Home
  
Search từ khóa phuongngugia           English alternative text
Image alternative text alternative text alternative text alternative text alternative text alternative text alternative text

Tìm trên Google.com         Tìm trong Site này

 Trước tiên xin hãy đọc lời ngỏ này 

Món ăn truyền thống bị lãng quên

Bữa nay, tui giới thiệu món ăn được coi là nguồn gốc của món phở của Việt Nam mình, món đó có tên nguyên thủy là “Bún xáo trâu” mà tui rất thích và thường làm ăn ở nhà.

Bún xáo trâu :

Nguyên liệu:
- Thịt trâu thái mỏng - nay ở các sạp thịt bò lớn (dân trong nghề kêu những sạp thịt bò lớn bằng thớt bò) đều đã có máy thái ra miếng thịt rất mỏng.
- Bún

Gia vị gồm :
- Hành lá
- Hành ta (tím)
- Tỏi
- Mỡ heo nước (nếu tui xài dầu ăn thì là dầu đậu phọng)
- Bột ngọt (tui không bao giờ xài ba cái thứ vớ vẩn hạt nêm từ thịt xương rong biển gì gì đó đâu nhen, hẳn bà con chưa quên rằng bột nêm Knor năm 2008 bị báo chí khui ra trong thành phần toàn là bột ngọt).
- Rau răm cắt dài 1 đốt ngón tay
- Khế chua cắt ngang

Thực hiện :
1/- Ứớp thịt trâu với gia vị cho thấm
2/- Xào thịt trong khoảng 1/2 phút rồi đổ ra tô riêng, tiếp sau cho khế vào đảo đều cho tới khi miếng khế ngả màu trắng, rồi mới trút tô thịt cùng rau răm và hành vô chảo đảo khoảng 1 phút là OK măm măm.

Lưu ý, món này có tên là bún xáo trâu, chữ xáo, chữ a là dấu sắc còn dấu huyền là xào, xem ra đây chính là món bún xào thịt trâu nhưng tên của nó từ ngày xưa lại là bún xáo trâu. Bún xáo trâu và canh thuôn hành răm là 2 món ăn thuần Việt có xuất xứ từ miền bắc

Thịt trâu hay Thịt bò

Thằng tui mạn đàm về vụ này vì trong số bà con mình nhiều người do thiếu hiểu biết mà tưởng thịt trâu là cái chi ghê lắm, nói tới món thịt trâu là lắc đầu lia làm như ăn rồi thì… mắc bịnh. Người Tàu ở xứ mình không ăn thịt trâu vì họ có tục thờ ông Quan Công mà họ kêu bằng Quan thánh đế quân, và họ nói rằng ông Quan Công đó mang cốt con trâu. Hẳn ai cũng đều biết người mình xưa chỉ quen ăn thịt trâu, sau khi người Tây qua xứ mình vẫn khoái nhậu thịt bò, vậy nên người mình cùng dần quen xực thịt bò. Các cụ xưa đã nói rằng thịt trâu hay bò gì cũng đều ngon như nhau, mà con trâu là đầu cơ nghiệp của nhà nông, còn ở miền bắc thì thằng tui còn nhớ rằng bò thường chỉ để kéo xe… Lại nói khi thịt trâu trở nên hiếm thì bà con mình hè nhau quay qua tuyên dương thịt bò, thịt bò có mặt trong tô phở của người Việt với tái, nạm, gàu, gân. Còn nữa, thịt bò 7 món nổi tiếng còn là món chủ lực của nhiều nhà hàng, vân vân và vân vân…

Cách phân biệt thịt bò thịt trâu:
phuongngugia tui từng bán phở và đêm nào cũng vô lò bò để lấy xương thịt nên tui quá rành cách phân biệt thịt bò thịt trâu, nay xin phổ biến để bà con rõ, khi đứng trước thớt thịt bò, bà con đừng bao giờ tin vô miệng lưỡi của người bán mà hãy tự mình kiểm tra cho chắc ăn, đó là:
- Thịt trâu bò tươi mới thì không lạnh, khi ta áp mu bàn tay vô miếng thịt mà nghe lạnh ngắt đích thị là thịt cũ lấy trong tủ đá ra.
- Thịt bò có màu đỏ hồng hoặc đỏ tươi
- Thịt trâu có màu đỏ sẫm.
- Thớ thịt bò nhỏ, khô mịn, trong, mềm
- Thớ thịt trâu thô, ướt hơn thịt bò và hơi cứng.
- Mỡ bò màu vàng nhạt đến vàng tươi và cứng
- Mỡ trâu màu trắng và mềm.
- Thịt bò thui (thịt bê) màu hồng trắng, mắt nhìn vô theo cảm quan thấy không ngon bằng nhìn miếng thịt bò trưởng thành đỏ tươi nhưng thiệt ra thịt bò thui chế biến món ăn mới tuyệt và thường là đắt hơn thịt bò bự.

Khi mua thịt bò về đãi khách mà vì lý do nào đó mà buộc phải để qua ngày hôm sau thì bà con hãy làm theo cách của các thớt thịt bò như sau:
- Khoảng 23h bỏ thịt vô ngăn đá tủ lạnh… 2 giờ sáng hôm sau lấy thịt ra gói vô tờ giấy báo để giấy hút nước. Để miếng thịt tự rã đông, khi thịt đã nguội dùng khăn mặt khô thấm nhẹ lên miếng thịt lau khô nước thì miếng thịt sẽ đỏ tươi y như thịt mới.

Kế hoạch B

alternative text
Bữa, bà già biểu tui:
- Bố mày mất đi mà chả có gì để lại cho vợ con cả, mày có nghe nói ông ấy có đất đai gì ở quê nhà không hả con?

Tui lắc đầu:
- Con chưa từng nghe ông mình nói có gì ở quê cả bà ạ.

Bà già tui nói:
- Thế nhà cửa đất đai của ông bà nội mày ngày xưa cũng không có hả con?

Tui đáp:
- Trước đây có lần con với thằng Tâm về xã An Phú gặp chú Sơn để hỏi, chú Sơn trả lời rằng ông nội mình ở rể tại An Phú nên không có gì.

Bà già lại nói:
- Ông nội mày ở rể thế còn bà nội mày thì sao? Bà nội mày là người ở xã An Phú thì phải có nhà cửa đất đai chứ?

Tui lắc đầu:
- Bà quên rồi sao, bà nội mất từ khi ông mình còn bé tí thì làm sao bà nội có gì mà để lại được.

Bà già tui lấy tay chỉ tui mà nói:
- Mày bịnh nên lú lẫn hả con, thế mày không nhớ vụ đất đai ở Hà Nội thế nào à? Bà nội mày mất sớm cũng giống như trường hợp của dì Mạnh, dì Mạnh chả phải cũng được hưởng thừa kế của bà ngoại chúng mày đấy thôi.

Câu nói của bà già khiến thằng tui sực tỉnh.

Bà nội tui mất trước cha mẹ của bả, tương tự như dì Mạnh là em kế của bà già tui, dì Mạnh cũng mất trước bà ngoại tui, đến năm 2001, bà ngoại tui mất đi, tài sản của bà ngoại tui để lại cho các con đã bị đám con cậu Khanh là em trai thứ 3 của bà già tui phù phép để hòng chiếm đoạt. Và tụi tui đã đòi được quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng cho bà già và dì Mạnh như tui đã nói trong bài Mắc me… người nhà.

Theo như tui biết và khi còn sống ông già thường nói chuyện thì bà nội tui chỉ có 1 con trai duy nhất là ông già tui. Bà nội tui mất từ khi ông già tui còn nhỏ nên ổng cũng không nhớ nhiều.

Bà nội tui có 1 người em trai là ông Lý Hợi, ông Lý Hợi có mấy người con cả trai cả gái nhưng tui không biết ai ngoại trừ 1 người tên là Lý Thanh Sơn vì hồi đó ông Lý Thanh Sơn thường từ xã An Phú tới nhà tui thăm ông già tui ở thị xã Thủ Dầu Một. Ông già tui và ông Lý Thanh Sơn có quan hệ họ hàng là anh em con cô con cậu ruột.

Khi ông già tui mất, mọi giấy tờ cá nhân của ông tui đã cất giữ cẩn thận, giờ tui lấy ra đọc kỹ từng tờ. Xem hết các giấy tờ của ông già, tui đã biết rõ tên của cha mẹ ổng (tức ông bà nội tui) cùng năm sinh tháng đẻ, quê quán và nơi sinh của ông già tui vân vân.

Bao nhiêu là quá đủ cho tui kết luận rằng ở xã An Phú có di sản thừa kế là cái nền nhà và đất đai của ông bà cố nội tui để lại có phần của bà nội tui mà ông già tui là hàng thừa kế thế vị, ông già tui đã mất năm 2001 thì số tài sản thừa kế mà ông già tui được hưởng tọa lạc tại quê nhà là xã An Phú, huyện Thuận An đương nhiên thuộc về gia đình tui. Nhớ lại thái độ của cha Lý Thanh Sơn ngày 8/9/2007, tui hiểu bữa đó cha Sơn tưởng tui về hỏi vụ đất đai nên trở mặt làm như không quen biết.

Giờ thì đã rõ là tui phải khởi kiện Lý Thanh Sơn để đòi di sản thừa kế của ông bà xưa để lại cho bà nội tui, di sản đó ít nhất phải là phân nửa cái nền nhà.

Mất vài ngày suy nghĩ, rồi tui giúp bà già làm đơn gởi tới các cơ quan chức năng để khởi kiện ông Lý Thanh Sơn đã xâm phạm quyền, lợi hợp pháp của công dân.

Lý Thanh Sơn, qua tìm hiểu thì tui biết chả đang là phó chánh thanh tra nhà nước huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương. ”Nghèo không đụng với giàu, dân không đụng với quan”, tui hiểu mình đang phạm phải điều kiêng kỵ. Thế nhưng, tui vẫn cho rằng mặc dù sẽ có nhiều trở ngại nhưng cuối cùng phần thắng phải thuộc về lẽ phải.

Vụ kiện năm 2003 đòi di sản thừa kế của bà ngoại tui khi chết để lại ở Hà Nội, tui gọi là “Kế hoạch A”. Vụ kiện tranh chấp đòi di sản thừa kế của gia đình ở Bình Dương lần này tui gọi là “Kế hoạch B”.
 
Lên đầu trang