Home
  
Search từ khóa phuongngugia           English alternative text
Image alternative text alternative text alternative text alternative text alternative text alternative text alternative text

Tìm trên Google.com         Tìm trong Site này

 Trước tiên xin hãy đọc lời ngỏ này 

Đồ cổ

- Hỏi về đồ cổ hả ?
- Dạ con xin được nghe chỉ dạy của bác về cái thứ mà con vô cùng mê đắm này.
- Chơi lâu chưa?
- Dạ con cũng mới thôi ạ...


Thằng tui đã từng gặp ông già đại khó tánh Vương Hồng Sển tại nhà ổng trong hẻm ở Bình Thạnh kỳ đi theo anh Sùng ở ngoài Đồng Khỏi hồi chưa nhảy vô nghề.

Tay chơi họ Vương, tác giả của "Thú chơi cổ ngoạn", ông già làm như bị gãi trúng chỗ ngứa ngồi thao thao bất tuyệt về mấy món trân phẩm bằng sành sứ Giang Tây ngũ sắc thời Càn Long. Ông họ Vương say sưa sảng khoái nào là "nhứt sứ nhì sành tam đồng tứ mộc...", nào là "nghề chơi cũng lắm công phu...". Thằng tui dòm ông Sùng ngồi thái độ cung kính rõ ra vờ vịt, vậy chớ ảnh nghe làm như nuốt từng câu mong mót lóm chút nghề còm từ ông già sừng sỏ cổ ngoạn, còn thằng tui ngồi đó như vịt nghe sấm, mắt láo liên dòm mấy thứ kêu bằng đồ xưa, bụng thầm tính mấy thứ bình hũ tô chén nhất phẩm nhị phẩm của ông già gân này giờ mang ra bán được cỡ nhiêu...

Theo tui được biết, đồ xưa quý giá, quý và có giá (!) ở chỗ phải là một thứ trân phẩm tuyệt đẹp qua nhiều thế kỷ và vẫn nguyên vẹn, ngày nay còn được là rất hiếm, cái chi đẹp đẽ nhiều người mê mà hiếm ắt phải quý.

Đồ xưa cũng không có ngoại lệ, có câu "nhứt kỳ nhì cổ", ngồi nghe ké bực thầy nói chuyện mà thằng tui lơ mơ hiểu rằng đồ cổ, nhứt là thứ đồ Ngự dụng ngày nay hiếm thiệt nhưng nếu có duyên và may mắn vẫn còn cơ hội kiếm được cái thứ hai chớ cái thứ kỳ quái tạo hóa kiến tạo thì bói đâu ra cái giống in hệt. Ông thầy sành sứ trấn Cảnh Đức bên Tàu ngày xưa trong lúc làm đồ dâng ngự dụng một phút ngẫu hứng xuất thần mà pha màu làm thử một món cho đừng giống ai, vậy chớ món đồ đó đang trong lò lửa rực, men khi bị lửa làm chín nó chảy theo ý nó chớ tay nghề bậc thầy nào mà xía vô đặng, chừng ra lò mắt mới dòm thấy miệng lắp bắp ôi trời là đẹp... , chỉ còn biết chắt lưỡi trầm trồ bàn tay cao xanh thiệt khéo, đám người trần mắt thịt cung kính truyền tay mà ngắm nghía, mà sướng khoái vô kể. Bởi rứa hậu sanh nhiều đời mới có cái mà nói, mà bàn cãi.
./

“Hủng pào sựa”, “Lãn pào sựa”

Đá quý đỏ (Ruby) còn có tên là “Hồng ngọc”, ở xứ mình có hai nơi khai thác chủ yếu là bãi Lục Yên tỉnh Yên bái và bãi Quỳ Châu tỉnh Nghệ An. Đá xanh (Saphir) còn có tên "Bích ngọc" thì đẹp nhứt là ở huyện Di Linh tỉnh Lâm Đồng, nhì là bãi Gia nghĩa tỉnh Đak Nông, thứ ba mới tới bãi Hàm Thuận yên tỉnh Thuận Hải.

Mấy bãi Lục Yên và Quỳ Châu thì đá xanh dính màu đỏ do bị tác dụng bởi mangan nên không đẹp.

Nhiều thằng từ nghèo khổ xơ xác nay nhà cửa vốn liếng dồi dào nghiễm nhiên góp mặt dân Saigon. Còn nhiều lắm mấy đàn anh thân mang bộ đồ rách mở miệng toàn thứ giọng trọ trẹ, thằng nào gần lắm thì cũng “Im ra bín xia im dzìa pheng thiếc” (em ra bến xe em về Phan Thiết). Như thằng đàn anh N. “vịt” từng tuyên bố : “Chú N. “vịt” đây từ ngoài quê vô đây trong túi chỉ hai ngàn đồng mà kiếm mấy trăm triệu rồi… nay bia ôm hết tiền là tiền bá tánh chớ nào phải tiền của chú N. đây đâu mà bà xã lo chi cho mệt, mai chú N. đây lại kiếm chớ có sao?”. Mấy kỳ đá banh uốt cớp chi đó là các đàn anh trọ trẹ rủ nhau rụng như sung, vậy chớ còn không chịu bật bãi về quê nhà lo mần ruộng mà bám đất saigon vật vờ như ma chơi…

Tới khi bãi đá xanh Gia Nghĩa nổi lên, nhiều đàn anh nhỏ lớn quen với rừng rú nhanh chân nhảy lên bãi từ rất sớm, thế rồi lại thấy tụi nó “sâu bọ lên làm người” rủng rẻng tiền bạc xe cộ dân Saigon lé mắt… Nhưng rồi bản chất quê mùa ngu dốt lưu manh chưa có điều kiện để mà từ bỏ, một thời gian lại khiến phần lớn đám đàn anh đàn chị là người ở đâu tận “cây số trăm hai lăm” hay Phan Thiết chi đó chỉ còn thiếu nước xách giỏ mà đi ăn mày vì thói bài bạc gái mú…


Tình cờ đọc qua Blog của daithieugia nào đó kể qua về mấy tay buôn đá thời đó ngoài Bắc, có tên của đàn anh Quang “lợn” tui đã gặp và mua bán với nó ở Saigon, thằng Quang “lợn” này nhỏ tuổi chừng 24-25 (1991), nghe nói nó thứ thứ máu mặt hạng nhì ba ở Lục Yên giàu cỡ nào không biết chớ từ Lục Yên vô Saigon côi cút thì coi bộ yếu rõ… đàn anh lừng tiếng gì mà đi dâu cũng lơn tơn ngồi xe ôm thui thủi không một thằng em theo hầu thì chớ kể.

Thằng tui từng nghe nói hạng nhứt miền Bắc là anh em Phà, Sằn nào đó trên bãi mà tui chưa gặp, nghe kể hai thằng anh em đó làm ăn lớn với đám Thailan, Trung Quốc chớ không thèm buôn bán với dân buôn đá Saigon ít tiền. Nghe nói anh em tụi nó có nhà Saigon vô ở chơi chớ khỏi thèm để ý tình hình mua bán ở Saigon.


Năm chín mươi tới chín ba làng đá Saigon cực thịnh, năm chín tư tới chín sáu rớt thê thảm, từ năm chín bảy thằng nào còn vốn lo nhảy tìm cách khác kiếm ăn, số còn lại theo nhau “chết” sạch, thằng tui đầu năm chín lăm dù ngày vẫn kiếm hai trăm ngàn nhưng vẫn mắc cỡ mình từ thân phận chủ cả tiếng tăm nay rớt xuống hàng cò lái nên bỏ Saigon về quê bán muối tới tháng 5/2001 lại dắt một thằng em trở về Saigon chinh phạt “lấy lại nước Pháp”.
./

Nhà thờ Búng

Từng được đàn anh dắt đi ăn đi chơi, cứ ít bữa lại dúi ít tiền biều mày cầm uồng café, thằng Tý hồi này rất hay chạy xuống cửa hàng tui ngồi chơi với thằng Út và thằng Tâm...

Một bữa thằng Tý hỏi tui anh ơi, từ Saigon đi Sông Bé anh có biết nhà thờ Búng chỗ nào không, tui nói chợ Búng thì tao biết, chớ nhà thờ Búng thì không, mà mày hỏi chi vậy… , thằng Tý biểu có một cái đồng hồ trong nhà thờ đó, cả dân Đồng Khởi, cả đám cò lái mấy năm nay theo mà không ai mua được…

Tui cùng thằng Út rón rén vô nhà xứ con kính chào cha, ông cha chừng trên dưới bốn mươi tuổi dáng nhỏ con bước ra e hèm mấy anh hỏi ai, tui khoanh tay lễ phép thưa cha con nghe nói đây có cái… thằng tui vừa mở miệng thì ngài đại diện giáo hội xua tay ngắt ngang: hỏi mua đồng hồ chớ gì, nhà thờ không bán, mấy anh đi hỏi chỗ khác. Thằng tui lật đật cúi thấp dạ thưa cha, tụi con không dám ạ, con chỉ xin cha cho coi cái thùng của đồng hồ rồi con về nhờ thợ đóng cái thùng giống vậy thôi ạ. Ông cha hòa hoãn trở lại nói thì ra là vậy à, mấy anh ở đâu, làm sao có đồng hồ giống như vầy, mời mấy anh vô…

Thằng tui vừa rờ rẫm xuýt xoa khen cái… thùng gỗ đựng đồng hồ đẹp quá, vừa kể lể con có cái đồng hồ giống vầy mà nó có tới năm cái chuông, không biết cái này mấy chuông… thằng tui thò tay rờ rẫm… ba chuông, hổng ngon…

Ậy, cái này ít chuông quá thưa cha, cái của con chuông nó kêu hay lắm và vân vân.

Sau khi an tọa, cha Minh hỏi về cái đồng hồ của tui sao mà có, tui thành thật thưa cha, là con mua được, con là dân mua bán, con mua nhiều lắm nhưng chưa hề gặp cái nào còn nguyên thùng gỗ, vậy con xin coi để về bắt trước kêu thợ làm mấy cái giống vầy…

Tuần sau tui cùng thằng em tới thăm cha Minh, ngồi rung đùi tay cầm ly bia San Miguel, ngài hỏi sao con biết cha thích loại bia này, thằng Út choang một câu làm tui choáng dạ thưa cha, vì thứ này rẻ… , cha Minh tảng lờ như không nghe mà đang chăm chú nghe tui nói dạ thưa cha, vì loại này không đắng nên con thích, con nghĩ chắc cha cũng thích…

Cứ khoảng hơn mười ngày là thầy trò tui lại đến, cha Minh đặt ly bia xuống bàn, với tay rút điếu ba số năm, bật quẹt đốt, người ngả người ra ghế salon trong nhà xứ đã đóng kín cửa, ngài nói tụi bay bày vẽ chi cho tốn, lên thăm cha có điếu thuốc là được rồi đâu cần lần nào cũng mang cả thùng bia, nhân vui chuyện, tui hỏi thưa cha làm tới chức linh mục chắc học thức phải cao ghê lắm, cha Minh gật đầu biểu ít cũng phải cử nhơn, mà cử nhân là phải đủ bốn chứng chỉ… , thằng tui le lưỡi trầm trồ thán phục…

Một bữa nọ, cha Minh cầm ly bia làm nột phát hết phân nửa, ngài nói bữa nào tụi bay lên sớm, tao biểu bà Sáu bắt con cá tai tượng chiên xù mình nhậu chơi. Vưa nói ổng vừa chỉ về phía kệ nơi có con cá đen to tướng đang bơi trong hồ kiếng nhỏ chật chội… thằng Út mau mắn châm đầy ly cho cha, ngài chỉ ly bia nói thôi hết chai này nghỉ nha, chút ba giờ cha còn mắc làm lễ, để cha kể cho nghe, ở nhà thờ nọ có ông cha sở nhậu quên thời gian, chừng làm lễ ổng nói chúa ở đâu anh chị em hihi… thằng Út hì hì cười theo, thằng tui cũng cố rặn để cười góp…

Cư thế… Một bữa nọ, cha Minh tay cầm ly bia ực môt phát cạn tẩy rôi nói, cái đồng hồ của nhà thờ cũ quá hổm rày trục trặc hoài… thằng tui chợt nghe tràn cảm giác chiến thắng, tui gật đầu dạ phải thưa cha, vụ này con rành lắm, lâu quá nó mòn chạy mất chính xác, mang sửa thì thợ chê tiền công sửa ít mà lắc đầu, thiệt… đồng hồ điện tử thời nay đẹp mà chính xác, hổng hiểu sao có người ngoại quốc lại khoái thứ này mà kiếm mua, cổ mà trục trặc hoài thiệt con hổng ham… Cha Minh nheo mắt nói vậy chớ con định trả cho nhà thờ cái đồng hồ này bao nhiêu. Thằng tui nhỏ nhẹ dạ thưa cha, con là dân mua bán nhưng với nhà thờ con không dám trả giá, con xin gởi một cây hai… dạ cái của nhà thờ chánh tòa Phú Cường là con ủng hộ mà lấy chớ cái đồng hồ đó mặt bể nát rồi con… không mua, đồ xưa chỉ có giá khi còn nguyên vẹn ngon lành chớ hư bể thì còn chi là quý mà nói… mà đồng hồ thứ này không phải là đồ cổ lại có nhiều nên mua về thì cũng phải chờ khách lâu lắm đó thưa cha. Ông cha nói trước giờ nhiều người trả giá mà cha không đồng ý bán, đồ nhà thờ đâu phải để bán… giờ cha để con một cây ba, mà vàng chín tuổi tám phải hông con. Tui dạ dạ rồi nói qua chuyện khác, cha Minh đốt thêm điếu thuốc rồi ngồi im nghe tui huynh thiên địa, khi tui hối thằng Út chuẩn bị về để cha nghỉ ngơi, thằng Út biểu anh ơi, vụ đồng hồ anh tính sao, em nghĩ mình thêm chút đỉnh cho… nhà thờ chắc cũng không đến nỗi lỗ, thằng tui gật đầu, quay qua cha Minh nói thưa cha con xin gởi nhà thờ thêm năm phân nữa… cha Minh nheo nheo mắt dòm tui rồi dòm thằng Út, chừng phút sau cha nói thôi vầy con trả cho nhà thờ ba triệu ba chẵn cha để cái đồng hồ cho con, mà con chỉ lấy cái máy thôi nhé để cái thùng lại cho nhà thờ, tui thưa dạ giờ con xin kiếu, sáng mai con lên.

Chiếc đồng hồ mang về thì đã có thằng Keo tay cầm vàng chực sẵn nài nỉ xin mua với giá hai cây.

Ngay khi vụ mua bán này chưa xong, nhờ linh cảm qua vài dấu hiệu mà tui đã nghi ngờ mà cảnh giác hai thằng em người nhà đã bị người ngoài mua chuộc. Khi tui vặn hỏi thằng Tâm, nó nói:
- Ông Thủy (tức Thủy “bọ”, là anh kết nghĩa với tui) rủ tui với thằng Út đi nhậu… chả nói hai đứa mày báo cho anh biết thằng Phương sắp mua món gì rồi anh chia lời cho… nhưng đời nào tui làm vậy với anh.

Ít lâu sau, bữa đó đang ngà ngà, cha Minh nói với tui:
- Cha Chánh ở nhà thờ Lái Thiêu cũng có một cái đồng hồ giống cái ở đây, nếu muốn thì con tới đó gặp cha Chánh.

Sau khi từ biệt cha Minh, tui tức tốc xuống Lái Thiêu tìm tới nhà thờ rồi vô xin gặp cha Chánh, ông cha tóc muối tiêu mặt cau có tỏ ra khó chịu khi tui leo lên ghế thò tay vô rờ mò cái đồng hồ... sau khi nghe tui khép nép thưa hỏi giá tiền thì lạnh lùng phang một câu:
- Cái đồng hồ ở Búng 3 triệu thì cái này cũng 3 triệu, anh mua được thì mua không thì thôi.

Tui kính cẩn:
- Dạ thưa cha, cái đồng hồ này tuy bề ngoài giồng hệt cái đồng hồ của nhà thờ Búng nhưng thiệt ra thì khác nhiều lắm ạ, khác vì cái này chỉ có một chuông còn cái ở Búng có tới 3 cái chuông lậng, vì vậy giá cả khác biệt nhiều lắm thưa cha...

Không đợi tui nói hết, ông cha sở có thân hình ốm nhách ẩn trong chiếc áo chùng đen phầy tay:
- Vậy thôi chào anh.

Rồi te tái bỏ đi vô nhà trong kệ cha hai thằng tui xớ rớ tại nơi nhà xứ. Tui cố nén tiếng chửi thề kêu thằng Út trở ra rồi đi về. Sau đó khi cha Minh hỏi về cái đồng hồ Lái Thiêu tui đã giải thích vì sao không mua cái đồng hồ ở nhà thờ đó.

Sau này, tui nhờ cha Minh giới thiệu để tới gặp cha sở nhà thờ xứ Phước Vĩnh huyện Phú Giáo, vậy nhưng hỏng mua được món gì.

alternative textNói thêm: ông cha Minh có một chú em ruột hàng tay tổ thứ đữ trong giáo hội công giáo chớ chẳng phải vừa, đó là Tổng Giám mục Nguyễn Văn Tốt (hình bên) là sứ thần của Tòa thánh La Mã ở hai nước chi đó thuộc châu Phi.

Về Bình Dương bán phở


Năm 1997, khi quán ăn Ký Hai ở huyện Châu Đức, Bà Rịa Vũng Tàu đã ổn định, tui bàn với bà xã về Bình Dương mở thêm một quán nữa và được bả nhất trí...

Tui và hai đệ tử lỉnh kỉnh mang chuyển cái ấp-soọc loại năm trăm lít chứa bia hơi về Bình Dương cùng nhiều thứ "đồ nghề" để mở một quán ăn nhậu. Vợ chồng tui mướn phần trước của nhà ông vợ chồng ông Ngọc - bà Loan ở đường 30-4, mặt bằng thoáng mát rộng rãi, chủ nhà dể chịu ủng hộ nhiệt tình cho mượn luôn cả bàn ghế. Tui mừng lắm khi quán đã khai trương.

Không có thời, khi dẹp quán thu dọn tàn quân, tui chỉ còn biết tự an ủi mình một câu như rứa. Quán ăn Ký Hai nổi danh là thế trong vòng bán kính ba chục cây số, ở vùng quê với giá cả 4.500 đồng một lít bia hơi, một ngày bán vài ba trăm lít, 5.000 một tô phở, mổi ngày cũng bán khoảng hai trăm tô, 10.000 đồng một dĩa mồi, mỗi ngày bán khoảng hai chục ký lô thịt cá tôm mực các loại. Cuối tháng doanh số đạt cỡ chín mươi triệu.

Vậy mà về Bình Dương tui phải giăng mùng đi ngủ dài dài, bia hơi bán ngày hai ba chục lít có khi không được, mồi màng bán đồng hạng chỉ với giá 5.000 đồng một đỉa nhỏ, gồm có các món như thịt bò thăn ướp nướng vỉ, thịt bò nạm đút lò, hay khô lươn, ếch, cá, gà... lại nếu bàn khách từ năm người có khuyến mãi một đĩa sáu miếng hoành thánh chiên dòn kèm đồ chua trong khi chờ làm mồi. Khách sộp kêu dĩa mồi lớn tiền mới làm

Mít tờ Ngọc chủ nhà là ông khách sộp nhất, chiều thứ bảy là sếp trưởng ban thanh tra giao thông tỉnh Bình Phước có lính lái xe hơi đưa về nhà. Tuần nào cũng vậy, chủ nhà tiếp đãi bạn bè, khách khứa đầy nhà, họ công tác tại các cơ quan, ban ngành khác nhau ở hai tỉnh Bình Dương và Bình Phước nhưng có một điểm chung là cùng thứ giọng nói ở vùng khu bốn cũ. Chiều thứ bảy nào cũng vậy, chủ nhà ngoài các thứ mồi ngon món lạ mang từ ngoài về, ông sếp còn đích thân ra hỏi vài câu xã giao việc mua bán của tui có tốt không, ông ta lại kêu tui còn mồi gì mang ra bán hết cho ông ta, thật cảm ơn ông chủ nhà nhiều lắm lắm (*).

Tuy nhiên, việc bán quán nhậu thì chỉ mình chủ nhà mua vào mỗi tối thứ bảy thì quán tui chịu sao thấu. Tui quay qua bán thêm phở.

Nhắc đến vụ về Bình Dương bán phở buồn năm phút, tui bán quán ăn, tui rất muốn khách được ăn ngon là lẽ đương nhiên. Tui muốn giới thiệu món phở bắc nổi tiếng tới thực khách, hồi ở Châu Đức tui từng bị một thực khách quen thuộc của quán gốc người miền trung cầm chai tương ớt bắc hỏi cái chi mà thúi vậy anh Ba. Rút kinh nghiệm tui chỉ dùng tương phở của Bình Dương, thời điểm này quán phở bốn số chín đắt ghê lắm, người dân địa phương chịu lắm cái mùi xả và cái ngọt nhiều đường của quán này, bà xã tôi trước khi đi có dặn nhớ cho xả và nước lèo phải ngọt vì đã là khẩu vị ăn quen của người ta thì mình phài chiều theo.

Từ năm 1989, khi anh Thanh là Giám đốc xí nghiệp dược Sông Bé kêu tui lên đề nghị phải thay đổi một chút phần thuyết minh ý tưởng và sửa bản ma-két theo sự đóng góp của anh ấy thì Logo cho xí nghiệp dược Sông Bé của tui thiết kế sẽ được duyệt, nhưng tôi đã lẳng lặng bỏ về Sài Gòn mà không trả lời (**). Bây giờ cũng vậy, tui đã không nghe theo lời khuyên của bà xã và rồi quán phở Gia Long phải dẹp vì ế, còn nữa, món phở tái lăn mà người Bình Dương nay cũng đã biết thì năm 1997, cô gái là thực khách bữa trước khen rằng thịt bò tái có xíu gừng đập bỏ vô ăn nghe thơm hơn thì bữa nay hỏi tui có phải là do thịt bò cũ để từ hôm qua nên sáng nay phải "xào" rồi mới cho vô phở ? Thằng tui ngậm miệng hến tắt đài không còn nói được câu nào.

---------
Chú giải:
- (*) : Năm 2003, tui về Bình Dương, gặp người anh em cũ là anh Trần Đình Khánh, thời 1979 là trung úy CA Sông Bé sau chuyển Sở Công Nghiệp Bình Phước kể : "Thằng Ngọc dính vụ bán bằng lái, nó vãi hàng tỷ mới thoát chết, nay nó chạy được về trường nghiệp vụ giao thông... " (Anh Khánh bị tai biến chết năm 2006).
- (**) : cuối năm 1989, sau khi cùng nhau làm xong vụ lịch của XN Liên hiệp dược Cửu Long cho anh Ba Linh (Nguyễn Doãn Linh, sau về làm TGĐ cty gì đó thuộc BYT), thấy anh Nguyễn Quốc Khánh (năm 1996 là giám đốc công ty Minh Lộc - BYT. Chiến hữu cũ là anh Nguyễn Xuân Bản bên TT PT xuất khẩu TP kể anh Khánh bị tai biến chết đâu năm 99-2000 gì đó) được duyệt bản thiết kế Logo cho XN dược phẩm TW 2, tui chạy về Bình Dương đề nghị xin nhận thiết kế Logo cho XN dược Sông Bé.
  Nói thêm, anh Thanh nay (2007) là đương nhiệm Phó GĐ bịnh viện Y học Dân tộc tỉnh Bình Dương .
./

Cặp đôn tượng bằng đá ITALY


Thằng Tý biểu anh ơi, cặp đôn đá ITALY anh biết không, tui nói cặp đôn nào anh không biết, nó biểu anh đi đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, trước quán café chưng nguyên cặp đon màu đen đó.

Trong quán café ở Nguyễn Bỉnh Khiêm, hai người khách tình cờ khát nước ghé vô, quán vợ bộ đội vắng ế, chủ vô tình khách cố ý nên hết ly nước là nói chuyện đã khá thân mật.
Bữa sau, tui và thằng em đã là khách quen, khách rảnh rỗi cà kê, chủ mong có người ngồi cho quán có khách.

Tui chợt hỏi đôn đá màu đen để trước cửa chị có bán một cái không, bà chủ lắc đầu không, em không bán, bữa trước cũng có người hỏi mua mà em đâu có chịu bán… mà anh mua làm chi? Chỉ chờ có vậy, tui buồn buồn nói chị ơi nhà tui tuốt trên Biên Hòa lậng, nhà tui trước có cặp đôn in hệt của chị, ba tui hiện định cư bên Pháp từ năm 1975 lậng, nay ba tui báo về sắp chuyển làm giám đốc hãng Rút-Sen Việt Nam ở đường Nguyễn Huệ chị biết chỗ đó hông? Ba tui sắp về, má tui kể cặp đôn đá này hồi còn ở nhà ba tui cưng lắm, mấy năm nay bể hết một cái mà trong nhà chẳng ai thèm để ý… , nay nghe ba tui sắp trở về, má tui nói làm sao kiếm mua lại một cái đặng ổng vui lòng vân vân và vân vân. Cô chủ quán đứng lên bước vô sau quầy lụi hụi lục tìm, chút quay ra tay cầm tấm danh thiếp thơm phức đưa cho tui biểu có người này có cửa hàng đồ cổ ngoài đường Đồng Khởi đã mấy lần hỏi mua cặp đôn của em mà em không bán, ông ấy cho em tấm danh thiếp nói chừng nào bán thì kêu ông ấy, hay anh ra chỗ đó coi thử biết đâu ông đó có… Tui cầm coi thấy để Nguyễn Đức Sùng số 58 Đồng Khởi quận I, tui thở dài biểu chị ơi tui với chị giống nhau không phải người mua bán, mình thông cảm nhường cho nhau … chớ tui mà ra Đồng Khởi thì bị coi là ngoại quốc chắc, nếu có thì cũng sao mua nổi, nghe nói đồ cổ mua rẻ bèo mà bán thì giá kêu cao lắm chỉ tây mới dám mua thôi. Tui quay qua nói chuyện khác với thằng Út, tui kể hồi trước năm bảy lăm, tui còn nhỏ nhưng nhớ chuện ba tui nhiều lắm, ổng nói tiếng tây giỏi lắm…

Bũa sau vừa ghé kêu café thì cô chủ quán biểu anh gì ơi, anh mua một cái em không bán đâu, thế này nha, anh mua hai cái thì em mới bán, mà anh trả em bao nhiêu? Thằng tui ngơ ngác nói chị ơi tui mua chi tới hai cái, tui cần một thôi.. ơ mà tui cũng đâu biết nhiêu mà nói, hay chị thử gọi điện cho ông Sùng đó hỏi ông ấy mua nhiêu rồi chị bán cho tui… tui cám ơn chị lắm, hay chị bán cho ông đó một cái vậy. Cô chủ quán nói em nói anh nghe, nhà chú em cũng có một cặp mà là màu trắng, nếu anh mua thì em kêu chú để cho em cặp của ổng… và vân vân.

Cuối cùng, tui kêu xe chở hai cặp đôn bằng đá ITALY mua với giá một cây rưỡi về cửa hàng, xe vừa ngừng là sang tay cho thằng Keo giá hai cây.

Nửa tiếng sau, anh Sùng từ đâu chạy ào tời hét thằng Phương đâu rồi, sao mày dám mua đồ của tao, tui ngơ ngác nói anh ơi, hai cặp đôn em mua trong nhà người ta sao lại là của anh, đàn anh trợn mắt sùi bọt mép la hai cặp đôn đá là của tao gửi nhà người ta tao chưa lấy sao mày dám mua… thằng tui gãi đầu anh ơi cái đó anh phải hỏi chủ nhà chứ em đâu biết gì, em đi ngang nhìn thấy để trước cửa, em vô hỏi người ta có bán không, người ta đồng ý bán vậy là em mua chứ em nào biết gì mà anh la em tội nghiệp… , đàn anh rống như bò trời ơi cái thằng này, tao đào đất cửa hàng mày đổ đi bây giờ… mày muốn không hả cái thằng Phương? Hai thằng em nãy giờ đứng làm thinh, giờ nhìn mặt đàn anh là biết phải làm gì, thằng Út sấn vô nắm cổ áo của ông Sùng hộ pháp giật mạnh, nó nạt anh đừng vô lý, tui vói anh Phương trả tiền cho người ta mua về chớ của anh con cặc gì, anh tính quậy ở đây hả, cỡ anh giỏi tám chục ký chớ mấy, tướng như anh mình tui dư sức, anh dám hông… , tui nạt thằng Út không được hỗn mau cút ra ngoài rồi quay biểu thằng Tâm chạy kêu café cho lẹ, tui năn nỉ đàn anh biều anh ơi anh đừng giận em, em là em anh mà anh giận em tội nghiệp, là do em không biết chớ có đâu dám qua mặt anh, anh bỏ qua cho em anh nhé… , đàn anh cũng thừa biết tui đã bán mất tiêu còn đâu… giờ mới là lúc thích hợp nhứt, đàn anh chỉ cây đèn chín ngọn treo trên cao dịu giọng nói tao biết mày vừa mua cây đèn này giá hai triệu, vậy mày phải để cây đèn đó giá vốn cho tao, thằng tui ngập ngừng dạ, nhưng anh cho em lời tí được không anh, đàn anh lắc đầu cương quyết mày phải đền bù thiệt hại cho anh, anh trả cây đèn này hai triệu, mai mày lên lấy tiền…

Cuối cùng cây đèn đó cùng một cái đồng hồ mặt bị bể tui đã bán cho thằng Chip người Thailand (*) giá một ngàn tư và như thỏa thuận ban đầu, tui cho thằng anh kết nghĩa là Thủy “bọ” hưởng phân nửa tiền lời.

---------
Chú giải:
- (*) : Đàn anh mang cây đèn về treo ở cửa hàng mà không thèm trả tiền cho thằng em. Tui lên đòi cây đèn mang về. Anh em vì chuyện tiền bạc rồi từ đó mất lòng
./

Hổng giống ai

Hì, nghĩ lại mình cũng có chỗ khác người, ở Saigon có vài thằng không thể lẫn lộn với ai mà thằng tui cũng kể là một.

Mấy năm 2003- 2004-2005, sáng sáng chạy chiếc xe honda thứ chuyên dùng leo núi màu vàng sau lưng chở thằng con trai hai mươi mấy tuổi đi vòng vòng Đồng Khởi Nguyễn Huệ kiếm tay uống café là ông Phương “chín ngón”, đàn anh già rồi mà tánh kẹo vẫn chưa chịu già, sáng sớm uống café xong là kéo thằng tui lên lầu số 49 Đồng Khởi khoe cả khu nhà rộng minh mông ảnh mởi “giải tỏa” tức là mua lại của mấy hộ cán bộ, thằng tui biểu anh ơi, anh già cha nó rồi còn sống mấy nữa, từ giờ anh cứ mỗi ngày xài một cây giùm em, khi anh chết tụi nhỏ còn hưởng của cải nhiều lắm mà sáng sớm anh kêu em lên đây coi anh bốc đất cát chi dzậy trời, ổng nói chú còn trẻ khoái ăn chơi vậy chớ anh già rồi cứ thích mấy vụ thế này thôi, khu này anh mua xong hết rồi chú thấy rộng không, thằng tui nghe rồi tắt đài… Mấy năm trước ảnh về Bảo Lộc mua đất đào tìm đồ xưa với đá quý, không biết có đào được chi hông chớ moi quá trời đá hổng lẽ mang chôn lại, rứa là ông anh mần một thứ kêu bằng công viên đá báo chí ti vi khen tùm lum, thằng tui từng xúi ổng anh ui, anh kiếm chừng vài chục gia đình người thượng dụ nó vô khu đất của anh mà ở rồi anh kêu tụi nó cấy lúa dệt vải làm làng nghề đặng moi tiền du khách cũng được chớ bộ... Giờ lâu lâu từ Haiduong về Saigon thăm vợ con, gọi điện hỏi thăm tui anh Hải "voi" biểu ê Phương, thằng Phương "cụt" mới về Saigon hôm qua điện kêu tao qua nhà 149 của nó hai thằng tao uống tới tối nó hỏi thăm mày đi được chưa tao biểu mày còn chết ở quê chưa chịu sống dậy, mày nhớ gọi điện hỏi thăm ổng nghe Phương. nói thêm, hồi đó thân nhau tui chưa thấy ai như anh Phương "chín ngón", nhà cửa ở Đồng Khởi Nguyễn Huệ Ngô Đức Kế Mạc Thị Bưởi ai kêu anh mua ảnh mần rốp rẻng, nhà nơi khác bán mà kêu ổng nói không rảnh đi coi.

Lại cũng sáng sáng thấy hai thằng mập mạp đen thui vì quanh năm suốt tháng ngoài biển Danang, lâu lâu kéo nhau về Saigon chơi, một cha cao lớn một thì lùn tịt đi bộ thể dục từ Nguyễn Huệ qua Đồng Khởi vòng Ngô Đức kế, là hai đàn anh Chúc “Mông cổ” cùng Tám Vàng, cha nào cũng ngoài năm mươi tuổi rồi mà áo sơ-mi chim cò hoa lá tùm lum ngực áo không cài nút, ông Chúc thì suốt năm không khi mô thấy xỏ chiếc quần dài mà toàn tà lỏn dép xăng-dan lô ca chưn, chả là big boss thứ thiệt bên Mỹ, ông chủ Trung tâm băng nhạc Làng Văn ngày nào miệng ngậm xiga lái BMW seri 7 tới ngồi phòng thu âm ở Nam Kỳ Khỏi nghĩa, bên ngoài đám ca sĩ Lam Trường Phương Thanh ngồi nhai bánh mì chờ tới lượt vô thu âm vô dĩa compaq… giờ cứ tà tà đi bộ vòng vòng ngoài Saigon đói thì ghé gánh vỉa hè mần tô bún mắm, tối về leo tuốt lầu ba Ngô Đức Kế cho tiêu mỡ, kể anh Chúc 'mông cổ" cũng lạ, thấy nhiều người tỏ vẻ nể phục ảnh mà không khi nào tui thấy đàn anh xài điện thoại rồi không hiểu ông Hải “voi” ông Nhơn “râu” ông Tám Vàng bà Kim Hai muốn kiếm ông Chúc phải làm sao, nghe anh Hải “voi” biểu nay thằng Chúc nó mướn hòn đảo mấy chục năm rồi nó mới đóng chiếc tàu ngoài Danang để đi chơi chừng nào đi đã rồi nó dừng tàu lại ngủ trên biển luôn khỏi lên bờ, nay chắc nó chê nhà tường, thằng đó giờ lo hưởng không… Bữa nào rảnh tao ra Danang ở chơi với nó ít ngày leo lên tàu phơi nắng rồi ngủ đó luôn vậy tao khỏi tốn tiền khách sạn à mày...

Cha Tám Vàng cũng Việt kiều Mỹ hiện huấn luyện chò trơi nước ngoài Danang, về Saigon chả ở nhà bà già tuốt bên quận tư đi ra Nguyễn Huệ vô café Ciao dựng xe ngoài đường khi công an phường quận chi đó đi dẹp đường thấy chiếc xe Vespas sơn màu đen cũ mèm xấu xí của chả dựng chình ình dưới đường nơi ngã ba Nguyễn Huệ - Nguyễn Thiệp thì ngừng xe jeep xe tải thò đầu ngoắc mấy thằng xe ôm biểu ê đẩy xe cha Tám gọn vô mày…

Cũng một cha cao nhòng áo chim cò mang hàm râu người không quen dòm dễ ghét, ở Saigon chắc mình chả có hàm râu kiểu đó, quanh năm thấy đi bộ là anh Nhơn “râu”, thằng Việt kiều Đức về Việt nam nằm trong số vài người giống như Hải “voi” xưng hô mày tao vai đàn anh ông Hoàng Ty. Anh Nhơn "râu" thường chửi tui mày ngu lắm, đi bộ khỏe người mày không biết lại làm biếng tổ không khi nào tao thấy mày chịu thể thao, công ty mày ngay gần đây mà cứ một bước là xe hơi hèn chi mày bị tai biến cũng đáng...

Như đã nói, thằng tui kể cũng nắm trong số không giống ai ngoài Saigon (*), anh Hải “voi” từng ghẹo thằng Phương này nó không làm chuyện chi bậy bạ được vì cảnh sát chỉ cần tả tướng nó ra là thằng nào cũng biết mà chỉ rồi thằng này mày trốn đâu, thiệt, chỉ cần ra Nguyễn Huệ khúc vũ trường Queenbee cũ nay là siêu thị Edel Mall hỏi đám xe ôm hay tài xế taxi thằng trọc đầu mặc tà lỏn vẫn chạy chiếc Dyland ở đâu khu này là chúng chỉ tới nhà cũng bởi thằng tui vẫn thỉnh thoảng ngừng nói hỏi vài câu xã giao với tụi nó rồi thảy cho gói thuốc đang hút dở cùng vài chục ngàn “mời mấy anh em uống café, anh em cầm tiền kêu café giùm tui, tui bận quá thông cảm nhe”, mấy quán café Paloma, Ciao hoặc Hiland ngoài Lê Lợi Đồng Khởi tui vô lần thứ hai là tụi nhỏ biểu anh ơi anh khỏỉ cần thẻ xe chi mất công ở Saigon này anh đâu lộn với ai được, tụi em biết nhà anh ở đây chớ đâu, anh Hải anh Tám anh Nhơn cũng dzậy thui tụi em đâu cần đưa thẻ… đâu có ai giống mấy ổng mà sợ lộn thẻ lầm xe… nhà mấy anh toàn ở quanh đây mà đâu lạ chi...

---------
Chú giải:
- (*) : Dân sống tại Saigon nào giờ nay vẫn còn thói quen khi từ quận khác đi ra khu trung tâm Nguyễn Huệ Đồng Khởi Lê Lợi thì kêu là "ra Saigon", chớ quận Tân Bình Gò Vấp Phú Nhuận... hồi mấy năm trước là còn quê mùa lắm, khi nói "ra ngoài Saigon" tức ra khu trung tâm Nguyễn Huệ.
./

Mần phó giám đốc

Khoảng tháng 8 năm 1987, sau khi thử làm công nhân phân xưởng thạch cao được vài ba ngày nhắm không ổn, tui đề nghị giám đốc Ngô Quốc Chình xuất chi bảy trăm đồng cho tui đi xe đò về Bình Dương kiếm hợp đồng, sếp lắc đầu biểu em tự bỏ tiền túi trước, nếu có hợp đồng về thì xí nghiệp thanh toán lai cho em...

Tui bỏ sức chạy về Bình Dương tìm gặp anh Nguyễn Trung Ngươn (*) trưởng phòng kế hoạch XN thuốc lá Sông Bé và kiếm được hợp đồng in về cho phân xưởng in lụa của xí nghiệp, sau vụ cứu hai phân xưởng in đang chết đói dù không đủ tiêu chuẩn để được quyết định chính thức bổ nhiệm, nhưng nghiễm nhiên tui nắm gần toàn bộ phần việc của phó giám đốc kinh doanh của xí nghiệp trang thiết bị văn hóa quận I, do anh Ngô Quốc Chính là giám đốc. Thật sự mấy “xí nghiệp 54” thời điểm đó mọc như nấm sau cơn mưa, theo tui biết thì các doanh nghiệp loại này được thành lập theo quyết định 54 của thủ tướng chính phủ, chức năng là làm công tác kiếm tiền chăm lo đời sống ba lợi ích, vì vậy mấy sếp là dân a bờ cờ trong việc kinh doanh là chuyện đương nhiên.

Đời sống kinh tế người dân nói chung khi đó theo như tui nhớ thì còn thấp lắm, chị gái tui là cán bộ nhà văn hóa quận một lãnh lương được đâu mười bốn, mười lăm ngàn chi đó một tháng, quanh năm cơm rau muống chấm nước tương. Thiên hạ mà có được cơ hội kiếm tí chút, tí chút thôi nha, là không nỡ bỏ qua. Cha nội Huỳnh Tiết nay là TGĐ công ty cái gì Bến Thành mần dĩa hát… năm 1986 được anh Hai Ninh cho ra làm cửa hàng trưởng dịch vụ văn hóa, mấy chả lén bán cái bàn hay tủ chi đó được năm ngàn đồng chia nhau rồi bị ai đó thưa kiện bể ra, bị kiểm điểm hàng loạt, ông Huỳnh Tiết bị đá về Đài phát thanh quận I ngồi chơi xơi nước, ngày ngày qua xí nghiệp đánh cờ tướng ăn thuốc lá, thằng đó chơi cờ dở ẹt, thường thua lại ưa ăn gian cãi ẩu để chạy độ, tới giờ còn thiếu tui chắc cũng hơn cả gói Jet chưa chung.

Cái chức vị hữu danh vô thực kêu bằng “Phó giám đốc phụ trách kế hoạch – kinh doanh” của xí nghiệp trang thiết bị văn hóa quận I của tui là do sếp Ngô Quốc Chính tự ý phong “lậu” chớ lãnh đạo cơ quan chủ quản là anh Hai Ninh, trưởng phòng Văn hóa quận I, đâu biết tui là thằng nào. Nhờ chức vụ đó mà tui kiếm mỗi tuần được một trăm hai mươi lăm ngàn, hồi đó là lớn lắm mua được năm phân vàng 24K, hay có thể mua được chiếc đồng hồ Citizen mặt màu vàng gắn bốn hột xoàn chiếu rực, tui tự giác mang đến nhà chia cho đàn anh phân nửa (đúng là ngu quá mới tự giác thành thiệt như rứa), sếp thấy tiền thì ham mà run quá, tay nhét túi miệng hỏi, mắt dòm tui lom lom bộ lo lắng: “Tiền này là tiền gì, có sao không đấy em”.

Còn nữa, hồi đó, hẳn mọi người còn nhớ, kiếm được tấm giấy đi coi phim ở số 7 Phan Kế Bính là chuyện lớn chớ chẳng chơi, cỡ phòng Văn hóa thông tin cấp quận sức mấy đủ tiêu chuẩn được duyệt. Cán bộ nhân viên của Phòng Văn hóa quận I trước đây đã được anh Huỳnh Tiết (nghe nói vợ nó làm bên xuất khẩu chi đó, quen biết rộng) “chạy” cho cả phòng được mua vé coi một lần rồi.

Chuyện tới tai, thằng tui nhếch mép. Trưa đó qua số 7 Phan Kế Bính kiếm ông Lê Đình Thọ (**), trưởng phòng khai thác và là người thẩm quyền xét cho ai được coi, ai không được. Nghe tui “đề xuất”, ổng than chà khó quá, phòng văn hóa quận đâu đủ tiêu chuẩn, vậy làm sao duyệt và vân vân, thằng tui ngó bộ biết chả làm tuồng, tui nhẹ nhàng:

- Chú giúp cháu với… một xuất chiếu, người ta sao cháu vậy.

Nghe tui nói, chả lắc đầu làm như miễn cưỡng lắm, tay mở cuốn sổ để trước mặt:

- Bố mày có khỏe không, lâu nay chú bận quá không lên thăm bố mày được, thôi chú duyệt cho mày nhưng phải có vài vé ngoại giao nhé… để chú sắp lịch rồi báo mày qua nộp tiền nhận vé.

- Dạ, cháu cùng nghĩ là phải vậy.

Mười lăm vé “phải có để ngoại giao” thằng tui bổ đầu người chia đều số tiền cho cả phòng Văn hóa quận I, toàn thể cán bộ nhân viên hỷ hả vì được coi phim ở số 7 Phan Kế Bính.

Chừng tuần sau, hai mụ kế toán báo cho anh Chính giám đốc xí nghiệp rằng cái thằng tui lợi dụng vụ coi phim vừa rồi tự ý tăng giá vé để kiếm lời, khi gặp sếp, tui nói số tiền dó là phải chung để được giải quyết. Thằng giám đốc âm binh là sếp tui vỗ vai biểu tốt nhứt em nên thanh toán lại cho tập thể số tiền mà hai kế toán của phòng là cô Ngọc Nga và chị Muối đề nghị cho khỏi mang tiếng…, lâu quá tui không nhớ số tiền là nhiêu nữa.

Qua tháng sau, lại có người gặp thằng tui đề nghị “giải quyết cho phòng được coi phim xuất nữa”. Mẹ, không biết nó ngu hay nó nghĩ mình ngu.

Làm phó giám đốc đâu mấy tháng, thằng tui vì bày mấy kế mà sếp không nghe, hay không dám nghe, thế là thằng tui dù chỉ mới mọc vài cái lông lá liền bay ra ngoài tìm nơi đất lành đặng mà đậu.

----------
Chú giải :
- (*) : Giữa quý II năm 2005 tui lập chi nhánh Bình Dương, nhớ chuyện tình nghĩa xưa, kêu thằng Hương ký bổ nhiệm anh Ngươn là giám đốc, giao thằng Tuấn đặc biệt để ý, anh Ngươn có thằng Tuấn phụ quản lý chi nhánh từ tháng 7/2005 tới cuối tháng 6/2006, hai tháng sau khi tui bị tai biến, trước khi nghỉ hưu thì tui lên Bình Dương trực tiếp đề nghị ảnh bàn giao người khác.
- (**) : Ông Lê Đình Thọ gốc giáo viên tiểu học ở Hanoi, năm 1976 ông già tui cho theo vô Saigon và ký quyết định thu nhận cán bộ cho văn phòng 2 Bộ Văn hóa, sau về Phân viện phim tư liệu. Năm 2004 tình cờ gặp trong quán ăn, ổng lúc này là phó GĐ xưởng phim Nguyễn Đình Chiểu kiêm phó giám đốc phân viện phim tư liệu, biểu tui phải dắt vợ con tới chơi mà thằng tui quên tuốt.
./

Ông già cắt kiếng ở Gò Vấp


Thằng Tý lại nói, anh ơi cái đồng hồ của ông già ở Gò Vấp ở Đồng Khởi ai cũng biết, anh Sùng đi tới lui theo hoài mà ổng không bán, anh tới mua đi.

Một buổi sáng tại tiệm cắt kiếng nằm trên đường chi đó từ ngã năm Chuồng Chó đi tới ngã tư chợ Hạnh Thông Tây thì quẹo trái, hai người khách vô không phải đặt cắt kiếng mà là gặp ông cụ chủ nhà ngoài bảy mươi tuổi để xin phép bác cho con được nhìn cái đồng hồ một chút thôi ạ...

Tui dạo khúc mở đầu bằng màn giới thiệu thằng em bà con từ vùng quê heo hút đã cực khổ cả tháng trời nay để hoàn thành ước muốn của cha anh ta là một con chiên ngoan đạo đang ở mãi thận nước Huê kỳ xa xôi. Cha cậu ấy biểu cúng tiền cho nhà thờ là môt lẽ, nếu tìm mua được một món đồ gì để dùng dâng lên nhà thờ nơi chôn nhau cắt rún mà cúng dường thì tâm hồn của người con chiên bỏ nước mới đặng thanh thản. Gia đình cậu em cháu đang chỉ còn chờ có chuyến bay là vĩnh viễn xa quê cha đất tổ... Tui thành thiệt kể chuyện tụi cháu không biết, vô nhà thờ Đức bà xin hỏi mua một cây đèn trong số mấy chục cây treo dài trong nhà thờ liền bị la, đuổi ra chạy không kịp, chắc tui cũng có khiếu diễn hài, ngồi nghe tui vừa nói vừa hươ tay diễn tả, ông cụ ngồi nghe mà cười ho sụ sụ.

Thằng em út của bà xã, đã theo bà già vợ bỏ Saigon về quê sinh sống cả chục năm nay, lần đầu được đàn anh cho theo đi kiếm ăn nãy giờ ngồi im khép nép, coi, bản mặt ngơ ngơ của nó khỏi giả bộ. Theo lời đàn anh dặn thì tới lượt thằng Út ra tuồng, giọng nói ấp úng của thằng chưa từng ra đời lường gạt nói dối, nó kể với ông bác nhà nó ở xã Kim Long, nơi đó có xứ đạo nhỏ nghèo lắm, nay may nhờ một số Việt kiều gửi tiền về cúng dường giúp nhà thờ, nó kể vanh vách tên ông cha bổn xứ cùng chuyện lớn nhỏ của nhà thờ Kim Long, vì rằng gia đình vợ nó là dân công giáo gốc Thanh Hóa ngoan đạo thứ thiệt, ngày nào nó không nghe đám người nhà vợ đi lễ về nói chuyện này nọ. Tất cả những thứ đó phối hợp cùng điệu bộ tay chưn lóng ngóng của nó hẳn khiến ông già lõi đời kia tin rắc.

Suốt tuần liên tiếp, thằng Út ngày nào cùng xách ký nho đến nhà ông già, cái giá “Xin bác hiểu… gia đình con xin mang ơn bác đã đồng ý cho con mang chiếc đồng hồ về đặng cúng nhà thờ nơi bổn xứ… gia đình con không biết và không nghĩ chuyện mua bán, vậy con xin gửi bác một cây rưỡi… loại chín tuổi tám…”. Vai tuồng của thằng Út đã trọn, thằng tui kịp thời có mặt để kết thúc. Ông cụ, trong túi áo ngực vừa có một cây bảy năm phân vàng 24 chín tuổi tám, đứng rờ rẫm cái đồng hồ miệng lẩm bẩm mày ở với tao mấy chục năm, nay mày đi tao nhớ mày lắm, tao không được nghe tiếng của mày... Tui mau mau tháo lấy cái máy vọt lẹ bỏ mặc thằng em ở lại kêu xích lô chở cái thùng gỗ tổ bố.

Sau, thằng Xa-Rưn, thương lái người Campuchia nói với tui, anh Phương biết không, cái đồng hồ đó nó có tới năm kim và năm chuông lậng… anh bán cho tui ba cây là anh bị hớ… tui mang qua bển bán cũng… hớ luôn, bị nào giờ chưa từng gặp cái nào nên đâu biết… thứ này khó gặp lắm.

Tuần sau, tui tà tà xách gói quà tới thăm ông cụ coi có món gì ngon ăn nữa, nhân tiện thông báo… gia đình thằng Phước em cháu đã lên máy bay, má nó biểu cháu ghé thăm bác đặng chuyển lời mang ơn của gia đình nó tới bác. Ông cụ gật đầu nói bữa trước có người tới hỏi bác cái đồng hồ rồi nói thằng đó nó mua cái đồng hồ của bác về bán chớ cúng tặng chi, nó có cửa hàng ngoài Đồng Khởi chớ đâu, bác nói với người ta cậu Phước đã xuất cảnh… chính tôi tiễn cậu ấy ra sân bay.

Vui chuyện, ông cụ hơi nhổm người, tui hiểu ý kề tai nghe ổng thổi lỗ nhĩ: “Cha nhà thờ xứ Hoàng Mai đây hỏi bác có ai cần thì cha nhường cho cái đồng hồ của nhà thờ…”
./

Cửa hàng bán đồ cổ


Còn nhớ, ngày 17/3/1991, vợ chồng không kèn không trống, không cả thắp nhang là thứ quan trọng nhứt của bà xã tui, hai đứa tui lặng lẽ mở cửa khai trương cửa hàng số 24ter Đồng Khởi, một “cửa hàng” nhỏ xíu mặt tiền hơn hai mét, bề ngang từ hai mét càng thụt vô càng nhỏ lại, bề dài chừng 3 mét rưỡi, cánh cửa sau rộng chừng 1 mét...

Cửa hàng vừa mở cửa, mấy anh có cửa hàng bên cạnh rủ nhau tới cửa hàng sát bên dòm qua, cha nào mặt cũng ngơ ngác người này ngó người kia, có ông còn làm bộ đi ngang qua tới mí đường Hồ Huấn Nghiệp rồi quay lại, khi đi ngang lại dòm thẳng vô thêm phát nữa, chặp sau một ông khác lại cũng y vậy, thấy thái độ của mấy đàn anh tui hiểu liền, tui biết mấy ổng đang hỏi nhau thằng nhỏ này từ đâu ra, mà nó bán cái chi dzậy. Giờ này ngồi nhớ lại bản mặt của mấy ảnh bữa đó, thằng tui phát cười mãi không thôi.

Sau khi dẹp nghề bên Nguyễn Huệ, máy móc làm nghề đa số cũ mèm vợ tui biểu rẻ quá khỏi thèm bán cứ mang về để nhà anh à. Thâu băng chụp hình giờ ế quá, bà xã lại bụng bầu, vợ chồng bàn tính, bà xã tui qua thuê góc trồng bụi tre trong phạm vi sử dụng của công ty văn hóa tổng hợp với giá hai trăm ngàn một tháng, bà xã lại bán bớt bộ đồ nghề cho anh bạn tên Thanh bên lab Saigon lấy 7 chỉ vàng, nhờ cậu tư Đức với tui kêu thằng Tâm từ Bình Dương về, hai thằng nó kỳ cách làm chừng gần nửa tháng nhìn ra một cửa hàng mini rồi khai trương như tui vừa nói.

Cửa hàng diện tích chưa đầy bảy mét vuông, từ trước ra sau trống trơn, chỉ có cái tủ kiếng nhỏ xíu có bốn bánh xe bà xã mới mua về để cửa hàng, bên trong tui bày mấy sợi dây ốc thứ đồ lưu niệm bán ngoài Vũng Tàu giá mấy đồng một cái. Tui về nhà thấy cái đầu người phụ nữ giống đầu phật bà bằng đồng ngày trước ông già đi họp Đồng Nai có công ty đổ khuôn ra hàng loạt đem biếu ổng một cái. Tui mượn ổng mang ra chưng. Một cửa hàng như rứa mà mở cửa khai trương thì bà con tới coi rồi mặt mũi hóa ngu cũng đúng chớ.

Tui bán chiếc xe Vespa Super 150 cc được một cây mốt năm phân đặng mua ít đồ sành sứ, của đám cò lái mang tới mời, mà tui cho là đồ cổ về chưng bán trong tủ. Cậu em út của bà xã về cho mượn chiếc xe cub 78 loại 90 phân khối rồi mang chiếc vespa mini của chị gái về trên quê đi đỡ. Bà xã vốn quen chạy xe Vespa từ nào giờ, nay ngồi chiếc xe số không quen, bả rồ ga vô số một, rầm một phát, hơn cây vàng vừa bỏ ra ngày hôm qua giờ chỉ còn đống chén bể… , anh Sùng nghe nói chạy xuống biểu Phương ơi, chú em xui quá rồi, xui xẻo tận mạng… mày sang lại cửa hàng này cho anh rồi anh vẫn thuê em đứng bán tháng anh trả mày… tui không nhớ bao nhiêu.

Tối, tui về bàn bà xã, bả bàn người ta làm được mình làm được, vợ chồng mình ráng giữ chỗ mà mua bán… , tui chất lưỡi nghĩ bà xã nói có lý, đất Đồng Khởi này anh Sùng ngày kiếm mấy triệu chẳng lẽ thằng tui ngày kiếm không nổi hai trăm ngàn nuôi vợ con.

Tui nhớ, gần cuối tháng mà trong tủ sạch tiền, tui lo lắng chạy tới lui mà chẳng biết tính sao, chừng về cửa hàng vợ nói anh à, có bác gì vừa đi ngang trả giá bức tượng của bố cho một chỉ, em biểu chút bác quay lại chồng cháu về… , bác nói mua về cúng chùa, ông già chậm rãi đi tới hỏi chớ cháu có bán bức tượng cho bác không, thằng tui không kịp giả bộ làm giá kiếm thêm mà chỉ lo gật đầu khẩn cấp. Nói thêm, hai bữa sau bà xã đi đâu về nói anh ơi, ông gìa mua cái tượng của mình có cửa hàng bán đồ cổ ở Ngô Đức Kế nè... ổng giả bộ là mua về cúng chùa. Đàn bà thiệt, mình đã bán, nó mua về làm gì kệ cha nó, nói nào ngay, thằng tui đâu mất tiền mua bức tượng đó nên nghe qua rồi bỏ không để ý.

Từ cửa hàng này mà hàng tháng tui kiếm cỡ sáu bảy cây vàng tính ra tiền là khoảng mười tám triệu năm trăm ngàn ngang bằng thu nhập của một cửa hàng kinh doanh nhà nước thời đó. Giá vàng thời đó tui còn nhớ rất chính xác là hai triệu sáu trăm bốn mươi ngàn đồng thì mua được một cây vàng chín tuổi tám.

Thằng tui đã ra nhập làng mua bán đồ xưa ngoài Đồng Khởi như vậy đó.

-----------------------
Bài đăng cùng chủ đề :
- Ông già cắt kiếng ở Gò Vấp
- Cặp đôn tượng bằng đá ITALY
- Nhà thờ Búng
- Đồ cổ

Chạy thuế...


Báo VnExpress ngày 24/7/2008 đăng bài “Bắt Vụ phó Bộ Tài chính” cùng mấy cán bộ của ngành thuế Đồng Nai trong “đường dây” chạy thuế, thằng tui sực nghĩ, thì ra kho thóc của Nhựt hiện nay có quá trời người cùng xúc chớ nào chỉ riêng mấy thằng nào...

Thằng tui vẫn quan niệm việc chi ít người làm nổi mà mình làm được thì mới có tiền và là tiền nhiều. Nhớ, tui từng “giúp đỡ” công ty bạn bè khi tụi hắn vướng tới thuế, đại loại những thứ như quyết định xử lý vi phạm về thuế, bị truy thu thuế vì chi sai vượt quy định mà không được khấu trừ thuế đầu vào, không được khấu trừ do hoá đơn đầu vào đã xác minh là của công ty bỏ trốn và vân vân.

Doanh nghiệp nào cũng vậy, sau khi nhận quyết định xử phạt truy thu hàng một vài tỷ thường cuống cuồng tìm thầy chạy thuốc chớ mần đơn kính gởi cấp thẩm quyền năn nỉ khóc lóc bằng vô dụng, thử hỏi có doanh nghiệp mô gởi đơn kêu oan mà được sở thuế cứu xét thu hồi quyết định truy thu hay ra quyết định giảm mức phạt bao chừ? Có mấy ai biết đối với sở thuế thì tụi công ty toàn là thứ đồ mần ăn gian dối cần phải mạnh tay với tụi nó đặng thu hồi phần nào tiền bạc về cho nhà nước. Rứa là tụi tui tha hồ hét giá “dịch vụ”, thông thường thằng nào biết khôn lo trước thì tiền bạc nhẹ nhàng không đến nỗi, thằng nào ra đời kiếm ăn mà ngu lâu ngày thường cứ mơ màng tưởng mình không vi phạm gì nên đéo thèm ra bạc kiếm sẵn đường binh để tới khi tay cầm quyết định lần hai xử phạt hay truy thu chi đó bạc tỷ mới biết sợ, rối rít tìm thầy chạy thuốc thì a lê cứ gọi là chai hia cho mau, số tiền lớn cở ba chục tỷ thì ít nhứt phải xỉa ra chín tỷ tiền mặt mới thoát nạn. Bình thường thì một là ra kho bạc đóng đủ tiền, hai là khẩn cấp ói ra phân nửa số tiền sẽ đóng phạt để anh em "giúp đỡ" rồi còn phải cám ơn tíu tít, lại mỗi khi có chút chuyện chi cần hỏi tới hay dặn dò là líu ríu dạ thưa ngoan như cháu ngoại. Mỗi vụ sau khi trừ chi phí tính ra hai thằng tui cũng còn bạc tỷ chia nhau.

Thiệt ra, người nhà nước cấp lớn không hề trơ trẽn làm gía trắng trợn như đám lính lác, cấp lớn làm việc thường theo kiểu rải ân đức, đưa nhiêu là cán bộ lớn biết nhiêu, tất nhiên mình phải biết điều mà tính toán đưa bi nhiêu cho vừa tầm cỡ đặng còn có lần sau, chớ người "lớn" đâu hoạnh họe nhiều ít như mấy thằng, mấy con quản lý công ty cùng mấy đứa thanh tra thuế tép riu cấp chi cục chuyên nghề bới lá tìm sâu dọa nạt doanh nghiệp để thầy trò tụi nó kiếm ăn.

Thằng tui từng nghe kể ở thuế Bình Tân hồi còn là Bình Chánh có mấy thằng quản cùng tên Sơn thằng nào cũng quản mấy chục công ty, có một thằng Sơn mỗi tháng mua một căn nhà mặt tiền ở đâu miệt Phú Lâm, An Lạc. Còn nguyên giàn thuế Bình Tân trước năm hai lẻ ba là Bình Chánh thì nay chắc có nhiều đứa phải tính vô hàng tỷ phú Mỹ nhờ nuôi gần cả ngàn công ty kinh doanh… giấy hồng, nghe nói từ lãnh đạo sắp xuống đứa nào ở nhà cũng thờ thần VAT mà được phò hộ thành giàu có lớn.

Nhớ hồi năm 2001 khi vừa trở về Saigon, Hiệp "mập" đón tui rồi gọi điện cho Hùng "chèo đò" cùng mời cơm thằng tui, Hùng "chèo đò" trả lời tao đang "họp" tức mắc đánh bài, Hiệp "mập" kéo tui với thằng Út vô tiệm cơm máy lạnh ở Lê Thánh Tôn, lúc ăn nó nói Phương à, mày mà về thì nhiều thằng sẽ rủ mày làm ăn chung nhưng mày phải làm với anh, tụi nó giàu hết rồi, anh em minh nghèo vậy mày phải làm chung với anh.

Lại nhớ, khi anh em cùng ngồi ở công ty Huy Nguyên đường Bàu Cát trong Tân Bình, thằng Khải biểu tui anh Phương ơi, anh phải nghe em không được dính vô hóa đơn, tui nghe lời thằng Khải không phải vì thằng tui chê tiền bẩn sạch mà do thằng tui nhát hổng dám làm.

Tới đầu năm 2002, thằng Út cầm nhà cầm đất bà già vợ tui chết để lại cho nó vô ngân hàng lấy năm trăm triệu hai thằng mở được công ty rồi tui kinh doanh phụ tùng ô tô, mà đã mua bán thì phải có lời, mà đã lòi nhiều thì chỉ thằng ngu lắm mới không biết đường mua hóa đơn khống rồi kê một ngàn lẻ một thứ chi phí đầu vào đặng khỏi đóng thuế nhiều... các công ty ma bán hóa đơn toan bề 'úp' bậy gặp anh Phương là khỏi xủ quẻ vì đàn anh chỉ dòm địa chỉ công ty nằm quận nào là biết, chắc ăn thì móc fone ra gọi hỏi một lượt ê công ty đó, địa chỉ ở đó là của thằng nào... thì biết liền.

Thằng tui từng nói với đám anh em thuế huyện Châu Đức rằng trong địa bàn huyện mình mấy anh khỏi lo vụ công ty ma, nếu nghi ngờ cứ photo báo cáo thuế hàng tháng đưa tui coi tui biết liền, nếu cần tui chỉ cách coi báo cáo thuế có những dấu hiệu gì giúp nhận biết mấy công ty ma... , thằng Hoàng tổ trưởng thanh tra biểu thằng Phương sao biết hay dzậy, thằng tui cười nói mấy anh không biết vậy chớ tụi thuế ở thành phố Hồ Chí Minh rành sáu câu... anh Thảo đội trưởng quản lý doanh nghiệp đi họp thành phố HCM về nói ừa tao làm việc ở thành phố nghe kể mấy vụ công ty ma bán hóa đơn khiếp lắm.

Có cầu ắt có cung, thằng tui nghe nói vụ bán hóa đơn thoạt kỳ thủy là do tụi thuế bày ra cho người thân người quen chớ mấy thằng người bắc nhà quê dốt chữ sao biết mà làm.

Chuyện kiếm tiền online...


Trên các diễn đàn mạng tràn ngập những câu : “CÁCH KIẾM TIỀN TRÊN MẠNG NÈ…”, “KIẾM TIỀN TRÊN MẠNG… ĐÊ…Ê…”, “KIẾM TIỀN TRÊN MANG… NHÀO ZDÔ…” hay những câu đại loại như vậy và vân vân.. , những câu chào mời rủ rê vô thưởng vô phạt không do lòng tốt cũng chẳng hề mang ý xấu của đám sinh viên ồn ào, ầm ĩ làm cái thằng tôi lạc bước vô mấy diễn đàn trên mạng xã hội ảo … thấy hết sức khó chịu.

Nhớ lại, ngày 19 tháng 5 năm 1975, cha tôi dẫn đầu đoàn cán bộ của Bộ Văn hóa từ Hà Nội đi công tác vào thành phố Hồ Chí Minh. Nhân chuyến công tác, cha tôi cho anh ba tôi đi theo về miền Nam chơi thăm họ hàng bên nội. Cuối tháng tám , anh ba tôi được cô Tố Vân, cán bộ Bộ văn hóa mang trở ra Hà Nội vì cha tôi còn bận việc chưa trở ra bắc.

Kể chuyện cho chúng tôi nghe, anh ba tôi có vẻ rất khoái chí về chuyến đi, tôi khi đó 13 tuổi cứ theo hỏi chuyện về miền Nam, anh tôi kể nhiều chuyện, duy có một chuyện làm tôi nhớ mãi, là chuyện gì thì tôi xin kể ngay đây.

- Ở trong Nam có truyện chưởng hay lắm – Anh tôi nói.

- Hay như thế nào – Tôi hỏi

Anh tôi kể trong chuyện chưởng thì người ta đánh nhau ghê lắm, kể rằng máu me nhiều quá, đọc sách chưởng toàn thấy chảy máu :

- Hai người đánh nhau thì người này chỉ cần giơ tay lên là người kia văng ra mấy chục mét rơi xuống chết liền.

Anh ba tôi kể như thế, tôi nghe thấy vô lý cãi liền:

- Sao lại thế được, chỉ cần giơ tay là người kia bắn tít ra xa mà chết à ?

Anh ba tôi gật đầu quả quyết:

- Tao đọc là như thế đấy, khi nào vào trong Nam, mày đọc thì biết.

Sau khi theo cha mẹ chuyển vào Sài Gòn, tôi có người chú ruột mới thất nghiệp vì vừa mất nghề làm... lính, mở quầy cho thuê truyện ở góc đường Phan Xích Long – Phan Đăng Lưu Phú Nhuận, quầy để biển "Nhà sách Hải Yến" cho thuê đắt khách lắm, tôi tha hồ đọc sách thế nhưng nhất định tôi không thèm đọc cái thứ truyện chưởng “láo toét” chết tiệt như tôi đã nghĩ thế từ khi còn ngoài Hà Nội. Tôi đọc nhiều, nhiều lắm, đọc hết sách ngoài quầy, tôi đọc đến căn gác nhà người chú, nào là truyện dịch, nào là truyện Tàu, truyện tuổi hoa các loại, sách vàng Lucky Lucke mà bốn năm đừa giành đọc cuốn mới, truyện tranh xì trum, TinTin phiêu lưu ký, nào là Tự lực văn đoàn, Hoàng Lê Nhất Thống Chí, Chinh phụ ngâm khúc, Vũ Trung tùy bút, Tang thương ngẫu lục, vì chưa có nơi để đi học nên tôi đọc miệt mài, tôi đọc từ "Thành Cát Tư Hãn vó ngựa trường chinh" trên thảo nguyên qua "Thằng gù ở nhà thờ đức bà Paris", đến "Tử chiến Mafia" trên đường phố NewYork rồi vô tận nơi ở của "Người tình của Bố già"... tóm lại là "kính thưa" các loại sách đông tây cổ kim... còn nhớ, một hôm buồn tình vì không còn cuốn truyện nào để đọc, tôi uể oải giở cuốn kiếm hiệp có tựa là "Huyết kiếm ma hoa" tập 1, sau khi đọc hết tập 2 tôi bắt đầu lao vào đọc truyện kiếm hiệp mà quên ăn quên ngủ...

Trở lại chuyện kinh doanh tiền tệ trên mạng, thời gian bị bệnh nằm nhà vì không thể đi được, rảnh rỗi tôi online suốt ngày, xem và đọc đủ thứ trên mạng. Tôi đọc “từ trên xuống dưới”, đọc “từ trái qua phải”, thế rồi cuối cùng là đọc đến “kiếm tiền trên mạng đê…ê…ê…”. Thì ra không vớ vẩn như tôi vẫn tưởng mà đây là hình thức “kiếm ăn” đứng đắn, đi sâu một chút thì tôi có cảm nhận như vậy. Thế là tôi liên tục "search" trong google những từ khóa đại loại như “forex”, “kỹ thuật chơi forex”, “phân tích kỹ thuật”, “phân tích cơ bản trong forex”…tôi mò vào các diễn đàn trade currency và tìm đọc cả những thông tin tài chính. Thì ra các ngân hàng nhà nước và cổ phần từ lâu đều đã hết sức quan tâm đến công việc kinh doanh tiền tệ, các cấp lãnh đạo ngành ngân hàng đều cho thành lập hẳn các phòng ban nghiệp vụ chuyên môn gọi là phòng “kinh doanh nguồn vốn”.

Khổ nỗi, một công việc mần ăn bự và nghiêm túc như rứa mà mấy thèng cu sinh viên, ăn cơm còn ít hơn anh mày ăn muối , đầu no chữ mà bụng thì đói cơm cứ thi nhau la hét om sòm trên các diễn đàn mạng gây nhiễu làm anh mày có thành kiến mà ghét bỏ cái vụ “tra-đờ- cu-rân-xì” từ đó tới giờ. Thiệt là hại nhau quá xá.
./

Forex...


Cái vụ "tra đờ cu rân xì" coi bộ quá khó đối với thằng tui. Ông tướng ngày xưa cầm kiếm ra đánh trận suốt ngày... , thằng tui mà có cơ may gặp được ông tướng đó, tui hỏi coi vậy chớ ổng sao tài quá, đánh đá cả ngày không biết mệt, ổng sẽ trả lời rằng do có sức khỏe...

Nghe vậy thằng tui buồn lắm, tui tự biết mình văn hóa lùn, tiếng Anh tiếng Mỹ thì mấy chục năm rồi, tiếng là từng có cửa hàng bán đồ cổ ngoài Đồng Khởi, vậy mà "sức khỏe" sinh ngữ vẫn chỉ là "Hoát do nem" với "Ai em thánh kiù", nghĩa là vô phương học hỏi mặc dù đang mắc đào sâu kiến thức về FX lắm lắm...

Bữa trước mò vô một diễn đàn mạng, gặp một đàn anh giới thiệu về dịch vụ tư vấn FX, tui đọc mà ngỡ đang nghe rao giảng về "kinh Forex", anh ta, bằng giọng rất chuyên nghiệp giới thiệu về một cuốn gọi là "Đào tạo FX", thiệt như một gã ăn mày nghe nói tới xôi gấc, thằng tui sent Y!M đến anh ta nhỏ nhẹ "Xin được hỏi tui muốn có được cuốn sách đó thì phải làm sao?". Khi đó, nói có ly nước... làm chứng... , quả thiệt tui không hề biết cái cuốn bí kíp nọ thực ra không hề mắc mớ chi đến đàn anh, đàn anh chẳng chút lợi lộc chi khi mắc công trả lời tui, vì vậy mà đàn anh mần thinh cho dù đã cho phép tui add nick.

Bẵng hơn tuần lễ, hôm rồi đàn anh sent qua tui lời ngọt ngào chào hỏi... một girl nào đó... biết bé cái lầm, tui biểu anh bạn đang nhầm đó, đàn anh sẵng giọng nói hạ cố hỏi thăm mà gặp bà cô hắc ám, biết đàn anh đang tối mắt bực bội vì nghĩ em nào dám cự tuyệt... , tui cẩn thận giải thích lại một lần nữa rằng tui là một gã sắp gần năm chục tuổi, tui đề nghị đàn anh xóa my nickname như tui vừa làm với his nickname. Đàn anh biết xộ, làm như thẹn quá hóa giận: "Anh bi nhiêu tuổi kệ anh chớ, nghe thấy khó ưa". "Thưa anh, tôi chỉ là muốn nói anh đang nhầm tôi với người khác, tôi là người mà bữa trước đã sent Y!M cho anh hỏi về cuốn sách anh giới thiệu... "". Sợ đàn anh còn hiểu lầm mất nơi nhờ... tui nhẹ nhàng nói rằng tui đang bịnh... xin đàn anh đừng chấp. Đàn anh có vẻ nguôi giận hạ cố hỏi tui một hai câu, tui vẫn giữ thái độ cầu thị... đàn anh vui vẻ: "Tui search trên mạng và đã biết anh ở đâu..."

Cuối câu chuyện, đàn anh như tâm sự: "... em từng vô Saigon tứ cố vô thân... nay từ trong này ra tới Danang, em nhiều bạn lắm... không biết có dịp nào anh em gặp để hy vọng học hỏi anh nhiều... " .

Thiệt may... sự tự tin của thằng em này đã truyền chút qua tui, nó biểu: "Em hướng dẫn anh chừng một tháng là anh nắm được về cơ bản tổng quan về kinh doanh FX..." . Hy vọng thằng em nói đúng.
./

Chút lan man


Kể, đất Bình Dương tui quen không nhiều, từ cuối 1979, ông già tui đương nhiệm phó chánh văn phòng Bộ Văn Hóa phụ trách phía nam từ Đà Nẵng tới Cà Mau, trụ sở Văn phòng đại diện tại số 170 Nguyễn Đình Chiểu quận 3 thành phố Hồ Chí Minh. Ổng muốn về quê thể theo lời yêu cầu bè bạn xưa của bí thơ tỉnh ủy Sông Bé khi đó là ông Tư Nguyện tức Đỗ Văn Nguyện, cùng là nhớ quê muốn về nhà...

Ổng về làm phó Ty văn hóa, dắt theo thằng con trai út 17 tuổi là tui vừa để quản lý thằng con coi bộ muốn hư vừa lo cơm nước cho ổng, thằng tui được lịnh của bà già xách giỏ quần áo đặng “công tác” miệt Sông Bé.

Về Thủ Dầu Một, thằng tui vẫn phong cách con sếp lớn, vậy mà ngày ngày sáng chiều cơm rau nấu hai nồi, lại thứ cơm độn khoai lang của gia đình anh Dậu, hút rặt thứ thuốc rê của bác Ba Phi, không giống tiêu chuẩn cán bộ lớn ở Saigon làm việc ngồi phòng máy lạnh, sáng đi làm chú Bảy Khuynh tài xế lái chiếc Open, chiều tiếp khách chú Bảy đổi chiếc Mercedess. Tiền, quà, địa phương gởi kính biếu đại diện Hà Nội bà già gom không kịp chưa kể ngày tết. Thằng tui bất mãn biểu bố ơi mình ở Saigon đang sướng, bố về quê chi vậy, ổng hớt khoai lang từ chén tui qua cho ổng nói con à, đây là nơi bố sinh ra, bố đi mấy chục năm rồi giờ bố nhớ quê muốn về… ổng còn nói nhiều lắm thằng tui chăm chú nghe mà… hổng nghe gì ráo, bữa vô Ty văn hóa gọi điện về cho bà già kể khổ, bà già hốt hoảng kêu anh hai tui chở xe honda lên Sông Bé gấp coi chuyện chi ghê gớm… ông già cười biểu nó trẻ con ham vui nói bá láp, ít bữa có bạn là được mà… Bà già nhét túi thằng con cưng ba trăm đồng khi đó lớn khiếp lắm dặn con tiêu phải tiết kiệm đừng để bố bị mang tiếng…

Cuối năm 1979 đến hết 1981, tới 1997 về mở quán có người gặp tui còn nhớ nhắc… thằng tui kể ăn chơi hạng nhứt nơi Thủ Dầu Một nhỏ bé, chơi thân nhứt là thằng Cường em chú Thường từ Nam Định vô theo anh nó, chú Thường xin cho nó vô đội banh công an Sông Bé, nhớ, tụi nó là thứ đá banh vớ vẩn mà hách khiếp, mỗi lần đi đá đâu đó là tụi nó vỗ thùng xe rần rần, qua cửa ty công an tụi nó la chửi thằng gác cửa như chửi con… Đi đá banh thì toàn thua với bán độ, lâu lâu có ai cho xấp vải là bán lấy tiền đặng theo tui về Saigon chơi cho biết thành phố. Sau đội banh bị giải thể, thằng Cường thằng Hữu thằng Liêm… chuyển qua giao thông, sáng sáng tụi nó ngồi ghế dài trước phòng nhóc đặng chờ tài xế mối tới chở đi ăn hủ tiếu… Thằng Liêm là cháu ông Tư Nguyện, ông nó đi làm tổng cục trưởng cao su thì nó không bị ai sợ nữa, nó ra trạm Vĩnh Phú ngồi chặn xe đò xe tải lâu lâu tui đi xe lô chạy ngang trạm kêu thảy nó mấy điếu Jet hút chơi. Thằng Cường ra trạm đường sông bữa tối nó rủ tui ghé chơi, có ghe qua nó biểu mày chờ tao chút, nó giơ cây đèn pin dài ngoằng lia lia về mấy chiếc ghe đang đi cặp từng đôi sát rạt, ghe tấp vô trạm là nó nhảy xuống ghe rồi lại nhảy lên, tui nói sao mày không kiểm tra nó nói xong rồi. Sau này lo sống tui quên tuốt bạn bè cũ, giờ nghe nói tụi nó trưởng thành hết thảy, thằng Hữu đương nhiệm trung tá trưởng phòng giao thông Bình Dương bữa tui thấy nó lên TV đài Bình Dương, thằng Liêm thằng Cường nay đều “lớn” hết thảy.

Mấy chục năm nhìn lại, kể ra số người tui từng gặp gỡ thường một thời có chú Út Nhân tức Nguyễn Quốc Nhân trưởng phòng Văn nghệ gặp thằng tui đâu là kéo mời thằng con nít vô café sau là phó giám đốc sở rồi về làm chủ tịch Hội văn nghệ tỉnh khi ông già tui nghỉ, anh Năm Thành tức Vũ Đức Thành trưởng phòng tổ chức hành chánh gặp thằng tui thì gật đầu khi tui chào rồi hất hàm đi đâu đó mày, nay ảnh đương nhiệm phó chủ tịch HĐND tỉnh, anh Út Sương tức Nguyễn Thế Sương trưởng phòng văn hóa quần chúng sau này về giám đốc Sở văn hóa thông tin Bình Phước giỡ đã nghỉ hưu, mỗi lần gặp tui là rối rít chào hỏi móc bịch thuốc rê ra mời, chú Vũ Lệ giám đốc công ty phát hành phim và chiếu bóng Sông Bé tự biết thân phận bắc kỳ không có vé lãnh đạo ở xứ này sau bị phốt ông già tui thương tình gởi về Fafim TW số 7 Lê Quý Đôn dưới Saigon mấy năm cũng nghỉ, chú Út Dũng mà tui quên họ giám đốc xí nghiệp in tối ngày nhậu mút chỉ tướng con lật đật vô nhà tui hỏi ổng đâu mày sau bị cho đi học về là hưu luôn… Nãy giờ kể ra tui thấy chỉ cha Năm Thành là hồi đó trẻ tuổi nhứt mà chớ hề thèm lấy lòng thằng con thủ trưởng như người khác. Ông Tường nay phó Sở văn hóa, hồi tui ở đây trước, thằng trưởng thư viện thấy ảnh là lo chào mà bị ảnh nghịch với cha Năm Thành từ hồi nẳm do ảnh là dân R mà là phó, Năm Thành tui không rõ có R không chỉ biết là nhỏ tuổi hơn nghe nói là thằng chụp hình mà lại trưởng phòng, mãi tới nay cha Tường mới sống lâu lên lão làng mà lại phó giám đốc phải điếu đóm cho giám đốc sở cũng là thằng em út xưa nếu tính tuổi tác thứ bậc hồi đó.

Còn anh Ba Điệp tức Đỗ Khắc Điệp hiện giám đốc Sở văn hóa thông tin, hồi đó thằng Điệp đi học trung cấp ở trường Lý luận nghiệp vụ, nơi bà già tui hồi đó công tác, về làm trưởng thư viện tỉnh, thằng này cao nhòng ốm nhách ngồi xe đạp tướng lòng khòng làm như dư cặp giò, mấy thằng thư viện là đám thằng Thu thằng Nở thằng Điệp mê nhậu dữ lắm, tụi nó ở tập thể tại thư viện đầu đường Ngô Quyền, thằng Điệp vô ba xị đế tối đạp xe té lỗ gãy cha nó hai cái răng cửa sáng ra gặp, nhìn bản mặt nó cười thấy phát… mắc cười.

Cha Dũng “cồ” hồi đó tới cua ghệ là con Vân ở Ban Nghiên cứu lịch sử đảng, đi o mèo mà nó dắt cả đám hình sự em út vô nhà ở tập thể con gái người ta rồ ga nẹt nẹt làm thằng bồ hay chi của con Vân tui không biết, vẫn thường chiều tối tới ngồi bực tường trước cửa ôm đờn ghi ta biểu diễn tình nghệ sĩ với cô em trán dồ thì bị đám cảnh sát thường phục thằng nào cũng mặt hầm hầm hù dọa sợ mất mật mấy lần rồi trốn đâu mất tăm khỏi thấy mặt. Thế là Dũng ta tối tối mò tới căn nhà tập thể trước nhà tui hát câu tình tự với em Vân, có bữa buổi chiều anh trai con Vân tên chi tui quên tên nuôi chim cúc dưới quê từ Long An lâu lâu qua thăm em gái, bữa chả lại qua nhè đang xỉn, ngặt con em ở trong nhà nghe kêu mà không chịu mở cửa rước ông anh, cực chẳng đã bà già tui gọi biểu cháu vô nhà bác ngồi ghế nghỉ mệt chừng nào khỏe hãy dậy. Tới chừng cha Dũng "cồ" mần ăn xong xách xe dzọt con Vân mới hơ hải chạy kiếm ông anh qua hỏi, bà già tui chỉ ông anh nó đang ngồi ngáy khò khò nơi ghế. Năm chín bảy về Bình Dương mở quán tui thấy nó có nhà bán gạo ở đường 30/4, tui gọi hỏi, nó biểu chà lâu lắm mới gặp anh Phương. Giờ tui thấy bà Vân đứng bán cửa hàng phụ tùng Thiên Thành hay chi đó nơi nhà ông Dũng được cấp hối đó ở ngã sáu đối diện chùa Bà.

Còn một người, anh Út Phương tức Hồ Minh Phương nhà cách mấy căn, anh em biết từ hồi đó ảnh bí thơ tỉnh đoàn, khi ông Ba Hà phó chủ tịch nghỉ hưu về quê thì ảnh dọn về nhà đó, ảnh giống hệt bây giờ mới chủ tịch tỉnh nghỉ hưu, vẫn ở nhà là mình trần quần tà lỏn, nhớ hồi nẳm, ảnh cầm gói trà Lâm Đồng qua biểu tui nấu nước pha uống chơi mậy tụi nó mới công tác mang dzìa, khi cúp điện ảnh cõng thằng con tui đi theo ra sông tắm mỗi buổi chiểu... Đàn anh khét tiếng chủ tịch từ tỉnh Sông Bé rồi tỉnh Bình Dương, tính ra dám ảnh mần nghề chủ tịch tỉnh lâu nhứt từ trước chưa ai bằng.
./

Tai biến …

Ngày 29/3/2006: Sáng, sau khi dự họp doanh nghiệp đầu năm ở hội trường của huyện, chiều mười bảy giờ tui từ Châu Đức tà tà về Saigon. Đang đi chợt phát hiện giàn lạnh hình như thiếu gaz, tui ghé tiệm điện phía đối diện hãng bột ngọt Vedan nhờ thợ coi, lay hoay tới mười chín giờ mới xong, tui chạy về tới ngã ba thành Tuy Hạ thấy bên đường có quán thịt cầy, đang bụng đói lại gặp món ưa thích, tui ngừng lại, cho xe chạy vô tận trong sân vì trời tối đường hẹp sợ bá tánh va quẹt. Ăn xong, tui kêu chủ quán làm thêm mấy dĩa mang về cho thằng con cưng, dè phát hiện ra chân phải hết nhúc nhích tự khi nào, cảm giác được tay phải đang từ từ cứng đơ, liếc đồng hồ lúc đó là mười chín giờ ba mươi. Tui giả lả với chủ quán vài tiếng… trong đầu thầm đánh gía tình huống mình đang gặp. Thời đó trong người tui lúc nào cũng tiền mặt mười mấy triệu toàn giấy lớn năm trăm, tiền đô hơn hai ngàn rặt thứ một "vé", chưa kể sợi dây tui đang đeo nơi cổ nặng 4 cây rồi còn mấy cái nhẫn trên tay, hai chiếc điện thoại loại nhiều tiền… thầm nghe ngóng tình trạng bản thân, tui móc điện thoại gọi thằng em vợ mặc dầu nó đã đủ lông cánh nhảy ra làm ăn riêng không còn theo tui nữa… , tui hỏi nó đang ở đâu, nó lè nhè biểu đang nhậu trong chợ lớn, tui vắn tắt với nó về hoàn cảnh đặc biệt tui đang gặp..., nói tui đang cần nó, thằng Út nghe rồi như tỉnh, nó hỏi tui đang ở đâu, tui kêu nó qua phà Cát Lái đến ngã ba thành Tuy Hạ đi ra hướng đường 25B qua sân banh ngay ngã ba nhìn quán thịt cầy bên tay trái, xe tui để tuốt trong sân, tui lại kiếm chuyện nói bá láp vói chủ quán đặng cố giữ mình tỉnh táo, lúc này trong đầu thoáng nghĩ mình sẽ bị hôn mê làm tui hoảng sợ… , tui gọi hỏi thằng Út tới đâu rồi, nó nói đang chạy đi hướng Cát Lái… Thằng Út gọi biểu bị kẹt phà, tui dặn nó nên đứng nơi đâu…

Chân phải tui nhúc nhích được rồi, tui liếc đồng hồ… hai mươi giờ ba mươi, tui gọi biểu thằng Út khỏi qua phà, đứng chờ tui, tui giơ tay thấy có vẻ như đang phục hồi, tui thầm nghĩ chừng mười lăm phút nữa chắc đi được…, tui bước ra sân quán, đi tới lui, tui mở cửa xe, vô thử lắc cần số, chân thử pê đan thắng, ga xăng… mọi thứ có vẻ ổn…

Kim đồng hồ chỉ hai mươi giờ bốn lăm, khi đã chắc chắn mình lái xe được, tui quay chào chủ quán rồi vô xe dzọt… qua cửa bến phà Cát Lái phía quận hai thấy thằng Út giơ tay ngoắc, tui kêu nó ngồi luôn để tui lái về thẳng nhà…Bà xã cho uống viên chi đó kêu hạ huyết áp rồi ngâm chân nước nóng, uống nước chanh nóng… Đêm nằm ngủ nghe chân bên phải làm như hơi cứng hơn ngày thường.

Sáng hôm sau thứ bảy 29/3, Như thường lệ tui vẫn tà tà ra Paris - Dehli uống cafe với hai đàn anh Hải ‘voi”, Nhơn “râu”, tối vẫn vô Chu bar ngồi nói dóc.

Sáng chủ nhật 30/3, tui ra café Patio, ngồi gọi anh Hải “voi” tới… làm như chân tay lại trở bịnh, đến mười giờ rưỡi thì tui đi vô WC hết nổi thiếu điều muốn lết, anh Hải kêu mày bị bịnh sao không lo chữa trị mà còn café cái nỗi gì, lo mà chữa bịnh đi thằng này mày ẩu vừa thôi, mày coi chừng chớ ở đó mà chủ quan, mày nghe tao đi khám liền đi, tui gọi bà xã qua chở tui đi kiếm chỗ châm cứu, ngồi sau xe bà xã chở mà chân dần cứng dép muốn rớt, mẹ, xe Atila chỗ gác chân thấy ghét. Đi từ chợ cầu Kiệu qua chợ Bà Chiểu, vòng vòng vô mấy nơi hồi đó tui liệt dây số 7 từng châm cứu mà không nơi nào châm cứu vì là ngày chúa nhựt, tui biểu bà xã về rồi mai tính…

Sáng thứ hai 31/3, bà xã chở tui tới bệnh viện y học dân tộc, tui không muốn vô vì chắc lại kêu tui phải nhập viện theo dõi như hồi đầu năm, tui biểu đi đến Viện y học dân tộc, bà bác sĩ giám đốc khám rồi yêu cầu tui phải lập tức nhập viện, lại thế nữa… tui hỏi thưa bác sĩ, bịnh tui là bịnh gì và ở mức nặng hay nhẹ, bà bác sĩ nói khỏi hỏi, anh phải nhập viện liền, tui nghe muốn nổi nóng nhưng vẫn nhẹ nhàng nói xin bác sĩ làm ơn nói rõ hơn giúp tui, bà bác sĩ nhìn tui lạnh lùng nói cơn tai biến mạch máu não đang diễn tiến trong người anh, vì vậy tôi mới phải yêu cầu anh lập tức nhập viện, bà ta quay biểu y tá lấy xe đưa tôi vô cấp phòng cứu, biểu bà xã tui hãy cho tui lên cấp cứu rồi xuống làm thủ tục…

Nhớ, hồi đầu tháng 11/2005, tui qua công ty HSC, cùng theo đi có anh rể, vừa bước tới cửa chân phải tui chợt quỵ xuống, may phản ứng kịp chụp cánh cửa nên khỏi té, mặt ngước lên theo quán tính, trong một thoáng thấy anh rể vụt quay mặt đi rồi làm như giờ mới quay mặt lại miệng ôi ôi cậu sao vậy, hai ngày sau tui biểu cậu Tám Hương giám đốc cùng chú Tuấn phó giám đốc kiếm lý do “giải tán” gấp thằng anh rể.

Cuối tháng 12/2005, một bữa, tối tui đi xe gắn máy tới đường Bạch Đằng ở Bình Thạnh chở em người mẫu tên Lâm đi uống trà ở tiệm trà gần nơi em thuê trọ (em này dân Quảng Ninh vô Saigon theo chị gái có chồng mở công ty làm cò nhà đất, sau vì em có chiều cao nên đăng ký đi học rồi được vô làm người mẫu của công ty chi đó tui không để ý. Hồi đó mấy em thứ người mẫu tập sự này tui gặp gỡ một, hai lần ở Chu bar rồi mời rủ đi ăn cơm uống cafe, cả đi... ngủ thì không em nào từ chối). Khi về nhà, tui đang trên đường Nguyễn Đình Chiểu khúc Phan Kế Bính chợt xây xẩm mắt hoa, tui giựt mình vì không thể điều khiển xe, trong đầu nghĩ tấp vô lề là an toàn, coi, tay bẻ về phải mà sao xe cứ bên trái mà sàng qua, xe Dyland ngày thường cũng nhẹ mà giờ sao nặng khiếp... tui thót người khi có chiếc xe hơi thắng gấp sát bên, vì đường một chiều nên tui thuận tay qua trái lằn xe hơi, trong đầu nghĩ được rằng chỉ cần leo lên lề trái là an toàn mà sao không nổi, tui đành ngừng xe cạnh vỉa hè trái mở xi nhan để xe hơi tới thấy mà né, chừng mười phút sau hai tay mới khiển được xe mà chạy về… Bà xã mua ba món dụng cụ tập tay liên tục hơn mười ngày mới gần hết hẳn.

Bà xã liền mấy ngày la quá xá, bả làm dữ... kêu thằng Tuấn chở tui vô bịnh viện y học dân tộc thành phố khám bịnh, bà bác sĩ Thủy trưởng khoa tui quen từ hồi 2003 khi bị liệt dây thần kinh số 7, sau khi khám, bà trưởng khoa yêu cầu tui lên lầu một làm thủ tục nhập viện để nằm theo dõi vì tui đang nguy cơ tai biến mạch máu não… , bữa sau, thằng Tuấn chở tui đi bịnh viện Hoàn Mỹ khám và làm xét nghiệm tổng quát. Kết luận sau một tá thứ giấy ghi kết quả xét nghiệm: mọi cái khác bình thường, có cái cần đặc biệt cẩn thận là huyết áp cao, cảnh báo nguy cơ tai biến, phải uống thuốc và theo dõi huyết áp ngày hai lần…

Tui có hai người anh em cùng có tên là Khánh, ông ở Bình Dương bị tai biến hồi mười một giờ trưa, vô cấp cứu bịnh viện rồi mười hai giờ đêm từ bịnh viện Chợ Rẫy lẳng lặng bỏ vợ con mà đi không thèm nói lời giã biệt. Ông Khánh ở Saigon khi tui từ vùng quê trở về nghe kể sau chuyến công tác Hanoi, tối bay về Saigon ghé công ty trước khi về nhà… sáng ra nhân viên phục vụ vô dọn dẹp phòng thấy sếp chết gục trên bàn làm việc, bác sĩ khám nghiệm và kết luật: Đột quỵ.

Đã biết rõ mình có bịnh, đã xuất hiện tình trạng cơn thiếu máu não thoáng qua ba lần. Các bác sĩ Đông, Tây y đều cảnh báo nguy cơ tai biến phải mau mau nhập viện.

Thằng tui lúc đó có tâm trạng chó đẻ là không lo mình chết mà chỉ lo thằng con còn nhỏ sợ nó khổ… , ông bác sĩ trên lầu 1 khám nội thần kinh trong Chợ Rẫy từng ghé sát tai tui nói mày đã không sợ chết thì mày tới đây… làm đéo gì, tui kề tai ông thầy khẽ khọt em chỉ muốn biết chừng nào… chết.

Tui nghĩ không biết chừng nào tai biến ập tới… thằng tui đâu biết gì về bịnh ấy, sau khi nghe và nhìn hai anh Khánh, đơn giản tui nghĩ nếu xảy tai biến là lập tức mình được ngồi xe có người lái thẳng qua cầu sông Nại Hà, nhớ mang giấy tờ tùy thân đặng có đăng ký thường trú nơi âm phủ.

Ngồi tính khi mình chết, việc làm còn lại sẽ giao thằng nào… thằng em vợ thứ tám là Tám Hương giám đốc đương nhiệm… không ổn bởi tánh khí lóc chóc mau hư chuyện, thằng Hương từng có lần trước mặt tui mà nó nhậu say móc hàng xấp đôn xanh liệng lên bàn ý muốn hù bá tánh. Thằng Út dày dạn kinh nghiệm vì theo tui từ năm 1990, hơn năm nay nhảy ra ngoài vùng vẫy kiếm ăn riêng mà vẫn chưa nên cơm cháo gì… không biết anh rể chết rồi hàng tháng nó có cho chị gái được hai chục triệu nuôi cháu… không ổn. Thằng tui thử nghĩ đến ông anh con rể quý của bà già là dân ngân hàng cũ, hy vọng nể mặt vợ mà thương xót cháu vợ… càng không ổn.

Tui có hai anh trai, anh lớn là chắc chắn không, vì người nhà nước đâu rảnh dòm tới chuyện riêng dù là của thằng em út. Ông anh thứ hai mà bà già cứ nhằn sao con không kiếm việc gì cho anh con làm cũng không được vì từ khi lớn lấy vợ… toàn do bà vợ tính toán giùm mọi việc.

Chưa kiếm ra cách, tui đành để từ từ. Ông trời cần chi để ý chuyện cá nhân… Đùng một phát. Trời kêu ắt phải dạ chạy đâu khỏi.

Thằng tui hai năm nay như người chết, em út thỉnh thoảng thằng gọi điện thằng đưa vợ con lên biếu quà thăm đàn anh nói chuyện chơi, thằng Cân chỉ chiếc Camry đời 2007 thấy nó mới chạy hai lần nói năm rồi em kiếm được ba tỷ mua chiếc xe này và thêm căn nhà nhỏ… tui nghe mà không động lòng.

Mới đây, sực nghĩ con cái đang lớn mỗi ngày. Hai năm bỏ mặc vợ cái con cột ở Sài Gòn, bỏ về quê nghỉ ngơi, ngồi nhà lại thêm đứa con gái vừa năm tháng tuổi tay chưn dài ngoằng như mẹ nó.

Thiệt là cái thân làm tội một đời !

Đã tự hào mình từng là người chồng, người cha tốt. Chợt nghĩ lại mấy năm buông thõng sự đời vừa qua, thằng tui chợt thấy mình thiệt tệ.
./

Mắc me... người nhà

Tháng 10 năm 2003, thằng Dương con cậu Khanh, em ruột bà già tôi sau bao năm không hề liên lạc qua lại với nhau đột nhiên xuất hiện tại nhà của bà bác ruột ở Nguyễn Trãi. Sự ngạc nhiên rồi qua nhanh thay vô đó là những lời mừng rỡ thăm hỏi lẫn nhau giữa những người bà con ruột thịt thân thiết... Người vui mừng nhất phải là bà già tôi vì lần sau cùng ra bắc của bả để thăm em cháu là đợt thằng Nam mời ra nhân kỳ nó lấy vợ cách nay cũng năm ba năm chi đó. Thằng Dương con cậu Khanh cầm mười triệu “Bố mẹ cháu biếu bác”, bà già vui quá xá khiến tụi tôi cũng cảm động lắm vì từ xa cả ngàn cây số mà thằng em chịu khó gác công ăn chuyện làm lặn lội vô tới thành phố Hồ Chí Minh thăm viếng.

Qua bữa sau, đang ở nhà thì tôi nhận được điện thoại từ Hà Nội của thằng Tú con dì Mạnh, em kế bà già, đã mất từ lâu, cũng từ lâu lắm bặt vô âm tín, sau vài lời xã giao, thằng Tú thông báo với tôi:

- Cụ Còng mất có để lại di chúc nhưng chúng em chưa nhìn thấy vì bọn thằng Nam, thằng Dương không cho chúng em xem, thằng Dương vào trong ấy là để đưa di chúc của cụ cho bác cùng các anh chị trong đó xem. Anh photo một bản gửi cho chúng em với nhé.

Nghe điện thoại xong, tôi qua nhà bà già. Thằng Dương đang ngồi cùng bà già và anh hai tôi, anh hai cầm một tờ giấy photocopy nằm trên bàn đưa tôi:

- Chú coi đi, đây là di chúc của bà ngoại mà chú Dương đây photo mang vào đưa cho bà mình.

Tôi giơ ra, coi, tờ giấy được photo từ giấy vở học trò để hàng chữ viết tay: “Giấy thỏa thuận cho đất”, nội dung tờ giấy là bà ngoại tôi chia cho hai con trai là hai người cậu tôi toàn bộ số đất tổng cộng 2.462 m2 của bà… phần cuối để hàng chữ: “Giấy này thay cho di chúc”.

Khi chỉ có hai anh em, anh hai tôi, đang là Uỷ viên Quản lý đô thị phường Bến Thành, quận I, hỏi tôi:

- Chú nghĩ sao về chuyện này ?

- Em có cảm tưởng tờ di chúc này không thật – Tôi trả lời.

Anh hai tôi nói:

- Nhìn vào tờ giấy đúng là thấy hơi kỳ, nhưng đã có đầy đủ chữ ký của người làm chứng cùng xác nhận của chính quyền địa phương. Vậy chú sẽ nói gì ?

Tôi lắc đầu:

- Em không biết nhưng em nghĩ có vấn đề.

Anh hai hỏi tiếp:

- Chú định tìm ra chỗ có vấn đề như chú nói như thế nào ?

Tôi xuôi xị:

- Em chưa biết nhưng khi thực hiện em sẽ thông báo liên tục để anh nắm rồi góp ý.

Thế là một kế hoạch được tôi suy nghĩ rồi tôi liên lạc với thằng Tú ngoài Hà Nội, tôi cho nó biết kế hoạch của tôi rồi đề nghị anh em nhà nó tích cực phối hợp hành động. Mấy thằng anh em con dì Mạnh hoàn toàn nhất trí theo sự sắp xếp của tôi để chung sức xé toạc cái tờ di chúc mà tôi lúc này tôi chưa đủ chứng cứ xác định rằng đó là tác phẩm của hai đứa con cậu Khanh là thằng Nam và thằng Dương. Thời điểm đó thì giá trị mảnh đất của bà ngoại tôi mất để lại mà thằng Nam đã: “Em phải chi cho bọn xã mất một trăm mét mà giá lúc ấy là một tỷ, đợt ấy em mất tổng cộng một tỷ linh bảy triệu đấy. Mụ Yến là cán bộ địa chính cho người đứng ra làm giấy mua bán để lấy đất của bọn em...”, như nó nói với tôi tại cafe Patio khi nó mang vô Saigon mười ngàn đô để đề nghị bà già tôi đứng ngoài vụ kiện và anh em thằng Nam, thằng Dương vẫn chưa hề biết rằng tôi mới là người đạo diễn toàn bộ vở kịch thưa kiện tranh chấp tài sản thừa kế với bố nó. Theo lời thằng Nam thì giá đất ở nhà bà ngoại tôi năm 2002 là mười triệu một mét vuông, hãy thử làm môt phép tính nhân đơn giản: mười triệu nhân 2.462 m2 bằng 24.620.000.000 đồng. Một con số khổng lồ đó chớ.

Tại văn phòng luật sư Trương Thị Hòa ở đường Nguyễn Du, quận I, lời phán: "Di chúc này là hợp pháp" của bà luật sư danh tiếng Trương Thị Hòa không làm tôi nản chí, bởi vì đi sâu vô các tình tiết, tôi biết tôi sẽ thắng, bà luật sư Trương Thị Hòa Hòa nói vậy là vì tôi chưa chưng ra cho bà xem những bằng cớ gián tiếp mà tôi đang có.

Phiên tòa sơ thẩm của Tòa án nhân dân quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội kết thúc bằng bản án tuyên hủy tờ di chúc của bà Hoàng Thị The, nhưng theo pháp luật thì bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực vì còn phải chờ phiên phúc thẩm.

Thình lình tôi nhận điện thoại của thằng Tú báo rằng thẩm phán Nguyễn Tuấn Tiết sẽ vào công tác miền nam để xác minh một số vấn đề liên quan trong vụ việc của chúng tôi, nó khẩn khoản yêu cầu tôi hết sức tiếp đãi ông thẩm phán đang trực tiếp thụ lý xét xử vụ việc. Tôi hứa sẽ đón tiếp khách quý hết sức theo khả năng của mình, tụi tôi đã liên tục thông tin cho nhau kể từ thời điểm bắt đầu chiến dịch khởi kiện. Thằng Tú kết thúc cuộc điện đàm bằng cách nhấn mạnh:

- Cố gắng anh nhé, ông ấy nói với em là nhân chuyến công tác tranh thủ đi chơi thăm họ háng luôn thể. Ông ấy nhận bao luôn cả phúc thẩm anh ạ.

Tôi hỏi nó:

- Phúc thẩm họ đòi bao nhiêu nữa, có đòi lấy trước mớ nào nữa không ?

Thằng Tú trả lời:

- Ông ấy nói thì cũng khoảng đó nữa anh ạ, lần này thì ông ấy bảo khi nào xong mới đưa.

Chiều 19 tháng 4 năm 2005, tôi ra Vũng Tàu theo lời hẹn gặp trước bằng điện thoại với ông thẩm phán Nguyễn Tuấn Tiết, tôi ngừng xe trước cửa khách sạn Dick Star, thằng Tuấn vọt xuống chạy về phía hai người đàn ông đang đứng ở phía bên trái cửa chính khách sạn theo như đã hẹn, tôi ngồi trong xe nhìn ra cố đoán người nào trong hai người là “sư phụ trước kia” của mình theo như lời của đàn anh dặn qua điện thoại: “Em hãy nói với người cùng đi với anh em là đệ tử của anh ngày trước mà lâu lắm mới gặp lại nhé”. Đợi thằng Tuấn có đủ thời gian hỏi danh tánh của hai người đó, tôi tà tà xuống xe bước về phía hai người đàn ông và đưa mắt nhìn thằng em, nhân trời tối nó kín đáo ra dấu, tôi bước tới bên người trẻ tuổi với thái độ vồn vã vui mừng:

- Anh… trời ơi… anh khỏe không ? Lâu quá rồi mới được gặp thầy. Chị có khỏe không anh ? Lâu lắm em không được gặp anh chị.

Thẩm phán Tiết đưa tay giới thiệu:

- Đây là anh Dụ chánh án, sếp của anh.

Sau màn chào hỏi thân tình tha thiết vì lâu lắm mới… gặp nhau lần đầu. Ông Tiết mời tôi đến quán ăn số một ở gần Bạch Dinh trên đường gì đó, nơi đã có hai người cháu ruột ông ta cùng vợ con của họ đang chờ để tiếp đãi ông cậu ruột…

Sáng hôm sau, Phú cháu ông Tiết, người mà tối qua dặn cô phục vụ cứ nhè tôi mà rót ly double, là phó tổng của công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển trực thuộc Bộ Xây dựng trụ sở tại thành phố Vũng Tàu, Phú cùng cỡ tuổi tôi, vì phải lo tiếp đón sư phụ là một ông thứ trưởng bữa nay vô nên uống café xong là bắt tay từ biệt, trước khi đi hắn còn quay qua tôi nháy mắt một phát.

Thằng Tuấn ghé sát thì thầm:

- Anh Phú nói với em rằng tao vừa cứu thầy mày một phen đấy, các ông ấy đòi đi Đà Lạt chơi, tao cản lại chứ không thì khổ thầy trò mày rồi.

Nói thêm một chút, tôi cùng thằng Phú vô tình mà biết, sau khi làm quen nó trao danh thiếp biểu khi nào ra Vũng Tàu thì gọi điện cho nó để anh em nối giữ quan hệ. Tôi thì trong bụng vốn coi thường mấy thằng giám đốc nhà nước từ hồi nào tới giờ chỉ giỏi nịnh nọt hầu hạ bề trên để lên giám đốc rồi vơ vét ăn cắp chia nhau, khi mất chức ra ngoài thì cơm không kiém nổi mà ăn, bởi vậy tôi không muốn kết bạn với thằng Phú, tôi không mời nó về Saigon mà sau này khi ra Vũng Tàu cũng không gọi nó.

Nói tiếp chuyện đang dở dang, khi anh em lên xe về Saigon, tôi nói em muốn giới thiệu với hai anh một nơi ‘thú vị lắm”, hai đàn anh biết đâu là đâu nên gật đầu. Tôi lái xe đưa đàn anh xẹt qua Long Hải cho gần, ghé vô quán mà tôi vô tình nhìn thấy biển đề Thanh Xuân có mũi tên chỉ vô hướng đường nhỏ, tôi "đề nghị hai thủ trưởng" vô ăn chút hải sản... Ăn xong tôi lái xe đến quán karaoke là nơi vẫn thường đãi giàn thuế vụ. Trời đã khuya, biết hai đàn anh đang ngứa ngáy lắm rồi từ hôm qua tại Vũng Tàu ngồi ở quán gì đó bên cạnh khách sạn Dick Star với mấy em cao từ một mét sáu mươi lăm, mà thằng Phú rỉ tai tôi rằng chỉ dành riêng để tiếp khách của tỉnh ủy chứ không tiếp khách thường, và hôm nay nữa, tôi kêu thằng em kiếm phòng cho đàn anh nghỉ.

Không hiểu thằng Tuấn bày trò ra sao, tôi đang ngồi coi TV tại phòng khách của nhà nghỉ thì thấy đàn anh Tiết mặt mũi in hệt cái bánh bao buổi chiều bán ế, trên người quấn chiếc khăn bự từ phòng đâu đó gần ngay đây bước ra, coi, ngó bộ đàn anh xập-lết rõ, thấy tôi, đàn anh đứng lại xua tay:

- Phương ơi... đừng cho vào nữa…

Tôi bước ra phía sau theo hướng chỉ của chủ nhà nghỉ, một đám năm sáu em đứng theo hàng ngang giống nữ sinh sắp hàng vô lớp, thằng Tuấn ngồi ghế, vắt chân chữ ngũ đưa tay chỉ một em, nó nói em này vô phòng anh trẻ, nó dòm dòm từng em rồi chỉ một em khác nói em này vô phòng anh già.

Nhìn thấy tôi, thằng Tuấn cười hihi nói:

- Cứ hai em này ra là em cho hai em khác vô, em hứa... em nào giỏi sẽ có thưởng, chắc tụi nó “làm” dữ lắm…

Tôi nói nhỏ với thằng Tuấn:

- Chú coi lựa hai em cho tôi và chú…Đ. mẹ…từ qua tới giờ toàn bóp vú rờ l… cũng khó chịu chớ, thôi, mấy chả chịu hết nổi la làng rồi, giờ mình đi ngủ.

Sáng hôm sau như đã hẹn với em gái phụ bán trong quán Thanh Xuân hôm qua, để gù được em này, tôi phải tán tùm lum rằng nhân dịp mình mới quen vậy mời em đi thành phố Sài Gòn chơi một chuyến cho biết, mấy anh là người đàng hoàng lắm, nè em coi giấy tờ đi, hai ông anh đây của anh toàn chánh án với thẩm phán ở Hà Nội, là người đàng hoàng em khỏi sợ hoảng, rồi anh sẽ đưa em về tận đây, anh hứa.

Nghe tui nói thì hai ông người nhà nước cùng lật đật mở Samsonite cá nhân móc giấy ra rồi mỗi ông tay cầm một cái thẻ màu đỏ giơ trước mắt em gái... em gái thứ dân ngoài quê mới vô hay vô lâu rồi mặc lòng, làm sao biết được đàn anh coi tướng tá oai vệ đàng hoàng rõ người tử tế toan tính kiếm món gái quê đãi hai ông quan đề hình thời a-móc...

Tôi lái xe tới bến xe Long Hải đậu lại chờ tại chỗ hẹn, chờ ít phút thì em tới, thằng Tuấn vọt xuống mở cửa sau để cho em ngồi cạnh đàn anh Thẩm phán Tiết, tôi chở cả đám đi kiếm chỗ ăn sáng...

Về tới Sài Gòn, tôi ghé vô cafe Paris-Dehli ngã tư Đồng Khởi - Ngô Đức Kế mời mọi người uống ly nước giải khát, đàn anh Thẩm phán Tiết. lên tiếng nói với tôi:

- Em đừng thuê phòng ở khách sạn lớn làm gì cho tốn tiền, cứ cho bọn anh nghỉ ở khách sạn nhỏ là được rồi.

Mẹ, rõ ra vờ vịt, nhưng đúng ý mình, tôi tranh thủ vọt qua Hàm Nghi, tới ngã tư Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Hàm Nghi đậu đèn đỏ, trong showroom của công ty AMC, sếp Hùng chắc đang ngồi nhìn ra thì thấy xe tôi liền đứng dậy bước tới đẩy cửa thò ra ngoắc ngoắc, tôi phải nhoài người qua phải quơ tay sát cửa kiếng xua xua ra ý không ghé được, tôi qua nhà nghỉ 113 Hàm Nghi lấy hai phòng ngủ, kế đó tôi quay lại quán cafe đưa mọi người qua phòng nghỉ.

Sau khi thu xếp cho hai đàn anh ở phòng lớn, cô em ở phòng nhỏ cách không xa, ngồi chơi một chút, tôi để thằng Tuấn ngồi tiếp chuyện đàn anh, tôi qua thăm em gái, vẻ e thẹn hơi chút là mặt đỏ bừng đúng týp gái quê khiến tôi hơi áy náy, trong bụng thầm trách mình.

Tôi quay lại phòng hai ông "thầy", đàn anh thẩm phán gấp gáp vọt qua phòng em gái chắc toan bề rải thóc dụ chim để tối có nệm đẹp nằm. Ông sếp Chánh án coi bộ thật thà với hàm răng in hình nhuộm đen khó lầm với người khác, tôi ngồi chăm chú nghe đàn anh kể chuyện hồi năm bảy lăm đàn anh đã vào giải phóng Sài Gòn v.v... theo thông lệ khi ngồi nghe bọn người nhà nước hào hứng kể chuyện cũ vớ vẩn gì đó, tôi thường ngồi nghe say mê và thỉnh thoảng xen vô ngắt lời đàn anh để trầm trồ một tiếng… rồi chào từ biệt sau khi hẹn với đàn anh chút nữa tới đón đi ăn cơm.

Trưa, tôi chưa kịp đi thì đàn anh Tiết gọi nói bọn anh vừa ra ngoài đường đi chơi lăng quăng rồi mới ghé ăn cơm ở quán bên cạnh đây, thôi để chiều anh em mình đi ăn.

Chiều, tôi đón mọi người đưa đi một vòng, đi hết đường Trần Hưng Đạo, tới Châu Văn Liêm quẹo qua Nguyễn Trãi trở ra Sài Gòn, đàn anh Tiết tấm tắc:

- Hôm qua em đi chiếc xe cũ ngồi mệt quá, hôm nay chú em đi xe Ford Mondeo sang trọng ghê, xe mua lâu chưa mà mùi thơm quá, xe mới ngồi thích thật.

Có một chuyện nhỏ, khi đi qua ngã tư chợ Năng - xy do bữa đó đường đông nên một chị Tám chạy chiếc honda Dame cũ mèm chở một bao có vẻ nặng lớ quớ sao đó rồi ngã xe quẹt vô bên phải xe tui, ngừng xe bước xuống coi… thấy hàng chữ V6 bằng mủ gẫy văng đâu mất… lại còn nguyên vệt sơn màu xanh của chiếc xe Honda té dính vô. Phải nói xe Ford ngon thiệt, bị xe Honda té vô mà không móp, bữa sau ra Service của hãng Fodr tại Pasteur chỉ phải tốn tiền thay hàng chữ V6 bằng mủ 200 ngàn, vết sơn xanh của xe Honda thì thằng nhỏ thợ dùng xăng chùi mạnh là hết.


Tôi chở mọi người đến ăn bò bảy món ở Nguyễn Đình Chiểu. Ăn xong đàn anh Tiết kêu hơi mệt muốn về sớm, tôi nghĩ đàn anh nóng lòng vì em gái dân quê tôi kiếm để đãi khách quá rồi. Tôi gọi cho thằng Tuấn nhắc nó mấy việc tôi dặn từ hồi trưa rồi lái xe đưa người về nhà nghỉ. Thằng Tuấn cũng vừa chạy đến, nó biểu đã mua mua mấy bịch bao cao su để em chạy lên đưa cho mấy ổng, tôi kêu nó hù cho mấy ổng sợ mà mang bao chớ con bé đó là dân quê, mấy chả làm con gái người ta mang bầu tội nghiệp.

Sáng hôm sau, đàn anh thẩm phán gọi điện báo đã cùng ông sếp chánh án đi có việc gì đó, đàn anh nói cô em gái cũng đi cùng anh đang ở đây, bọn anh đi taxi, khi nào về anh gọi...

Khi tôi tới thì hai sếp cũng vừa về, thẩm phán Tiết vọt qua bên phòng em gái, tôi hỏi sếp Dụ sao anh không qua đó "làm tí", ngài chánh án trợn mắt, coi bộ đang rất hậm hực:

- Nó là lính anh, anh thèm vào xài đồ thừa của nó.

Trở ra, tôi kêu thằng Tuấn chú làm sao kiếm cho anh D một đứa mà dặn nó không được nói mình là gái, biểu nó không được tự cởi đồ, chú lo mà đưa tiền, biểu nó cần thêm tiền thì xin chú chớ không được lấy tiền của anh đó...

Thằng Tuấn làm việc nghiêm chỉnh đàng hoàng thì như cứt mà mấy vụ này nó có khiếu, nó dắt lên giới thiệu cho ngài chánh án cô “em họ con bà dì” của nó đang "phụ má bán giày dép ngoài chợ Bà Chiểu, bữa nay anh Tuấn ghé rủ đi chơi chiều mới phải về", mà nó lựa đâu được con bé nhìn dễ lầm chết, mười tám tuổi theo giấy chứng minh nhân dân, mặt mũi sạch sẽ dễ coi, bộ dạng giả vờ hiền lành ngơ ngác thế kia thì ai mà không lầm nói chi đến mấy anh già Hà Nội đang mơ được ôm một em gái miền nam ngoan hiền vào lòng.

Thằng Tuấn vừa cười vừa kể:

- Hihi, em rỉ tai ông Dụ rằng cô em họ của em chịu chơi lắm, anh chịu khó nói ngọt vài tiếng mà ăn cho ngon miệng, con bé nó kể anh vừa ra khỏi phòng là ông ấy vồ em… hihi...

Mấy ngày bỏ công bỏ việc để cung phụng cho đoàn cán bộ tòa án quận Hoàng Mai từ Hà Nội vô "công tác", khi về phải mua vé và quà cáp, ngoài tiền 450 triệu chi cho vụ xử đã chung đủ lại còn phải chút tiền riêng 10 triệu chi thêm nhân chuyến công tác này cho ngài thẩm phán Tiết.

Tui gọi diện ra biểu thằng Tú rằng : thằng Tiết nói gì kệ mẹ nó, mình đã thắng rồi vậy chú hãy nghe lời anh rằng mình sẽ không chống án, thằng Nam thằng Dương thua nên tụi nó mới phải chống án chứ mình đã thắng rồi sao lại chống án làm gì hả chú?

Mấy thằng em họ ngu dốt cứ không nghe lời tui mà đã vướng vô âm mưu của đám thấm phán thụ lý phụ trách xử sơ thẩm của tòa án quận Hoàng Mai và xử phúc thẩm của tòa án thành phố Hà Nội. Kết quả là trong phiên Tòa xử phúc thẩm của Tòa án ND tp Hà Nội, chủ tọa phiên Lê Văn Việt dõng dạc tuyên:

-Án sơ thẩm áp dụng Bộ luật dân sự có hiệu lực từ ngày 01.7.1996 để bác giấy giao quyền sử dụng đất thừa kế lập ngày 04.12.1995 là áp dụng sai về văn bản pháp luật và vân vân rồi:

Quyết định:

- Về hình thức: Chấp nhận kháng cáo của mít xoài…

- Về nội dung: Xử: Hủy toàn bộ bản án số 62/DSST ngày 12.01.2001 của Tòa án nhân dân quận Hoàng Mai, Hà Nội đã xử về việc xin chia thừa kế nhà đất tại tổ 20 cụm 9, phường Thanh Trì, quận Hoàng Mai, Hà Nội xử lại theo thủ tục chung.


Một tháng sau không nghe ngoài bắc thông báo gì tiếp tục, tôi gọi điện ra Hà Nội, thằng Tú nói:

- Bà đã ủy quyền cho chị Bình em, bọn em đã ký giấy hòa giải tại tòa với bọn thằng Nam rồi.

Thôi đành vậy, lộc bất tận hưởng, nó trả lại phần của bà bao nhiêu cũng là lộc của bà, tụi con đâu thể làm hơn.

Chuyện mười chín năm trước...


Nhớ lại, tháng cuối năm 1989, thằng tui chán là ông chủ xưởng in lụa buồn tình thanh lý tài sản, bán rẻ cho anh Phương giảng viên Đại học mỹ thuật thành phố, tui nhảy qua bám váy theo người đàn bà mà sau là vợ, làm chú thợ rửa hình ở cửa hàng Chi Lăng số 158 Đồng Khởi... , làm bạn lối xóm với thằng Sĩ Hoàng, lúc đó nó mướn phía trước trại bộ đội quân cảnh gì đó bên kia đường, thằng đó mua vải tám thứ rẻ tiền nhứt căng chữ vẽ áo dài, ngồi cafe lề đường tui thắc mắc hỏi vẽ áo dài là mày vẽ hình hoa cỏ lên áo à, nó cười biểu hổng phải đâu ông ơi, là tui vẽ kiểu áo đó cha... Mấy tháng sau, cửa hàng Chi Lăng phải dẹp để tư nhơn bỏ dollar vô sửa chữa làm quán Chu bar. Cửa hàng bị xóa sổ, tui lại theo người đàn bà của mình dời qua kiossque 55.

Công ty Văn hóa Tổng hợp quận nhứt mới thành lập do sếp Trần Hồng Tâm từ phó phòng Văn hóa quận, được cử đi học, về lãnh nhiệm giám đốc, sếp Hồng Tâm cầm quyết định giám đốc mà công ty chưa có được một thằng gác cửa… không có chó bắt mèo ăn cứt, mấy đàn anh là anh Bê đội trưởng đội nhiếp ảnh, anh Huỳnh Tiết cựu trưởng đài truyền thanh quận I, anh Nghĩa… bê-đê cựu kế toán trưởng cửa hàng DV văn hóa thời sếp Võ Bá Đức, nay cùng đang hàng ngày… ngồi chờ phân công trên phòng, ngáp vặt vì thèm thuốc lá mà không tiền mua thì gặp thời may… Sáng nay tụi nó thằng nào cũng bận rộn tíu tít với mấy chức vụ trưởng phòng kinh doanh, giám đốc trung tâm băng nhạc Bến Thành, trưởng phòng kế toán và vân vân. Luôn thằng Sanh người Tàu là tài xế lính lác thời tui mần phó giám đốc năm nào, chiều đi uống bia hơi là cho nó đi theo. Ông Thanh "râu" hồi đó chiều nào cũng lê la bia bọt chỗ ki-ốt số một Trần Hưng Đạo cùng với mấy anh già cựu kỹ thuật của nhà máy bia Saigon, chả ở đâu là thấy có thằng Chơn Mỹ vua lè phè ngồi nhậu đó, thằng cha "râu" thiệt có chí lớn từ khi đó, nay nó giàu chắc đâu thèm nhớ thằng em. Ông Thanh "râu" bia "Bến Thành" là thằng làm ăn sạch nhứt mà tui từng nghe. Nói thêm, cha Sanh vô công ty văn hóa Phương Nam quận 11 phát triển tài kinh doanh băng dĩa, nghe nói người ta o bế nó như Tào Tháo lấy lòng Quan Vũ ngày xưa, để rồi nó quay vế cố quận ỷ thế con cưng làm cha người ta, nghe nói nó Nguyễn Hữu Chỉnh trở về đất Bắc hà trả ân oán xưa dữ lắm. vậy chớ lần tình cờ sếp phụ trách kinh doanh đi củ soát cửa hàng Chi lăng, từ cửa hàng trưởng Trần Đình Hoan cùng đám nhân viên tíu tít chào hỏi trình diện, ông sếp oai vệ đưa mắt dòm coi thằng nào dám đứng y sau quầy không chạy mau ra chào mừng… , tui lặng im đứng ngó, đàn anh vồn vã bước tới đưa tay về phía tui, miệng toe tét anh Phương, lâu lắm không gặp anh, anh tới chơi à, bà Ơn mau miệng, nó là chồng con Mỹ, chả ở đây phụ tá bà vợ, thằng Sanh cười nói giả lả ít câu rồi thót lên gác, mụ Ơn hỏi tui làm chi mà biết ổng, tui cười trừ, chừng xuống coi bộ thằng Sanh mất hứng rõ, nó chào tui lấy lệ rồi ông sếp giông lẹ.... Sau này có chuyện xảy ra tương tự... , năm 2001, thằng tui nghèo khổ rách rưới vừa trở về Saigon. Bữa, vô cửa hàng ở đường Lý Tự Trọng tính mua cho thằng con dĩa ca nhac thiếu nhi, lúi húi coi chợt nhìn thấy đàn anh Huỳnh Tiết từ ngoài cửa bước vô, thì ra đây là công ty gì đó Bến Thành, thằng tui cố ý cúi xuống lui cui lựa băng dĩa... nhè rớt xổ ra mấy cái ngay cạnh thì có ai bước tới sát, thằng tui ngẩng lên thấy bản mặt đàn anh vừa trờ tới đứng cúi nhìn xuống... , trong tictac cả hai thằng cùng sượng sùng, tui cố mỉm cười tính chào hỏi thì chả ngẩng phắt bỏ đi... thằng tui phát bực kêu ê thằng kia, mày mạnh giỏi chớ, đàn anh quay lại làm bộ ngỡ ngàng rồi ồ thằng... Phương đó à, lâu quá mới gặp mày... , tui nói này ông anh thằng em thử coi ông anh còn nhớ ai không vậy thôi... rồi tui cút thẳng.

Thấy bà xã, đệ tử chân truyền của anh em nhà Cao Đàm, Cao Lĩnh, hai “Thái sơn bắc đẩu” của giới “nhiếp ảnh” trào trước 1975, bả cũng tên tuổi lừng lẫy đường đường đàn chị trong giới “nhiếp ảnh” Saigon, mà được phân công… không làm gì cả. Tức là được cấp trên chiếu cố cho… nghỉ không lãnh lương vì không người gởi gấm khi công ty mới thành lập, do sáp nhập tùm lum và cần “giảm biên chế”. Bả được đặc ân là cho ra ké ki-ốt 55, duy phải tự bỏ vốn buôn bán mà kiếm sống

Thằng tui mặc dù mới được bà xã dạy nghề rửa hình chưa bao lâu mà cũng có chút danh trong việc sửa hình, lại làm ơn cứu mạng thằng Thành bên Lab Đống Đa. Bữa, thằng sếp kỹ thuật là nó đang bị hai thằng khách hàng cà chớn chụp cho nó cái mũ cố tình chậm trễ trong việc giao hình cho…Sở công an thành phố, tui vừa qua thấy thằng Thành mặt tái xanh vì hàng trăm tấm hình cở 2 x 3 chụp bán thân các đồng chí cảnh sát mặc sắc phục đội nón nghiêm chỉnh mà tấm nào cũng mặt mũi vàng khè… thằng Thành xin hẹn một tiếng sau giao đủ vì nó phải cần thời gian làm lại, hai ông khách thấy trời chiều tối nên không chịu… quan sát nãy giờ, thằng tui chửi thầm, mẹ, không cho nó thời gian sao nó làm được, hổng lẽ bắt nó bỏ tù. Thằng tui chen vô nói anh Thành ra tui nói này chút, nó bước ra, tui nói anh hẹn mấy ổng ngồi chờ mười lăm phút là giao, gom hết hình đưa tui, tui giúp, thằng Thành tần ngần chắc không tin, tui kề tai nói nhỏ tin tui đi, cái này tui dùng màu Nhựt sẽ hồng đẹp mà… Mười lăm phút sau tui xách túi hình qua trả, bá tánh xúm lại cầm coi, hai đồng chí cảnh sát tươi cười kêu tính tiền lẹ lẹ trời tối rồi, từ đó tui là ân nhân của lab Đống Đa nổi tiếng, thuộc công ty nhiếp ảnh thành phố.

Đang nói vụ công việc làm của bà xã, thấy bà xã khơi khơi mất việc vì không người gởi gắm, vả lại, ngồi nhận thâu băng với chụp rửa hình đang mòi thê thảm nên vợ chồng tính bề kiếm cách khác mần ăn. Thời gian làm in lụa bên DIHAVINA, tui quen anh Quỳnh từ Hanoi vô, anh Quỳnh có người em ruột là anh Hải đang bán bàn ghế chạm kiểu xưa ở ố 58 Đồng Khởi, lại có anh Sùng (dân Thái Bình) đang ký gởi đồ cổ cho anh Hải bán. Thằng tui nào giờ cư xử rất biết phải chẳng và được các anh quý mến, anh Quỳnh biểu tui nội một thời gian không quá một năm, anh sẽ vào làm giám đốc DIHAVINA trong này, lúc đó anh sẽ có điều kiện giúp đỡ mày. Trước đây anh Quỳnh có một vài dịp vô Saigon công tác, tui quen biết và đã thân, anh em từng “đánh dậm”, đã từng “lên bờ xuống ruộng” cùng nhau…Mấy đàn anh từ Hanoi vô công cán một thân côi cút, may gặp thằng em cùng dân Hanoi quan tâm mời mọc, đãi ăn đãi chơi thì ân tình để đâu cho hết (*).

Khi anh Hải kiếm ăn trong miền nam kha khá rồi trở về Hanoi xây mấy khách sạn. Anh Sùng được sự giúp đỡ của Thủy “bọ”, thời đó còn là thiếu tá an ninh kêu bằng đặc trách chống gián điệp mần mấy vụ lớn của Bộ - anh kết nghĩa với tui từ hồi đó cùng nhau… nghèo khổ - nên khi anh Hải trở ra Hanoi thì anh Sùng thế chỗ thuê được cửa hàng Thái Thạch nổi tiếng trào Ngụy cũ, để từ đó mà một thằng bộ đội sau khi giải ngũ trôi nổi buôn trầm lậu qua chạy cò đồ xưa, bỏ qua thời gian cắc làm ké, một năm trụ chính thức ở đường Đồng Khởi vụt thành đại gia hạng bự của giới buôn đồ cổ xứ Giao Chỉ.

Thằng tui vừa khi quen biết mấy đàn anh “dân Đồng Khởi” quý phái, chiều tối tui bỏ mặc bà xã coi ki-ốt, xách xe chạy tà tà qua chơi bên “con đường vàng”, vừa nghiêng ngó trầm trồ cái bình gốm xấu xí cũ mèm gọi là “đồ cổ” mà dân trong nghề kêu “đồ xưa”, vừa thán phục khi thấy đàn anh mặt rạng vui sướng tay đếm hàng xấp Doll màu xanh đẹp.. tuyệt vời.

Anh Sùng bán được một trăm cây đèn dầu của Pháp cho mít tờ Antony Lee, một thằng người Singapo bự con tuổi trẻ tài cao, ông chủ đầu tư Đệ nhất khách sạn vũ trường nổi tiếng nhứt Saigon hồi đó.

Ngặt cho đàn anh, mấy cái đèn dầu do Phờ Răng Xoa sản xuất nhìn rất cổ… kính, tân cổ chẳng biết chớ mấy sếp người của bảo tàng mỹ thuật ra cảng Khánh Hội kiểm tra vật phẩm văn hóa xuất khẩu đã phán rằng “là đồ cổ” thì tức là đồ cổ đứt đuôi con thằn lằn, thằng nào cãi mà ráng bán cho khách du lịch mang lén ra ngoài nước, thằng khách bị “vịn”, nó trỏ nơi bán cho nó thì thằng bán… tới số vì tội “buôn lậu đồ quốc cấm” tịch biên tài sản như chơi, như anh Đức “shop” không ở tù là còn nhờ phước đức ông bà, chớ chẳng giỡn..

Đồng chí Thủy “bọ” được triệu tập khẩn cấp tới đặng lo đưa tiễn một trăm cây đèn dầu đi định cư ngoài nước. Thủy “bọ”, việc chi vướng chút đỉnh tới công an cảnh sát ở miền nam này ảnh phẩy tay nhẹ nhàng chớ vụ xuất khẩu văn hóa phẩm thì ảnh bí. Vậy thằng tui có cơ hội ra oai, tui dắt anh Sùng tới nhà sếp Toàn Thi giám đốc bảo tàng mỹ thuật lúc đó, nhà ở trong hẻm đường Kỳ Đồng, thằng tui lãnh trách nhiệm dẫn đường và giới thiệu, sau đó đứng ngoài … cho mỏi chưn, rồi lại lên xe đàn anh chở về, rứa là nhiệm vụ hoàn thành. Giờ nghĩ lại thấy mình khi khôn thì khôn lắm vậy sao nhiều khi ngu hơn bò, vụ đó lẽ phải bóp thằng anh một cú ra gì chớ… nó đưa hai triệu bạc là thằng tui mừng như lượm được … tiền.

Nhớ, chiều tối cỡ 7 giờ, tui qua ngồi chơi với anh Sùng, tối nào cũng vậy, mười ngày như chục, đàn anh bán chiếc đồng hồ trái quýt hiệu Pateck Philip mạ vàng được ba vé, trừ vốn mua cái đồng hồ trái quýt Liên Xô hết bảy chục ngàn, bỏ chợ thiếc mạ… vàng dỏm, ăn chữ vân vân, tổng cộng vốn hết hai trăm mốt, bán ba vé, một vé lúc đó ăn bảy trăm ngàn có lẻ, tui tính lời cỡ hai… triệu.

Nhớ, anh Sùng qua chơi bên thằng em tại ki-ốt số 55 Nguyễn Huệ, chị Khiêm, nhân viên chưa bị nghỉ, hỏi đàn anh rằng anh Sùng ơi, anh bán bên đồng khởi một tháng anh kiếm được chừng bao nhiêu tiền, ông anh cố ý cho người khác thấy mình đang giả vờ khiêm tốn nói dạ, cám ơn chị hỏi thăm, mỗi tháng tôi kiếm được khoảng… hai mươi triệu thôi ạ. Mẹ, đầu năm 1991, vàng lên cao ba trăm bảy chục ngàn một chỉ, căn nhà nát trong hẻm ngắn xe hơi vô được ở đường Võ Văn Tần mà tui đã quên chỗ nào, anh Thanh là trưởng phòng kế hoạch luôn trưởng phòng kiều hối của Vimedimex kêu tui mua, ảnh nói tao vừa bán vừa cho mày là sáu cây… , nói năng kiểu ông Sùng bằng chửi người ta ngu không biết kiếm tiền, anh Sùng về rồi, chị Khiêm hậm hực nói thằng cha dóc tổ thấy ghét, một tháng lời hai mươi triệu thì có mà in mới kịp. Tối về nhà tui nói bà xã chuyện anh Sùng tháng kiếm hai chục triệu là có thật, anh nhìn tận mắt đó bà xã ạ.

Tháng 3/1991, thời thế thế thời thời phải thế… , thằng tui, tay phải cầm cuốn “Thú chơi cổ ngoạn” của mông xừ Vương Hồng Sển, ông già khó tánh dễ sợ ở Bình Thạnh, lấy làm cuốn cẩm nang gồi đầu giường, tay trái cầm một cây hai chỉ vàng vừa bán chiếc Vespa super, tui dắt bà xã "di tản chiến thuật" qua số 24Ter Đồng Khởi, nay là showroom của hãng Yahamaha góc Đồng Khởi – Hồ Huấn Nghiệp đặng kinh doanh đồ… xưa.

Cũng từ đây mà giới mua bán Đồng Khởi bị thằng tay mơ nẫng tay trên nhiều món ngon.

Cũng từ địa chỉ này, năm 1992, làng đá đỏ Saigon nổi lên một tên tuổi Phương "cận".

---------
Chú giải:
- (*) : Đầu thập niên hai ngàn, có lần tình cờ gặp lại, anh em kéo nhau vô phòng karaoke hàn huyên chuyện cũ, ảnh biểu năm 1996 tao vô làm sếp trong này, ra cửa hàng thấy giải tỏa, tao lên nhà mày hai lần thấy toàn khóa cửa. Tui nói anh ơi em sa đà bài bạc chúng kêu Phương "titac", tiền trong túi thua lẹ trong chớp mắt, đầu năm 1995 em theo vợ về tỉnh Vũng Tàu bán muối...
./
 
Lên đầu trang