Home
  
Search từ khóa phuongngugia           English alternative text
Image alternative text alternative text alternative text alternative text alternative text alternative text alternative text

Tìm trên Google.com         Tìm trong Site này

 Trước tiên xin hãy đọc lời ngỏ này 

Bản chất tráo trở

Từ khi hiểu biết tới nay đã 40 năm, phuongngugia tui chỉ được đọc sách và xem báo nghe đài và sau năm 1975 có thêm TV của tụi tư bản đế quốc… mấy chục năm qua ngày đêm bị nghe tuyên truyền rằng các tướng của ngụy quyền saigon tham nhũng tranh công đoạt lợi bán nước hại dân búa xua la mua, cái nào xấu là bè lũ Mỹ Thiệu còn cái nào anh hùng, vinh quang vẻ vang trung thực thuộc về các đồng chí ta bla… bla.

Đọc bài Người châu Âu duy nhất trong dinh Độc Lập (http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/199063/%E2%80%9COng-Tung-da-thao-van-kien-dau-hang%E2%80%9D.html) đăng trên báo Tuổi trẻ mới thấy lòi ra bộ mặt gian dối của Phạm Xuân Thệ Trung tướng Tư lịnh Quân khu 1 đương nhiệm.

Nhớ thời nhỏ tại Hà Nội, ngày nào chiếc loa trên cây trong khuôn viên Bộ Văn hóa cũng ra rả phát những lời chửi bới bè lũ Thiệu Kỳ Khiêm thằng tui còn nhỏ chỉ biết rằng Thiệu Kỳ Khiêm là bè lũ tay sai bán nước độc ác vô cùng, thằng nhóc là tui hỏi chú Thuận là người quản lý sách báo toàn tiếng nước ngoài của Bộ văn hóa rằng bè lũ Thiệu Kỳ Khiêm là cái gì thì được chú Thuận trả lời rằng bọn chúng nó là những tên nguy hiểm gian ác ghê lắm, các cháu phải vâng lời mau ăn chóng lớn đi bộ đội vào nam để tiêu diệt chúng nó, các cháu phải đánh cho Mỹ cút ngụy nhào…

Lại nói, tưởng rằng không có ai là nhân chứng biết rõ sự thật khách quan của lịch sử nên từ hàng chục năm qua, viên Trung tướng gốc gác quê mùa là Phạm Xuân Thệ đã mặt dày nhận xằng công trạng lịch sử của đại tá Bùi Văn Tùng (hay Bùi Tùng). Thiệt bậy bạ hết sức.

Điều đáng nói là qua vụ này đã lộ rõ sự thiếu trách nhiệm của lãnh đạo Viện Lịch sử quân sự là Thiếu tướng Trịnh Vương Hồng, phuongngugia tui cho rằng cả một hệ thống cơ quan chức trách của Bộ Quốc phòng là “Viện nghiên cứu lịch sử quân sự” đã "vô tình" phục vụ mưu đồ cá nhân của tướng Phạm Xuân Thệ cố ý đổi trắng thay đen một chi tiết rất quan trọng của lịch sử Việt Nam, và ông Trịnh Vương Hồng còn rất cẩn thận khi tuyên bố trước báo giới rằng chỉ là “Thông báo kết quả nghiên cứu” chớ không phải kết luận chính thức.

Cố ý xuyên tạc làm sai lệch sự thật lịch sử của một đất nước ngàn năm văn hiến, và sẽ khiến ngàn đời sau con cháu hiểu sai... có bị coi là gây hậu quả nghiêm trọng hay không cà?

Chắc hẳn phải còn những sự thật lịch sử khác bị làm sai lệch.

Bác Ba Phi mời bà con coi mấy tấm hình được sắp xếp kể chuyện sau đây :
Cựu Đại tá Bùi Quang Tùng:

Trung tướng Phạm Xuân Thệ bịa chuyện:


Tướng Thệ còn to mồm nói:

Hồn ma ông tây mũi lõ Borries Gallasch cuối cũng đã xuất hiện để trao trả lịch sử Việt Nam về cho sự thật:

Trong bài báo Xác định nhân chứng giờ phút lịch sử có một không hai của dân tộc (http://vietbao.vn/Xa-hoi/Xac-dinh-nhan-chung-gio-phut-lich-su-co-mot-khong-hai-cua-dan-toc-Ky-III/70053572/157/) có đoạn:
“- Trung tướng Phạm Xuân Thệ không bác bỏ hay bình luận gì nhiều về những kiến nghị của các cựu binh xe tăng 390.

Bác Ba Phi nói cha Thệ đó sức mấy dám mở miệng khi chính chả là thứ gian dối lừa đảo.

Trong bài Trung tá Bùi Tùng không phải là người bắt giữ Dương Văn Minh (http://vietbao.vn/Xa-hoi/Trung-ta-Bui-Tung-khong-phai-la-nguoi-bat-giu-Duong-Van-Minh/70037194/157/) có đoạn:
“- Nhưng trong các bài báo viết về Đại úy Phạm Xuân Thệ (xuất hiện muộn hơn các bài báo đầu tiên viết về Trung tá Tùng khoảng 10 năm; Tổ công tác sưu tầm được 10 tấm ảnh ghi hình đại úy Thệ tại Dinh Độc Lập và Đài Phát thanh Sài Gòn ngày 30/4/1975 và 16 bài báo viết về anh tại 2 địa điểm trên) lại có những chi tiết khác hẳn.
Hầu hết các bài báo này cũng đều ghi theo lời của đồng chí Thệ. Theo đó chính Đại úy Thệ là người đã dẫn bộ đội lên tầng 2 của Dinh Độc Lập. Tại đây anh thấy một người mặc bộ đồ quân phục màu sáng, áo cộc tay tươi cười nói: “Tôi là Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh - Phụ tá của Tổng thống Dương Văn Minh – báo cáo cấp chỉ huy: Toàn bộ Nội các của ông Minh đang trong phòng Khánh tiết, mời cấp chỉ huy vào làm việc”.


Bác Ba Phi cười hề hề biểu đám nhà báo biết rõ cứ việc viết bài theo ý của ông tướng vùng là Quân khu 1 sẽ cám ơn hậu hĩ.

Cũng trong bài báo Xác định nhân chứng giờ phút lịch sử có một không hai của dân tộc, cựu binh xe tăng số 390 Vũ Đăng Toàn nói:
- Hai chúng tôi vừa vào tầng 1 của Dinh đã gặp ông Nguyễn Hữu Hạnh - Phụ tá Tổng thống Dương Văn Minh. Tôi nhớ rõ lúc ấy ông Hạnh mặc quân phục, đội mũ hơi lệch, đeo quân hàm chuẩn tướng.
Ông Hạnh chào rất lễ phép và nói Tổng thống Dương Văn Minh đang đợi quân Cách mạng. Lên đến lầu 2, anh Bùi Quang Thận định lên cắm cờ nhưng không biết đường. Ông Nguyễn Hữu Hạnh cử người đi theo và có một người mặc chiếc áo trắng cộc tay nhận dẫn anh Thận đi lên nóc Dinh bằng thang máy. Còn lại một mình với khẩu AK vẫn lăm lăm trên tay, tôi thấy Nội các của Dương Văn Minh nhốn nháo với thái độ khá sợ hãi.
Lúc này Ngô Sĩ Nguyên (nguyên pháo thủ số 1 xe 390) cũng lên tới nơi. Hai anh em chúng tôi đã dồn Nội các của Dương Văn Minh vào một chỗ, sau đó Nguyên ra đứng gác ở cửa.


Vậy đâu là sự thật? Trong hai người, một Đại tá về hưu và một Trung tướng phải có một là thằng lừa đảo? Để làm sáng tỏ, Viện nghiên cứu lịch sử quân đội đã dày công nghiên cứu tài liệu và tổ chức hội thảo về vụ này. Thế nhưng những người trực tiếp có mặt lúc 11h30 ngày 30/4/1975 tại Dinh Độc Lập, những nhân chứng sống của thời khắc lịch sử quan trọng của đất nước lại bị người có trách nhiệm "quên" không mời tham gia.

Kết quả là sự gian trá lên ngôi và công trạng lịch sử hiển hách của cựu trung tá Bùi Văn Tùng đã bị cướp rắng trợn rồi trao về ông cựu đại úy mà nay đã là Trung tướng đương chức mặc dù sau đó tập thể các chứng nhân lịch sử, nay đều đã về hưu, đã thể hiện sự không đồng tình với bản thông báo của Viện nghiên cứu lịch sử quân đội bằng cách cùng ký tên vô đơn phản đối và kiến nghị nhưng không được xem xét, những phản đối và kiến nghị của các cựu quân nhân ngực đầy huân huy chương chỉ được đáp trả bằng cách đặc biệt đã nổi tiếng khắp đại giang nam bắc từ năm 1945, đó là khi đuối lý thì sẽ im lặng không trả lời mục đích là "cứt trâu để lâu hóa bùn".

Rốt cuộc, hơn 80 triệu dân Việt Nam may mắn nhờ có người châu Âu duy nhất trong dinh Độc Lập lúc 11h30 ngày 30/4/1975 là phóng viên người Tây Đức tên là Borries Gallasch đã trả lại sự thật khách quan cho lịch sử Việt Nam, bằng những dòng chữ viết của mình kể lại thời điểm lịch sử trước khi qua đời, nhà báo Tây Đức vô hình chung lột mặt nạ gian dối của đảng viên cộng sản Việt Nam cao cấp và là Trung tướng Tư lịnh Quân khu 1 đương nhiệm.
Bác Ba Phi biểu thứ người này mà leo lên tới cấp tướng chắc chắn cũng do xài những thủ đoạn tương tự.

Căn cứ theo Điều lệ đảng thì ông Phạm Xuân Thệ đã vi phạm Điều 1 Quy định số 115-QĐ/TW ngày 07/12/2007 của Bộ Chính trị về những việc đảng viên không được làm, cụ thể là ông Thệ đã cung cấp thông tin sai sự thật trước công luận. Ông Thệ thuộc đối tượng phải bị xử lý kỷ luật theo tình tiết tăng nặng tại Điểm d; Khoản 2; Điều 3; Quy định 94-QĐ/TW của Bộ Chính trị.

Nay kiến nghị khai trừ ra khỏi đảng, cách chức rồi truy tố hình sự tội lừa đảo đối với ông Phạm Xuân Thệ, đảng viên CS Việt Nam, cấp bậc Trung tướng QĐND Việt Nam, chức vụ Tư lịnh Quân khu 1.

Phở tại Thủ Dầu Một thế nào ?

Nếu là người biết ăn phở thì chỉ cần múc chút nước lèo mà nhấp thử thì biết ngay phở nấu có đủ xương hay không vì xương bò mà biết tẩy mùi tốt thì sau khi hầm với gia vị đủ 12 tiếng sẽ cho ra mùi thơm độc đáo đặc trưng của phở.

Vậy chất lượng của tô phở tại thị xã Thủ Dầu Một hiện nay ra sao?

Nói về xương:
- Do có kinh nghiệm trực tiếp vô tận nơi lấy xương và thịt tại HTX giết mổ gia súc tập trung tức là lò T.P tại thị xã TDM nên tui biết hiện xương bò, xương trâu rất hiếm, lấy mối thịt thì bắt buộc phải theo luật là xương theo thịt, tiệm nào lấy thịt nhiều chủ thịt mới cho mua xương nhiều, tiệm nào mua vài ba ký thịt bò thịt trâu thì cùng lắm chỉ có được vài cây xương sườn, bởi vậy tiệm phở của người nam mới chỉ với hai ký xương nấu thời gian vài ba tiếng rồi cho thêm mỡ sa bò cùng nhiều hạt nêm vô nồi nước lèo mà bán, ngày mai lấy xương cũ rồi thêm hai ký xương mới để nấu…

- Vài ba tiệm phở Bắc Hải chuyên bán tái bằm nên chỉ lấy thịt rẻ tiền nhất là loại tái dạt dính nhiều gân thì một nồi 80 lít nước với tỉ lệ 25 ký xương nhưng cũng chỉ mua được 4 hay 5 ký xương là cùng, còn là bột ngọt với bột nêm, mỡ bò thắng hành ta... vậy chớ đặc biệt có tiệm vẫn nấu đủ xương lý do là do mua xương vận chuyển từ miền bắc vô, xương đó bắt buộc phải tẩm phocmon để di chuyển đường dài mới khỏi bị thối. Rồi khi giao tới các tiệm phở lại ngâm tẩy nấu bình thường.

- Bò hiện nay không có nhiều, bò ta lớn không có mà chỉ bò nhỏ, tức bê, do vài chủ thớt thịt tự đi qua Củ Chi mua mang về lò thuê một tay thợ phụ giết mổ rồi mang ra chợ đứng bán, còn các tay lái trâu lái bò phải mua bò Thái nhập từ nhiều nguồn mà chủ yếu là miền Tây mang về, bò Thái màu vàng lợt, cao lớn hơn bò ta nhiều mà yếu xìu, đập một búa là té khụy, do tui nghe kêu là bò Thái chớ cũng hỏng biết Thái hay Miên. Thời gian tui thường vô lò có lựa mua được mấy cái đầu trâu và đầu bò Thái có cặp sừng thiệt bự nhưng mang về phơi trên mái tôn chưa khô thì bị bá tánh nài xin chia lại hết ráo.

Nói về thịt:
- Hiện nay do không đủ bò để cung cấp nên thịt từ HTX giết mổ ra chợ phần lớn là thịt trâu, còn lại là thịt bò Thái và một ít thịt bê.

Nói thêm, sáng sớm ra chợ Thủ Dầu Một tới mấy thớt thịt bò coi thử, nếu thịt màu đỏ lợt nhách ấy là thịt bê, thịt đỏ tươi chắc chắn thịt bò, còn dòm miếng thịt đỏ sẫm đích thị thịt trâu. Biết vậy thôi chớ đừng hỏi vì chẳng ai nhận là bán thịt trâu bao giờ. Cứ yên tâm rằng tại chợ Thủ Dầu Một hiện chưa phổ biến công nghệ thịt heo làm giả thịt bò. Còn mai mốt thì hỏng ai dám chắc đâu à nha.

Tuy nhiên cá nhơn phuongngugia tui cho rằng kể cả là hoàng ngưu nhục hay hắc ngưu nhục cũng đều hẩu xịch tuốt luốt. Còn thịt bê mềm mần món bít tết thì zắt lầu co lo, leng lơ.

Bác Ba Phi biểu ổng biết vụ phở này lâu rồi nên đã căn dặn cháu con rằng buổi sáng đi học chỉ nên ăn bánh cuốn uống sữa đậu nành cho lành.

Ăn phở


Một thói quen từ lâu của thằng tui là khi ăn phở, nếu là đừng vô tình ghé ăn tại một quán lạ, bao giờ thằng tui cũng húp cạn nước. Phàm là một người chủ tiệm (hay một xe) phở nào cũng tự cho rằng nồi phở mình nấu là ngon lắm, bởi vậy khi một thực khách bưng tô phở húp cạn nước sẽ khiến chủ tiệm rất vui…

Cách ăn phở của người miền Nam thường vớt bánh bỏ nước, bởi lẽ đơn giản rằng chủ quán không biết nấu và khách là thứ không biết thưởng thức lại những tưởng rằng ăn phở bỏ nước mới là người sành điệu… từ đó hình thành cách ăn phở của người Nam.

Hãy dòm cô tiểu thơ xóm ấp, coi, cô Hai vô quán kêu tô phở rồi tay cầm đũa khều khều làm như tìm cua bắt cá gì ở trỏng, ngồi không lo ăn mà chỉ lo để ý thiên hạ có ngưỡng mộ mình ăn có đẹp, có duyên hôn… gắp vài miếng rồi cô Hai buông đũa, đỏng đảnh đứng lên kêu tính tiền mà đâu biết nãy giờ thằng chủ quán tức giận đứng ngó, giờ nghe tiếng gọi miệng nó dạ mà bụng chửi thầm thứ đồ ngu…

Xưa, tao nhân mặc khách ăn “bát phở miệng loe chỉ nhỉnh hơn cái bát ăn cơm”, khi ăn thì họ cảm nhận hương vị của cái món quốc hồn quốc túy mà những tên tuổi lẫy lừng Tàn Đà, Tú Mỡ, Thạch Lam… người ta nổi hứng mà tuôn ý thơ.

Nay, hãy nhìn anh Bảy chị Tư là dân chạy cò nhà đất hay áp-phe buôn bán… buổi trưa chạy xe ngang đói bụng ghé quán kêu tô phở, vừa ngồi xuống là tay cầm dĩa ớt trút vô tô phở, miệng kêu dĩa giá trụng còn tay chụp ba bốn miếng chanh mà nặn làm như trong người thèm chất chua, xong rồi là cầm hũ tương đỏ tương đen trút tiếp vô, lại quơ dĩa rau ngắt lia lịa bỏ tô coi lù lù như trái núi, cuối cùng lấy đũa quậy tô phở như mô tơ quay máy giặt, cũng vì độn quá trời rau giá mà bụng mau đầy anh Năm chị Mười khi buông đũa còn bỏ lại nửa tô nước tay bưng ly trà đá ngửa cổ nuốt ực ực. Mấy ông nhà thơ nhà văn thấy cảnh đó, hồn thơ bỏ trốn không kịp xin phép vậy mà biểu…

Nồi nước lèo phở của người miền Nam kể luôn cả những tiệm phở nổi tiếng nhứt Saigon thì nấu chỉ gồm xương, thịt, cùng lạng tôm khô và vài thứ gia vị tạo mùi hồi quế đinh hương, cùng lắm là thêm vài con khô mực cho ngọt nước.

Phải biết rằng để có được một nồi nước phở cho ngon đúng cách nấu truyền thống thì người chủ quán biết nghề sẽ phải mất rất nhiều công sức, nếu sống bằng nghề phở thì vốn liếng sẽ là dồn cả vô nồi nước dùng.

Còn nữa, gia vị để tạo mùi phở là thứ thiệt khó dùng, bởi vậy, khi đi ăn phở cùng là một quán mà bữa nay nồi nước dùng nặng mùi hồi, qua sáng mai tới ăn thấy hơi nồng mùi quế… cũng bởi người nam không biết cách cho mùi, người nấu phở kể cả là gia truyền ở miền Nam này chỉ toàn là mấy thứ gia vị thảo quả đinh hương đại hồi quế chi hành trắng hành đỏ vân vân thì cứ bỏ vô lò mà nướng, kế là cho vô túi vải rồi bỏ vô nồi nước dùng… bởi vậy người Nam không thể nấu cho ra một nồi nước phở đúng chất lượng tiêu chuẩn của sáu bảy chục năm trước ở Hà Nội mà văn chương thơ phú từng ca ngợi .

Phở nổi tiếng


Phở Hòa

(Trích “Ôi… Sài Gòn cũ, ai cười đó ??” của Hoàng Hải Thủy) :
"Phở Hoà, đường Pasteur. Khoảng năm 1965, ông bán Phở tên là Hoà đặt xe Phở trên vỉa hè đoạn đường này. Xe Phở không có tên, vì phở ngon nên đông khách, đuợc khách gọi theo tên ông chủ là Phở Hoà. Vì là Phở Vỉa Hè nên chỉ bán từ 5 giờ chiều đến 12 giờ đêm. Hoà Chủ Tiệm thường bận áo thun ba lỗ, quần đùi xanh, đứng bán phở. Sau 1975 ông Phở Hoà biến mất. Những tiệm Phở Hoà sau 1975 đều do người ta lấy tên Phở Hòa mà mở. Tên Phở Hoà theo người Việt tị nạn sang Kỳ Hoa..."

Đúng như nhà văn Hoàng Hải Thủy đã viết trong trang blog của ổng, thằng tui còn nhớ, hồi năm 1977, phở Hòa là một chiếc xe phở bán buổi chiều tối, trên xe có chử Phở Hòa bằng sơn màu đỏ, chủ bán là người thế nào thì tui không nhớ, nhưng chắc chắn là một xe phở lề đường khúc đối diện cổng Viện Pasteur, xe phở nằm trên lề đường trước một nhà có cửa bằng sắt chiều ngang khung cửa chừng hơn một mét, và một bờ tường rào một khoảng sân diện tích chắc dựng được hai chiếc honda là cùng, xe phở có bộ bàn ghế nhỏ bằng cây thấp tè. Theo tui thì tiệm phở Hòa trên đường Pasteur hiện nay chỉ là thứ giả cầy mạo tên của người khác mà hoàn toàn không mắc mớ gì tới người chủ phở Hòa thứ thiệt ở đường Pasteur ngày xưa.

Phở Hòa Pasteur hiện nay, một thương hiệu nổi tiếng đối với giới Việt kiều và dân tỉnh lẻ chớ dân Saigon e chẳng có mấy ngưởi tới vì thứ nhứt là phở Hòa cũng hạng chất lượng tầm thường, giá thì mắc chắc cho xứng với cái tô phở bự.

Các tiệm phở khác có chất lượng ngang bằng với phở Hòa là phở Vân ở ngã tư Tôn Thất Tùng – Bùi Thị Xuân hay phở Thái Sơn ở đường Lê Lai được dân Saigon chiếu cố nhiều vì mấy thằng giữ xe không hề giở bản mặt lưu manh ra đòi tiền giữ xe như tiệm phở Hòa Pasteur . Là tiệm phở của người Nam.

Phở 24

Có nhiều tiếng đồn cho rằng phở 24 sở dĩ có tên 24 là vì nồi nước phở được nấu theo kiểu người Nam trong 24 giờ, lại gồm có 24 thứ gia vị vân vân và vân vân, thằng tui chỉ biết duy nhứt một điều rằng hồi 2005 thì giá một tô phở 24 là hai mươi bốn ngàn.

Hic, một thằng rành nghề phở như tui thiệt không hiểu nếu hầm xương trong 24 giờ thì có tác dụng gì ? Còn nữa, nếu là 24 thứ gia vị thì không hiểu gồm những giống gì ?

Thằng tui dư biết chẳng qua tiếng đồn là có lợi nên chủ thương hiệu phở 24 cứ ngậm miệng ăn tiền vậy thôi chớ thiệt ra tụi họ cũng dư biết nồi xương phở thì cần quái gì mà phải hầm tới hai mươi bốn giờ ?
Thử nghĩ coi, nấu phở mà bán chớ đâu phải là nấu cao xương bò ?

Lại nữa, đào đâu ra hai mươi bốn thứ gia vị để cho vô nồi phở ? Bộ tính nấu món xương bò tiềm thuốc Bắc chắc ?
Thiệt tình !

Phở Vân

Nhớ, năm 1989 khi tui làm in lụa, thường đi qua bên công ty xuất nhập khẩu y tế (VIMEDIMEX) ở đường Cống Quỳnh, tui từng ghé ăn phở Vân của người Nam nấu tại ngã tư Tôn Thất Tùng – Bùi Thị Xuân. (hồi đó là ngã tư Bùi Chu – Bùi Thị Xuân)

Nhớ, thời tui còn đi học ở trường Nguyễn Bá Tòng (nay là trường Bùi Thị Xuân), hồi đó là năm bảy bảy, bảy tám, dân Saigon đói dài dài tiền đâu ăn phở. Khi tui làm in lụa năm 1989 tiệm đó cũng vẫn bán phở nhưng ế lắm…

Tiệm phở Vân nay có tiếng và rất đông khách . Chất lượng ngang bằng phở Hòa Pasteur nhưng giá bình dân hơn nên người mình chiếu cố nhiều .

Phở Tương lai

Nằm ngay Ngã bảy đầu đường Minh Mạng mà nay là đường gì tui quên, tiệm còn chơi nguyên tấm bandron ghi hàng chữ “Phở danh tiếng ba mươi năm”, tiệm này in hình cũng có chút tiếng tăm nhưng với khẩu vị của tui thì phở Tương Lai đó ẹ quá không xứng với giá hai chục ngàn/tô năm 2004 . Chủ tiệm là người Nam

Phở Tàu Bay

Theo như lời của nhà văn Tô Hoài trong cuốn hồi ký “Cát bụi chân ai” thì đây các tiệm phở có tên Tàu Bay từ sau năm 1954 tại Saigon thì là phòng nhì hay phòng ba chi đó của ông chủ phở Tàu Bay danh tiếng lẫy lừng hồi sáu bảy chục năm trước tại Hanoi.

Phở Tàu Bay, năm 1983 thằng tui sản xuất vỏ xe hoda lậu trong quận 11 nên sáng nào cũng ghé tiệm phở Tàu Bay gần ngay chợ Cá Trần Quốc Toản, tiệm phở đó đối diện bịnh viện Bình Dân trên đường Lý Thái Tổ. Hàng chục tô phở được cho bánh vô sắn xếp chồng lên nhau, khi có khách vô chủ quán chỉ việc sắp thịt lên, rắc chút hành rồi chan nước là xong. Phở Tàu Bay không có rau giá chi hết mà vẫn đông nghẹt (1984 – 1984), bánh phở nhiều ăn môt tô no cành hông. Phở có mùi vị thơm ngon đúng hương vị phở của người Bắc.

Năm 2001, tui cùng chị bạn đi ngang ghé vô ăn thì phở Tàu Bay dùng thứ bánh nhỏ sợi của người Nam và hôi rình in hệt thứ bánh phở hồi 1997 tui bán tại Bình Dương. Tô Phở Tàu Bay sau này vẫn nhiều bánh và có đủ rau giá nhưng ăn dở ẹt.

Phở Quyền

Tiệm phở do người Bắc nấu nằm gần ngã tư Phú Nhuận, trên đường Chi Lăng (nay là Phan Đăng Lưu) phía bên trái nếu đi từ ngả tư tới, tiệm này có tiếng từ mấy chục năm nhưng hồi đó thì tui chưa từng ghé vì xa quá, sau này đi ngang có ghé và thấy dở ẹt do phơở bị chế biến nên không hạp khẩu vị.

Phở Anh

Tiệm này do người Nam nầu, nằm trên đường Kỳ Đồng phía bên trái nếu đi từ hướng nhà thờ chúa Cứu Thế tới. Tiệm đông khách nhưng khẩu vị tui không hạp thấy không ngon.

Phở gà Hương Bình

Tiệm phở nổi tiếng đó nằm gần ngay ngã ba Hiền Vương – Duy Tân mà nay là Võ Thị Sáu – Phạm Ngọc Thạch, chuyên bán phở gà do người Nam làm chủ, bà xã tui hồi có bầu thằng con lại sanh chứng thèm phở gà bởi nên sáng nào tui cũng chở bà xã tới tiệm phở Hương Bình để cho bả sực tô phở đùi gà lại bỏ nhiều da và tăng cường thêm bộ trứng non.

Bà xã tui sanh thằng con tại bịnh viện Từ Dũ, nhè lại chung phòng chung ngày sanh với bà chủ tiệm phở Hương Bình. Nhớ, thằng chồng bà chủ tiệm, tức thằng cha chủ quán phở Hương Bình vô thăm vợ đẻ, chả nói tùm lum thứ chuyện. Chợt chả đưa mắt dòm bá tánh trong phòng rồi hỏi nhỏ trong phòng này có ai sanh con gái hôn dzậy, thiên hạ í ới hỏi nhau rồi cùng lắc đầu biểu hiện phòng nay sanh toàn con trai, mà có chi vậy anh, thằng cha chủ tiệm phở (tui đã quên tên) nhỏ giọng, chả nói tui đã đi coi thầy, thầy nói năm nay mà sanh con gái là xấu lắm, lớn lên chỉ làm “gái” thôi (?) .

Nói về miếng gàu dòn trong con bò

Từng nghe có câu rằng “Ăn Bắc mặc Nam”, thằng tui nghe rồi hiểu rằng là ăn uống thì nói tới người miền bắc, mà “Bắc” thì theo tui là chỉ nhằm nói người Hà Nội. Ngắn gọn dễ hiểu vậy, ai không chịu cứ đưa chứng minh ra mà biểu tui nói sai…

Lại nói, vụ “… mặc Nam” ra sao thì tui không nói ở đây, chớ cái vụ “ăn Bắc thì dứt khoát là đúng. Hãy tìm đọc Tản Đà, Tú Mỡ… lại còn cả Thạch Lam Nguyễn Tuân Vũ Bằng để xem các nhà thơ nhà văn tên tuổi lẫy lừng đó họ nói gì về món phở.

Còn nữa, nói về món Phở thì nào đâu chỉ có mấy ông văn sĩ thi sĩ lừng danh kể trên, mà còn hàng triệu người Việt ở khắp nơi trên thế giới vẫn đang hàng ngày “sáng sáng đi làm chén phở… ”.

Tui muốn nói tới miếng thịt gàu “dòn”, là miếng mỡ nằm bên trong miếng thịt ở ức con bò. Cũng giống như miếng thịt “Tái lõi” là miếng lõi ở bên trong miếng thịt bắp con bò, miếng gàu dòn cũng in vậy. (Ở đây tui không nói tới miếng gàu mềm đâu nghen, bà con nên biết gàu bò gồm có hai loại là gàu mềm và gàu dòn).

Hãy nhìn mấy tấm hình tui chụp dưới đây mà xem :


Miếng thị mỡ gàu thì trong các tiệm phở luôn được xắt rất mỏng để bảo đảm thực khách ăn sẽ thấy rất giòn. Khi nhai miếng mỡ gàu hoàn toàn không nghe ngấy. Miếng mỡ gàu rất thơm chớ hoàn toàn không nghe gây gây mùi bò.

Rất nhiều người do không biết luộc cỡ nào thì vừa ăn, vậy nên tìm trên Net và thấy thiên hạ bàn vô bàn ra tùm lum. Nay tui xin chia sẻ cách luộc của người bán phở theo truyền thống Hà Nội như sau :

- Miếng mỡ gàu cứ bỏ vô luộc bình thường, cần nhứt là có một đôi đũa tre hoặc tương đương, khi nào cầm đũa xiên từ bên này qua bên kia miếng thịt là được, nhiều bà nội trợ ở nhà khi thái ăn thử thấy còn cứng thì sợ mà bỏ vô nồi luộc thêm nữa là sai cách rồi, hư hết miếng thịt ngon tuyệt mất rồi.

- Luộc chín rồi thì không vớt ra bỏ vô nước lạnh mà cứ để cho nguội từ từ.

- Dao thiệt tốt, thái miếng thịt thiệt mỏng, mỏng hết cỡ… như tờ giấy… vì nếu thái không mỏng thì khi ăn ta thấy miếng thịt mỡ gàu sẽ cứng dai nhách. Thái mỏng khi nhai mới cảm nhận được vị thơm, nhất là dòn, béo, ngon ngọt của miếng thịt mỡ gàu.

Phiếm luận về phở


alternative text
Món ăn thuần Việt từ lâu đã tỏa sáng rực rỡ trong ngoài nước là phở.

Từ thế kỷ trước, người đầu tiên có bài viết trong đó có nói tới phở là nhà văn Thạch Lam với “Hà Nội 36 phố phường” ở phần nói về gánh phở trong nhà thương Phủ Doãn tại Hà Nội. Chỉ bằng vài lời văn tả thật tự nhiên mượt mà của một cây đại thụ trong nhóm “Tự lực văn đàn” mà gánh phở rong của Hà Nội như được thăng hoa :

- Nước thì trong và lúc nào cũng nóng bỏng, khói lên nghi ngút. Rau thơm tươi, hồ tiêu bắc, giọt chanh cốm gắt, lại điểm thêm một chút cà cuống, thoảng nhẹ như một nghi ngờ.

Bài viết của nhà văn Thạch Lam giống như phát súng lệnh đầu tiên, sau đó các nhà thơ nhà văn tên tuổi đều có bài viết và đã không tiếc lời ca ngợi món phở, bài ký “Phở” đã đưa đại chúng biết đến nhà văn Nguyễn Tuân như một bậc thầy về phở, nhà văn Vũ Bằng với bài “Phở bò – Món quà căn bản” khiến đọc giả lâu nay quá quen với bát phở rẻ tiền giờ mới biết Hà Nội xưa còn có cả một ông vua phở, đọc giả đến giờ mới biết bát phở hóa ra còn là một bức tranh ẩm thực tuyệt đẹp… Thế là công chúng có cái nhìn trân trọng đối với món quà bình dân vẫn ăn hàng ngày ấy, nhà thơ trào phúng nổi tiếng Tú Mỡ Hồ Trọng Hiếu cũng phải động lòng mà múa bút cho ra bài “Phở đức tụng” làm người đọc càng hứng thú với ý nghĩ bát phở còn là một bài thơ đầy ý tứ…

Từ phương Nam – Sài Gòn xa xôi, tay chơi người tàu lai rất nổi tiếng nhưng đại khó tánh Vương Hồng Sển chỉ quen ăn mì xá xíu, hủ tiếu tàu cùng bánh bao há cảo xíu mại… thế mà sau khi được thưởng thức món phở chính thống của tiệm phở Huỳnh đã không đừng được mà phải cầm bút viết những dòng ngợi ca tán thưởng.

Lại xuất hiện cả giai thoại thi sĩ Tản Đà khi ở Sài Gòn từng cậy nền gạch bông nhà trọ lấy đất trồng rau thơm để ăn phở…

alternative text
Cùng song hành với món phở, suốt chiều dài thế kỷ đã có hàng trăm, hàng ngàn bài viết ca tụng món phở của các cây bút chuyên nghiệp có, không chuyên có, thậm chí dốt đặc cán mai như nhà cháu đây do ngẫu hứng đột xuất mà múa tay gõ bàn phím cũng là để quảng bá cho món phở qua những dòng mà các quan bác đang đọc đấy ạ.

Những cái vừa kể đã cùng nhau đưa món phở lên tột đỉnh vinh quang, mặc nhiên phở trở thành món ăn quốc hồn quốc túy. Trong lãnh vực ẩm thực thì chừng mực nào đó phở còn là biểu tượng của Việt Nam.

Xin hỏi rằng thế giới có món ăn nào của dân tộc nào mà lại được sùng bái, được tôn vinh như vậy ?[ Lại khiến người ăn khổ sở vất vả đến vậy?

Này nhé :

- … buổi sáng, hàng trăm người chen chúc khổ sở vào cái ngõ con bề ngang không quá một thước ở phố Hàng Khay, bên cạnh nhà Bát Si Nha hay xuống tận đằng sau chợ Hôm, trong một cái quán lá tồi tàn để thưởng thức cho kỳ được một hay hai bát phở….

Lại còn gánh phở Tàu Bay mà: “… sáng sáng, người ta đứng đầy cả ra ở ngã ba đầu Hàm Long, xế cửa Sở Hưu bổng để mà tranh nhau ăn…

Còn nữa, mỗi buổi sáng, người thích phở ở Hà Nội phải: “ … chen chúc vất vả, hò hét đứt hơi được một bát phở…” ở hàng phở Tráng, người được tôn xưng là vua phở của Hà Nội năm 1952.

Cái nhà ông nhà văn Vũ Bằng còn kể lể :

- … biết bao nhiêu bận đứng chờ làm phở, tôi đã thấy những người đàn bà, đàn ông, người già, trẻ con, bưng lấy bát phở mà đôi mắt sáng ngời lên. Người ta chờ lâu thì bực thật đấy, nhưng cũng vẫn cứ chờ cho được, tuồng như đã đến mà không được ăn thì chính mình lại phải tội với mình, vì đã đánh lừa thần khẩu - hay nói một cách khác, đến đấy mà không cố ăn cho kỳ được thì rồi sẽ hối hận như một người tình đã để lỡ cơ hội chiếm người yêu….

Thử hỏi, có món quá sáng nào mà: “… Hàng năm bảy chục người, hàng tám chín chục người đứng vòng lấy gánh hàng của anh ta, chật cả một cái hè đường để mua ăn” theo như lời kể của nhà văn Vũ Bằng.

Thế thì bát phở bò truyền thống Hà Nội như thế nào mà được ca ngợi quá vậy ?

Cũng vẫn theo như lời của tác giả cuốn "Món ngon Hà Nội" thì:

- Một nhúm bánh phở; một ít hành hoa thái nhỏ, điểm mấy ngọn rau thơm xanh biêng biếc; mấy nhát gừng màu vàng thái mướt như tơ; mấy miếng ớt mỏng vừa đỏ màu hoa hiên vừa đỏ sẫm như hoa lựu... Trên tất cả mấy thứ đó, người bán hàng bây giờ mới thái thịt bò từng miếng bày lên. Ông muốn xơi chỗ thịt nào cũng có: vè, sụn nạm, mỡ gầu, mỡ lật, vừa mỡ vừa nạc, vừa nạm vừa sụn, thứ gì anh ta cũng chọn cho kỳ được vừa ý ông. Ăn phở chín thì như thế là xong, chỉ còn phải lấy nước dùng và rắc một chút hạt tiêu, hay vắt mấy giọt chanh (nếu không là tí dấm). Nếu ông lại thích vừa tái vừa chín thì trước khi rưới nước dùng, anh Tráng vốc một ít thịt tái đã thái sẵn để ở trong một cái bát ôtô, bày lên trên cùng rồi mới rưới nước dùng sau. Nước dùng nóng lắm đấy, nóng bỏng rẫy lên, nhưng ăn phở có như thế mới ngon. Thịt thì mềm, bánh thì dẻo, thỉnh thoảng lại thấy cay cái cay của gừng, cay cái cay của hạt tiêu, cay cái cay của ớt; thỉnh thoảng lại thấy thơm nhè nhẹ cái thơm của hành hoa, thơm hăng hắc cái thơm của rau thơm, thơm dìu dịu cái thơm của thịt bò tươi và mềm... rồi thì hòa hợp tất cả những vị đó lại, nước dùng ngọt cứ lừ đi, ngọt một cách hiền lành, êm dịu, ngọt một cách thành thực, thiên nhiên, không có chất gì là hóa học... không, ông phải thú nhận với tôi đi: “Có phải ăn một bát phở như thế thì khoan khoái quá, phải không?

alternative text
Có lẽ do quá yêu món phở mà nhà văn Vũ Bằng còn cho rằng:

- … Quả vậy, ăn một bát phở như thế, phải nói rằng có thể “lâm li” hơn là nghe thấy một câu nói hữu tình của người yêu, ăn một bát phở như thế, thú có thể ví như sau một thời gian xa cách, được ngã vào trong vòng tay một người vợ đẹp mà lại đa tình vậy!.

Phải nói rằng yêu phở, mê phở như cái nhà ông nhà văn Vũ Bằng thì chỉ đến thế là cùng. Nhà cháu dám cá rằng người đọc ở miền Nam cho dù nếu chả biết "phở truyền thống" là gì mà khi đọc những dòng này ắt phải tìm nơi mà ăn cho kỳ được một bát phở bò truyền thống Hà Nội cho biết với đời vậy.

Lại nói, nhà cháu vì dốt chữ không thể hiểu được ý nghĩa cao siêu trong những lời nói của mấy ông nhà văn nhà thơ, duy có điều này thì nhà cháu công nhận tắp lự, đó là “… Gặp phải ngày ta se mình, ngửi mùi thịt thấy sợ, hàng phở ngon vẫn có thể làm cho ta ăn ngon miệng với một bát phở chay, chỉ có bánh và nước thôi. Làm như thế mà ngon, thế mới là ngon đấy…

Phở, người ta còn ví phở với những cô nhân tình của các đức lang quân chán cơm thèm phở, muốn tò tí với bồ nhí.

Phở có mặt mọi lúc mọi nơi, phở được thi vị hóa khi nhà văn Nguyễn Tuân mô tả :

- … Mùa đông ở Việt-nam, không gì nên thơ bằng cái hình ảnh một bếp lửa hàng phở bến ô tô nhiều hành khách quây quanh chờ đợi bát mình, vai rụt xuống một tí, người nhún nhẩy như trẻ em đang thú đời.

Phở còn là món ăn đầu tiên người ta nhớ, người ta muốn ăn sau những ngày ê hề với những bữa cỗ ngày tết. Nhà văn Nguyễn Tuân cũng vậy:

- Tết, nhà ai cũng bánh chưng, cá kho, thịt đông, nhưng vẫn rất đông người tình cờ mừng tuổi nhau ở những hiệu phở khai trương từ mùng hai Tết….

Nhà văn họ Nguyễn còn viết rằng phở cũng bị mang ra ví von khi một cô gái làm đĩ than thở:

- Đời hồi này như một gánh phở bánh trương mỡ nguội đóng váng.

Đến đây, nhà cháu mạo muội mà nói rằng đã là phở thì không cứ gì là phở bò hay phở gà, chỉ có cái ông nhà văn họ Nguyễn là người kiêu ngạo khó tính bậc nhất trong việc thưởng thức món phở, ông ta nhất định không công nhận phở gì khác ngoài phở bò chín nhưng nhà cháu thấy cái nhà ông họ Nguyễn ấy cũng phải buộc lòng nhắc tới hàng phở gà đầu tiên của Hà Nội xưa :

- … có một hàng bán phở gà ở Hà nội mà nhiều người thủ đô không bằng lòng chút nào. Y bán vào buổi sớm, người xúm lại kêu ăn gạt đi không hết.

Cho dù nhất định không thèm ăn cái món phở gà mà đã bị ông ta gọi là thứ phở sa đọa, ấy dưng cái nhà ông Nguyễn Tuân vưỡn cứ do tò mò mà đi tới phố Huyền Trân công chúa để đứng xa xa mà nhìn những tín đồ của đạo phở chen lấn vòng trong vòng ngoài ồn ào đòi ăn làm náo động cả một quãng đường buổi mai:

- Hãy đứng ở đây một buổi sớm mà xem người ta ăn phở gà. Sốt ruột đáo để. Người ăn mề gà, người ăn đùi, ăn thịt đen chứ không ăn thịt trắng nó chua, ăn lá mỡ, phao câu, ăn đầu cánh. Miếng ăn ở đây đích thị là một miếng nhục, nhục theo cái nghĩa một miếng thịt ngon hợp khẩu vị, và cũng đi theo cái nghĩa nhục nhằn túi bụi. Ở vỉa hè đường ấy, cứ nhao nhao cả lên quanh một ông hàng mặt phớt tỉnh như đế quốc Ăng lê và bán hàng rất cửa quyền, khách phải đi lấy lấy bát. Có người đã dắt sẳn từ nhà đi một củ hành tây, có người quả trứng gà... đập trứng bỏ hành tây vào cái bát mình đã thủ sẵn và đánh dấu vào bát, dúi dúi bát trước mặt ông hàng, cười cười, nhắc nhắc, xuýt xoa nói to nói nhỏ, cứ như là sợ cuộc đời nó quên mình, nó nhầm mình... .

Chưa hết phở còn chen vào những cuộc ngả giá mua bán, nhà văn Nguyễn Tuân kể :

- Có những kẻ sống không nhà cửa, chuyên môn đứng đường, chạy hàng sách chợ đen đủ các thứ, lúc tính tiền hoa hồng, lấy bát phở tái năm xu làm đơn vị giá cả,"việc này mà trôi chảy, ông bà chị cứ cho em một trăm bát tái năm, vân vân...

Nhà văn Nguyễn Tuân vẫn kể lể :

- Chúng tôi ngồi trên bờ một cái hồ xứ Bắc ở ngoại thành Hen xanh ky tưởng nhớ đến một bát phở quê hương, và đối với món ăn đó của dân tộc đáng yêu chúng ta ở Đông Nam Châu Á, chúng tôi đã phát hiện những đức tính dồi dào của phở, tự mình cho đó là những cơ sở vững chắc để dựng lên một nền lý luận cho món phở. Sau đó mấy tháng trở về nước, đặt chân lên đất Hà nội, bữa cơm đầu tiên của tôi là một bữa phở.

Còn nữa, nhà cháu xin góp một câu in hình mới có từ mãi sau này đã được truyền khẩu trong nhân gian, và phở còn được ví von một cách rất sinh động:

- Phở là cơm nguội nhà ta
  Nhưng là phở tái thằng cha láng giềng.


alternative text
Ở xứ Cocchinchine xa xôi, tay chơi tài hoa Vương Hồng Sển lên tiếng họa với tài tử đất Bắc khi hồi tưởng lại lúc ngồi trong tiệm phở Huỳnh ở quận Phú Nhuận trong làn sương mờ tỏa ra từ nồi nước dùng. Giữa làn hơi nghi ngút quyện mùi phở thơm lựng lại thấp thoáng yểu điệu hai cô con gái chủ quán đi tới lui bưng phở cho khách ăn mà một phút xuất thần mơ màng Vương tiên sinh thấy mình sung sướng hơn hai chàng Lưu Thần và Nguyễn Triệu đi hái thuốc trên núi vô tình lạc vào vườn đào tiên gấp bội :

- Trời sáng lạnh lạnh, tô phở bay hơi nghi ngút, tay cầm đũa, vít miếng thịt mềm nhừ, hay miếng "mỡ gầu" vừa giòn vừa dai, gion gion giòn giòn, chấm một chút tương cay, mắt liếc tay ngọc bưng tô cho bàn bên cạnh, tưởng đâu chừng mình đã theo Lưu Nguyễn lạc lối thiên thai, với mười bảy đồng hay hai chục đồng mà nếm tô phở Huỳnh buổi ấy, hơn Lưu Nguyễn bội phần vì hai chàng lạc lối cảnh ăn đào thiếu bổ !

Có vẻ khi nói tới phở đã khiến tác giả của “Sài Gòn tạp pín lù” hứng chí, tay chơi điệu nghệ đất Sài thành lan man thả hồn tưởng như lang thang vô định theo mùi hương thảo quả quế hồi gừng hành từ một nồi phở đang tỏa khói của gánh phở rong trong cơn gió đêm lạnh cắt da miền phương bắc :

- … ngoài thịt bò, xương bò, xương heo, người ta còn cho đuôi bò. Điều này, cuối chợ, khi sắp đóng cửa hàng, phần "xí-quách" ấy là một món ăn còn có thể nói là hơn lương-trân, dành riêng cho các ông thích nhậu. Hỡi ôi, gặm cục xương đã mềm nhừ hay ăn cái đuôi bò thấm đượm, chiêu một ngụm rượu cay nồng, giữa cái lạnh lùng giá buốt của mùa Đông, tưởng chừng như thiên-đàng cũng không bằng !!!

Bằng sự trải nghiệm “Hơn nửa đời hư” từ bản thân, lại là người Nam bộ nên có lẽ tác giả của “Sài Gòn năm xưa” ngạc nhiên lắm khi thấy các tài danh đất Bắc đều bị nghiện món phở. Từ đó ông cất công tìm hiểu, sau khi tìm tòi, phân tích về cách thức để làm thành bát phở truyền thống Hà Nội, tay chơi người tàu lai họ Vương như chợt hiểu đã cả cười mà nhái vui giọng của người miền bắc:

- Úi giời, thế thì phở quả nhiên "nhiệt" thật, toàn là thứ để làm thành rượu thì ăn phở đâm ra... nghiện cũng đúng thôi.

Phở còn là cảm hứng của nhiều người, nhiều giới, xưa có giai thoại rằng nữ sĩ Đoàn Thị Điểm ra vế đối “Da trắng vỗ bì bạch” làm khó tay chơi người Thanh Hóa, người Sài Gòn cách nay mấy chục năm cũng có một giai thoại về bà chủ hàng phở ra một vế đối khiến giới mày râu đô thành vò đầu bứt tóc:

- Nạc, mỡ nữa làm chi, em nghĩ chín rồi không tái giá.

Người miền Bắc với món phở thì như đã nói, thế còn người miền Nam đối xử với phở thế nào ngay tại đất Sài Gòn là nơi tập trung và rất sẵn đủ loại món ngon thức lạ? Hãy nghe tác giả Phan Nghị kề lại trong phóng sự “Alo. Saigon” của ông:

(Trích)- Hồi đó nữ ca sĩ Thái Thanh và nữ ca sĩ Tấm Vấn ở tít trong chợ lớn, sáng nào cũng ngồi xích lô ra sân quần vợt không phải để đánh banh lông mà là để đớp phở.

Cao thủ Trần K. có ông anh cũng tên Trần K. và cũng là cao thủ bóng lông, còn mê phở hơn cả ông em. Sáng nào ông K. anh cũng gò lưng đạp chiếc xe đạp ọp ẹp chở người tình 200 pao từ Chợ Lớn ra sân quần với mục đich cao quý duy nhất là đớp phở của con gái ông BH. Có nhiều lần, có lẽ tại tối trước ông K . anh chơi bóng lông hơi nhiều và hơi khuya, sáng ra chân chùn gối lỏng, ông đạp xe hơi chậm, tới hơi trễ, đã thấy cái thùng nước phở chổng mông lên trời. Phở chính thống là thế: bao nhiêu thịt là bấy nhiêu nước. Hết nước là hết thịt, hết thịt là hết nước. Và hết là hết, chứ không có cái trò đổ vài lon nước lèo hộp, hay ném mấy cục bouillon vào nước, thêm tí mắm tí bột ngọt, đun sôi lên bán với thịt tái. Sau mấy lần đạp xe phờ râu tôm tới nơi lại hụt ăn, ông K. anh đành thương lượng với cô chủ phở như thế này: “Mỗi sáng cô cứ vui lòng để riêng ra hai tô, cất đi cho tôi. Tôi tới kịp để ăn hay không tới ăn được cũng kệ cha tôi. Tôi vưỡn cứ trả tiền như thường”.


Lại còn cái nhà ông Đoàn Tiểu Long nào đó đã múa bút mà nhận xét :

- … Chính là vì người Hà Nội vô cùng bảo thủ và khó tính trong chuyện ăn uống. Thời các cụ Vũ Bằng, Nguyễn Tuân, phở phải như thế nào mới được coi là ngon, thì giờ đây vẫn vậy. Người ta vẫn chịu khó xếp hàng, chen chúc nhau trong một cái quán chật chội, bẩn thỉu, với những chiếc bàn gỗ cũ kỹ, thấp lè tè, để ăn một bát phở ngon. Bát, đũa, thìa vẫn y như thời bao cấp, dù chủ quán rõ ràng thừa tiền để sắm loại đẹp hơn: bát ô tô bằng sứ rẻ tiền, đũa tre đen thui, cong queo; thìa nhôm cán ngắn, và tuyệt nhiên không dùng bát đũa bằng nhựa melanine. Dùng bát đũa nhựa để ăn phở chỉ tổ phí đi! Tương ớt cứ phải là loại làm thủ công còn nguyên xác ớt, để trong lọ thuỷ tinh miệng rộng và dùng thìa múc, chứ dùng loại tương ớt công nghiệp xay nhuyễn đựng trong chai nhựa là vứt. Người miền Nam vốn quen ngồi bàn cao, rộng rãi, dùng tô lớn, đũa nhựa, thìa inox, ớt công nghiệp pha bột cà chua và phẩm màu, ra đây không hiểu được điều này. Họ hết sức ngạc nhiên (và khoái chí nữa) thấy các cô gái Hà Thành xinh như mộng, mặc váy ngắn, ngồi bên chiếc bàn gỗ cáu bẩn thấp lè tè, còn thấp hơn cả đầu gối các cô, mà mê mải húp từng thìa phở làm má và môi hồng rực lên, chẳng buồn để ý đến sự hớ hênh của mình.

alternative text
Cái cách ăn của người Hà Nội nghiện phở cũng khác. Anh ta không vội vã bỏ đủ thứ rau giá, dấm ớt, tương đen tương đỏ vào bát phở, trộn nháo nhào lên như đánh vữa rồi ăn ào ào như người Nam. Người Nam, nhất là dân Sài Gòn, làm gì cũng ào ào, khiến các bà vợ tức phát khóc, nhưng các em gái bán hoa lại thích. Người Hà Nội, trái lại, cừ từ từ, nhẩn nha như chẳng có gì vội vã. Trong công việc mà thế thì đáng ghét lắm, nhưng trong chuyện ăn uống lại đâm ra hay. Anh ta rất từ tốn, dù trong bụng sôi sùng sục và nước miếng tứa ra đầy mồm. Thoạt tiên, anh ta hãy hít hà mùi thơm bốc lên từ bát phở đã. Chà chà, khá đấy, nhưng hình như hôm nay chủ quán bỏ hơi nhiều hoa hồi thì phải, chắc mới bị cảm nên nghẹt mũi chăng? Rồi anh ta múc một thìa nước dùng nóng rãy đưa lên miệng nếm. Chao ơi, ngon chết người đi. Nước dùng thế này mới là nước chứ! Xem thịt thế nào nhé, được đấy, miếng tái mềm ngọt, miếng nạm cũng mềm mà không bở xác. Vị hơi gây gây thế này đích thị là thịt bò chứ không phải trâu. Bánh phở vẫn trắng mềm như mọi khi, quán này có nguồn cung cấp khớ đấy. Không biết có hàn the, phoóc-môn không nhỉ, chắc là có thì mới ngon thế chứ! Chỉ sau khi đã ăn vài ba thìa phở “nguyên chất” đó rồi, đánh giá đầy đủ bát phở hôm nay so với mọi hôm để chốc nữa còn phê bình chủ quán, anh ta mới từ tốn cho dấm tỏi, tương ớt vào. Những thứ này, nếu cho ngay từ đầu, một mặt làm bát phở nguội đi mất cả ngon, mặt khác khiến ta không cảm được cái vị thực sự của nước dùng mà lão chủ quán vẫn khoe khoang là “ngon nhất Hà Nội”. Ngon nhất Hà Nội tức là ngon nhất thế giới đấy!


Lại nói, phở từ Hà Nội theo chân những người di cư năm 1954 vào Sài Gòn và đã lập tức chinh phục khẩu vị vốn dễ dãi ba phải của người miền nam. Phở được biến tấu tùy theo khẩu vị ảnh hưởng theo sở thích của những người bán hàng là dân bản địa. Món phở khi nhập gia cũng phải tùy tục là gia giảm rau tương giá sống hành trần nước béo cho phù hợp khẩu vị nên đã được người dân phương nam chấp nhận và tán thưởng. Phở còn góp phần tái tạo nguồn năng lượng sức khỏe cho giới thợ thuyền, còn là nguồn cảm hứng lao động, đối với giới phu xe xích lô thì có món lương trân gì hơn được bát phở lúc đói lòng trong khi vất vả ngược xuôi bôn ba kiếm sống hàng ngày:

- … những bác phu xích lô, ba bánh, kiếm đồng bạc khó khăn, coi bữa phở như một đại tiệc. Thế nào bác ta cũng phải củ vào túi áo một nửa xị đế và một khúc bánh mì. Ực một ngụm rượu, đưa cay bằng gắp bánh phở với chút thịt, phải ăn từ từ để ngẫm nghĩ cái ngon, cái thơm, cái bùi, cái béo. Bẻ miếng bánh mì chấm vào nước phở ăn cho đủ no vì tiền đâu mà gọi tô nữa, lấy làm vô cùng mãn nguyện, xe lăn bánh ào ào!

Tài thật, đọc những dòng văn tả của cái nhà ông Phan Nghị, nhà cháu đoan chắc những người đã sinh sống tại Sài Gòn thời điểm những năm tám mươi tám mấy thế kỷ trước hẳn ai cũng từng quen với cảnh như vừa nêu trên.

alternative text
Tổng kết lại, ngoài món phở thì có món ăn nào mà có thế khiến người ta tốn lời, tốn giấy mực để mà ca ngợi mãi không thôi như vậy.

Có thể có ai đó cho rằng nhà cháu võ đoán khi quả quyết phở là món thuần Việt, nhất là cái nhà ông nhà văn Tô Hoài, ông ta từng tuyên bố chắc nịch :

- Nguyên chữ "phở" gốc xuất phát từ người Trung Quốc, nhưng cách đây mấy năm tôi có đi Quảng Châu ăn phở thì tồi quá, không nuốt được. Người Việt mình đã từ món "rất xoàng" của Trung Quốc chế biến thành món rất ngon, thậm chí trở thành món ăn truyền thống.

Theo nhà cháu đọc trên mạng Internet thấy lời của nhà ông Vũ Thư Hiên kể rằng:

- Khi bay qua Bắc Kinh tôi được ăn phở Tầu do đạo diễn kiêm nhà văn Ngô Y Linh thết. Ngô Y Linh, tức là Nguyễn Vũ về sau này, hồi đó đang học trường kịch nghệ Bắc Kinh. Trong cái quán lúp xúp gần chợ tầm tầm Đông Tứ (Tung Sư), người ta dọn cho tôi một bát phở lõng bõng, phở thịt lợn chứ không phải phở thịt bò, bánh thì to bản giống bánh canh miền Nam, không rau thơm, không hành hoa, hành củ, không ớt tươi, không chanh cốm, bên trên lềnh bềnh mấy lá hẹ dài ngoẵng. Vị nước dùng của phở Tầu nhạt thếch, hoàn toàn không giống vị phở Việt. Ngô Y Linh nhìn tôi bằng cặp mắt thương hại rồi an ủi tôi rằng chữ phở là do anh đặt, ăn cho đỡ nhớ, chứ tên món ăn này khác, anh nói tên nó cho tôi biết, tất nhiên bằng tiếng Tầu, tôi nhắc lại rồi quên ngay lập tức. Anh lại nói tôi đang được hân hạnh làm quen với tổ tiên của phở đấy, thứ phở này có trong lịch sử Trung Quốc từ đời ông Bành Tổ kia, ở Trung Quốc có rất nhiều loại phở, đa dạng lắm, chắc hẳn phở của ta là con cháu nó lưu lạc xuống phương Nam…

Đến đây thì nhà cháu đã hiểu thế nào là cái món phở Tàu mà nhà ông Tô Hoài đã nói. Cũng giống như nhà ông Ngô Y Linh nọ, cái nhà ông Tô Hoài cũng tự cho rằng cái thứ "...một bát phở lõng bõng, phở thịt lợn chứ không phải phở thịt bò..." của ông Vũ Thư Hiên đó là món phở của Tàu… và là nguồn gốc của phở Việt Nam (?)

Vậy thì nhà cháu hẵng xin hỏi ông Tô Hoài và cũng xin hỏi luôn cả cái nhà ông ngô Y Linh nào đó rằng Trung Quốc có chữ “bánh cuốn” không ạ?

Nhà cháu hẵng xin hỏi ông Tô Hoải và cũng xin hỏi luôn cả cái nhà ông Ngô Y Linh rằng Trung Quốc có món bún xáo trâu không ạ?

Nhà cháu hẵng xin hỏi ông Tô Hoài rằng cứ theo lời ông nói thì chữ gừng nướng người Tàu có không? Chữ rau thơm (rau sống) người Tàu viết thế nào?

Nhà cháu tưởng chả nhẽ chỉ vì sự liên tưởng rồi tự ý đặt tên vớ vẩn cùng võ đoán chủ quan vô căn cứ của ông Ngô Y Linh mà phở Việt Nam có xuất xứ từ Trung Quốc?

Nhà cháu tưởng chả nhẽ chỉ bằng vào mấy câu nói vu vơ của cái nhà ông Tô Hoài mà phở Việt Nam lại là có nguồn gốc Trung Quốc?

Nhà cháu đây không thể chỉ căn cứ vào lời nói của nhà anh Cồ Cừ, một cây đại thụ trong làng phở của Hà Nội hiện nay đâu nhé, nhà anh Cồ Cừ đó in hình là người gốc Nam Định, nghe nói anh ta theo cha mẹ bán phở ở Hà Nội từ năm 13 tuổi, anh ta nói:

- Theo các cụ ngày xưa kể, thì phở không phải là xuất xứ từ người Tàu. Nó từ các gánh quà bán bánh đa cua, thịt lợn rồi dần dần là thịt bò…

Lại theo tìm hiểu của nhà văn hóa Vương Hồng Sển thì:

- Trong quyển gia-chánh "Nữ-công thắng-lãm" của Hải-Thượng Lãn Ông Lê Hữu-Trác (1720-1791), viết vào năm 1760, không có nói đến phở.

- Trong hành-trình đến Việt-nam từ 11/01/1884 đến 19/04/1886 của Bác-sĩ Hocquard, tường-thuật lại rất cặn kẽ cách ăn nếp ở của người dân ta trong"Une campagne au Tonkin", nhắc đến cả mắm tôm, nhưng chẳng có một lời nói đến món ăn có tên là phở cả.

alternative text

Nhà cháu được biết rằng một trong những nguyên liệu quan trọng bậc nhất để góp phần làm nên nồi phở là con sá sùng khô, thứ này thì các chú chệc Quảng Tây tìm mua để bỏ vào cho ngọt nồi nước dùng mà bán mì (mỉn)

Nhà cháu xin có nhời thế này ạ:
1/- Cả ngàn năm nay, chú chệc đã theo chân lính Tàu mà qua sinh sống bên xứ mình.
2/- Cùng với chú chệc là các món ăn Tàu sủi cảo, xíu mại, há cảo, bánh bao, mì hoành thánh (vằn thắn) và mì xá xíu cũng nhập hộ khẩu Việt Nam.
3/- Trong các món vừa kể thì có mì xá xíu, sủi cảo và mì vằn thắn là món ăn phải chan nước dùng.
4/- Thế nhưng nhà cháu từng ăn mì xá xíu và mì vằn thắn do người Tàu bán thì thấy nồi nước dùng của chú chệc là được nấu bằng xương heo. Riêng người Tàu Chợ Lớn ở Sài Gòn còn không biết con sá sùng là cái giống gì nữa kìa. Năm xưa nhà cháu từng ăn hủ tiếu mì sườn heo ngon tuyệt của ông già Tàu bán trong quận 11 ở Sài Gòn, tô hủ tiếu mì sườn còn có một ít lá hẹ cùng một lá xa-lat xé làm ba. Và nước dùng để chan cũng được nấu bằng xương heo mà cho bột năng để trở nên sền sệt. Nói thêm, ở Sài Gòn không thấy tiệm ăn Tàu nào có bán món sủi cảo tôm tươi, chỉ vài năm gần đây mới có một tiệm từ Hà Nội vào bán tại căn phố gần ngay ngã tư Passteur – Nguyễn Đình Chiểu (hay Võ Văn Tần?) quận 3.

Vẫn cái nhà ông Vũ Thư Hiên nọ trong lúc ra sức quảng bá cho món phở cá gì gì đó của quê nhà ông ta thì ông ta cũng hời hợt nhắc tới phở trâu phở bò như sau:

- Ngày xưa người ta không chuộng thịt trâu, các cụ lang kêu thịt trâu lạnh, ăn dễ sinh bệnh. Hơn nữa, con trâu là đầu cơ nghiệp, chẳng ai bỗng dưng vật trâu ra mà giết. Chỉ những con trâu sa hố gãy chân, hoặc trâu từ mạn ngược đưa về ngã nước mới bị làm thịt. Lại cũng theo lời khuyên của các ông lang, trâu có màu đen, thuộc âm-lạnh, làm món ăn thịt trâu thì phải cho gừng tươi (sinh khương) vào cho nó khắc cái lạnh ấy, thành thử nước phở thịt trâu hiếm hoi ngày ấy (thỉnh thoảng cũng có) bao giờ cũng có nhiều vị cay của gừng. Bò thường không có bò đen như trâu, nhưng cho đến nay phở bò phải có gừng, ấy là nó mang cái vị truyền thống của phở trâu, hẳn vậy.

Nhà cháu căn cứ vào tìm hiểu của mình nên dám cả quyết rằng món phở tuy có ảnh hưởng cách nấu món ngầu nàm của người Tàu, bằng chứng là sự hiện diện của hồi quế đinh hương trong nồi phở, thế nhưng bánh phở thì dứt khoát phải là từ món bánh cuốn của người Việt. Củ gừng nướng là do thừa hưởng từ gánh bún xáo trâu. Rốt cuộc thì phở vẫn phải là có nguồn gốc từ món bún xáo trâu của ông bà ta, tức là của người Việt vậy.

Nghe nói ở ngoài nước, bà con ta khi có dịp là mời bạn bè ngoại quốc để khoe, cùng là giới thiệu món phở của Việt Nam ra thế giới. Còn cả hàng vạn người gốc Việt tự nhận mình là tín đồ trung thành của đạo phở.

Một chút so sánh qua hình ảnh :
1/- Phở Hà Nội:
alternative text


2/- Phở Hà Nội biến tấu ra phở Sài Gòn:
alternative text


3/- Phở Quế Lâm của Tàu :
alternative text



Nói cho lắm, nước mắm dưa cải
Nói cho phải, dưa cải nước mắm.

Ấy thế mà nhà cháu vưỡn cứ phải nói, này nhé :

Cái món “bốc mả” trong nồi phở mà các ông Nguyễn Tuân, Vũ Bằng có nhắc đến :

- Người ăn phở miền bắc xưa gọi là món bốc mả, cái này thì phải là ai từng chứng kiến người ta bốc mả mới hiểu được. Người chết chôn sau ba năm thì đào mở nắp áo quan ra, dưới hố lõng bõng nước ngập mắt cá chân, người ta vớt từng miếng xương người quá cố đưa lên cho người ở trên rửa sạch bằng rượu, sau đó lau khô rồi bỏ vào quách mang về nhà mà thờ.
Như thế gọi là bốc mả.

- Người miền nam quen gọi là xí quách thì theo nhà cháu biết là sai, vì món đó nếu theo tiếng Tàu Quảng Đông thì phải là ngầu quách (xương bò) vì xí quách là nói trại của chí quách, là xương lợn (heo) mà ra. Tức là sai rồi. Tuy nhiên nếu là hủ tiếu của miền nam thì ta gọi một tô hủ tiếu xương thì sure là đúng là xí quách.

- Bởi sự dễ dãi mà người nam chấp nhận ăn phở do người bán không biết tẩy xương cho khéo mà nấu nên luôn bị nồng mùi gây gây của bò. Khi bán thì phải kèm rất nhiều rau húng quế húng cây, ngò gai, ngò ôm… tùm lum đủ thứ mùi. Lại còn thêm tương đen tương đỏ để ăn khách cho đỡ ngán, cho thấy ngon… rồi bảo đó là phở nam.
Vậy thì còn cần gì tới mùi thơm đặc trưng tỏa ra từ của bát phở bò nấu theo kiểu truyền thống Hà Nội. Để hòa quyện mùi thơm của thịt bò là hành hoa thái nhỏ, thêm vài lá húng láng (loại rau húng đặc biệt chỉ trồng được ở làng Láng), lại cả vài khoanh hành tây ngâm dấm gạo điểm thêm vài cọng gừng thái chỉ. Hu hu…

Phở, món ưa thích của đại chúng


alternative text
Nhớ thời đó những năm tám mấy tại Saigon có hủ tiếu mà đứng đầu là tiệm hủ tiếu nam vang Quốc Thái ở đường Võ Tánh nay là Nguyễn Trãi, một tiệm hủ tiếu nam vang nữa không mấy tên tuổi là Hồng Phát ở đường Trần Quý Cáp (sau đổi là đường Võ Văn Tần). Các quán phở thì có phở Công Lý ở trong hẻm đường Công Lý, phở Tàu Bay đường Lý Thái Tổ ngay chợ Cá Trần Quốc Toản, phở Quyền đường Chi Lăng (nay là đường Phan Đăng Lưu), tiệm phở Hòa ở đường Pasteur đời trước bảy lăm thì không biết mà phở Hòa giờ đang nổi tiếng thì hồi sau bảy lăm không mấy người biết…

Năm 1991, theo tui nhớ thì những tiệm phở nổi tiếng hồi trước bảy lăm là mấy tiệm vừa kể trên cùng các tiệm phở Thanh Cảnh, phở Tương Lai và gì gì đó đã chìm lỉm, chỉ là chủ tiệm không biết mần nghề chi khác mà phải ráng bán lai rai cầu mong sống qua ngày. Thời này nổi tiếng thì có phở bình dân bán một tô giá 3 ngàn đồng là tiệm phở “Bò cười” đầu tiên ở đường ngô Đức Kế quận 1, tiệm này bán suốt ngày, hàng ngày vào buổi sáng và buổi chiều khách ăn ngồi nghẹt trên lề đường… sau phở Bò Cười mở thêm chi nhánh ở trong khuôn viên một căn biệt thự trên đường Tự Đức nay là Nguyễn Văn Thủ.

Theo quy luật của các hàng quán bán phở từ những năm đầu thế kỷ XX mà mấy nhà văn Nguyễn Tuân Vũ Bằng đã nói, sau khi phở Bò Cười đã mất tiếng rồi vắng khách thì ngay góc ngã tư Hàm Nghi - Pasteur có tiệm phở Bắc Hải mới mở đã nổi tiếng, mở đầu cho phong trào những đám người bưng tô rửa chén là dân ở Nam Định tay dao tay thớt nối theo nhau ào ạt nhập cư vô thành phố Saigon và đã thống lĩnh riêng ngành hàng mua bán hàng ăn là phở. Nói không ngoa chớ đây là bằng chứng rõ nét nhất cho thấy rằng dân Saigon không biết nấu phở.

Phở, nói cho rõ thì phở là món ăn bình dân vậy chớ tại Saigon này thì vài ba quán có chút tên tuổi hơi đông khách là lập tức đẩy giá bán lên trên trời hoàn toàn không phù hợp túi tiến của đại chúng, phải đến khi phong trào phở Bắc Hải dấy lên ta mới thấy rằng người dân miền nam khoái phở biết mấy. Thời đó cứ cách vài ba con đường lại có một, hai quán phở Bắc Hải và quán nào cũng đông khách ăn nhất là buổi sáng.

Xét cho cùng thì ngoài những quán phở nổi tiếng và giỏi nghề ở Saigon này như phở Minh, phở Công Lý, phở Tàu Bay, phở Quyền… còn lại những quán như phở Hòa, phở Hồng Vân, phở Thái Sơn không hắn là không biết nấu phở, bù vào những thiếu hiểu biết trong nghề nghiệp, họ sáng tạo riêng cho mình một món phở tuy khác nhưng lại phù hợp khẩu vị của đại chúng Saigon, kết quả là họ gặt hái thành công trong nghề bán phở.

Hai vợ chồng phuongngugia tui từng bán quán ăn, cả bán phở và còn bán cả bia hơi cùng đồ nhậu liên tục 6 năm trời, tui từng nổi tiếng chỉ cần nói quán Ký Hai là mấy chục cây số vuông có rất nhiều người biết, riêng các tài xế xe đò và cánh xe ôm thì cứ tả cái tướng của tui “cái thằng cha cắt đầu tóc như trọc, đeo kiếng trắng quanh năm ở trần mặc quần tà lỏn luôn miệng dạ om sòm” là họ chỉ tới nơi.

Thằng tui cũng vì miếng cơm mà bày ra bán quán ăn, từ chỗ không biết gì cũng do trong thời gian bán buôn may nhờ được anh em là thực khách đến quán có người biết nghề nấu nướng chỉ dạy cùng sự suy nghĩ tìm tòi sáng tạo ra món ăn nhờ vậy mà được nổi tiếng rồi kiếm tiền cũng khá…

Nói riêng về phở thì đúng là “Nhất nghệ tinh nhất thân vinh”, nghề mình sẵn có rồi, chỉ cần điều chỉnh gia giảm nêm nếm cho hợp khẩu vị đa số của dân từng địa phương khác nhau, chuyện quán phở của mình nổi tiếng rồi được nhiều thực khách biết và tìm tới thưởng thức chỉ là chuyện thời gian.

Xin chú ý. Xin chú ý

Đã kêu bằng không gian mở thì phải có người nói thế này người nói điều kia, người thì khen người thì chửi chớ đâu thể như hai thằng cha phạm Viết Đào và Trương Duy Nhất nọ, phuongngugia tui đánh giá hai gã này kiếm tiền thì dở mà tham tiền háo danh là giỏi, đọc trong trang của Phạm Viết Đào có entry đặt vấn đề rằng bloger Tranhung09 là Việt gian, phuongngugia tui có comment nhận xét về bloger Tranhung09 nguyên văn như sau: “Trong khoảng thời gian mấy tháng ngày đêm lăn lộn trong giới blogspot trên mạng in tờ nét để từng bước học hỏi nhằm hoàn thiện nâng cấp trang blog của mình, phuongngugia tui biết tranhung09 là một boger rất chịu tìm hiểu về thủ thuật thiết kế blogspot… Rứa mà bữa nay thằng này bị bloger Phạm Viết Đào xỏ xiên bóng gió bla… bla. Thiệt mần ơn mắc oán”.

Hềhề, đã ngu còn muốn cái gì của mình cũng phải hay, đẹp hơn người khác, sau đó xảy sự cố lại đổ thừa này nọ, thiệt đúng bản chất xấu của anh cựu thanh tra hạng bét gốc gác nhà quê.

Trong trang này thằng tui đã có vài bài nhận xét về cả Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào, hehe, gởi comment tới trang của PVĐ thì hiện hàng chữ thông báo rằng chỉ được đưa lên sau khi chủ blog kiểm duyệt, coi bộ cái tên của tui bị bloger Phạm Viết Đào xếp vô lực lượng thù địch nên đã cấm xuất hiệt trên blog của chả.

Trước giờ tui vẫn coi trang blog cá nhơn là nơi của mình xả xì trét nên không cần ai khen chê nhưng vì ngứa vụ mấy thằng cà chớn đã mời người ta nhận xét vậy chớ chỉ thích người ta khen mình mà không dám nghe chửi. Tui cho rằng mấy cha đó ra đời không thể thành công dù là chuyện nhỏ.

Nay phuongngugia tui mở cửa blog thời gian là 10 ngày kể từ bữa nay 26/11/2011 để bà con vô xả rác đổ bô, sau 10 ngày sẽ đóng cửa mà vẫn để nguyên các lời chê bai của cô bác tuy nhiên xin cô bác không vô nói chuyện dính tới chánh trị chánh em, khi đó tui buộc phải xóa thì lại là sai mục đích ban đầu khi mở cửa blog. Mong bà con thương tui với nhen.

Quyền làm chủ

Gần đây tui lại hút thuốc, chỉ là hút cái thứ thuốc lá điếu nhỏ xíu hiệu “ESSE Lighs” nhẹ hều, chiều ra ngồi trên ghế đá trước cửa nhà hút thuốc vặt, chú Tư N cũng đang ngồi ghế trước nhà ổng liền kề nhà tui dòm qua hỏi tui:
- Chú Phương bầu cử ở đây hay ở thành phố?

Hic, với tui thì ba vụ bầu cử bầu kiếc nghĩa lý chi mà để ý, vậy chớ tui vẫn trả lời cho phải phép:
- Dạ, con bầu đây chớ chú Tư… theo con biết tạm trú đâu thì bầu cử đó.

Chú Tư N hỏi:
- Chú mày ở đây có đăng ký tạm trú gì hông ?

Tui trả lời:
- Thì hồi cô N mới về đây mấy ngày ở ai đó báo cho công an phường tới kiểm tra hộ khẩu của bà già con, qua bữa sau cô N đi đăng ký tạm trú liền mà.

Chú Tư N lắc đầu:
- Còn chú mày có đăng ký tạm trú chưa ?

Tui trả lời:
- Hồi lâu rồi con nghe chị vợ anh Dân nói con có tên chủ hộ tạm trú tại số nhà của anh D hồi con mướn nhà của ảnh mà.

Ông bí thơ đảng ủy khu phố e hèm:
- Chú mày biểu con N ra ngoải dò coi tên của chú mày có trong danh sách bầu cử hông, nếu không có thì báo liền để người ta bổ sung.

Thằng tui nói:
- Vụ này ăn nhậu chi tới con mà con phải lật đật chú Tư, con nay bịnh quá hỏng đi được.

Chú Tư N lắc đầu:
- Con ông Nguyễn Chính mà sao lại nói vậy ?

Tui nhăn nhó đáp:
- Dạ, chú Tư nói vậy oan cho ông già con, ổng liệng thẻ đảng vô giỏ rác từ hồi ổng bỏ cơ quan rồi nghỉ việc, con lượm vô giữ tới giờ vẫn còn kìa.

Chú Tư N nhăn mặt:
- Cái đó tui có nghe… nhưng nếu lập danh cử tri sách mà bỏ sót sẽ bị kiểm điểm chớ bộ.

Tui nói:
- Chuyện đó đâu mắc chi tới con chú Tư, mà con nói chú Tư nghe, anh hai con từng là phó chủ tịch HĐND phường Bến Thành quận nhứt, trước ảnh đã nói cho con nghe rằng bầu để chọn lựa thiệt sự chỉ hạn chế trong số đảng viên được bầu thêm cho đủ số chớ những ai sẽ trúng HĐND đã định hướng và quán triệt hết rồi.

Chú Tư N nói như muốn khoe ổng cũng rành:
- Thì vậy chớ sao, trên đã hướng dẫn mà thực hiện không tốt thì phải tổ chức bầu lại rồi còn phải kiểm điểm… mà chú mày chịu khó thực hiện quyền công dân cho tốt đi nhe.

Bác Ba Phi nghe tui kể chuyện ổng biểu nay họ phân biệt thiệt rành rẽ, quyền làm chủ đất nước là của nhơn dơn được hưởng còn lợi phải để cho các công bộc đầy tớ hưởng. Nếu các công bộc điều hành đất nước mà xảy cơn giông tố bão bùng giá cả như hiện nay, các tổng công ty thất thoát hàng quá trời ngàn tỷ thì lãnh đủ cũng là… toàn dân.

Xạo ke

Đọc entry Bầu cử đê của thằng nguoibuongio thì ai từng sống trong chế độ cộng sản tại Hà Nội và Sài Gòn thời kỳ bảy mấy tám mấy hẳn đều biết.

Sống tại miền bắc thì từ thời còn là một thằng nhóc chỉ biết chăn trâu đã được nhồi nhét ý nghĩ mau ăn chóng lớn đi bộ đội giết Mỹ nói chi tại thủ đô Hà Nội với báo đài ra rả suốt ngày.

Nói về bầu cử thì những lần đó người lớn thì nô nức đi bầu để có dịp hưởng cảm giác mình là người quan trọng, bà con rủ nhau rối rít đi thực hiện cái gọi là quyền làm chủ của mình, từ sáng sớm đã gọi nhau ý ới đã đi bầu chưa, đi rồi, bầu từ sáng sớm ấy chứ lị, ai có việc bận thì tranh thủ chạy đi bầu từ tinh mơ hoặc tối mịt chạy mau ra nơi bỏ phiếu bla… bla.

Thằng cu nguoibuongio kể chuyện của nó đi bầu tui nghe cũng đúng vì trường hợp của nó một người đi bầu giùm cả nhà là chuyện xảy ra rất nhiều. Chỉ khác ở chỗ thằng nhóc kể chuyện cố tình khiến người đọc tưởng lầm rằng nó chống cộng từ hồi còn nhỏ đi học tới giờ. Dóc tổ.

Thứ như thằng nguoibuongio mấy năm trước cổ còn quàng khăn đỏ vỗ tay hát tiến lên đoàn viên em ước ao bao ngày… rứa mà nay qua cách kể chuyện mang ẩn ý thì thằng nguoibuongio làm như nhà nó có huyết hải thâm thù với bác Trọng, bác Dũng không bằng.

Nè thằng nguoibuongio, anh có lời muốn nói với mày, ai cũng có quyền bày tỏ chính kiến, mày từng bị chế độ này bỏ tù nên mày hận thù chế độ thì đó là chuyện của mày, tao cũng đâu ưa chế độ này nhưng tao đâu cần kể chuyện lại ba xạo thêm thắt mắm muối để kích xúi người ta như mày.

Nói mày nghe, bà già ruột của anh là dân Thanh Trì mà nay là quận Hoàng Mai, tao được sanh ra tại nhà hộ sanh ở phố Ngô Quyền Hà Nội, tao đỏ lòm cộng sản từ hồi trong bụng mẹ. Tao cũng Hà Nội vậy. Tao cũng ghét cộng sản độc tài vậy.

Mày kể rằng ”Đến chỗ bỏ phiếu người ta hớn hở đón mình. Mà rõ mọi khi ông ý ghét mình lắm, ghét cả nhà mình ra mặt, hoạch họe đủ điều. Thế mà hôm đó mình ra bỏ phiếu ông ý cười toe toét chào đón…”. Nói vậy rõ ra nhà mày là dân chớ không phải cán bộ nhà nước. Là dân làm ăn tự do, tức đám con phe thời bao cấp tại Hà Nội mà lại đói khát tới mức thèm một miếng bì lợn thì bố mẹ mày cùng là thứ khờ ngốc. Đã rứa hỏng biết xấu lại la làng đổ thừa tại chế độ nữa chớ. Thiệt tình.

Quá trình ra đời kiếm ăn mặc dù tao và mày không biết nhau là ai và từng trải qua những công việc kiếm tiền thế nào nhưng anh dám chắc tao hơn mày là cái cẳng.

Tao ghét thằng nào nói trước đám đông mà xạo ke.

Vậy đó.

Vận dụng tuyệt vời


Đọc Hố Chí Minh toàn tập thấy trong đó có nhiều bài nói về binh pháp của Tôn Tử thì rõ ra Hồ chủ tịch đã vận dụng rất sáng tạo các mưu kế của nhà quân sự lừng danh Tôn Vũ trong thực tế chiến trận Việt Nam và đã giành nhiều thắng lợi.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tài giỏi áp dụng binh pháp của ông họ Tôn để biến hóa kỳ ảo khôn lường, này nhen, sau khi giành chánh quyền trong bối cảnh thế giới rối ren sau chiến tranh thế giới thứ 2, phe Đồng minh đang áp đảo và nước ta khi đó cũng ảnh hưởng của phe Mỹ, mà tụi Mỹ Anh Pháp thì chỉ là vì sự sống còn nên buộc phải tạm gác lại sự cách biệt về tư tưởng để bắt tay với Nga Xô đánh phe Trục phát xít, "Thuận nước đẩy thuyền", bác Hồ đã triệt để vận dụng mưu kế của Tôi Vũ và đã tuyên bố theo như trong bài “Khoan hồng mà không nhu nhược” đăng trên báo Cứu quốc số 61 ngày 8/10/1945, chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết “Trước kia, do những lời vu cáo hèn nhát của bọn thực dân và bọn Việt gian, người ngoại quốc vẫn ngờ vực Việt Minh là Cộng sản…” (Hồ Chí Minh toàn tập; Nhà xuất bản chính trị-Quốc gia năm 2000, trang 53. Download tại http://123.30.49.74:8080/tiengviet/tulieuvankien/4lanhtu/?toppic=38subtopic=91&leader_topic=9).

Thằng tui vốn bản chất u tối lại ít học nên nghe qua câu nói trên, tui cứ nhứt định cho rằng chủ tịch Hồ Chí Minh đã thanh minh với toàn thể quốc dân đồng bào rằng chính phủ do chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo là Việt minh chớ dứt khoát không phải là Cộng sản.

Ra là từ năm 1945 thế kỷ 20 in hình Cộng sản đã là thứ chi đó đáng sợ lắm mà chắc bà con mình ngán ngại lắm nên các tụi thực dân đế quốc và bọn Việt gian phản động mới mang ra vu cáo chụp mũ cho chính phủ Việt Minh do cụ Hồ lãnh đạo.

Đọc tiếp Hồ Chí Minh toàn tập tới “bài nói ở lớp huấn luyện đảng viên mới” là lớp huấn luyện do Thành ủy Hà Nội tổ chức ngày 14/5/1966 (báo Nhân dân số 4510 ngày 12/8/1966. Nguồn đã dẫn). Trong dịp này, Hồ chủ tịch đã nói: “Vì chủ nghĩa cộng sản là mục đích cuối cùng của đảng ta. Đấu tranh cho chủ nghĩa cộng sản là lẽ sống của người đảng viên”.

Thế là phuongngugia tui mới hiểu rằng việc tháng 8 năm 1945 cụ Hồ tha thiết thanh minh với nhân dân cả nước rằng Chính phủ Việt minh không phải là cộng sản chỉ là kế sách áp dụng tạm thời, là giải pháp tình thế để có lợi cho đảng, cho cách mạng lúc đó mà thôi và người ngoại quốc đã trúng kế. Đó là kết quả của việc đã vận dụng tuyệt vời mưu kế theo binh pháp của ông Tôn Vũ bên Tàu.

Vì là chuyện liên quan chính trị lại là những phát biểu của Hồ chủ tịch nên phuongngugia tui phải chụp màn hình post kèm để dẫn nguồn theo quy định của Bộ TT&TT, xin bà con bấm vô hình để coi kích cỡ thiệt của hình ảnh nghen.

Hai mang

Cuối cùng thì bloger Trương Duy Nhất cũng lên tiếng liên quan tới vụ ông họ Cù, vậy nhưng mục đích thiệt của bloger họ Trương đó là mong ghi điểm son với chính quyền bằng cách tung lên để đạp ông họ Cù xuống.

Đọc Trương Duy Nhất từ góc độ nào, theo kiểu gì cũng thấy phảng phất sự sợ hãi chính quyền, thí dụ như vừa chê chính quyền dại do bày trò hai bao cao su khỏi miệng lập tức mở lời bày tỏ rằng mình khinh thường ông Cù: “… “Cái dại của chính quyền… gặp xong tôi thấy hụt hẫng…” (http://danbaovn.blogspot.com/2011/04/ngo-bao-chau-va-su-so-hai.html#more).

Sự khôn lỏi của họ Trương thể hiện ở chỗ là đã thấy và đã né không đụng tới cái tượng đài của các nhà dân chủ bàn phím mới dựng. Chính vì thế mà bloger Trương Duy Nhất tránh được đòn thù của các fan hâm mộ ông họ Cù.

Họ Trương giả bộ nịnh nọt vuốt ve các nhà dân chủ bàn phím một phát bằng cách tấm tắc:
- “Cù Huy Hà Vũ có được cái khí chất hiên ngang. Sự hiên ngang trước tòa của ông là đáng kính phục”.

Liền sau đó là quay ngoắt bợ đít chính quyền để xỉ vả rằng Cù tiến sĩ bị điên:
- “Sự ngông cuồng khiến ông lâm vào tâm thái ảo tưởng”

Còn nữa, sau khi bôi bác các nhà dân chủ Việt chỉ chuyên đi chửi bới thô tục những ai nói trái ý mình, họ Trương còn công khai nhắc nhở chính quyền rằng nếu chỉ với những kiểu lối dân chủ Việt như thế thì không cần lo ngại gì một hiệu ứng hoa nhài.

Hắn là có lắm lúc bloger Trương Duy Nhất ngồi một mình rung đùi cho rằng mình khôn quá, là bậc trí giả cái bang thời thượng hay nói cách khác là một gian hùng giữa thời ly loạn.

Bác Ba Phi có lời nhắn ông Trương Duy Nhất rằng trò chơi hai mang không dễ, tài nghệ khoác áo hai mang thần sầu bằng trí tuệ cự phách như ông điệp viên sừng sỏ Phạm Xuân Ẩn kia cũng bị người khác nhìn ra, riêng về vụ chơi hai hàng nước đôi thì ông còn phải đi theo học hỏi bloger Người buôn gió dài dài.

Bác Ba Phi còn biểu bloger Trương Duy Nhất muốn trị dứt căn bịnh sợ chính quyền không khó, chỉ cần mỗi buổi sáng uống một ly cafe đen, hút một điếu thuốc, nhớ là phải tránh xa máy vi tính và không phát biểu linh tinh lấn qua lề trái, khi đó căn bịnh sẽ khỏi.

Nói thêm:
- Trong blog nguoibuongio có một comment than thở rằng Trương Duy Nhất ghi nhớ IP và thẳng tay xóa comment của người nào tham gia ý kiến ý cò vô blog của hắn, nếu người đó đã từng lỡ có “phốt” là gởi ý kiến góp ý chê bai hắn.
Bởi vậy bác Ba Phi đã có nhận xét là thằng Trương Duy Nhất này chơi dơ.

Nói thêm:
Ngày 02/5/2011, trang điểm tin http://anhbasam.wordpress.com/ đã nhận xét về bloger Trương Duy Nhất như dưới đây (hãy bấm vô hình để xem với kích thước thật)

Ôi chà

Hehe, cứ ngỡ nay hãng Microsoft đã chặn nên hỏng thể xài chùa vụ Windows update, nào ngờ bữa nay phuongngugia tui buồn tình vô thử… nhè vẫn vô tư vì hỏng thấy có chi ngăn cản tráo trọi.

Nói có sách mách có chứng, tui chụp màn hình như dưới đây cho bà con coi nè, hãy bấm vô hình để coi kích cỡ thiệt nghen. Xin nói rằng bản Windows mà thằng nhỏ hàng xóm mới cài giùm tui chắc chắn là phiên bản Microsoft Windows XP Professional Version 2002 Spack 3 lụi 100%.

Cụ thể phuongngugia tui thực hiện như sau:
1/ Mở máy rồi nhán vô Microsoft update

2/ Nhấn loạn xà ngầu một chặp, lý do là toàn tiếng tây tiếng u nên tui hỏng hiểu gì ráo và cứ rứa bấm tùm lum.

3/ Qua trang khác là (http://www.microsoft.com/downloads/en/details.aspx?FamilyID=c3202ce6-4056-4059-8a1b-3a9b77cdfdda###). Trang này hiện ra box có chữ màu nâu là Continue như hình dưới:

3/ Nhấn vô chũ Continue qua trang mới là (http://www.microsoft.com/downloads/en/ExeValidation.aspx?familyid=c3202ce6-4056-4059-8a1b-3a9b77cdfdda), trang này hiện box với hàng chữ như hình dưới:

Tới đây có hai thao tác phải làm:
a/ Nhấn vô chữ Continue
chờ vài giây để hãng check bản quyền Windows, nếu OK thì sẽ hiện ra Box như sau

b/ nhấn vô chữ Seve File sẽ hiện ra một biểu tượng màu rất đẹp có chữ GenuineCheck và yêu cầu phải tải về máy, tải thì tải chớ sao? Tải về rồi thì tui nhấn vô biểu tượng đó đã hiện ra Box như sau:

Trong box này sẽ có hàng chữ và số kêu bằng Code gì đó

4/ Coppy hàng chữ và số (code) đó rồi pass vô chỗ Enter your Validation như hình dưới đây

Rồi nhấn vô chữ Validate

Và rứa là ta sẽ qua trang mới như hình dưới:

OK, mặc sức rinh dzìa, thằng tui tính tải Windows 7 xuống cài chơi nhưng vì thấy quá trời các gói file dữ liệu rắc rối quá in hình ngoài trình độ tin học chó táp của mình, đành thôi vậy.

-Úy trời, hỏng hiểu lính lác của đám người thừa kế anh Biu - Gét mần ăn ra sao cà? Bảo mật cách răng mà trộm dzô nhà rinh hết đồ mà hỏng hay dzậy trời?

Nói thêm:
- Bữa nay 14/4/2011, tui lại vô mày mò và tiếp tục tải các bản cập nhật Exell và Word 2003, việc chôm đồ nhà ah Bill vẫn trôi trảy như bữa qua. Mời bà con coi hình dưới đây:


Không biết hãng Microsoft có kiểm tra bản quyền khi cho tải tự do các bản update bộ Microsoft office 2003 hay không nữa? Nếu có thì xem ra bản crack Windows XP mà tui cài trong máy tính đã được phần mềm kiểm tra của hãng Microsoft xác định là hợp pháp.

Chỉ là do thằng tui ngu dốt mới mày mò vọc thử và kết luận bậy bạ rằng có thể hãng Microsoft vẫn có chút sơ hở trong việc kiểm tra bản quyền của họ từ các máy tính của gia đình.

À, còn điều nhỏ xíu tui quên chưa nói, chắc bà con cũng dư biết muốn vô nhà anh Bill mà khỏi xin phép thì phải thủ cọng kẽm đặng mở khóa chớ. Ồ lại nữa rồi, anh Bill đã bỏ vô chùa tu từ lâu rồi còn đâu.

Chưa hết, tui kêu thằng em lối xóm qua cho nó coi, nó “xìiìii” một phát biểu tui rằng anh có thể tải thoải mái nhưng khi anh cài thì sẽ bị kiểm tra bản quyền rồi máy anh sẽ bị khóa luôn đó, tui biểu nó rằng giờ mày ngồi đây coi tao cài nhen hôn, nếu ok thì khỏi nói còn bị khóa mày chạy về lấy đồ qua cài lại máy cho tao chớ có gì khó.

Trước hết tui gỡ bỏ phần mềm Windows Media trong máy, sau đó cài lại bằng cái WindowsMedia-KB832353-ENU mà tui tải về bữa qua... mọi cái ok, tiếp đó tui cài mấy cái bản bảo mật hay vá lỗi, hay bản cập nhật Exell và Word mà tui vừa tải hồi trưa này, nhè khi cài thì hiện ra hộp thoại như hình dưới




Cuối cùng lại hiện ra hộp thoại có chữ The Expeted version of the product was not found on your system, dịch ra là chi mời bà con coi hình dưới


Tới đây tui biểu thằng thợ vườn mày có nghề thì mày quậy đi coi thử. Thằng nhóc ngứa nghề ngồi vô vọc tùm lum tá lả, nó tính gỡ bỏ cái WGA Notifications của Microsoft nhưng hỏng đặng, vì là bản lậu thì làm chó gì có cái WGA gì gì đó. Coi bộ anh thợ vườn cáu sườn và vô cần - tron - pa - nen gì đó mở Auto update, rồi nó nhấn sì - ta, nhấn Microsoft update… hehe thì cũng giống tui chớ chi…

Chú thợ vườn lại hát nhạc xưa, nó kiểm tra artive gì đó bằng cách lại nhấn Star – Run và nó gõ %systemroot%\system32\oobe\msoobe.exe /a bla… bla.

Rốt cục anh thợ hỏi tui ai chỉ cho anh làm sao hay vậy, tui cười nói với cậu em rằng đêm qua tao mơ gặp bác Hồ, râu bác dài tóc bác bạc phơ, bác mỉm cười bác khen tao ngoan rồi bác hướng dẫn kỹ thuật cho tao.

Kết:
- phuongngugia tui đăng bài này mục đích để cảnh báo Hãng Microsoft kiểm tra vụ bản quyền, vậy đó.

Ngày 19/11/2011

Đã qua mấy ngày, vì chưa thỏa mãn rằng Windows chưa phát hiện ra rằng mình xài bản lậu, tui lại tiếp tục vụ Check bản quyền, mới bà con theo dõi.




Bà con hãy chú ý, tại hình thứ 2 từ trên xuống, khi hiện ra một box yêu cầu save file thì tui đã không save mà thực hiện theo đề nghị của Windows như hình thứ 3 (từ trên xuống).

Nhè sau khi nhấn vô chữ Validate now thì chử Save file mất đi rồi qua trang khác hỏng có chi ráo trọi như hình thứ 4 (từ trên xuống)

Rứa là đã đủ cơ sở kết luận rằng địch hỏng phát hiện được ta, hềhề... hỏng biết có thèng cu mô là nhân dziên của hãng mai cờ rô sóp dziệc nam lạc dzô trang ni khôông hè, hềhề. Bữa mô rảnh tui sẽ nhấn vô Save file như hình thứ 2 (từ trên xuống) coi thử nà.

Ngày 21/4/2011

Mặc dù hơi ngán màn hình máy tính của mình đang ngon lành bỗng dưng… đen thui và tê liệt vì bị phần mểm kiểm tra của Microft tự động khóa Windows XP sau khi kết nối kiểm tra rồi phát hiện. Nhưng do bị thôi thúc bởi sự tò mò, phuongngugia tui chắt lưỡi bấm vô để cài đặt WGAPlugininstall.exe như hình dưới đây



Cài đặt xong tôi vô trang http://www.microsoft.com/genuine/downloads/GenerateHTA.aspx?displaylang=en&sGuid=f49f6457-3bc7-4274-b04b-eaa50d952044&Page=Validate để ăn thua.

Lại yêu cầu tải về

Tải về bữa trước rồi, giờ lại nhấn vô để cài đạt lần nữa coi sao? - Vẫn là êm ru bà rù.

Kết quả của lần vọc cuối cùng về vụ Check bản quyền của Microsoft đối với máy tính mà tui xài phiên bản Microsoft Windows Professional Version 2002 Service Spack 3 lậu là êm re hỏng thấy chi hết trọi.

Gõ tới mấy dòng này thì trình duyệt Internet Explore khơi khơi nhảy hiện ra trang của Microsoft, tui chụp màn hình như sau



Chán rồi, chấm hết à nha, hỏng nói vụ này nữa.
 
Lên đầu trang