Home
  
Search từ khóa phuongngugia           English alternative text
Image alternative text alternative text alternative text alternative text alternative text alternative text alternative text

Tìm trên Google.com         Tìm trong Site này

 Trước tiên xin hãy đọc lời ngỏ này 

Thư ngỏ gởi chú Lý Thanh Sơn

Kính gởi chú Sơn.
(phó chánh thanh tra huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương).

Lời đầu tiên cháu xin hỏi thăm sức khỏe của chú, thứ nữa là cháu kính thăm sức khỏe của gia quyến ông Ba Hợi.

Thưa chú, do bưu điện thị xã chuyển trả bưu phẩm sau khi chú đã từ chối nhận “Giấy đề nghị gặp mặt hòa giải mâu thuẫn tranh chấp di sản thừa kế” cháu gởi lần 2 ngày 07/7/2010 nên cháu gởi thơ ngỏ này.

Cháu được UBND xã An Phú trả lời bằng công văn số 33/UBND-KT cho biết bốn miếng đất là các thửa số 194; 250; 255; 256 thuộc tờ bản đồ D3 có tổng diện tích 14.728 m2 tọa lạc tại ấp 2 xã An Phú đã được UBND huyện Thuận An cấp GCN QSDĐ số 189/QSDĐ/CQ.AP ngày 29/6/1998.

Chú biết không, theo cháu nhớ thì cái nền nhà của ông nội cháu xưa là nằm mé bên trái nếu đi từ hướng căn cứ Sóng Thần tới UBND xã An Phú. Cháu đã hỏi hai nhân chứng là bà con nhà mình thì họ đều xác nhận. Ngoài ra họ còn nói thêm rằng đất của bên nội cháu xưa có hai miếng đối diện nhau. Anh Toàn là cán bộ địa chính đã viết chỉ dẫn cho cháu rằng ngoài thửa đất số 194 chú xây nhà, còn ba miếng đất số 250; 255; 256 nằm đối diện nhau tại vị trí sát trạm thu phí An Phú. Điều này trùng khớp với trí nhớ của bốn người cùng thân tộc đã về An Phú nhiều lần những năm sau giải phóng.

Thưa chú Sơn, ngày 14/10/2010 ông chủ tịch UBND xã An Phú là Tống Văn Năm đã khẳng định với cháu khi giải thích tại sao không giải quyết đơn khiếu nại của cháu rằng: “Đất của anh Lý Thanh Sơn có miếng là do ảnh thừa kế, có miếng là ảnh chuyển nhượng lại của người khác…”. Điều này vô tình giúp cháu biết chắc chắn rằng ba thửa đất số 250; 255; 256 là di sản thừa kế.

Thế nhưng, chuyện lại không như cháu tưởng, thế này chú ạ: mới đây cháu đã về An Phú với ý định tìm hiểu thông tin mà cháu cho là sẽ liên quan tới vụ kiện. May thay, cháu đã gặp được hai người mà khi vừa nghe cháu nói muốn tìm hiểu về đất đai của chú thì “Người thứ nhất” đã lên tiếng: “Đất mà anh hỏi đó thì tui nghe nói là của ông Võ Văn Trừ… “. Thật kinh ngạc, một người chưa tới sáu mươi tuổi (tức là cỡ tuổi của chú đó) mà còn biết cả họ tên cúng cơm của ông già cháu, sau khi cho cháu biết vài thông tin mà với cháu là cực kỳ quan trọng, anh ấy còn chỉ cháu tới gặp một người…

Theo sự chỉ dẫn của “Người thứ nhất”, cháu đã tìm và gặp được “Người thứ hai”… Sau khi nói chuyện với “Người thứ hai”, là người biết tường tận về đất đai mà chú đã sử dụng và đã chuyển nhượng, cháu đã hình dung khá rõ nét bức tranh về quá trình sử dụng của phần đất của ông bà cố nội cháu để lại

Vế phần ông chủ tịch xã An Phú Tống Văn Năm mà cháu mới đươc biết ông ta còn có tên là Năm “chè”, việc ông ta nói “Đất của anh Lý Thanh Sơn có miếng là do ảnh thừa kế, có miếng là ảnh chuyển nhượng lại của người khác…” thiệt ra chỉ là thủ đoạn người làng binh người làng của ông chủ tịch xã mà gốc gác xuất thân là một thằng nhà quê ngu dốt.. Cháu nhận định rằng gã Năm “chè” đó cố tình ra đòn phép khiến cháu mất phương hướng để trả thù việc hắn cứ phải dạ thưa để đáp trả việc thưa bẩm của cháu. Chú biết tại sao cháu có nhận định trên không? Đó là do sau khi nghe cháu kể lời nói của Năm “chè” thì “Người thứ hai” nói với cháu đại khái rằng thằng Năm “chè” nói láo chớ ở An Phú này Lý Sơn nó đâu có mua miếng đất nào. Nghe vậy thì cháu biết rằng cả thửa đất số 194 diện tích 7.370 m2 trên đó có căn nhà mà chú đang ở cũng là của thừa kế luôn.

Thưa chú Sơn, tạm thời cháu chưa biết chính xác trong đơn xin đăng ký chủ quyền sử dụng đất chú đã khai đã thừa kế của ông bà nào? Nhưng cháu đoán là chú sẽ khai thừa kế của bà Năm Ri và ông Lý Văn Gọn, cháu được biết bà cố nội cháu thứ năm thường gọi bà Năm Ri; ông cố nội cháu tên Gọn và thường gọi là ông Năm Gọn làm nghề lái heo, vì thế mới đặt tên thằng con cưng là Hợi. Tuy nhiên căn cứ vào trả lời của công văn số 33/UBND-KT “Về nguồn gốc các thửa đất nêu trên do ông bà nào của ông Lý Thanh Sơn để lại thì UBND xã An Phú không rõ…” , hơn nữa trong buổi làm việc với phòng TNMT huyện Thuận An, anh Đặng Lê Bình đã chỉ xấp photo hồ sơ địa chính tờ bản đồ D3 nói tất cả là đất ông Lý Thanh Sơn thừa kế. Với những tình huống trên cháu có cơ sở nhận định rằng trong đơn xin đăng ký cấp GCNQSDĐ thì tự chú đã kê khai với cơ quan nhà nước về nguồn gốc bốn thửa đất số 194; 250; 255; 256 là chú được hưởng thừa kế của ông bà, tức là chú tự thừa nhận chú đã cướp phần thừa kế hợp pháp mà ông già cháu là người được hưởng một cách chính đáng.

Anh bạn là bảo vệ nghĩa trang huyện An Phú cũa là cháu kêu chú bằng cậu, anh ta tên Hoàng "mập" đã nói với cháu rằng "Đất của ông Lý Sơn đang ở là của bà Năm Ri cho". Với cháu bao nhiêu đó đã đủ.

Thưa chú Sơn, qua việc chú đã được UBND huyện Thuận An cấp GCN QSDĐ số 189/QSDĐ/CQ.AN ngày 29/6/1998 cháu nhận thấy chú gian dối cơ quan nhà nước tình tiết cô ruột của chú là bà Lý Thị An đã chết từ rất lâu (năm 1940) và người thừa kế thế vị của bà An là ông già cháu năm 1998 sống tại thị xã Thủ Dầu Một. Bởi vậy mới có chuyện "Người thứ nhất" đã "...nghe nói đất đó là của ông Trừ, mà ổng đâu không thấy về lấy đất? Để Lý Sơn bán hết..."

Qua việc hệ thống lại chuỗi sự việc cùng phân tích logoc diễn biết tình huống, cháu hiểu vì sao chú bằng mọi cách tránh né việc tiếp xúc với cháu: Chú sợ để lại chứng cứ về mối quan hệ thân tộc giữa gia đình cháu với chú.

Tuy nhiên cháu cho chú hay rằng chú đã đã lầm, vì có ít nhất năm người cùng thân tộc biết rõ ông Ba Hợi là cậu ruột của ông già cháu. Có ít nhất ba người là dân địa phương hiện vẫn sống tại xã An Phú biết ông già cháu là Võ Văn Trừ tậpp kết trở về hồi 1975. Có ít nhất hai người đã từng dự đám cưới của anh cháu hồi 1981 tại Thủ Dầu Một. Có ít nhất hai người biết rõ chú từ hồi chú còn là thằng con nít, trong đó một người vừa là cháu vừa là bạn học thời nhỏ với chú.

Bữa trước cháu từng nghĩ rằng với quá trính mấy chục năm công tác từ xã lên huyện, với tiền bạc trong túi “đông như quân Nguyên” và nay với chức danh phó chánh thanh tra huyện Thuận An (thực chất chỉ là trợ lý giúp việc cho trưởng phòng) thì ảnh hưởng của chú phải ghê gớm. Nhưng hóa ra không phải vậy, hôm rồi cháu làm việc ở huyện, một anh cán bộ phòng TNMT đã nói lớn tiếng với cháu mà trong ngữ cảnh cụ thể đó thì ai cũng phải hiểu rằng anh ta phát biểu quan điểm thay cho cả phòng rằng: “Con nói chú nghe, ông Lý Thanh Sơn không chút ảnh hưởng nào ở phòng tụi con cả… “. Chú nghĩ sao?

Cho tới thời điểm này, cháu đã nắm trong tay nhiều chứng cứ hơn chú tưởng đó chú ạ. Còn nữa, cháu vẫn chưa gởi “Đơn phát hiện, kiến nghị” về việc chú gian dối để được cấp giấy chủ quyền vì cháu đang xem xét việc nếu mà chú bị thu hồi GCN QSDĐ thì sẽ ảnh hưởng ra sao tới vụ kiện. Nếu căn cứ theo Điều 21 Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ mà cháu gởi đơn phát hiện việc chú khai gian dối nguồn gốc đất và kiến nghị với cơ quan thẩm quyền thì UBND huyện Thuận An buộc phải chỉ đạo cơ quan chức năng xem xét thẩm tra và có kết luận cuối cùng… rồi ra quyết định thu hồi GCN QSDĐ của chú.

Còn nữa, thưa chú Sơn, chú biết không, một quan chức cao cấp của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương đã bày tỏ quan điểm với cháu rằng: "Chả làm chức gì mặc kệ, nếu lời của mày nói là đúng, nếu những chứng cứ mày cung cấp để làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ kiện đã chứng minh lẽ phải thuộc về mày thì anh bảo đảm mày sẽ thắng".

Chào chú.

Bầu người xứng đáng


Bản thân thằng tui từ nhiều năm nay đâu biết tới ba vụ bầu cử mấy cấp này nọ.

Ngày xưa tui từng đi bầu gì đó ở phường, bà chủ tịch UBND phường 12 quận 1 hồi mới giải phóng là Nguyễn Thị Nghiêm thì chỉ biết ký tên bằng cách viết tên của bả với nét chữ run rẩy (in hệt bà già tui nay 78 tuổi ký tên trên tờ đơn kiện) ở vị trí ký tên của chủ tịch UBND phường.
Nhớ, khi cầm lá phiếu thực hiện quyền công dân của mình, tui cứ lựa cái tên nào đẹp như Mỹ Phượng, Công Thành… là bầu, tên nào xấu xí kiểu như Nguyễn Văn Rớt, Lê Văn Vàng, Võ Thị Bé Bảy vân vân là xổ toẹt, lý do chỉ đơn giản là lũ cán bộ gốc gác là đám giao liên văn thơ hồi ở R lại mang mấy cái tên ngu ngốc còn hỏng biết chữ chỉ tổ làm tội dân. Thà bầu cho đám cách mạng 30/4 mà giỏi chữ thì hơn.

Nhớ, có lần bầu HĐND phường Bến Thành, quận 1 mà khi đó anh hai tui là phó chủ tịch HĐND, tui hỏi ảnh nên bầu ai và để ai, ảnh nói mày chỉ để tên tao lại, còn bao nhiêu mày cứ gạch hết cho tao, tui nói với anh hai rằng nếu vậy thì phiếu không hợp lệ và không được tính, ảnh gật đầu nói nhưng tên tao không bị gạch còn đám kia mất phiếu.

Lại nhớ, hồi đó có lần ông già tui chở tui theo ổng đi họp trù bị đại hội đại biểu tỉnh đảng bộ tỉnh Sông Bé, tui đi theo mà phải đứng ngoài chờ ổng chớ đâu được vô, tui chơi vòng vòng ở ngoài, lâu lâu lân la ghé mắt dòm chơi. Bữa đó bà con họp trong hội trường đấu đá nhau kịch liệt ra sao hỏng biết mà hai lần bỏ phiếu kín cứ nhè ông già tui mà dồn phiếu bầu chức danh chủ tịch tỉnh, khi kiểm phiếu xong, lần nào ông già tui cũng đứng lên kiên quyết từ chối…

Trưa về, khi hai cha con ngồi ăn cơm tui mới hỏi ông già rằng sao người ta bầu hai lần bố đều từ chối hết vậy, con tưởng đại hội bầu thì bố cứ làm đi chứ. Ông già biểu đó là mấy ổng phá nhau nên dồn phiếu cho bố chứ bố không được cơ cấu trong danh sách làm chủ tịch tỉnh, mà theo nguyên tắc kỷ luật đảng thì bố có trách nhiệm từ chối.

Hồi đó ở phường Bến Thành, sau khi ông Hùng (chủ tịch) lên quận làm phó GĐ TT văn hóa q. 1, chiếc ghế chủ tịch UBND phường Bến Thành ông Hùng thưởng cho thằng đệ tử Phước vua nịnh. Anh Tám Trung tan vỡ giấc mơ nên thời gian sau ôm hận từ phó chủ tịch phường Bến Thành qua làm chủ tịch phường Cô Giang, nhằm lúc vừa chân ướt chân ráo ngồi ghế chủ tịch vài ngày thì vô nhiệm kỳ mới. Bầu HĐND phường mà bà con phường Cô Giang đâu biết chủ tịch mới là thằng cha căng chú kiết nào mà bầu? Quận cơ cấu làm chủ tịch phường mà hỏng trúng HĐND thì mần cách răng mà bầu cho đặng? Tui nghe anh hai tui kể thế là trên quận cử hai cán bộ xuống tăng cường cho phường Cô Giang, khi kiểm phiếu thì mấy ảnh cứ tên (…) Trung mà hô. Rứa là ông Tám Trung cứ việc trúng HĐND mà mần chủ tịch phường ngon lành. Ai théc mắc thì đây: Được cơ cấu rồi (?!)

Từ mấy chục năm nay, bà con mình sức mấy ở không để lo chuyện của mấy chả, làm chó gì có ai rảnh mà lo chiệng của đảng. Hồi chưa bịnh thỉnh thoảng sáng sớm tui vẫn rủ cả đám anh Côi là mấy cha trong văn phòng UBND thành phố qua Nguyễn Thái Bình ăn phở quán ông Hải rồi về ngồi lề đường Nguyễn Huệ trước ủy ban gần bên nhà tui mà uống café, mấy chả toàn nói chuyện nhậu nhẹt rồi đi karaoke bóp …ú mấy em, lại còn bàn tán chuyện này nọ ông này sắp lên thằng nọ coi chừng rớt… nói vụ lên chức tăng lương thì mấy chả trề môi lắc đầu “Mười năm phấn đấu không bằng một buổi cơ cấu”, có cha nói “Mẹ, 10 năm phấn đấu …éo bằng một giờ giao cấu…”

Đại khái chuyện liên quan tới vụ bầu bán là vậy.

Dân tập kết có mấy thứ ?

alternative text
Hình ảnh tập kết năm 1954
Tập kết, ai cũng hiểu đó là cuộc di chuyển của các cán binh cộng sản miền nam ra bắc theo thỏa thuận đình chiến của Hiệp định Genever năm 1954.

Nào giờ tui chỉ biết mấy người tập kết là giống ông già tui được quán triệt rằng cứ khoác balo leo lên tàu há mồm của tây mà chống tay đứng trên boong ngắm cảnh biển thơ mộng vài ngày rồi sẽ ra Hà Nội dung dăng dung dẻ bát phố… chờ 2 năm sau tổng tuyển cử tháng 7/1956 thì sẽ dzìa quơ cưới dzợ.

Gần hai mươi năm sau khi tập kết, hơn bảy ngàn ngày “Mỗi người làm việc bằng hai, ăn cơm thì ít ăn khoai thì nhiều”, mà thôi hỏng nói chiệng đó nữa.

Lại nói, tui những tưởng đám người tập kết phải là dân có trình độ cỡ ông già tui, sau năm 1975 trở dzìa Sè – Goòng cũng là… Trưởng đại diện Bộ Văn hóa phụ trách các tỉnh phía nam hoặc tương đương. Hay cao hơn nữa.

Nhè bé cái lầm, hôm rồi rảnh rỗi ngồi nói chuyện với chú Tư Nguyên cũng dân tập kết, mới hay là dân tập kết hoặc dân ở lại miền nam mà hỏng thèm đi tập kết cũng có tới vài ba loại.

1/ Như ông già tui là được chọn lựa vì có năng lực, chắc lại dễ sai biểu nên cho ra bắc bồi dưỡng đào tạo thêm (trong lý lịch về mặt đảng của ổng thì toàn bí thư chi bộ các cơ quan nơi công tác từng thời kỳ).

2/ Các lãnh đạo nòng cốt trung kiên được lịnh ở lại cứ để tiếp tục chỉ đạo đấu tranh cách mệnh.

3/ Các cán bộ chiến sĩ được lịnh ở lại miền nam trực tiếp tham gia chiến đấu.

4/ Đám anh chị liều mạng nhứt định ở lại trong rừng để lâu lâu mò ra bắn giết địch cho sướng tay.

5/ Đám thằng nhát cáy cãi lịnh trên hè nhau vượt tuyến sông Bến Hải ra miền bắc cho khỏi chết. Đám này do không có tên trong danh sách ra Hà Nội nên khi ra miền bắc lập tức bị tống cho lên mấy nông trường trồng mì bắp hoặc hợp tác xã chăn thả trâu bò gì đó nơi vùng sâu vùng xa…

Giờ nghe chú Tư nói chuyện mới biết.

Hèn chi, sau 1975 tui dược biết rất nhiều dân nam bộ mang danh tập kết mà là thứ lôm côm như công nhân tổ trưởng nhà máy cơ khí hay chủ nhiệm hợp tác xã vớ vẩn… Tui tự nhủ sao cũng cán bộ tập kết mà nhiều người trở về miền nam nhưng là lính lác hỏng chức quyền chi ráo trọi ?

Hèn chi, sau 1975 dân tập kết trở về bị đám ở K ở R khinh ghét ra mặt, tỏ rõ đố kỵ hỏng thèm dấu.

Một thực tiễn rằng dân tập kết trở về hỏng có cửa lên cỡ trưởng đầu nghành chớ đừng nói tới lãnh đạo tỉnh. Cứ coi ông già tui thì biết, từ những năm bảy chín vừa chân ướt chân ráo về tỉnh nhận chân phó Ty Văn hóa đã cơ cấu chuẩn bị chánh văn phòng Ủy ban tỉnh rồi sẽ phó chủ tịch.

Đồng chí Sáu Phát Nguyễn Văn Luông vừa đặt đít ngồi lên ghế bí thơ tỉnh ủy Sông Bé là a lê đóng cửa hết vé vãn tuồng với “thằng tập kết” liền, cho đúng với câu thành ngữ “Nhứt K, nhì R, tam T, tứ Kết ”

Chú giải :
- K : cán bộ khu – tức lãnh đạo trong cứ.
- R : cán bộ ở rừng.
- T : tù chánh trị.
- Kết : dân tập kết.

 
Lên đầu trang