều những người đàn ông đã được Hanoi vinh danh là đồng chí anh hùng khi kể chuyện chiến tranh luôn luôn dùng các mỹ từ để nói về quân “ta” tức phía Hanoi và “bọn địch” khi nói đến quân đội và chính quyền Saigon.

Riêng với "đồng chí” Phạm Xuân Ẩn thì khi nói đến quân "ta" thì chỉ với một danh từ là... “Việt cộng”, câu nói cứ lặp đi lặp lại từ miệng của “đồng chí” Ẩn khi nói tới quân đội phe Hanoi. Quả là một trường hợp hy hữu đối với các “đồng chí” hoạt động điệp báo trong lòng địch.

Riêng phuongngugia tôi thì tôi tự hỏi, Phạm Xuân Ẩn có còn là Việt Cộng không ?

(Trích “Điệp viên hoàn hào”) - Phóng viên ảnh tạp chí Time - Life Dick Swanson vừa từ nhà anh ở Bethesda, bang Maryland (Mỹ) trở lại Sài Gòn. Đã gần trọn hai ngày đêm Swanson không được ngủ khi ông đến gặp Phạm Xuân Ẩn tại văn phòng tạp chí Time . Swanson đã hỏi Phạm Xuân Ẩn một câu mà anh đã từng muốn hỏi trong nhiều năm trước đó: "Ẩn này, chiến tranh kết thúc rồi. Chúng ta đã quen biết nhau trong chín năm rồi. Anh có thể nói cho tôi biết anh là người của phía bên kia phải không?". Phạm Xuân Ẩn đáp: "Tôi là người Việt Nam. Tôi muốn ở lại đây". Swanson hỏi: "Sắp tới, anh có vấn đề rắc rối nào với cộng sản không?". Phạm Xuân Ẩn trả lời: "Vào những thời điểm như lúc này, sự hiểm nguy có thể đến từ mọi phía…".
...

Cứu người cuối cùng

Bác sĩ Trần Kim Tuyến (nguyên là giám đốc sở nghiên cứu chính trị xã

Mặc ai nói gì thì nói, riêng Phuongngugia tôi thì cho rằng hành động cứu giúp bác sĩ Trần Kim Tuyến lên máy bay để di tản là biểu hiện rõ nét nhất rằng Mr. Phạm Xuân Ẩn đã không còn là điệp viên Cộng sản.
                               
hội của phủ tổng thống) bị lỡ nhiều cơ hội để đi. Vợ ông và các con đã sang Singapore dưới sự bảo trợ của Đại sứ quán Anh. Trong 12 năm qua, ông Trần Kim Tuyến khi thì ở trong tù, khi thì bị quản thúc tại gia. Trần Kim Tuyến ở vị trí cao trong danh sách của CIA về những người di tản. Từ nhà riêng của mình, Trần Kim Tuyến tìm cách liên lạc với các sứ quán Anh, Mỹ, Pháp, cũng như với các bạn nhà báo, nhưng tất cả các đường điện thoại đều đã bị cắt. Cuối cùng, Trần Kim Tuyến nối được máy với khách sạn Continental.

Trần Kim Tuyến tới văn phòng tạp chí Time hỏi Phạm Xuân Ẩn có đi di tản không, ông Ẩn trả lời: "Không. Tạp chí Time đã đưa vợ con tôi ra khỏi đây rồi. Giờ tôi không thể nào đi được. Mẹ tôi già quá, lại ốm nữa, bà cần có tôi bên cạnh. Tất nhiên, anh phải đi". Chuông điện thoại reo, đó là phóng viên Dan Southerland của tờ Christian Science Monitor điện thoại cho Phạm Xuân Ẩn kiểm tra về việc di tản. Trước khi ngắt lời Dan Southerland, Phạm Xuân Ẩn nói: "Dan này, chúng tôi cần anh giúp đỡ đây! Nhanh lên, xem anh có thể liên hệ với sứ quán Mỹ và bảo với họ rằng bác sĩ Trần Kim Tuyến vẫn còn đang ở đây với tôi, và họ cần phải đưa ông Trần Kim Tuyến ra khỏi đây ngay".

Dan Southerland liên hệ được với sứ quán Mỹ và đã nói chuyện với trưởng trung tâm CIA là Tom Polgar. Tom Polgar dặn nếu Trần Kim Tuyến không thể đến sứ quán Mỹ được thì đến ngay số nhà 22 đường Gia Long. Đó là một căn hộ được Cơ quan viện trợ phát triển quốc tế Mỹ sử dụng. Tầng trên cùng của toà nhà này được phó trưởng trung tâm CIA sử dụng và lúc này được dùng làm bãi đỗ cho máy bay trực thăng chở người đi di tản. Tên của Trần Kim Tuyến cũng được đưa vào danh sách tại đó.

Trần Văn Đôn từng làm phó thủ tướng và bộ trưởng quốc phòng trong nội các cuối cùng của Nguyễn Văn Thiệu. Lúc Trần Văn Đôn tới được toà đại sứ Mỹ thì tình hình ở đó lộn xộn cũng giống như khi Phạm Xuân Ẩn và Trần Kim Tuyến đến. Trần Văn Đôn được hướng dẫn đến số nhà 22 đường Gia Long, đó là cơ hội cuối cùng dành cho ông ta. Khi Trần Văn Đôn lên được đến tầng thượng của toà nhà thì Phạm Xuân Ẩn và Trần Kim Tuyến đi xe hơi cũng vừa đến được toà nhà. Trần Kim Tuyến đã không gặp may như Trần Văn Đôn, những người lính gác đã đóng cổng và khoá lại. Phạm Xuân Ẩn liền phanh gấp cho xe hơi dừng lại, nhảy ra quát: "Theo lệnh của đại sứ, người này phải được cho vào". Những người lính gác trả lời rằng không một ai khác nữa được phép vào trong. Trên nóc nhà, chiếc máy bay trực thăng cuối cùng chuẩn bị cất cánh.

Nhưng khi cổng đang từ từ khép lại, Phạm Xuân Ẩn theo bản năng chạy lại dùng tay trái chặn cổng rồi lấy tay phải đẩy mạnh Trần Kim Tuyến với dáng người bé nhỏ chui qua cổng. Khe hở lúc đó chỉ còn khoảng chưa đầy nửa mét. Không có thời gian cho hai người nói lời tạm biệt và cảm ơn. Phạm Xuân Ẩn nói: "Chạy". Cùng lúc đó, hai hàng nước mắt bỗng lăn xuống gò má ông. Trần Kim Tuyến cũng khóc và chẳng thể nói được điều gì ngoài câu: "Tôi sẽ không bao giờ quên".

Vài thập kỷ sau, Dan Southerland nhớ lại cái ngày tháng 4/1975 ấy: "Vào cái ngày cuối cùng ấy của cuộc chiến tranh, Phạm Xuân Ẩn đã giúp cứu mạng sống của một người từng ra sức chống lại những mục tiêu mà ông đang bí mật theo đuổi và phụng sự trong suốt cả cuộc đời mình. Tôi sẽ luôn luôn nhớ tới Phạm Xuân Ẩn về điều đó …”.


Về vụ Phạm Xuân Ẩn đã cố sức để giúp bác sĩ Trần Kim Tuyến đào thoát khỏi Saigon vào phút cuối trong một hoàn cảnh tưởng chừng như đã tuyệt vọng thì Tuổi Trẻ online đã có bài Chân dung Phạm Xuân Ẩn - Kỳ 19: Tình bạn trong phút cuối trích đăng những lời kể của Mr. Phạm Xuân Ẩn vào những năm sau này.

Trở lại với Life Dick Swanson, “tên CIA đội lốt phóng viên” theo cách nhìn nhận của “ta” thì bất kể người ngoại quốc nào cũng đều là CIA, rứa thì Life Dick Swanson rõ ràng là một trong số các tên đế quốc Mỹ xâm lược, vậy tại sao “đồng chí” Phạm Xuân Ẩn không thèm bất khuất trước kẻ thù? Không thèm tự hào mà hiên ngang nhận mình là tình báo Bắc Việt trong khi đã là người của phe chiến thắng? – Câu trả lời thì theo tôi thiệt đơn giản. Life Dick Swanson không phải là kẻ thù của Phạm Xuân Ẩn hay chính xác hơn thì Life Dick Swanson không còn là kẻ thù vì Phạm Xuân Ẩn đâu có còn coi mình là Việt Cộng nữa.

Vì sao Phạm Xuân Ẩn không di tản mà ở lại ? Theo tôi thì đây chính là lời giải thích của ông : ”…Vì sao tôi ở lại? Ngoài việc chúng tôi đã đẩy hết người ngoại quốc ra khỏi xứ sở, giành độc lập, cần phải góp phần xây dựng lại Tổ quốc, thì còn lý do nữa là mẹ tôi đã quá già yếu, không thể đi được…”.
Vậy nếu mẹ của Phạm Xuân Ẩn khi đó không quá già yếu thì liệu sẽ thế nào ? - Nhà báo Mỹ nổi tiếng Morley Safer đã đưa ra một kết luận rằng : ”Ý thức bổn phận của một đứa con, chọn sự trung hiếu thay vì là Tự do”

Có thể chính vì vậy, cùng những chuyện tương tự trước đó, mà sau ngày 30/04/1975, Phạm Xuân Ẩn nhận được lệnh phải lập tức biên thơ gọi vợ con về nước, và chánh quyền Hanoi đã phải hao tổn công sức để quản lý cho bằng được vợ con của người này. Và Mr. Ẩn còn bị các đồng chí dò xét theo dõi suốt từ 1975 - 1986

Cũng là dẫn từ nguồn wikipedia thì “… Trong những năm cuối đời, ông Ẩn đã cảm thấy thất vọng với những gì chứng kiến tại Việt Nam sau cuộc chiến, ông nói với Thomas A. Bass: "Dân chúng tại đây không được viết tự do. Đó là vì sao tôi không viết hồi ký.”

Và, phuongngugia tôi hiểu rằng viết hồi ký mà Mr. Ẩn muồn nói tới là loại hồi ký được viết theo cách của "Hồi ký Trần Độ", theo kiểu "Hồi ký Trần Quang Cơ", kiểu "Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh", "Hồi ký Nguyễn Khải" hay "Hồi ký một thằng hèn" của Tô Hải. Print
 
Lên đầu trang