Home
  
Search từ khóa phuongngugia           English alternative text
Image alternative text alternative text alternative text alternative text alternative text alternative text alternative text

Tìm trên Google.com         Tìm trong Site này

 Trước tiên xin hãy đọc lời ngỏ này 

Dr. Thanh

Ông Trần Quý Thanh, TV giới thiệu như vậy, là một doanh nhân, một tiến sĩ…

Nhớ, hồi gần cuối năm 1987, khi đó thằng tui mần phó giám đốc giả cầy của Xí nghiệp Trang thiết bị Văn hóa quận I, trụ sở đóng trong tòa nhà số 1 Công Trường Mê Linh cũng là nơi trụ sở của Phòng Văn hóa Thông tin quận I. Nghe nói khi thành lập xí nghiệp một số anh em là tư nhân hành nghề đổ tượng thạch cao, in lụa, vẽ quảng cáo vân vân được sếp Ngô Quốc Chính thu nhận tất, dưới dạng Tư nhân có tay nghề hợp tác với Xí nghiệp, sếp Chính là thứ đồ ngu thuộc lớp mới đẻ nên bị đám thằng Nguyễn nhà ở Tùng Thiện Vương quận 8, thằng Chơn thứ dân quê từ Đồng Nai, anh Nghĩa làm nghề in lụa nhà ở Phạm Ngũ Lão quận 1, lại thêm mấy thằng đổ tượng thạch cao gì gì nữa, tụi nó tiếng là hợp tác vậy chớ sản phẩm làm ra tụi nó tính đủ các thứ chi phí tiền công kỹ thuật, tiền đổ khuôn, tiền độc hại gì gì đó… Cưối cùng sản phẩm tượng thạch cao ký gởi bên Công ty Bách hóa tổng hợp thành phố (thương xá Tax) bán, rồi khi hạch toán thì Xí nghiệp không có lời.

Bên mảng in lụa thì thằng Nguyễn mặc sức thao túng lấn lướt anh em khác, sếp Ngô Quốc Chính được nó nhét túi cho vài ngàn đồng là miệng im thóc, hễ sếp mở miệng là có thằng Nguyễn cùng đồng ca bài làm ăn khó khăn không có lời và vân vân.

Nhớ, thằng Chơn Mỹ là thằng làm nghề in lụa và vẽ quảng cáo, tánh cực kỳ chịu chơi và có tài, kêu nó là Chơn Mỹ vậy vì con vợ nó tên Mỹ, thằng này dân Bắc kỳ 54 gốc đâu từ Đồng Nai, tui nhớ thằng Chơn Mỹ đi tới đâu cũng có vài ba thằng em út đi theo điếu đóm, từ miệt quê về Saigon mà nó tung hoành dưới mắt không có ai, thằng Chơn có tài lại biết điều, hơn nữa nó chịu chơi bởi nên thiên hạ khoái thằng này lắm.

Nhớ, công ty VIMEP khi đó quảng cáo pano tấm lớn, chính thằng Chơn Mỹ là thằng nhận được hợp đồng vẽ quảng cáo có giá trị lớn đầu tiên ở Saigon (nay kêu bằng ngã sáu Phù Đổng), nó vẽ một chiếc xe gắn máy nhãn hiệu VIMEP khổng lồ trên tường nhà chị Xuân bán quán ăn tại Ngã sáu ngay đầu đường Nguyễn Trãi.

Nhớ, chiều nào cũng vậy, đám anh em tập trung uống bia hơi trên lề đường tại kiossque số 1 Trần Hưng Đạo thuộc quản lý của Phòng Văn hóa thông tin quận I tại mũi tàu ngã ba Trần Hưng Đạo - Phạm Ngũ Lão, thằng Chơn Mỹ nó rất thân với một đàn anh tên Thanh “râu”, anh Thanh này thường ngồi chung với mấy ông già kỹ thuật của Nhà máy bia Saigon, chiều nào mà không mưa là bà con tập trung không thiếu mặt người nào, bia hơi đậu phọng, bia hơi với một hai dĩa mồi chi đó, từng nhóm ngồi riêng, ngồi nhậu riết thành mối rồi cả làng quen nhau hết. Hỏi ra mới biết, ông Thanh “râu” tính mở xưởng nấu bia, vậy nên ổng thường mời rủ mấy tay công nhân già Nhà máy Bia Saigon nhiều kinh nghiệm mà đã về hưu, ông Thanh chơi với dân lão làng trong nghề, chắc tính học nghề, tui nghe mấy ổng bàn tán nào là bia bi nhiêu độ đường, ủ men 7 ngày, 14 ngày, nào là ca ra men giá rất mắc, nào là giấy lọc nay lên giá và vân vân .

Sau này, anh Thanh thuê xưởng tại đường Phan Văn Trị để làm bia hiệu Bến Thành, tui chơi với thằng Ngũ, chủ một xưởng bia hơi nhỏ tại số 20 đường Nguyễn Văn Bảo ngay gần Phan Văn Trị, thằng Ngũ này dân Trung đâu như Quảng Bình Nghệ An Hà Tĩnh chi đó. Năm 1997, thằng Ngũ từng tâm sự với tui nó là học theo ông Thanh “râu” mua đất rồi trúng giá, nay in hình nó cũng giàu có lớn.

Thiệt khâm phục một người có chí lại chịu khó học hỏi như thằng cha “râu” này.

Chọn vợ

Lấy vợ không nên lấy vợ non
Ra đường ai biết cháu hay con
Nhí nha, nhí nhảnh đòi vàng bạc
Bán cả bàn thờ sắm phấn son

Lấy vợ nên kiêng lấy vợ già
Bố ai biết được chị hay bà
Sanh vài ba lượt người teo nhách
Má hóp xương lòi ốm như ma

***

Lấy vợ không nên lấy vợ lùn
Chồng cao vợ thấp khó đi chung
Giửa đường vợ muốn bàn công việc
Chồng phải quỳ bên tiếp chuyện cùng

Lấy vợ nên kiêng lấy vợ cao
Chân dài tay vượn tướng khều khào
Rủi khi đau bụng đi cầu cá
Lớ ngớ không chừng lọt xuống ao

***

Lấy vợ không nên lấy vợ ù
Đêm nằm ôm vợ tưởng ôm lu
Rủi khi mà nó đè lên bụng
Bẹp xác ông chồng khóc hu hu

Lấy vợ nên kiêng lấy vợ khòm
Người toàn xương xẩu làm sao ôm
Thuốc tàu thuốc bắc cao hổ cốt
Uống cả năm trời vẩn ốm nhom

***

Lấy vợ nên kiêng vợ móm răng
Giận con lè lưởi tựa bà chằng
Tiệc tùng rủi gặp bò nhúng giấm
Mắc nghẹn có ngày té ngã lăn

Lấy vợ nên kiêng lấy vợ hô
Hàm răng lởm chởm nói bô bô
Rủi khi bà giận ôm chồng cắn
Đổ máu phu quân chạy thấy mồ

***

Lấy vợ không nên lấy vợ giàu
Ra đường thiên hạ bảo trèo cao
Về nhà bị vợ đì thảm thiết
Mất mặt trượng phu đấng anh hào

Lấy vợ nên kiêng lấy vợ nghèo
Ông bà, cha mẹ khó ăn theo
Cầy sáng cầy khuya mà vẩn đói
Nhà trần chiếu đất với ao bèo

***

Lấy vợ không nên lấy vợ ghen
Áo quần lúc giận xé teng beng
Rủi hôm cao hứng chồng về trể
Đập chén quăng ly, vở cả đèn


----------
(Sưu tầm)

Mái ấm gia đình

Lại nói, thằng tui vẫn thường tự nhìn lại bản thân để kiểm điểm tháng ngày vừa qua, mình làm được gì và chưa làm được gì.

Tui may mắn là có một người cha rất biết dạy con cái, điều đó đã được chứng minh rằng anh em tụi tui nay đứa nào cũng nên người đàng hoàng. Đứa nào cũng có nhà cửa riêng, một gia đình bên ngoài nhìn vô đều cho rằng hạnh phúc, một cuộc sống vật chất hàng ngày “nhìn lên mình không bằng ai ; nhìn xuống không ai bằng mình”.

Nhìn xuyên suốt, thì ra tui bị ảnh hưởng của ông già, từ 15 tuổi ổng thân mồ côi cha mẹ đi theo kháng chiến đến khi xuôi tay lìa xa cõi đời này, cuộc sống vật chất kể luôn cả nhà cửa là nơi trú ngụ hàng ngày, ông già tui toàn nhà nước lo cho ổng chớ bản thân ổng từng quyền lớn vậy chớ nào có mua riêng được cho mình, cho vợ con được thứ gì thuộc phạm trù vật chất ?

Thằng tui từ nhỏ được hưởng một cuộc sống không đến nỗi quá thiếu thốn của thời bao cấp. Từ 1977, cuộc sống gia đình đầy đủ do ông già tui là nhân vật cầm quyền lớn... Vậy chớ nay tui thuộc loại nghèo, ngoài căn nhà đang ở, thằng tui lại không hề có ý rằng phải mua thêm nhà nữa mặc dù tui thuộc hàng kiếm tiền nhiều, kiếm tiền nhanh hơn nhiều lắm người trong thiên hạ.

Những năm trước khi bị bịnh, tiền lương tui trả cho đám nhân viên trong công ty là từ 1,3 triệu - 2 triệu/tháng/người.

Thu nhập hàng tháng của cá nhân tui là dao động từ 90 - 107 triệu/tháng. Khoản thu nhập này là tiền lời trong việc mua bán, mà chưa tính thỉnh thoảng tui làm dịch vụ khác, mà tui đã làm dịch vụ thì phải là tiền tỷ. Vậy là nhiều lắm đó chớ.

Thằng tui từng tự coi mình là người chồng, người cha tốt, lo lắng cho vợ con có cuộc sống tinh thần, vật chất đầy đủ.

Một thằng đàn ông kể từ tuổi 41, thu nhập ổn định mỗi tháng hàng trăm triệu, sáng 9h đi làm, chiều 17h là về nhà với vợ con. Không rượu bia, không ghiền cafe, có hút thuốc lá, mỗi ngày 20 điếu.

Những ngày tháng mùa mưa, ngày nào mưa gió lớn là tui tự lái xe đưa con trai đến trường, buổi chiều lại rước con cho khỏi mắc mưa rủi sanh bịnh…

Thứ nữa, trong suy nghĩ của tui, đàn bà là chỉ ở nhà nuôi con, rảnh rỗi lúc chồng đi làm con đi học thì có quyền hẹn bạn bè uống café hay đi mua sắm hoặc ăn uống, tóm lại ngoài vụ lo chồng con đàng hoàng rồi dĩ nhiên có quyền tự do riêng tư.

Thằng đàn ông làm chồng, làm cha người ta ra ngoài kiếm tiền lo cho vợ con có được cuộc sống vật chất đầy đủ thì tui coi đó là bổn phận tự nhiên phải vậy khỏi bàn. Đồng tiền kiếm được tui luôn coi có một nửa công sức là của vợ, thằng tui từng cầm tay chia sẻ điều đó với bà xã khi chỉ riêng hai vợ chồng với nhau.

Thằng tui lại thường trong bữa cơm dạy con trai, gia đình mình gồm ba người, bổn phận và công việc của ba là ra ngoài kiếm tiền nuôi hai mẹ con. Bổn phận và công việc của mẹ là lo cơm nước quần áo, săn sóc sức khỏe cho hai cha con mình. Còn con, con có bổn phận làm tốt công việc của con là học hành cho tốt. Giải trí con nên có giờ giấc, ba không muốn con mất nhiều thời gian vô vụ chơi game online, mẹ con đã phàn nàn với ba rằng con ham chơi game lắm đó, ba cũng ham đi chơi lắm chớ, nếu ba không tự kềm chế mà cứ đi chơi theo ý thích riêng thì mẹ con sẽ không vui… Vậy đó con à, mỗi người trong nhà hãy cố gắng tự làm tốt công việc của mình thì nhà mình sẽ là một mái ấm gia đình hạnh phúc con à…

Tui thường tập cho con trai ý thức rằng nhà mình thì ba và con đều là đàn ông, duy có mẹ con là phụ nữ, là đàn ông thì có trách nhiệm che chở, bảo bọc phụ nữ trong nhà, đàn ông thì phải phong độ lớn, phải hùng, con còn nhỏ, có thể con chưa hiểu hết ý nghĩa trong những lời ba nói, con yên tâm rằng khi lớn thì con sẽ hiểu hết. Ngày xưa ông nội cũng dạy ba vậy đó, có nhiều điều sau này khi đã trưởng thành ba mới hiểu ông nội muốn dạy ba điều gì…

Thằng đàn ông vậy tui chắc phải là niềm mơ ước của nhiều lắm các bà vợ.

Kết : Mấy năm qua thằng tui bỏ về vùng quê sống. Kể là người chết rồi. Hic hic. Và tui thường gọi điện nhắc nhở thằng con cưng nay đã 17 tuổi, rằng phải chăm sóc mẹ nó.

---------
Ảnh chỉ mang tính minh họa

Quan niệm cá nhân

Quá dư thời gian, tôi lang thang trên net, lò dò vô trang Kênh 14, tỉ mẩn tần mần, tôi đọc bài Anh ấy không tin tôi vô tình đánh mất "cái ngàn vàng" của T.T.V (huongduongtrang88...@yahoo.com)

Cô gái chia sẻ rằng cô thuộc typ con gái biết tự chủ, trong tình cảm đôi lứa thì cô “không muốn sốc nổi”, cô muốn “tìm hiểu thật kỹ tình cảm của chính mình” trước khi trao gởi tình cảm của mình cho ai đó...

Thế rồi, cô gái đã yêu thương “… người con trai tuyệt vời nhất tôi từng gặp. Anh ấy hơn chúng tôi hai tuổi, đang học năm đầu trường đại học Ngoại thương, hoạt động năng nổ trong Đoàn trường. Đó là trường đại học mơ ước của tôi, không những thế anh ấy lại rất đẹp trai và dễ thương nữa. Một người như thế chắc không dễ gì mà nhiều cô gái có thể bỏ qua…”

Cuối cùng, sau khi “Dành sáu tháng để kiểm tra tình cảm của chính mình. Tôi đã xác định được chắc chắn và rõ ràng anh ấy chính là người con trai tôi cần, người tôi muốn yêu và muốn lấy làm chồng. Tôi chỉ chờ lời tỏ tình của anh ấy. Và cuối cùng anh ấy cũng thực hiện. Anh ấy suy nghĩ kỹ càng chẳng kém gì tôi. Anh ấy tỏ tình trong một khung cảnh hết sức lãng mạn nhưng khác biệt. Chỉ có lời tỏ tình, không có một vòng tay và một nụ hôn nào hết. Anh ấy chỉ chạm nhẹ vào tay tôi và tôi đỏ bừng mặt.”

Cô bé T.T.V (huongduongtrang88...@yahoo.com) đó còn chia sẻ rằng cô cùng bạn trai, họ đã yêu nhau say đắm được hai năm, cô viết “Tôi với anh không ai vội vã, điều gì cũng có giai đoạn của nó, tuyệt đối không đốt cháy giai đoạn.

Đó là những lời tâm sự như chân thành của cô gái có tên T.T.V (huongduongtrang88...@yahoo.com). Và còn nữa : “…Bỗng nhiên, anh đột ngột dừng lại, trừng mắt nhìn tôi và giận dữ, cái nhìn như thể tôi là một kẻ phản bội, đầy tội lỗi. Tôi không hiểu, còn anh nói như quát: “Sao em lừa dối anh? Sao em nói anh là người yêu đầu tiên và duy nhất của em?” Tôi lắp bắp: “Thì đúng vậy mà anh”. “Em đừng nói dối, anh đâu phải người đầu tiên của em. Em đâu còn... trinh”. Rồi anh ôm quần áo lao ra khỏi phòng, để mặc tôi ngạc nhiên và đau đớn…”

Theo lời cô gái thì cô hoàn toàn không biết chuyện gì đã xảy ra cho mình khiến bạn trai phản ứng dữ dội như vậy.

Thì ra là “bác sĩ xác nhận đúng là tôi đã đánh mất cái đáng giá ngàn vàng của mình. Chuyện quá vô lý bởi tôi chưa từng quan hệ với ai... Bác sĩ hỏi tôi có từng bị tan nạn hay ngã xe gây đau đớn và chảy máu ở vùng kín chưa? Tôi giật mình nhớ lại. Đúng là tôi từng bị ngã xe đạp, nhưng lâu lắm rồi. Khi đó tôi bị ngã dập người xuống đường đầy đá rất đau, về nhà bị chảy một ít máu nhưng khi đó tôi không để ý lắm…”

Có nhiều người đã đọc bài này, đã gởi phản hồi trong trang Kênh 14 để chia sẻ quan điểm :
Quên ngay anh chàng cổ hủ và kém hiểu biết ấy đi!
Phải dùng từ "ngu dốt" để miêu tả bạn trai bạn
Tôi cũng bị "mất" vì chơi bóng rổ
Anh ta chỉ muốn "cái ngàn vàng" của bạn thôi
Có quyền gì mà đòi hỏi còn "trinh" hay không?

Phần tôi, ở góc độ một thằng đàn ông từng chút trải nghiệm bản thân vụ "gái gú" này, tôi hãy không nói đến mức độ chân thành qua những chia sẻ của cô gái, và, tôi cho rằng một thằng nhóc chỉ vừa "đem tốt đầu dú dí vô cung" đã phát hiện cô ta không còn trinh thì sự hiểu của hắn về thân thể phụ nữ hoàn toàn chỉ qua mấy bài viết vớ vẩn rải rác đâu đó trên mạng internet, tức là thằng nhóc này thứ con trai ngoan thiệt chớ cô gái không kể sai về nó.

Mở ngoặc, trong số người gởi phản hồi bài viết của cô gái T.T.V (huongduongtrang88...@yahoo.com) còn có thằng cu Tuấn Hưng nào đó ở địa chỉ Email: nhatkytinhyeu_online...@yaho.com, nó không biết mình đang lộ rõ thứ thằng ngu khi cố tỏ ra người từng trải mà rằng : “ai cũng có ham muốn, có nhu cầu về sinh lý, vậy tại sao các đấng nam nhi lại cứ phải coi trọng điều đó, mà không tự hỏi mình có còn điều đó hay không?

Này nhóc, khi mi hoàn toàn trưởng thành, khi mi "múc" một đứa gái, người sẽ là mẹ của con mi sau này. Mi thử tưởng tượng tất cả sự cuồng nhiệt sướng khoái mà cô ta đang biểu hiện trên giường, và điều đó đã từng xảy ra giữa cô ta với ít nhất một thằng khác ít nhất là một lần…

Riêng tao thì “never”, nghe chưa mi.

Sẵn đây nói luôn cho mi nghe này nhóc, nếu sống trong bối cảnh xã hội khác thì tao không dám nói, chớ ở xứ mình hiện nay, ra ngoài làm ăn muốn kiếm tiến thì bắt buộc tao phải móc với đám quan chức người nhà nước, với tụi đó thì ngoài tiền ăn chia chung chi sòng phẳng ra, còn phải mời mọc đi ăn nhậu ở những nơi có rượu ngon gái đẹp, nghe cách đặt vấn đề thì mi chưa ra đời tức thuộc thứ mới đẻ vậy chớ nào biết chi đến ba chuyện đó.

Tao đã từng phải bố trí cho một thằng lính chuyên thay mặt tao để đi bia ôm, đi quán ăn đặc sản, đi mát gần mát xa, đi chơi gái chung với đám người nhà nước đó. Nếu mi không chịu chiều theo ý thích của lũ người nhà nước thì mi hãy cút về nhà mà ôm vợ để rồi vui sống đói khổ.

Nói có sách mách có chứng, thằng "đại diện" mà tao vừa nói đó, tên nó là Đoàn Quang Tuấn, tao không nhớ chính xác địa chỉ nhà nó, chỉ biết ông già nó là Trùm họ ở xứ Xà Bang, nhà thờ Xà Bang, thuộc xã Xà Bang, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Thằng Tuấn này trước khi theo tao nó đã nổi tiếng khéo chạy áp-phe kiếm tiền ở ngã 4 thị trấn Ngãi Giao, huyện Châu Đức. Nay nó cũng đã có tên tuổi ở quán café 53 Trần Quốc Thảo, quận 3, là nơi tập trung các thứ “cò” dự án, “cò” nhà đất chi đó.

Vậy đó, tao đã phải nhảy đầm, chơi gái, bia ôm mát xa, khách sạn cùng đĩ điếm không phải với sự hứng thú của bản thân mà với tao là một nỗi cay đắng vì miếng cơm manh áo.

Còn mấy cô gái hoặc mới lớn hoặc chưa lấy chồng, nếu không may sa chân vô hoàn cảnh phải bán thân, hoặc bị dụ dỗ lừa gạt ép buộc. Vậy hà cớ chi mà phải làm chuyện đó trước khi về làm vợ người ta ? Nhận thức tồi ? Mất dạy và đưa đòi ? Chứng tỏ rằng ta đây tân thời hiện đại ?
Với tao chỉ có một câu : thứ đồ ngu.

Còn thứ như chúng mi, không được hưởng điều kiện sống tốt do cha mẹ mang lại, vậy nên không được dạy là phải tự tôn trọng mình cùng là phải biết tôn trọng người khác, chúng mi không biết tự nhận thức được rằng phải tôn trọng người sẽ là vợ mình để tránh những rắc rối không đáng có thể đến cho cả hai bên nếu vì lý do nào đó mà không cưới được nhau.

Hiểu nổi điều đó không mi ?Đóng ngoặc

Phải chăng lại là hốt hụi cuối năm ?

Ngày 24/1/2009, nhằm ngày 29 tháng chạp tết Kỷ Sửu, vào lúc 10h02’, điện thoại của tui nhận được một tin nhắn từ số máy +84 1258339471 có nội dung : “Chuc mung ban da MAY MAN nhan duoc bo CUTE TEXT doc dao trong chuong trinh QUA TANG DAC BIET Mung Nam Moi 2009 >> De nhan MON QUA BI MAT, Soan tin: AQ gui 8720.

Theo phản ứng bình thường, ít khi tui chú ý quan tâm tới loại tin vu vơ như vậy, một chặp sau, lúc 10h17’, cũng lại số máy này gởi một tin nhắn nữa có nội dung như trước đó, tui vẫn bỏ qua không thèm để ý.

Nay, mùng 2 tết, vừa uống café sáng tui lọ mọ giở tin nhắn chúc tết thiên hạ gởi tới mình… tới tin nhắn vừa nói vẫn còn lưu trong máy, để tránh không cho bọn xấu bóp cổ mình, tui cẩn thận kiểm tra trong điện thoại coi thử sau mấy ngày gọi điện nhắn tin chúc tết người thân người quen hiện điện thoại của mình còn được bi nhiêu tiền, TK của tui còn là 4.925 Đ, tui lập tức mau mau soạn tin nhắn có nội dung gồm hai ký tự AQ và gởi 8720 để lãnh thưởng. Hic hic, tức khắc một tin nhắn từ tổng đài 8720 gởi phản hồi thông báo : “So tien trong tai khoan cua ban khong du de su dung dich vu. Xin vui long nap them tien vao tai khoan.

Tới đây thì thằng tui kết luận chuyện nhắn tin để nhận thưởng này là một trò lừa đảo in hệt trên kênh VTV 9 buổi chiều mỗi ngày.

Thử hỏi ba ngày cuối năm trong dịp tết Nguyên Đán này có chừng 30 ngàn người nhẹ dạ cả tin bị lừa đảo thì sao ?

Thử coi nào : 30.000 tin nhắn X 15.000 Đ = 450.000.000 Đ

Thằng tui không thể biết vụ mần ăn lừa đảo như vầy sẽ cụ thể ra răng, nhưng chắc đại thể sẽ là sử dụng một giám đốc (Một gã xe ôm hoặc thợ hồ)) là đại diện theo pháp luật của một công ty... ma đến ký hợp đồng thuê một tổng đài nhận tin nhắn trong thời gian chừng 72 tiếng đồng hồ để kiếm hàng vài trăm triệu rồi vứt bỏ số máy 01258339741 để phi tang, úp luôn cái công ty trách nhiệm vừa hết hạn là xong. Ai thắc mắc thì cứ theo địa chỉ nhà Giám đốc là người đại diện theo pháp luật mà thưa công an bắt nó.
Chà chà, ngon ăn đó chớ.

Nói đi phải nói lại, thằng tui có chỗ không tài chi hiểu nổi là tại sao mấy tổng đài lại tiếp tay cùng tụi lừa đảo như vậy ? Có ăn chia lớn chăng ?

Ăn rau má, phá đường tàu…


(Trích) - Cái món đầu tiên mà nhà hàng dọn ra trong bữa tiệc tiếp đãi đoàn của UB Nhân dân tỉnh Thanh Hóa chính là món… rau má. Anh Kiều Vượng, chủ tịch hội nhà văn Thanh Hoá nói : “Ăn rau má mới đúng Thanh Hoá. Ăn rau má phá đường tàu mà”…
...
Buổi trưa, khi xe chúng tôi bắt đầu đi vào địa phận Thanh Hóa, anh
(nhà văn Nguyễn Duy - người gốc Thanh hóa) lẩm bẩm: “Xứ thì nghèo mạt, có được hai quả núi nhỏ tí thì cái thì đặt Vân Chinh, cái thì Kỳ Vĩ. Cũng chính anh ngay trong buổi chiều, đã thốt: “Đất này khủng khiếp lắm mấy ông ạ. Vua chúa, đại thần, danh sĩ đếm không xuể”.
...


Đoàn Đạt - Nguyễn Trọng Tín (Theo SGTT)

--------------------
Dân Thanh Hóa, kể từ khi còn chiến tranh đã nổi tiếng một câu thành ngữ : “Dân Thanh Hóa, ăn rau má, phá đường tàu, đục ống dẫn dầu, cắt dây điện thoại”.

Thiên hạ, đây nói đám nhà thơ nhà văn nhà nghiên cứu và vân vân vốn xuất thân từ là dân Thanh Hóa vẫn thường cách này hoặc cách khác tô son trát phấn cho bổn nguyên quán, nào là “nơi đây sinh ra bà Triệu Thị Chinh” ; nào là ”đây chính là nơi chôn nhau cắt rún của vua Lê Lợi” ; ”Thanh Hóa chúng tôi là phát tích của chúa Trịnh” vân vân và vân vân.

Thằng tui cho rằng, một sự thật hiển nhiên khó chối cãi được, ấy là chỗ nào có dân Thanh Hóa ngụ cư ắt chỗ đó sinh loạn, loạn ngôn, loạn đả. Theo chỗ tui biết thì dân Thanh Hóa đi tới đâu cũng chết danh "ăn" và "phá", ăn cắp, phá hoại. Nói có sách mách có chứng, chuyện dân Thanh Hóa nổi bật hơn dân tỉnh khác là thành tích ăn cắp ăn trộm rồi bị bắt. Còn "phá" thì vào cuối năm 2007 thời điểm gần tết, do mẫu thuẫn về tiền bạc lương thưởng với chủ sử dụng lao động mà đám công nhân gốc Thanh Hóa đã chủ mưu đốt một xí nghiệp tại địa bàn huyện Thuận An thuộc tỉnh Bình Dương rồi bỏ trốn. Cũng tại tỉnh Bình Dương, dân ngụ cư Thanh Hóa đi làm công nhân chỉ thuê được nhà trọ của người gốc Thanh Hóa là cán bộ hay đã vô Bình Dương sinh sống từ lâu chớ ngườì dân gốc tỉnh khác dứt khoát là không cho dân Thanh Hóa thuê phòng trọ.

Nói có sách nách có chứng, tui từng nghe một thằng người Nghệ An hiện đang làm công nhân ở công ty Hoàng Gia Cát Tường tọa lạc tại Thị xã Thủ Dầu Một nói : "Công ty em làm, nếu là con gái người Thanh Hóa thì chủ còn có thể suy nghĩ lại chứ là con trai mà hồ sơ ghi là quê Thanh Hóa thì họ không nhận cho vô làm đâu vì dân Thanh Hóa đã nhiều lần bị bảo vệ bắt vì ăn cắp giày..."

Thằng tui từng cùng anh Lê Đăng Mẫn, người gốc Thanh Hóa, anh Mẫn nguyên là cán bộ chuyên viên của Văn phòng UBND tỉnh Sông Bé trước đây, đã “được nhà nước cho về hưu non”, hai anh em ngồi nơi quán cafe gần khu nhà trọ của ảnh bên phường Phú Lợi, thuộc thị xã Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương, chủ quán có đứa con trai làm ở một công ty trong Khu công nghiệp Bình Chuẩn, theo lời của chủ quán thì công ty nơi con ông ta làm dứt khoát không nhận hồ sơ xin việc của dân gốc Thanh Hóa, ông ta kể nhiều chuyện về cái thứ dân Thanh Hóa khiến thằng tui mắc buồn cười, anh Mẫn ngồi gần bên nghe rồi nhăn mặt làu bàu : “Đúng thật là, mấy con sâu làm rầu nồi canh, mấy đứa trẻ con không có ý tứ gì hết để bị mang tiếng”

Nói thêm, người thuê phòng trong khu nhà trọ của anh Mẫn cũng chỉ gồm toàn công nhân và học sinh, sinh viên gốc Thanh Hóa đồng hương với ảnh tui tới kiếm ảnh mấy lần đều thấy tụi nó kêu ảnh chú chú cháu cháu thân mật. Bữa, sau khi anh em ăn thịt cầy tại quán Hai Mơ đường 30/4, còn dư quá trời đồ ăn, tui nói anh Mẫn : "Để em kêu chủ quán bỏ vô bịch rồi anh mang về cho mấy đứa ở nhà trọ ăn chớ bỏ phí tội nghiệp"...

Bữa sau nữa, anh em ăn thịt cầy lại vẫn dư thịt luộc nhựa mận xáo măng thịt nướng, đồ ăn nhiều lắm vậy nên tui lại biểu anh Mẫn xách về nhà trọ cho tụi nhỏ, anh Mẫn xua tay lắc đầu lia lịa biểu ấy chớ, dư thì bỏ đi thôi, bữa trước anh mang về cho tụi nó, tụi nó ăn nhậu say sưa rồi đánh lộn khiến chị mày la tao quá trời, thôi bỏ đi em ạ...

Nhớ, bữa tối nọ, thằng tui và một thằng người nhà gốc Nghệ An ngồi uống cafe nơi ngã tư Bình Chuẩn cùng thằng Út Em là em trai út của thằng Tâm, một đứa bạn nó từ đâu đi vô quán miệng làu bàu nói : "Đ. má, gặp mấy chiếc xe mang bảng số ba sáu (36) ba bảy (37) là muốn đập chết mẹ tụi nó, thứ người gì đâu bỏ xứ sở vô đây mần thuê mần mướn kiếm cơm, mẹ, mần ăn thì tụi nó không lo mà tàng ăn cắp với nhậu nhẹt, nhậu đã thì uýnh lộn... đ. má... chạy xe ngoài đường mà gặp tụi nó là hết hồn, tụi nó có cái xác khô nghèo chết bỏ, cứ ngồi lên xe là tống hết ga làm như muốn tông chết người ta...

Chưa hết, khoảng thời gian tháng 7-8-9/2007, tui vô tập vật lý trị liệu trong bệnh viện phục hồi chức năng tỉnh Bình Dương, thấy có một thằng nhỏ người Thanh Hóa bị tai nạn vì tông xe, cả gia đính nó ngoài quê vô, kéo vô bịnh viện mở quạt nằm ngủ la liệt, mở TV chương trình gia đình mình thích mà coi, giành giật chỗ nằm với các bịnh nhân khác v.v... người Bình Dương lắc đầu không dám gây chuyện, chỉ chờ có thề là xin bác sĩ cho thân nhân xuất việt về nhà liền...

Xứ Thanh, địa danh từng nổi tiếng đất châu Ái địa linh nhân kiệt, vậy mà sao kỳ rứa hè ?

Ậy, chắc đất ấy nay linh khí của trời đất đã cạn kiệt, nguồn nước thô bỉ, con cháu bà Triệu Lê Lợi Trịnh Kiểm uống thứ nước ô nhiễm riết rồi đâm ra tệ vậy chớ. Hic hic .

---------------------
Sưu tầm :
Thơ :

Thanh Hóa quê ta,
Khu Bốn đuổi ra,
Khu Ba đuổi vào,
Thử chạy sang Lào
Lào không thèm nhận.
Bực mình tức giận,
Lập quốc gia riêng.
Thủ đô thiêng liêng
Là miền Nông Cống
Quốc ca chính thống,
" dô tá dô tà "
Nông nghiệp nhà nhà,
Trồng cây rau má.
Biển khơi lắm cá,
Mười mẻ một cân,
Vang tiếng xa gần,
Nem chua toàn lá.
Còn công nghiệp hoá,
Là phá đường tàu,
Đục ống dẫn dầu,
Cắt dây điện thoại.
Thiên nhiên ưu đãi,
Lũ lụt triền miên.
Có nhiều nhất miền,
Là đất pha cát.
Rừng xanh bát ngát,
Có rặng phi lao,
Gió mát rì rào,
Gió Lào thường thổi.
Công trình nổi trội,
Vượt cả núi non,
Có cái cầu con,
Gọi là cầu bố.
Mấy cây lố nhố,
Thì gọi rừng thông,
Con gái chưa chồng,
Đặt vòng tránh đẻ.
Thanh niên trai trẻ,
Thì chóng về hưu
Làng xóm tiêu điều :
Nông thôn đổi mới !


------
Thơ thẩn :
"Anh hãy đi đi cho đường tàu không bị phá
anh hãy đi đi cho rau má thêm xanh"


------
Cao rao :
"Sờ l.. bò bị bò đá
Sờ l... gái Thanh Hóa gái Thanh Hóa cười"


------
Vè :
Dô tá dô tà sông Mã quê ta
Ngày nắng, ngày mưa xanh bờ rau má
Múa thì đội đèn hát như trống vỗ
ăn cơm bằng đèn đi cấy sáng trăng

Chiều nhai rau má, tối học chữ nôm
Hiểu tận tâm căn tiếng đá tiếng đồng
Rạng thời vua Lê, tối đời chúa Trịnh
Trạng Quỳnh ngạo nghễ đi vào nhân gian...


-------------------------------
Dân Thanh Hóa hiên ngang vỗ ngực :
Làng choa toàn người lam lũ
Liền ông chưn lấm, tay bùn
Liền bà tảo tần buôn bán
Tối viền… “dô tả… dô ta...”

Làng choa chả hề khác trước
Xưng hô vẫn là: mi, tau…
Thích hát bài ca “…sông Mã…”
Tắt lửa tối đèn có nhau


----------------------------
Năm 1982, thằng tui đi theo đoàn cải lương Sông Bé 3 sau khi phục vụ Đại hội Đảng đầu năm (không nhớ tháng mấy), sau đó lưu diễn phía Bắc rồi đi dài vô Nam.

Khi đoàn hát dừng chân đậu bến lưu diễn tại Thanh Hóa, tui từng đặt chân nơi thị xã Thanh Hóa, rong chơi ăn nhậu ở cái chợ có tên Vườn Hoa nghèo nàn. Thổ âm dân Thanh Hóa đặc biệt là dấu hỏi (?) thí dụ như : "Tôi mang chiếc xe đạp đi sửa chửa" (chữa).

Hồi đó thằng tui còn nhỏ (20 tuổi) mà Thanh Hóa lại không có chút gì để mà có ấn tượng nên không nhớ gì nhiều. Tui thiệt không hiểu tại sao dân Thanh Hóa đi ra thành phố lớn như Hà Nội thì bị ghét bỏ như vậy, nay đã tận mắt chứng kiến và thằng tui vốn dĩ ngu lâu nên cho rằng thì ra nguồn nước ngầm trong lòng đất phối hợp với nắng và gió nó có ảnh hưởng ghê gớm tới bản chất của người từng vùng miền. Hic hic .

Tới bi giờ thằng tui phải tự hỏi sao gã lưu manh kẻ chợ Trạng Quỳnh không để lại giai thoại mô có tác dụng răn dạy lũ con cháu nhà chớ có đi tới đâu cũng giở trò quậy phá thiên hạ như ông nội ngày xưa để bị chúng ghét.

Nẫu


Dân nẫu, người xứ nẫu…

Ai không biết thì nghe có vẻ như một cách nói miệt thị, thằng tui nào giờ cũng tưởng vậy, cũng cho là vậy, mặc dầu không biết rõ ngọn nguồn…

Khi nói về một người nào đó gốc người miền Trung vắng mặt, người nọ biểu : “Thằng nẫu đó…”. Trong ngữ cảnh cụ thể thì rõ ra một câu chứng tỏ sự miệt thị gần đồng nghĩa với câu chửi.

Tui sưu tầm được bài viết trên mạng để trước hết là tui hiểu rõ ràng hơn về cái kêu bằng “ dân nẫu”

Tiếng nẫu quê mình

Người Bình Định, Phú Yên được gọi là người xứ Nẫu, hẳn nhiên vì ''đại từ nhân xưng'' nẫu (bọn họ, người ta…) đã trở nên quá phổ biến với chất giọng nằng nặng, thô ráp nhưng chân thật không lẫn vào đâu được.

Ngôn ngữ của người xứ Nẫu quê mình có nhiều từ, nhiều câu rất độc đáo, cũng không lẫn vào đâu được, đã trở thành phương ngữ xứ Nẫu. Chẳng hạn, nẫu, dẫy ngheng (vậy nghen), dẫy á (vậy đó), dẫy na (vậy à?), chu cha (có tính chất cảm thán, kiểu như "trời ơi")…

Đã nghe nẫu, dẫy ngheng, dẫy á… vài lần là nhớ mãi, là ngấm vào máu thịt, là không quên được bởi nẫu, dẫy ngheng, dẫy á… có quá nhiều ngữ nghĩa, sắc thái, tâm tư tình cảm - đương nhiên tùy theo ngữ cảnh.

Quãng năm 1997-1998, tôi có về công tác tại một xã ven biển Phù Mỹ. Ở đó, tôi đã chứng kiến một chuyện tình thật đẹp, thật cảm động giữa một anh bị khuyết tật đôi chân với một thôn nữ hiền lành. Thương anh ngày ngày lê ở bến cá để xin cá, nhặt cá rơi vãi mỗi khi thuyền về, chị chấp nhận về nâng khăn sửa túi cho anh, lại còn phải cáng đáng thêm một bà mẹ chồng đã già. Chị nghèo, gia đình anh cũng vậy, lại là thân nhân liệt sĩ, nên nương tựa vào nhau để sống. Tôi hỏi lý do tại sao chị lại dũng cảm lấy một người chồng khuyết tật, chị ậm ừ giải thích vài câu rồi thẹn thùng "kết luận": Dẫy á!

Chu cha, cái câu dẫy á của chị tuy chỉ hai từ nhưng trong ngữ cảnh này mới đắt làm sao. Dẫy á đã nói lên được bao điều và tôi không cần hỏi gì thêm cũng hiểu được tấm lòng của chị.

Gần đây, vào giữa trưa, lúc đang thiu thiu ngủ thì chuông điện thoại bàn réo tôi bật dậy. Bực mình nhưng tôi vẫn phải "A lô…". Đầu dây là một giọng nói đậm chất Nẫu: "Anh Bảy hé anh Bảy. Ủa, không phải na? Cho tui gặp anh Bảy chút coi!". "Dạ, đây không phải nhà anh Bảy, có lẽ chị nhầm số." "Ủa, lộn số hén? Thâu (thôi), dẫy ngheng." Rồi cúp máy.

Cái câu dẫy ngheng rất tròn vành rõ chữ, lại kéo dài âm "eng" như một lời xin lỗi, mong được thông cảm. Tan giấc nghỉ trưa nhưng tôi cũng chẳng còn cảm giác bực mình bởi dư vị của hai chữ dẫy ngheng cứ ngọt ngào trong tâm tưởng.

Một năm đôi ba bận tôi lại về quê - một làng nhỏ ven sông Côn - để cúng giỗ, dẫy mả. Các anh chị tôi ở quê làm nông là chủ yếu. Nghe tôi kể chuyện phố phường, thỉnh thoảng họ lại dẫy na? ngạc nhiên một cách hết sức hồn nhiên. Còn tôi thì sau mỗi lần như thế, lại dẫy á để khẳng định lại điều mình vừa nói, vừa kể.

Trong những lúc trà dư tửu hậu, nhiều người xứ Nẫu vẫn đem câu Yêu không yêu thì thâu, nói dứt phát (Yêu không yêu thì thôi, nói (để) dứt khoát) ra để tếu táo với nhau rồi tự trào rằng người xứ Nẫu mình có một câu nói hay đáo để.

Sử chép: Ngày 1 tháng 3 năm Hồng Đức thứ 2 (1471), nước Đại Việt mở đất đến núi Thạch Bi (Phú Yên). Đến tháng 7 năm 1471, vua Lê cho lập phủ Hoài Nhơn gồm 3 huyện là: Bồng Sơn, Phù Ly và Tuy Viễn. Từ đó người Việt bắt đầu tiến vào sinh sống trên vùng đất Bình Định, Phú Yên ngày nay.

535 năm đã trôi qua. Trải qua bao bể dâu, biến thiên của lịch sử; trải qua bao cuộc giao lưu, hợp lưu giữa các nền văn hóa, cái lắng đọng lại, chắt lọc lại chính là văn hóa và con người xứ Nẫu, trong đó có ngôn ngữ xứ Nẫu. Có thể nói, ngôn ngữ xứ Nẫu là tinh hoa của văn hóa xứ Nẫu. Ở Việt Nam, các nhà ngôn ngữ học đã chia ra 3 vùng chính: Phương ngữ Bắc bộ, phương ngữ Trung bộ và phương ngữ Nam bộ. Trong phương ngữ Trung bộ, đương nhiên có phương ngữ xứ Nẫu.

Lâu nay, các sách ngôn ngữ học thường giới thiệu tiếng Việt như một thực thể nhất dạng. Trong thực tế, tiếng Việt rất đa dạng và luôn luôn biến đổi với những sắc thái địa phương khác nhau. Tiếc rằng, những sắc thái đó thông thường chỉ được cảm nhận, mà chưa được phân tích, lý giải tường tận.

Cũng vậy đối với phương ngữ xứ Nẫu. Hình như Bình Định đã có khá nhiều bộ địa chí, những công trình văn nghệ dân gian nhưng chưa có (hoặc có nhưng rất ít) đề cập đến phương ngữ xứ Nẫu, phương ngữ Bình Định với những lý giải, phân tích cặn kẽ, tận tường.

Văn hóa Bình Định, văn hóa xứ Nẫu không chỉ thể hiện qua những tháp Chàm trầm mặc rêu phong, qua câu hát bội thô mộc chất phác, qua điệu bài chòi mượt mà sâu lắng… mà còn thể hiện rõ nét qua ngôn ngữ. Giá như chúng ta có một công trình nghiên cứu về phương ngữ xứ Nẫu, như Huế đã có phương ngữ xứ Huế, thì, chu cha, hay biết bao.

Bởi, nẫu (người Huế) làm được, sao người Bình Định mình không làm được.

(Theo http://www.vae.org.vn/News_print.asp?id=3571)


--------------------------
Một bài dân ca xứ nẫu do nghệ sĩ Hoài Linh thể hiện :



Than thân trách phận

Thân, trách thân nè. Thân sao chớ lận đận nè
Mình, trách mình nè, số phận chớ sao hẩm hiu
Chớ bởi thân tui, Tui cực khổ, tui eo nghèo
Nên vợ tui nó mới không ở nữa
Mà nó theo Nẫu rồi...

Em ơi chớ bây giờ mà
Em ở kìa nơi đâu?
Chớ để cho anh nè
Anh trông đứng nữa trông ngầu (ngồi)
Rồi canh phia (khuya), chớ hầu (hồi) nào
Qua Phú Lỡ ăn ẩu (ổi) chua
Chớ xuống Đại Lãnh, uống nước ngót
Chớ qua Hòn Dừa, ăn mực nen (nang)
Chớ bây giờ em không ngó nữa
Em không ngàng đến chồng nghèo nó cực khổ
Mà gian nan nó cơ hàn...

Hầu (hồi) nào chớ em thất nghiêp, em đi lang thang
Chớ anh thấy em nữa tậu (tội) nghiệp
Anh mang anh nuôi rày.
Hầu (hồi) nào em bán nước đá rầu (rồi) anh đi may.
Hai đứa mình nè, chung sống chứ không biết ngày rầu (rồi) mai sau.
Chớ hầu (hồi) nào em bắt ốc rầu (rồi) anh hái rau.
Chớ bây giờ, em đở (để) lại mối sầu này cho qua...

Hầu (hồi) nào trái chuối chín... Cũng cắn làm ba
Chớ trái cam tươi cũng cắn... Làm bốn
Nửa trái cà cũng cắn làm năm
Chớ bây giờ em lấy Nẫu
Em ăn nằm, em bỏ Qua
Chớ Qua hiu quạnh, năm canh một mình...

Anh bây giờ, khoé mắt sầu cứ rung rinh
Chứ giọt lợ (lệ) sầu, giọt lệ thảm,
Như nước trong bình nó tuôn ra
Anh bây giờ, như con Cuốc nó kêu tù qua
Chớ nó lẻ đâu (đôi), nó lẻ bạn,
Í quơ chú cha ơi.... là buồn!

Thuốc lá, thuốc lào…

”Hắn hút đến điếu này là điếu thứ ba. Ba điếu thông luôn. Cái thuốc lào, hút vào một buổi sáng lành lạnh như buổi sáng hôm nay, sao mà ngon thế! Khói đậm đà như vị mật, thấm qua lưỡi để pha vào với máu, lan đi từng thớ thịt, làm da thịt đê mê. Đôi mắt hắn gà gà; hơi thở phì phò như ống bễ lò rèn, những ngón tay lờ rờ trên không khí mơn man một dáng hình tưởng tượng. Như thế trong vài ba phút. Rồi cơn say lại nhạt. Cái thú vị chính là ở đó. Những cơn say, nếu kéo dài ra tất thành nôn nao. Người ta đâm chúi đầu vào bức vách hoặc xều dãi ra như một con chó trước khi hóa dại! Còn cái gì thô tục bằng? Đằng này những cơn say rất chóng qua. Người hút, vừa hút xong, đã bị muốn hút luôn điếu nữa. Hút bằng nào cũng không biết chán. Hút đi, hút lại mà vẫn còn thấy ngon.

Cái điếu là một vật vô tri mà dường như cũng biết nịnh đời. Vốn dĩ xưa nay nó là một cái điếu rất tồi. Hút không kêu.

Nó chỉ xìn xịt như tiếng một vật gì bị ẩm. Nghe chán lắm. Thế mà hôm nay, chẳng biết cao hứng thế nào, nó lại kêu. Những tiếng nổ tanh tách nẩy lên trên không khí khô nỏ và trong veo của mùa thu như một chuỗi cười giòn. À, thì ra cái điếu hình như cũng có hồn. Vào một buổi sáng mát mẻ như buổi sáng hôm nay, tự nhiên nó hết ươn ao, và thấy cần phải ầm ĩ thì mới khoái…”.
(Trích truyện ngắn “Trẻ con không được ăn thịt chó> của Nam Cao)

Người không biết, không hút thì không thể tả như ông nhà văn Nam Cao được, chắc chắn vậy.

Thuốc lá thì tôi hút từ hồi 9 hay mười tuổi chi đó. Nhớ hồi năm sáu mấy mà khi đó tôi còn nhỏ quá không thể nhớ được chi tiết, máy bay Mỹ ném bom miền Bắc, chủ yếu là bom đạn của Mỹ tập trung đánh phá vô các thành phố Hà Nội và Hải Phòng cùng các vị trí quân sự… lũ trẻ con chúng tôi thì cha mẹ phải ở Hà Nội để chiến đấu, còn bọn tôi được cơ quan tổ chức đưa đi sơ tán tập thể về vùng nông thôn nào đó xa Hà Nội…

Lại nói, do đi sơ tán mà tôi có dịp làm quen với lũ bạn mới, được chúng cho đi theo chăn trâu, được cưỡi trâu chạy nhong nhong như ngựa, lại bắt rắn bắt chuột ngoài đồng nướng ăn, có khi lại ăn cá nướng bắt ở dưới suối. Phải công nhận mấy đứa trẻ thánh phố bọn tôi về quê được dịp học hỏi nhiều lắm…

Ngoài mấy thú vui của trẻ con đó, tôi còn được mấy thằng bạn mục đồng dạy cho cách bắt chước người lớn hút thuốc lá, nhớ hồi đó có thuốc “Trường Sơn đỏ” tức bao thuốc màu đỏ là rẻ và lũ trẻ thường mua hút, tôi học đòi và nghiện thuốc lá lúc nào không hay, còn nhớ, hai ngón tay tôi đen thui vì ám khói thuốc, mỗi khi bố tôi về vùng quê thăm anh em chúng tôi, tôi thường dấu bàn tay phải sau lưng vì sợ ông nhìn thấy…

Đến năm 1973, sau khi ký Hiệp định Paris thì chuyện đi sơ tán chấm dứt, lũ trẻ bọn tôi được trở về Hà Nội...

Tháng 5/1975, Hà nội tưng bừng trong không khí hân hoan của những người chiến thắng. Hơn hai mươi năm cuộc chiến huynh đệ tương tàn do sự góp mặt xúi giục hà hơi tiếp sức của lũ ngoại bang một phe bị gọi là đế quốc thực dân còn phe kia kêu bằng đồng chí…

Tôi với tay rút 1 điếu trong bao thuốc lá hiệu “Du lịch” rồi đường hoàng đốt lửa , loại thuốc lá thơm từ Saigon có người mang ra làm quà cho ông già, lúc đó tôi ở tuổi 15. Sau khi khơi khơi hút thuốc lá trước mặt ông già… bữa nọ khii gia đình tôi đang dịp chuẩn bị thu dọn để dời vô thành phố Saigon, tôi còn lấn tới nữa là trước mặt ông già cùng mấy ông anh, tôi cố ý điềm nhiên kéo khói bazoka in hệt các bậc cha anh…

Mấy mươi năm thuốc lào, “Cái thuốc lào, hút vào một buổi sáng… Khói đậm đà như vị mật, thấm qua lưỡi để pha vào với máu, lan đi từng thớ thịt, làm da thịt đê mê. Đôi mắt hắn gà gà; hơi thở phì phò như ống bễ lò rèn, những ngón tay lờ rờ trên không khí mơn man một dáng hình tưởng tượng. Như thế trong vài ba phút. Rồi cơn say lại nhạt…”. Mấy ai hút thuốc lào mà đạt đến độ thưởng thức như vậy theo mô tả của nhà văn Nam Cao? Riêng thằng tôi thì còn hơn vậy nữa, thuốc lào cỡ như thuốc lào ở đất An Tử Hạ, huyện Tiên Lãng thuộc Hải Phòng nổi tiếng bậc nhất do ngày xưa thuốc ấy dùng để tiến vua (được ghi trong sách Dư Địa Chí của Nguyễn Trãi – Theo báo Hà Nội Mới ngày 17/12/2006), thì đối với thằng tôi là đồ bỏ bởi vì hút nhẹ hều lạt nhách lại nóng cổ. Phải là thuốc lào ba số tám (888), màu vàng đỏ, cầm tay vô thì dính dính, trước khi hút phải coi trước một chỗ để nằm hay ngồi tựa lưng cho khỏi té. Nhớ hồi nẳm thằng Ngọc là em bà con thằng Chiêu bạn tôi từ hồi ở Khu Kim Liên - Hà Nội, thằng Ngọc từ ngoài bắc vô chơi, anh em ngồi nơi nhà thằng Chiêu số 54/54 (hẻm Mai Lan) đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận I, khoảng nửa tiếng đồng hồ mà thằng Ngọc bắn bốn bi, thằng tôi ngó mà hết hồn, hỏi thằng Ngọc sao hút nhiều quá vậy thì nó biểu bọn em hồi đánh Tàu ở biên giới chỉ đói thuốc chứ không đói cơm. Tôi bày cho thằng Ngọc hút thuốc giống tôi, bật lửa rít vài hơi lấy lửa rồi rít cho tàn nõ rồi kéo mạnh thật sâu hết cỡ vô, sau đó nuốt khói vô bụng nín thở chiêu một ngụm nước trà… tới khi không nín nổi nữa thì từ từ thở ra, lúc đó khói thuốc đâu mất tiêu chỉ còn lãng đãng mỏng manh như một vài làn chỉ nhẹ bay lên, cơ thể ban đầu sẽ nhẹ bổng cảm giác giống đang phê bồ đà, chừng vài giây tay chân đầu óc sẽ chuyển qua nặng như chì, lưỡi bị rút sâu vô ai hỏi chi mình muốn nói cũng không được, phải vài chục giây sau nữa mới trở lại bình thường. Năm 1984 khi còn sản xuất vỏ xe lậu trong quận 11, tôi từng ngồi bên lò lửa lớn đang hấp vỏ xe Vespa hút thuốc lào và may nhờ có một thằng đệ tử của ông anh chụp vai vịn tay giữ mới khỏi nhào đầu vô lò .

Lại nói, thằng Ngọc nọ nghe tôi nói thì khoái chí làm thử, nó đang ngồi trên chiếc ghế cao hút thuốc, bất chợt nó té nhào đầu từ trên ghế xuống, miệng ho sặc nhớt dãi nhểu tùm lum, tôi cùng thằng Chiêu hoảng hồn đỡ thằng Ngọc dậy, thằng đó vừa chùi miệng chùi mắt, nó lắp bắp ngọng líu lo hút kiểu như anh em chịu không nổi.

Kể, nói thiệt nếu không sợ mích lòng thì mô tả theo nhà văn Nam Cao :
“Hắn hút đến điếu này là điếu thứ ba. Ba điếu thông luôn.”

“… Người hút, vừa hút xong, đã bị muốn hút luôn điếu nữa. Hút bằng nào cũng không biết chán. Hút đi, hút lại mà vẫn còn thấy ngon….”


Vậy chớ với riêng tôi thì sai, sai bét , mẹ, sáng sớm hút một điếu, phải tới bốn năm tiếng đồng hồ sau mới thấy muốn hút điếu nữa. Cứ lấy thằng tôi làm ví dụ, 6 giờ sáng ngủ dậy in hình tới cữ, nôn nao thèm nhớ cái cảm giác phê thuốc lào, vậy nên kiểu chi cũng phải làm một điếu.

Trước tiên vê tròn cục thuốc lào 888 mua ở Xóm Mới Gò Vấp, nhận vô nõ điếu, quay nhìn để thầm đếm từ chỗ mình đang ngồi (dưới nền nhà), tính coi đi mấy bước thì ngồi được lên chiếc ghế salon. Bật quẹt ga đốt nòm (bằng tre), kê vô nõ rít mấy hơi lấy lửa cho thuốc cháy đều. Rít một hơi dài cho cục thuốc cháy đỏ. Lấy hơi rít hết cỡ vô, khi nào rít không nổi nữa thì nín thở, buông điếu, đứng lên bước nhanh tới ghế, ngồi xuống ghế cầm ly nước trà chiêu một ngụm nhỏ và vẫn đang nín thở. Lúc này đã có cảm giác đầu óc thân mình râm ran kiến bò, khi nín thở không nổi thì thở ra thật chậm và khói đi đâu mất tiêu rồi, khói thuốc đâu mất sạch… người ngợm lúc này lờ đờ ngu hẳn rồi, lưỡi bị rút sâu vô bên trong rồi, đầu óc giờ chuyển qua nặng trịch, chân tay nặng lắm không giở lên được nữa.

Trưa 11 giờ thấy thèm hút một điếu. Chiểu 15 giở thấy thèm hút một điếu. Tôi 19 giờ thấy thèm hút một điếu và 23 hoặc 24 giờ thấy thèm hút điếu nữa.

Vậy đó, hút thuốc lào như thằng tôi kể là vô địch, vậy mà biểu ”… hút ba điếu thông luôn…”, “vừa hút xong lại muốn hút luôn điếu nữa…”
Thiệt, rõ thứ trẻ con lên ba nghịch điếu cày.

Tới 1987, tôi vô làm phụ trách Kế hoạch – Kinh doanh của Xí nghiệp Trang thiết bị Văn Hóa quận I, tôi bỏ thuốc lào để hút thuốc lá cho nhẹ bớt, từ mỗi ngày hút 1 gói thuốc Jet tới cuối 1989 tôi làm nghề chụp, rửa hình tại 158 Đồng Khởi quận I, tôi đổi gout qua hút ngày 20 điếu thuốc ba số cho bổ phổi.

Tôi hút thuốc cũng có hơi khác người, từ sáng đến tối tôi có thể không hút một điếu vì không hề thấy thèm, vậy khi nhấp một ngụm café là tôi đốt hết vài điếu, hết ly café đen là 20 điếu thuốc cũng theo làn khói, gói thuốc mới khui còn cái vỏ… Thằng tôi có hai thói quen mà mấy thằng em từng nhiều năm theo sát phụ tá xông pha tranh đoạt với thiên hạ phải chạy dài : Một là hút thuốc ; Hai là nhịn đói, khi mải công việc tôi nhịn đói từ sáng tới tối, khiến em út thằng nào đi theo cũng ớn, cũng bị nhịn đói theo tôi…

Chiều ngày 01/4/2008, tôi chạy xe gắn máy trên đường ĐT743 hướng từ xã An Phú về thị xã Thủ Dầu Một, Bình Dương, tôi đến UBND xã An Phú tính hỏi vụ đất đai là tài sản thừa kế của bà nội ruột tôi để lại cho ông già… Nhè có chiếc xe tải nhỏ cỡ 1 tấn quẹo vô công ty Việt Cường, thằng tài xế vừa chớp xi-nhan lập tức quẹo liền khiến tôi thắng gấp bị va nhẹ vô bất tỉnh liền… Tối ngồi ráng nhớ chuyện chi xảy ra với mình hồi chiều, tôi đốt điếu thuốc hút mà thấy xảm quá bèn giụi bỏ, chặp sau đốt điếu khác hút thấy vẫn vậy. Mẹ, thuốc lá hút thấy ngon mới hút, hút vô thấy lãng nhách vô duyên lại khó chịu vầy thì bỏ cha nó cho rồi.

Tôi, đã mấy lần từng thử bỏ thuốc lá coi bộ không ăn thua, sống 46 tuổi thì hết 36 năm thuốc lào thuốc lá, cũng từng năm 1979 – 1980 phi cần sa độp moọc phin chứng tỏ mình dân chơi (?!), bỗng dưng khơi khơi nói bỏ thuốc lá thì bỏ thế chó nào được, vậy chớ nay in hình thời cơ chín mùi, thằng tôi một đập ăn quan ngay tắp lự, trong một chiều từ bỏ hẳn cái thú hút thuốc khỏi oong đơ.

Vậy đó .

Nai đồng quê

Lại nói, thằng tôi là thứ ăn tạp, cái gì thuộc về lương thực, thực phẩm, nói rõ ra rằng cái thứ gì họ ăn được thì tôi cũng ăn được, xem ra còn hơn thế nữa, cái gì thiên hạ chê, tôi vẫn ăn được. Như thiên hạ vẫn nói vui, chỉ trừ ra “bù loong con tán” là không ăn còn con gì cũng ăn hết. Như tôi đây thì chỉ trừ “thằng” ra còn “con” là măm măm ráo nạo kể luôn cả “con gái”.

Nói vậy để biết, cái vụ thịt chó cũng là món khoái khẩu của tôi từ nào giờ. Nhớ năm 1997, tôi về Bình Dương mở quán bán sáng bán phở, chiều tối bán đồ nhậu tại đường 30/4, ngày ấy, cứ mỗi buổi chiều chừng 17 giờ là tôi “ban” qua bên kia đường nơi có mấy quán thịt chó, mình tôi vô kêu một dĩa phay, 1 dĩa nhựa mận, một tô xáo cũng dĩa bún rồi quơ đũa tì tì đơn đả độc đấu cho kỳ hết…

Nhớ, anh Chương (em trai của anh Khánh”Mafia” hồi 1979 là trưởng trại giam của Công an Sông Bé) nhà ở số 20L đường 30/4 thỉnh thoảng cũng cùng tôi đánh chén, coi bộ ông anh không hảo lắm món “mộc tồn” này nên tôi không kêu ảnh cùng “mần” nữa… Từ 2003 Đến trước khi thằng tôi bị bịnh 2006, chiều nào có nhiều thời gian rảnh tôi cũng lên Bình Dương ghế quán Hai Mơ (quán này mở cùng năm 1997 với tôi khi tôi về BD bán phở- nay 2009 tôi biết đã đổi chủ khác từ năm 2007). Tôi lên Bình Dương ăn thịt chó không phải vì mấy quán thịt chó ở BD nấu nướng ngon hơn Saigon mà vì trong dĩa rau luôn có mấy lát khế chua mà Saigon không quán nào có, hỏi xin thêm cũng không có, dặn trước cũng không có luôn, vậy nên

Ông Trần Hữu Triệu là người Việt Nam đầu tiên sang Triều Tiên những năm 1960 nấu những món thịt chó phục vụ chủ tịch CHDCND Triều Tiên - Kim Nhật Thành. Ông Triệu có "ngón nghề" độc đáo trong việc chế biến thịt cầy quay và thịt om cực ngon.

- Đọc thêm Một món bang giao
                             

tôi chê các quán thịt chó ở Saigon.

Thịt chó, mà theo tôi biết người Tàu kêu bằng “Thịt thơm”, từ Hán Việt là “Hương nhục” ; người Cao Ly kêu bằng “Thịt ngọt”, từ Hán Việt là “Hảo nhục” in hình đúng quá, tôi thì tôi có thể gọi món này bằng Thịt thơm và ngọt, bởi kêu là “Thịt thơm” rất đúng, vậy chớ kêu là “Thịt ngọt” cũng đúng luôn, nếu kêu là món “Thịt thơm ngọt” càng đầy đủ. Nhưng, với người mình, nhất là các cụ thì cứ “thịt chó” mà gọi, rủ nhau đi ăn “thịt cầy” nghe mới “cổ động trực quan” làm sao, người được rủ thì cái lỗ tai vừa nghe lời mời thì cái lỗ mũi in hình đã thấy thoảng múi mắm tôm, dường như đã cảm thấy vị ngọt của miếng phay thoảng nơi đầu lưỡi… Nếu không có việc chi thiệt bận, thiệt quan trọng hầu như không có ai can đảm từ chối một bữa thịt chó.

Tự xưa đến nay, từ ông sư bất đắc dĩ Lỗ Trí Thâm, một hảo hán lẫy lừng trong truyện “Thủy Hử” của Thi Nại Am, tới anh em nhà Hạc Bút Ông, Hạc Trúc Ông là hai cao thủ võ lâm trong truyện kiếm hiệp “Cô gái đồ long” của Kim Dung , từ đại anh hùng Lương Sơn Bạc dám giết quá trời người mà không ghê tay Lỗ Đạt bên nước Tàu tới tiểu anh hùng gan cóc tía dám cầm mảnh chai nhiều lần tự cào rạch nát mặt máu me tùm lum để ăn vạ ông bá Kiến là đàn anh Chí Phèo bên xứ ta. Các đấng anh hùng ấy chung quy đều mê mẩn cái "... sắc vàng óng nhầy nhầy mỡ của cái mông chó thui với sắc xanh nhạt của một chai Văn -Điển đầy ắp..." (Trẻ con không được ăn thịt chó-Nam Cao)

Lại nói, bên xứ Tàu họ không ăn thịt trâu vì họ thờ Ông (Quan thánh Đế quân), thằng tôi từng nghe cũng theo lời người Tàu thì ông Quan Công cốt con trâu. Xứ ta thì thằng tôi thiệt chẳng hiểu sao mấy người có đạo Phật lại kiêng cữ không ăn thịt chó dù ngày thường vẫn bẻ cổ cắt tiết vịt mà đánh tiết canh để húp máu sống. Hay là tự nào giờ có ai từng nghe con chó là cốt của ông Phật họ Thích ?

Thằng tôi từng nghe rất nhiều người Nam kêu món thịt cầy nấu “rượu mận”, tôi cho rằng đó là một sự nhầm lẫn trong ngôn ngữ địa phương vùng miền. Ở miền Bắc, có địa phương người ta gọi “ông Trời” là “ông Giời”, ví dụ ta thường nghe người miền Bắc kêu “ối trời ôi”, thì có địa phương kêu ra là… “ối giời ơi” ; nhựa cây thì nói là “dựa” cây… trong món mộc tồn thì “nấu nhựa mận” nói ra là “nấu dựa mận”… và người miền nam không hiểu sao lại là “dựa” mận bởi nên tự ý sửa và cho rằng đúng là “rượu” mận rồi người này kêu theo người kia mà mặc nhiên món thịt chó nấu “nhựa mận” của miền Bắc thành ra món “rượu mận” của miền Nam. Thiệt ra. món nhựa mận là người ta nấu cho miếng thịt chó hơi quánh lại, gắp miếng thịt lên có sợi chỉ giống nhựa cây mận, hệt như khi ta nấu thịt thủ và lổ mũi cùng lỗ tai heo, những người miền bắc đều biết cây mận, vậy mà thành tên món nhựa mận. (*)

Mâm thịt chó, chai Văn Điển sủi tăm trong vắt, bao nhiêu đó đủ làm các cụ sướng khoái mà rền rĩ : “Sống trên đời…

Nói vậy, xem ra thằng tôi cũng sắp vô hàng :
“Đàn ông biết đánh tổ tôm
Biết ăn thịt chó, xem nôm Thuý Kiều”
.

Chưa hết, bu nó nhà tôi cũng :

“Cô kia đi chợ đồng quê
Thấy hàng chả chó liền…lê tôn vào
Cặp này anh lấy bằng nao
Ba đồng một cặp lẽ nào lại không
Nói dối là mua cho chồng
Đi qua quãng đồng ngả nón…liền ăn”


Còn nữa, người ta in hình là tự kỷ ám thị, thằng tôi chủ quan mà đồ rằng chỉ một số ít người không thích thịt chó, còn lại đều là ráng nhịn thèm vì có người thường đi chùa thắp nhang cầu phật, vậy nên tự cấm mình không được ăn thịt chó (?).

Có người do vô tình mục sở thị quán xá bán chó bị đánh bả mà chết, chó ghẻ lở xà mâu cùng mình… rồi bị ám ảnh, ớn quá mà chê hỏng dám hay hỏng thèm ăn nữa.

Vậy chớ còn một món mà tôi chê dở ẹc là món giò heo nấu giả cầy thì hỏi có bà con cô bác nào chê hông dzậy ?
------
Chú giải :
- (*) : Năm 1980, ở bến xe thị xã Thủ Dầu Một, đã một phụ nữ người miền Bắc hỏi thăm tôi : "...đường nào đi chợ Bún" (chợ Búng), chị ta không biết có cái chợ tên là chợ Búng đó, lại nghe miền nam nói là "búng", chị ta cho rằng phát âm đúng thì "búng" phải "bún".



--------------------------
Xin giới thiệu một bài viết tôi lượm được trên mạng :

SỐNG TRÊN ĐỜI ...

Sống trên đời ăn miếng dồi chó
Chết xuống âm phủ biết có hay không

Ngày Tết trong tiết Xuân êm đềm cùng hoa lá xanh tươi mà nói đến chuyện chó mèo là một việc nên tránh. Những ngày đầu năm với bao nhiêu kỳ vọng tốt đẹp ở tương lai thì cũng nên kiêng cữ cho mọi chuyện được xuông xẻ. Các cụ mình vẫn khuyên con cháu “có kiêng có lành” là vậy. Tương truyền rằng một ông phú hộ nọ sai người bếp pha trà vào sáng mùng một Tết. Chẳng biết anh bếp này pha đậm nhạt ra sao mà bị ông chủ mắng. Nhưng là ngày Tết, thay vì mắng đầy tớ là “đồ con chó” thì ông kiêng cữ nên buột miệng chửi “đồ con cầy”. Từ đó ai cũng biết cầy là một tiếng gọi tên khác của loài chó. Đầu năm kiêng ăn thịt vịt sợ rằng đường công danh sự nghiệp lạch bạch như bước đi nặng nề của con vịt xiêm. Đầu năm cũng chớ nên ăn thịt chó vì sợ rằng cả năm sẽ… “khổ như chó”. Đấy là nói về chó An Nam ta thôi, còn chó Tây chó Mỹ vẫn được xếp hạng thứ ba sau đàn bà và con nít, đứng trên đàn ông một bậc! Người đàn ông sống ở trời Tây đất Mỹ mà lại được diễm phúc “khổ như chó” thì cũng là một ước mơ.
Bàn về việc ăn thịt chó thì người ta lại đi vào một kết luận ngoại lệ rằng có thể ăn một bữa thịt chó sẽ thay đổi được số phận chẳng lấy gì làm vui vẻ. Nhà văn Vũ Bằng cũng có một niềm tin tưởng như đại đa số dân gian. Gặp lúc đen đũi, số phận đẩy đưa đến toàn những chuyện không may mà ăn một bữa thịt chó có thể chuyển bại thành thắng, “Thật vậy, thịt cầy ở nước ta không phải là một món ăn như thịt dê, thịt lợn, nhưng nó lại còn là một niềm tin tưởng trong dân gian nữa. Vận đương xúi quẩy, ăn một bữa thịt chó vào người ta rất có hy vọng giải đen. Đánh bạc thua liền ba đêm này! Ăn một bữa thịt chó, có người gỡ lại hết cả tiền thua, mà lại còn được thêm là khác. Thử hỏi trong tất cả các món ăn trên thế giới có món ăn nào khả dĩ lại di chuyển được vận hạn của con người đến thế hay không?” (Vũ Bằng, Miếng Ngon Hà Nội). Đầu năm Bính Tuất, năm cầm tinh con chó, không được ăn một bữa thịt chó để xả xui thì cũng là một thiếu sót, một mất mát to lớn vậy.

Văn thơ và các câu ca dao, đồng dao của nước ta viết về những món thịt chó thật trân trọng và có thể nói là rất nghiêm túc. Món ngon sửa soạn công phu với đủ loại gia vị mà lại được một tay đầu bếp kinh nghiệm đầy người nêm nếm thì còn phải nói. Ngày trước để cạnh tranh với thịt bò bẩy món thì những quán thịt chó cũng ra quân với bẩy món cho đủ lệ bộ. Sau này nhu cầu ăn nhậu ồ ạt và đông vui hơn thì nhiều tiệm thịt chó đã trương bảng hiệu với mười một món trong đó có vài món đặc sản rất độc đáo mà chỉ bổn tiệm với nhiều năm trong nghề sáng tạo ra để phục vụ khách sành điệu. Quan niệm chung chung của khối “đại dân tộc” thì thịt chó là một món ăn của lớp người phàm phu tục tử. Một ông sư hổ mang thường mang luôn cái nhãn hiệu ông sư ăn thịt chó. Đạo Thiên Chúa không có giáo luật cấm ăn thịt chó nên các cha cố, qúy vị mục sư cứ nhậu thiệt chó thả dàn, nhậu mút mùa lệ thủy. Nhà văn Vũ Bằng đã lý giải: “Ôi , cứ nghe người ta nói thì đổ thóc giống ra mà ăn! Ăn thịt chó là thiếu văn minh, ăn thịt chó là bẩn thỉu, ăn thịt chó là bất nhân bạc ác… và còn gì nữa, và còn gì gì nữa! Người ta viện lý con chó là bạn của loài người, ăn thịt nó là mọi rợ, thế thì tại sao con ngựa, một chinh phục cao cả nhất của loài người mà người Âu Mỹ cũng đem ra đánh chén? Bảo là con chó ăn bẩn, thế thì con gà, con lợn, con cá ăn uống sạch sẽ ư?" (Vũ Bằng, Sđd)

Những tranh cãi về việc có nên ăn thịt chó hay không đã xưa như trái đất. Qúy vị quân nhân và công chức Cộng Hoà Việt Nam đã nhiều năm bị đoạ đầy trong các trại tù cộng sản đói khát triền miên đề ra một quy luật “con nào nhúc nhích là ăn”. Đói khát cùng cực đã xô đẩy con người đã phải ăn cả đến sâu bọ, nói gì đến một con…cầy tơ. Vấn đề của ngày hôm nay là với con chó và cả bộ lòng đủ tim gan phèo phổi người ta đang có những phát huy, những sáng tạo mới để bữa thịt chó ngon hơn, thơm hơn và bổ hơn. Ăn một bữa thịt chó nhớ đời cũng là một kỷ niệm khó quên như mối tình đầu có bao nhiêu xôn xao mộng mị.

Người Triều Tiên cả hai miền Nam và Bắc coi thịt chó là một món ăn đại bổ giúp tái tạo sức lực. Lúc còn sinh thời, tay độc tài khét tiếng Kim Nhật Thành của Bắc Triều Tiên mê mẩn những món thịt chó của một đầu bếp người Hà Nội do Hồ Chí Minh gửi qua Bình Nhưỡng phục vụ. Những món thịt chó độc đáo gốc gác từ miền Bắc Việt Nam đã được người đầu bếp này sửa soạn vô cùng công phu để phục dịch Kim Nhật Thành và các cán bộ lãnh đạo Bắc Triều Tiên trong gần hai chục năm trời. Ông già đầu bếp này hiện trên tám chục tuổi đã trở về Hà Nội và rất khoẻ mạnh. Miền Nam Triều Tiên được người Việt gọi là Đại Hàn tiệm thịt chó nhan nhản chẳng kém gì tiệm phở ở Sài Gòn. Dịp Đại Hàn được vinh dự tổ chức Thế Vận Hội tại Hán Thành, chính quyền khuyên dân chúng nên đóng cửa những tiệm thịt chó một thời gian để giữ thể diện quốc gia và tránh những lời ăn tiếng nói không được thân thiện của các lực sĩ trên khắp cả thế giới và số lượng du khách khổng lồ. Báo chí thuật lại rằng, các tiệm thịt chó cũng đã tích cực hợp tác với chính quyền bằng cách gỡ những bảng hiệu xuống nhưng sinh hoạt ăn nhậu ở bên trong lại ồn ào đông vui hơn rất nhiều.

Nơi quê nhà, bất kỳ xó xỉnh nào trên khắp miền đất nước cũng có tiệm thịt chó. Sài Gòn là đất tai mắt của một nước Việt Nam văn minh và sinh động nhưng chỗ nào cũng có tiệm thịt chó. Nhiều tiệm vẽ hình con chó mặt mũi rất hung hãn và liệt kê những món “độc” trên bảng hiệu. Tiệm thì đặc biệt món chả chìa, tiệm lại chuyên trị món bún xáo măng. Phía dưới bảng hiệu treo lủng lẳng một con chó đã thui vàng rộm trong tủ kính. Đầu chó quay ra mắt đường nhe hàm răng trắng gầm gừ trông thật chiến đấu. Dân nhậu thịt chó bây giờ không phải là độc quyền của qúy ông nhưng thấp thoáng cũng có những bóng hồng từ miền Bắc tiến công vào Nam . Các chiền sĩ gái tay cầm bó rau, tay ôm củ riềng theo nhịp quân hành của đội quân khuyển ồ ạt cắm dùi các tiệm thịt chó nhan nhản khắp hang cùng ngõ hẻm đất Bến Nghé.

Vùng có nhiều tiệm thịt chó nổi tiếng như Ngã Ba Ông Tạ phục vụ khách ít tiền. Nhiều tiền muốn ngồi tiệm thịt chó có máy lạnh và các cô tiếp viên xinh như mộng thì đến Thị Nghè. Nhiều cô tiếp viên đẹp như người mẫu nhưng giọng nói vẫn còn rất lạc lõng giữa chốn phồn hoa đô hội. Các tay bợm nhậu cả quyết rằng ăn thịt chó thì phải ngồi ở những nơi đầu đường góc chợ mới đúng cách. Ngồi ở những tiệm sang trọng quá là mất đi phần nào tinh túy của bữa thịt chó. Đĩa chả chó vàng ngậy trên cái bàn gỗ mộc trông có lý hơn và ngon hơn cũng những miếng chả đó trên một cái bàn có trải khăn bàn trắng muốt thêu rồng bay phượng múa. Trịnh trọng quá, cung cách quá là mất ngon. Cứ luộm thuộm một chút thì gắp chả chìa sẽ thơm hơn, miếng dồi phải bùi phải béo hơn. Đã vậy, miếng thịt chó phải đi với cút rượu trắng mới đúng điệu. Rượu Bà Điểm hay rượu làng Vân cũng vẫn là nước mắt quê hương. Ngay cả Cognac XO cũng không hợp cái tì vị của miếng thịt chó, nghe nó nhạt mồm nhạt miệng làm sao.

Khi có được sự lựa chọn thì những người sành điệu đánh giá bữa thịt chó trên mầu sắc của bộ lông con chó. Mầu lông của con chó xác định một cách rõ rệt mức độ thơm ngon, “nhất trắng nhì vàng tam khoang tứ đốm”. Miếng thịt của con chó mầu trắng chắc phải ngon và thơm hơn miếng thịt của con chó lốm đốm mầu sắc. Cùng lắm thì “trời mưa chó trắng trời nắng chó vàng, mưa nắng rộn ràng trắng vàng làm hết ”. Mầu nào cũng chỉ là một châm chế nhẹ nhàng, không có trắng thì làm đỡ con vàng, vẫn vui. Một điều kiện không thể thay đổi được là con chó nhẩy lên bàn nhậu phải là chó ta. Chó tây thịt vừa hôi vừa dai như thịt trâu già. Chó tây chỉ để cho mấy bà đầm dẫn đi chơi hoặc làm mấy cái việc vớ vẩn thôi. Chó già quá hay non quá cũng không đúng điệu. Con chó chừng độ trên dưới hai tuổi là vừa độ… xuân thì, thịt chắc và mềm lại không nhiều mỡ, mùi vị không hôi như mấy con chó già. Tuổi già thì con gì mà không hôi!

Một bữa thịt chó sửa soạn công phu với nhiều món tùy từng địa phương. Người miền Bắc Việt Nam nổi tiếng với món chả chìa, món nhựa mận và những khúc dồi “dồi chó làm khéo thì cái ruột phải ken kỹ cho mỏng như tờ giấy, đến lúc ăn vào nó cứ ròn tan, không mềm lừ những tiết như dồi lợn mà cũng không bã như rơm, kiểu dồi tây; nhưng nó nhuyễn lừ đi, nhai kỹ lại hơi sừn sựt, bùi béo nhưng không ngấy” (Vũ Bằng, sđd). Nhà văn sành ăn của chúng ta lại còn đi vào chi tiết : “đĩa dồi tươi hơn hớn, miếng thì trắng, miếng thì hồng, miếng thì tím lợt, đôi chỗ lại điểm những nhát hành xanh mầu ngọc thạch… tất cả tiết ra một mùi thơm làn lạt như mùi hoa đông thảo lại ngồn ngộn như mùi thịt gái tơ.” (Vũ Bằng, Sđd) Viết về món nhựa mận, nhà văn thảng thốt: “Chẳng biết ông tổ nào nhà mình, trong một phút xuất thần, lại nghĩ ra một món kỹ tuyệt đến như thế được.” (Vũ Bằng, Sđd) Bát nhựa mận là cả một tiết tấu hài hoà âm dương, một phối hợp tuyệt vời của mùi vị. Chết xuống âm phủ không có đĩa dồi đã thực sự là một thiếu sót, thiếu bát nhựa mận thì cảnh âm phủ chắc còn u tịch não nề hơn.

Bên cạnh những đĩa chả đĩa luộc thì phải có đủ các loại rau thơm cho đầy đủ những đòi hỏi căn bản. Lá húng chó và lá mơ đã là cần phải có nhưng nếu thiếu củ riềng thì kể như hoàn toàn hỏng, bữa thịt chó trở thành vô duyên hết chỗ nói. Cái duyên của miếng thịt chó bám chặt vào củ riềng “con chó khóc đứng khóc ngồi, mẹ ơi đi chợ mua tôi đồng riềng”. Ăn một miếng thịt luộc hay miếng chả chìa thì phải cắn thêm một nhát riềng đi kèm với lá mơ và cọng húng. Như thế mới đủ bộ tam sên.

Miền Nam có món chó cà ri, chó hầm nước dừa sau này thừa thắng xông lên thêm món lẩu chó. Những món này cũng thuộc loại xìu xìu ển ển chứ chưa hề bao giờ được ngấp ngó ngoài cổng của vườn thơ ca tụng thịt chó. Người sinh ra và lớn lên ở miền đất mưa nắng hai mùa ăn uống không cầu kỳ như người miền Trung và so với người miền Bắc thì quá sơ sài. Trước khi một triệu người miền Bắc di cư vào Nam lánh nạn cộng sản vào năm 1954 thì người miền Nam chưa biết ăn thịt chó và rau muống. Sau này dân di cư tập tành cho người Nam ăn rau muống để da dẻ tươi mát, nhậu thịt chó đã bổ chiều ngang còn bổ chiều dài. Bây giờ : “dân Nam hạ cờ tây còn hung hãn ác liệt hơn mấy cha nội Bắc Kỳ.” Đồng bằng sông Cửu Long mang luá gạo ra nuôi dân Bắc. Đổi lại, chó ngoài Bắc cắn đuôi nhau dzô Nam làm mồi nhậu cho người anh em miệt cuối đất nước.

Con vua cháu chúa ở đất Kinh Kỳ ăn uống tất phải cầu kỳ và chọn lọc. Người Huế có món chó hà nàm rất đặc biệt rập theo cách thức của người Tầu, nghe nói đại bổ lại chữa trị đủ mọi loại bệnh tật. Món ăn này mục đích để bổ dưỡng và chữa bệnh chứ hoàn toàn không đáp ứng được những đòi hỏi của các tay nhậu. Để sửa soạn món chó hà nàm thì người ta phải canh chừng từng giây phút khi con chó có bầu sắp đến giờ khai hoa nở nhụy. Lúc những chú chó con xếp hàng ra khỏi lòng mẹ thì phải đỡ lấy, tuyệt đối không để cho rơi xuống đất. Sau đó bỏ tất cả những chú chó con chưa mở mắt này vào một cái nồi đất có rau khoai gia vị thêm bớt tùy người nấu. Nổi lửa hầm nồi chó hà nàm cho đến khi nào những chú chó con … tan thành nước. Trong nhiều trường hợp khác thì người ta mổ bụng con chó có bầu và lấy ra nguyên ổ chó con và cũng bỏ vào nồi đất nấu nướng như vậy. Món chó hà nàm thực chất cũng như một bát cháo chó mà thôi và hoàn toàn không phải là một chọn lựa của dân nhậu. Một món chó cũng rất công phu và cầu kỳ của dân sông Hương núi Ngự và đã được phổ biến khắp miền đất nước là món chó đắp đất. Con chó sau khi đã được làm lông và lấy bộ lòng ra cho sạch sẽ thì nhồi gia vị và đủ loại rau thơm hành tỏi vào trong bụng. Sau đó đắp thân con chó bằng lá ổi rồi bọc thật kín bằng bẹ chuối. Công việc sau cùng là trát một lớp bùn non lên trên bẹ chuối rồi đặt lên lò lửa nướng đến khi nào lớp bùn non đổi mầu như một loại gạch nung. Đập hết lớp đất và gỡ bỏ lớp lá bọc ngoài là kể như xong. Nướng con chó ở miệt Thị Nghè mà ngồi ở chợ Ông Tạ vẫn nghe thấy mùi thơm.

Tựu chung lại thì những món thịt chó dù ở bất cứ xó xỉnh nào thì đĩa dồi và bát nhựa mận vẫn được coi là số dzách. Hai món nhậu này thoả mãn được mồm mép của những tay nhậu rất khó tính. Trời mưa hay trời nắng, buổi sớm hay lúc chiều thì hai món nhậu rất bắt này vẫn là tiêu chuẩn hàng đầu của dân nhậu. Tuy rằng cả hai món nhựa mận và dồi đều kém xa món chó đắp đất nhưng đâu có phải lúc nào cũng có thể ăn được miếng chó đắp đất. Có người cả đời đã vật ngã hết con vàng đến con đốm nhưng vẫn chưa được đụng đũa đến miếng chó đắp đất. Bắc, Trung và Nam có đầy những bất đồng và khác biệt về đủ mọi lãnh vực nhưng xem chừng đĩa dồi và bát nhựa mận vẫn là tiêu chuẩn hàng đầu. Con chó chạy đường thiên lý từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mâu thì củ riềng hay củ sả cũng vẫn là bằng hữu, một thứ tình nghĩa anh em chí cốt.

Trời đã vào đông, lạnh lẽo và hiu quạnh. Bạn bè thân thiết quây quần bên mâm thịt chó. Tiếng cười nói rộn ràng bên những tiếng chửi thề ầm ĩ. Ăn nhậu xong, ngả cái điếu cầy ra “chơi” vài bi thuốc lào ba số 888 chính hiệu Cái Sắn thì Trời Đất cũng phải ngả nghiêng. Còn mơ ước đòi hỏi gì hơn. Ngồi ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn hay kinh thành ánh sáng Ba Lê mà càm ràm mơ màng đến bữa thịt chó có nắm lá mơ và củ riềng chẳng khác nào tính chuyện lên cung Quảng thả dê chị Hằng. Sinh sống ở miền đất mà con chó được nâng niu trân trọng, cứ vài tháng lại được đưa ra tiệm làm móng chân và mỗi sáu tháng lại được các ông bà “thầy thuốc chó” chăm sóc sức khoẻ thì chớ bao giờ nói đến chuyện hạ cờ tây, dù chỉ là một ý nghĩ trong đầu óc. Lạng quạng là ra hầu ba toà quan lớn vào nhà đá bóc lịch mút chỉ đã vậy còn bị các hội bảo vệ súc vật sỉ vả mắng nhiếc thậm tệ. Bởi vậy những tay nghiện thịt chó đã giải toả sự thèm khát nhớ mong bằng món giả cầy. Các tiệm ăn Việt Nam trên đất Mỹ cũng có nhiều tiệm bán món giả cầy rất đạt tiêu chuẩn. Mấy tay bợm còn xuýt xoa khen bát giả cầy ở Cali thơm và ngon hơn nồi giả cầy ở Sài Gòn rất nhiều. Thôi thì không có thịt chó làm đỡ giả cầy cũng sướng chán. Đồ thật hay đồ giả, đồ nào cũng là đồ.


-----------------------
Phuongngugia nói :
- Vụ ăn tạp, xem ra thằng tui còn thua mấy đàn anh là cựu binh sĩ của quân đội VNCH xa lắc, thằng tui từng đọc một bài trong trang của Hoàng Hải Thủy, thằng cha luôn vỗ ngực tự xưng mình ên là “Công tử Hà Đông”… “Cái gì nhúc nhích là ăn…”, trời đất, nào ai biết mấy đàn anh phía bên kia “được cách mạng khoan hồng” mà phải sống in hệt thời Ất Dậu 1945 thế kỷ XX dân xứ mình bị chịu đày đọa dưới ách tụi phát-xít Nhựt.

Tinh vi

Nhớ, cán bộ cấp lãnh đạo hàng tỉnh, thành phố từ năm 1980 trở về trước, hi hữu mới có một vụ hà lạm công quỹ, hồi đó thuật ngữ Hán Việt kêu bằng “Tham ô”. Tôi khi ấy còn nhỏ nhưng vẫn nhớ, hồi trước 1975 ngày nào cũng có hàng ngàn người ngã xuống mà chết, thằng tui cùng mấy đứa đồng trang lứa nào hiểu mô tê gì về cái mà loa đài suốt ngày ra rả kêu bằng "bọn ngụy quân ngụy quyền bán nước", lại đọc truyện của ông bạn của ông gì tui mà tui nghe nói là ông nhà văn Anh Đức, truyện Hòn Đất của ổng tả rằng tụi thằng trung úy Săm kêu đằng mình là "bọn Việt cộng theo Nga xô", bọn con nít tui tui nào biết tới mấy điều đó... chỉ biết rằng dòng máu Việt hàng ngày chảy lênh láng trên khắp dải đất hình chữ “S” vì cuộc tương tàn.

Ở phía Bắc vĩ tuyến 17, khi đó người ta đang dồn sức của cho tiền tuyến và nếu có ai đó mắc tội tham ô mà bị phát hiện là một chuyện ghê gớm lắm, sẽ gây ra một nỗi căm giận cho hàng triệu đồng chí chờ đừng giỡn.

Kế đó là quan hệ luyến ái nam nữ mà người ta kêu theo Tàu là “Hủ hóa”, sẽ là một nỗi nhục nhã ê chề, kèm theo họp hành kiểm điểm, rồi phê bình rồi kỷ luật vân vân và vân vân với những ai yêu đương này nọ mà "không theo lề phải".

Từ nửa đầu những năm 1980, ở Saigon có một thuật ngữ mới toanh : “Tư sản đỏ” , để chỉ đám lính lác nay đã tre già măng mọc bởi vậy nắm được quyền hành lớn, và vì đều có gốc gác xuất thân từ giai cấp cơ bản “bần cố nông”, thứ dân khố rách áo ôm trên răng dưới… chân đất từ nhiều đời, nên nay nghĩ tới cảnh cơ cực hồi nhỏ mà lo vơ vét của nả quá trời… đặng sau này cho khỏi bị đói.

Và vì ông nào cũng đã dính chàm vậy nên mớí có màn đối tác hai chiều anh “giúp” tôi thì tôi “giúp” lại anh, có đi có lại mới toại lòng nhau, một liên minh ma quỷ được thiết lập rồi đám quan quyền thả sức vơ vét của dân cho bõ mấy chục năm… người khác kháng chiến cứu nước giành chánh quyền về tay.

Lại nói, lúc sinh thời ông già tôi, những năm 1980-1981, thường khi hai cha con ngồi ăn cơm tại nhà ở thị xã Thủ Dầu Một, ông già in hình muốn “công tác tuyên huấn” thằng con nên thường truyền đạt kinh nghiệm kèm minh họa là những mẩu chuyện đời hoạt động cách mệnh qua mấy chục năm hai mùa cam quýt của ổng.

Còn nhớ, ông già từng biểu, khi một người có chức vụ thì trong tay tức là đã nắm quyền hành, mà có quyền thì sẽ có tiền. Tôi hỏi bố nói vậy tức là sao ạ, ông già biểu khi bố có quyền để quyết định một việc sẽ ảnh hưởng đến người khác thì người đó sẽ tìm cách đút lót để bố ra quyết định có lợi cho họ, và thứ dùng để đút lót đó sẽ là tiền. Bởi vậy khi có quyền trong tay mà không tự tu dưỡng đạo đức, không lo tự kiểm điểm bản thân thường xuyên sẽ rất khó tránh khỏi bị sa ngã vào tội lỗi.

Nói tới đây lại nhớ, năm 1997, tỉnh Sông Bé vừa tách ra làm hai là Bình Dương và Bình Phước, tôi tính kiếm một xuất bên chế nhà nước cho đời bớt khổ. Bữa, tôi lái chiếc La Dalat cà khổ đưa ông già đi thị xã Đồng Xoài, vô Sở Văn hóa & Thông tin Bình Phước khi đó còn trú đóng tại trụ sở Phòng Văn hóa Thông tin thị xã Đồn Xoài thuộc Sông Bé cũ, sếp sòng của Sở là Út Sương (Phạm Thế Sương) vờ vĩnh mừng rỡ đón chào ông thầy cũ… ông sếp gật đầu vâng dạ lia khi ông thầy mở lời gởi gấm thằng con út. Khi hai cha con ra về, đàn anh giả bộ quan tâm quay hỏi tôi hồi này sức khỏe ổng ra sao em, hồi này vợ con mày ra sao... Sếp Út Sương hai tay cầm bì thơ kính cẩn nói nay nhân dịp anh ghé chơi và Sở VHTT Bình Phước kính biếu anh chút đỉnh… vẫn phong cách ngày nào, ông thầy cũ trừng mắt nhìn khiến thằng lính nay đã trưởng thành sượng ngắt.

Cũng là vụ gởi gấm xin việc năm 1997, tui chở ông già vô Sở VHTT Bình Dương, sếp Năm Thành tức Vũ Đức Thành, nay - 2009 - đương nhiệm phó Chủ tịch HĐND tỉnh BD, anh Năm Thành trước từng đã xách cặp táp theo thầy đi nhiều vậy còn nhớ tánh ông sếp cũ nên chỉ mời điếu thuốc lá cùng ly trà ngon. Năm xưa, ông già tôi từng từ chối không nhận cho riêng mình căn nhà số 153 Công Lý (nay là Nam Kỳ Khởi Nghĩa) và cũng chính ổng đã ký phân căn biệt thự đó cho mấy cán bộ khác để họ cùng có nhà ở. Vậy thì hà cớ lại đi nhận cái bì thơ của người ta ?

Sau này, khi đã trưởng thành hoàn toàn tôi mới hiểu tại sao năm 1985 ông già lại khơi khơi xin nghỉ hưu non, tại sao ổng bỏ đảng ngang xương khiến anh Hai tôi đang là cán bộ Ủy viên Lao động - Thương binh xã hội phường Bến Thành, quận nhất, gặp khó khăn khi quận ủy xác minh lý lịch để kết nạp đảng. Anh Hai tôi cũng là một đảng viên đảng Cộng sản, và tôi cho rằng anh hai tôi là đại diện cho lớp đảng viên sau 30/4/1975 , những lứa đảng viên đéo cần biết cái kêu bằng “lý tưởng cách mạng”, càng không được trui rèn thử thách trong thực tiễn khó khăn gian khổ, lứa đảng viên mà môi trường để thử thách là công việc móc bùn sình tại mấy nơi nông trường Nhị Xuân, Phạm văn Cội vân vân, lứa đảng viên này, có người kêu họ rất châm biếm là thứ “Cách mạng 30”, tìm cách chui vào đảng để có cơ hội thăng chức và có cơ hội vơ vét của dân .

Cũng từ lứa cán bộ “cách mạng 30” mà nay từ bắc chí nam mới sản sinh ra các kiểu tham ô được đánh giá là “Thủ đoạn tinh vi” khó phát hiện. Mẹ, bao nhiêu truyền thống tinh thần cách mạng quật khởi, bao nhiêu sáng kiến diệt giặc xuất quỷ nhập thần nay người ta mang ra xài vô ba vụ “Tham ô – Hối lộ” này thì còn phát hiện khổ nào.

Nhớ, hồi bảy mấy tám mươi, người ở tỉnh này về thành phố làm việc với Đại diện Hà Nội, quà là ký tôm khô, người khác ở tỉnh kia về họp, quà biếu ông Phụ trách Văn hóa các tỉnh phía Nam là can rượu đế 5 lít đặc sản cây nhà là vườn miệt đồng bằng Sông Cửu Long.

Vậy mà thời sau này, giả dụ như anh Hai tôi làm việc thì "quà" người ta tặng ảnh là bì thơ đựng tiền. Ngay như thằng tôi ra ngoài kiếm ăn, liên kết với người nhà nước có quyền để mà hành thì "Quà" phải là bao thơ đựng toàn giấy lớn, thứ tiền màu xanh của bọn thực dân đế quốc.

Vậy đó .

Ức thiệt


Cách nay hai tháng, thằng tôi ở không lọ mọ tìm hiểu cái vụ Labels của blog, chẳng hiểu tôi đã quậy bậy cách chi mà vừa nhấn trỏ chuột một phát thì 15 bài viết trong trang tanmancuangugia tại địa chỉ http://www.ngugiablog.co.cc, một chuyên trang về món “Phở” quốc hồn quốc túy, lập tức bị xóa mất tiêu một lượt, chỉ còn lại những bài sưu tầm. Thằng tôi lật đật tìm cách kiếm lại nhưng không hiệu quả…

Đó là một trang Blog đắc ý của tôi mà tôi đã phải mất khá nhiều tâm huyết để hoàn thành được mười mấy bài viết… vậy mà chỉ vì tánh ham mò vọc nên tiêu tùng tất cả bài viết. Biểu viết lại cho giống sao được, phải có cảm hứng chớ…

Tôi ráng lục tìm trong Google, phần cache để xem những bài viết đã bị xóa có còn lưu không thì có lẽ vì không biết cách nên không tìm được, chẳng hiểu sau cả hơn hai tháng trời thì nay còn có thể tìm trên mạng được không.

Mong rằng có đàn anh nào biết vụ tìm này mà lỡ tay nhấn chuột vô tình lạc bước vô bài này thì làm ơn chỉ giáo cho em út đây biết với.

Âu cũng là thêm kinh nghiệm, hic hic… nghĩ mà tiếc… ức thiệt .

Ách giữa đàng quàng vào cổ

Sáng ngủ dậy, theo thói quen hàng ngày tôi ra phòng ngoài mở TV tính xem tin tức sáng nay có gì .

Chợt chuông điện thoại đổ vang… đầu dây bên kia là giọng thằng Mạnh run run, nó nói anh ơi, em bị xảy ra chuyện tại ngã 3 Nam Sanh rồi… em đụng vào một người…

Ủa, thằng này vừa chào tôi để đi làm, vậy đã có chuyện… mà nơi nó làm là công ty Hoàng Gia Cát Tường ngay đây, thế quái nào mà lại xảy ra chuyện thằng Mạnh đụng người ta nơi ngã ba Nam Sanh tuốt bên Phú Lợi… mà nó đi làm cái chết tiệt gì ở đó, và sao nó lại đưa điện thoại cho ai nói cái gì không nghe được vậy ?

Tôi mặc áo và xách xe đi đến ngã 3 Nam Sanh, tới nơi thấy người đứng bu lại đông, chắc người bị nạn đã được chở đi cấp cứu… Tôi rề xe qua đường tấp vô ngay đầu chiếc xe tải nhỏ của CSGT, có một anh CSGT đang đứng đó, tôi gọi thằng Mạnh ra đưa xe của tôi lên lề, bàn dân thiên hạ thấy tôi liền xúm vô kể này nọ… người một câu làm tôi không nghe rõ, ngay cả anh cảnh sát coi bộ cũng không biết cụ thể.

Chắp nối lời kể của người này người kia, tôi chỉ lờ mờ rằng thằng Mạnh chạy xe trên đường Yersin thì đụng nhằm ông già băng ngang đường đâu khúc gần ngã 4 Chợ Đình hướng từ ngã 6 trước UBND tỉnh qua Phú Lợi, sau khi thằng Mạnh đụng làm té ông già, theo lời yêu cầu của những người có mặt tại nơi xảy tai nạn là nó phải chở ông già tới bệnh viện kiểm tra vết trầy xước tụ máu trên trán của ổng, nhè thằng Mạnh chở ông già tới ngã 3 Nam Sanh thì tìm cớ bảo ông già đứng xuống đất rồi bất chợt nó rồ ga bỏ chạy, ông già chụp lấy xe nó tính giữ lại thì bị thằng khốn kéo lê khoãng 5 m rồi nó bị người đi đường bắt giữ và gọi công an giao thông…

Riêng tôi, lúc này do bị áp lực vì bất ngờ khi nghe mà anh CSGT kể, nhất là khả năng ứng xử phân tích tình huống đã bị mai một, bởi nên đã lúng túng đứng ra mở miệng nhận trách nhiệm xin chịu mọi hậu quả liên quan đến vụ việc thay cho thằng khốn. Và anh CSGT đồng ý cho thằng Mạnh đi mà không giữ người.

Sau khi nói với tôi nếu thương lượng xong với phía bị tai nạn thì hãy tới trụ sở đội CSGT thị xã, rối anh anh CSGT đưa xe gây tai nạn đi. Tôi chở thằng Mạnh theo con trai ông già vô phòng cấp cứu bệnh viện Đa khoa tỉnh...

Tôi vô vừa kịp chứng kiến bác sĩ (tay bác sĩ cầm fiml chụp X quang) khám cho ông già, bác sĩ rờ nắn hỏi ổng đau chỗ nào… rồi kết luận (miệng) sơ bộ rằng vết thương trên đầu của người bị nạn chì là ngoài da và sức khỏe ông già ngoài mấy vết trầy xước nơi đầu và tay thì không bị sao hết. Tôi kêu thằng Mạnh đưa ra 1.500.000 đồng mà mấy đứa con ông già viết biên nhận ghi là tạm ứng lần 1 cho chi phí thuốc thang vân vân. Tôi dặn thằng Mạnh phải ở bệnh viện theo dõi diễn biến cho tới khi người bị nạn xuất viện về nhà, nó còn phải vô nhà xin lỗi gia đình người bị nạn lần nữa đàng hoàng thì mới về.

Cứ theo lời anh CSGT nói với tôi hồi sáng này thì vụ việc tuy nhỏ nhưng ảnh rất bức xúc một thằng mới ngoài 20 tuổi mà cư xử khốn nạn vô đạo đức như vậy.

Tôi cho rằng bối cảnh bức tranh xã hội nay đã quá bẩn, sự giáo dục mà tụi nhỏ đang được hưởng in hình không có tác dụng, mọi chuẩn luân lý đạo đức bị suy đồi, băng hoại. Hic hic, nói cho cùng thì điều kiện sống tồi tệ sản sinh ra thế chó nào được những con người tốt ?

Còn thằng tôi, khơi khơi ách giữa đàng mình tự mang vào cổ . Vớ vẩn thiệt

Chắc cú

Bữa, thằng tui hí hoáy cả buổi, xong rồi ngó tới lui trang bờ lốc vừa tân trang, ai chê kệ họ chớ tui thấy là tui mần trang blog của mình là “hần pheo leng”… tui hí hửng “Tải xuống mẫu đầy đủ” rồi save vô USB đặng yên tâm bự mà thưởng thức tác phẩm của mình.

Một bữa nọ tui hí hoáy chỉnh sửa… không như ý tui liền “Tải xuống mẫu đầy đủ” tính backup lại code của trang mà tui đã lưu, ô hô, đột nhiên tai nạn lớn xảy ra, tui restore hoài mà hỏng ăn nhậu chi… thằng tui mất quá trời bài đã post, mà làm sao có hứng để viết lại ? Chỉ còn nước chửi thề cho mình nghe… Nghe lời người khác (hãng Google) thiệt tai hại.

Sau khi mần xong trang mới tui coppy code rồi save vô một file Wodr và cất đi, tui thứ mần trang khác rồi tự xóa tùm lum cho hư đi rồi coppy từ file Wodr pass vô HTML, và mọi chuyện đã được giải quyết.

Là bài học của tui, ai hông thèm nghe thì thôi.

Vậy đó .

Tạo trang Blog có template 4 cột


Phuongngugia cũng từng có bài Tạo blog dễ như ăn phở... với template có 3 cột. Được voi đòi tiên, vô mạng coi mấy đàn anh mần Blog có Template 4 cột, hic hic, mấy “đàn ảnh” đua nhau post bài hướng dẫn tùm lum, vậy mà đố có ai kiếm thấy một bài hướng dẫn mần Template 4 cột, thằng tui cũng chỉ tàng nghe nói chớ có khi mô thấy đặng cái Template 4 cột mặt mũi ra răng. Tui vốn ngu dốt nhưng là do tức wé mà mần đại. Sau một ngày từ sáng ngồi thêm bớt tẩy xóa chùi rửa nêm nếm hành tiêu tỏi ớt ở tại nơi kêu bằng “Chỉnh sửa HTML”… đến tối thì Vi Tiểu Bảo hô “Đại công cáo thành”.

Dốt như thèng tui vậy rồi cũng mày mò ngâm cứu cho ra một trang “bờ lốc” có cái “tem pờ lây tờ” 4 cột như vầy nè : http://www.baothoa.co.cc. Nay tui lại xin chia sẻ cho mấy thèng cha cũng ngu in hệt tui có thêm chỗ mà đưa mấy tấm hình thiệt đẹp của sắp nhỏ con bà Ba bà Tư vô cho khỏi mang tiếng thiên vị chỉ lo o bế bà vợ già mà bỏ bê mấy con vợ trẻ thui thủi…

Quên nữa, mấy cái Widget nếu không xài thì bỏ luôn mà thêm cái mới chớ cứ cái cũ rồi mà coppy - pass hoài in hình không được đa, tui từng bị rồi, bá tánh phải chú ý vụ ni mới đặng.

Rồi, bây chừ tới vụ chánh đó, hãy chú ý :

1/- Một là : Ở đoạn code
/* Header
-----------------------------------------------
*/

#header-wrapper {
width:950px;
margin:0 auto 10px;
border:1px solid $bordercolor;
}


Chú ý : Width: 950px;  tui thay chiều ngang của header là 970px;

2/- Hai là : Ở đoạn code


/* Outer-Wrapper
----------------------------------------------- */
#outer-wrapper {
width: 950px;
margin:0 auto;
padding:10px;
text-align:left;
font: $bodyfont;
}

#main-wrapper {
width: 440px;
margin-right: 10px;
margin-left: 10px;
float: left;
word-wrap: break-word; /* fix for long text breaking sidebar float in IE */
overflow: hidden; /* fix for long non-text content breaking IE sidebar float */
}

#sidebar-wrapper {
width: 270px;
float: right;
word-wrap: break-word; /* fix for long text breaking sidebar float in IE */
overflow: hidden; /* fix for long non-text content breaking IE sidebar float */
}

#newsidebar-wrapper {
width: 200px;
float: left;
word-wrap: break-word; /* fix for long text breaking sidebar float in IE */
overflow: hidden; /* fix for long non-text content breaking IE sidebar float */
}

Tui đã sửa và thêm vô như vầy :


/* Outer-Wrapper
----------------------------------------------- */
#outer-wrapper {
width: 970px;
margin:0 auto;
padding:10px;
text-align:left;
font: $bodyfont;
}

#main-wrapper {
width: 350px;
margin-right: 25px;
margin-right: 15px;
margin-left: 25px;
float: left;
word-wrap: break-word; /* fix for long text breaking sidebar float in IE */
overflow: hidden; /* fix for long non-text content breaking IE sidebar float */
}

#newsidebar-wrapper {
width: 170px;
float: $endSide;
word-wrap: break-word; /* fix for long text breaking sidebar float in IE */
overflow: hidden; /* fix for long non-text content breaking IE sidebar float */
}


#sidebar-wrapper {
width: 190px;
float: right;
word-wrap: break-word; /* fix for long text breaking sidebar float in IE */
overflow: hidden; /* fix for long non-text content breaking IE sidebar float */
}

#newsidebar-wrapper {
width: 190px;
float: left;
word-wrap: break-word; /* fix for long text breaking sidebar float in IE */
overflow: hidden; /* fix for long non-text content breaking IE sidebar float */
}

Phần cuối cùng :
/* Footer
----------------------------------------------- */
#footer {
width:950px;
clear:both;
margin:0 auto;
padding-top:15px;
line-height: 1.6em;
text-transform:uppercase;
letter-spacing:.1em;
text-align: center;
}


Sửa lại thành: width: 970px;

Túm lại : Để cho lẹ khỏi phiền phức lôi thôi thì cứ việc coppy đoạn code tui đã sửa và thay vô đoạn code cũ là xong .

Vậy đó .

Ý thích riêng…


Trên mạng có một trang của chú em anhvo mô đó có thủ thuật mần blog khá hay mà tui cũng từng bắt chước theo mấy bài trong trang của hắn…

Vậy chớ bữa nay rảnh coi mấy bài post của hắn mà có một bài khiến thằng tui nổi ngứa…

Bài “Vì sao cần mua tên miền gấp”, đọc rồi tui nhận xét rằng căn cứ cách hành văn thì đây không phài là cách nói neng của một thèng cu còn mài đít nơi ghế nhà trường. Một thứ xào nấu vay mượn mà tự để tên mình anhvo là tác giả ru ?
Thây kệ hắn.

Bài “Tâm sự của một tay “sát gái”… với labels Kinh nghiệm (?). Bài ni thèng nhỏ hắn lượm đâu đó (Dân trí.com). Tâm sự ư, hay là một thứ hợm mình kiểu “Ồ, chiếc Audi tui đã xài hai năm cũ quá rùi”, mà ai hợm mình vậy ? Một thằng con nít còn hôi sữa, con người ta ở tuổi 20 nay đang lo học hành để mốt giúp ông già quản lý công ty, thì nay nó lại cố ý tự giới thiệu tui là một thằng cha mẹ không dạy được, tui lớn lên như cỏ dại bên đường, bạn bè tui, nhứt là tụi con gái cũng toàn thứ có cha mẹ mà như không… bằng cách khoe đã cởi quần nhiếu đứa con gái cũng mất dạy như nó…
Mấy bài posts vớ vẩn đó sẽ là giúp cho một trang Blog sinh động hơn à ?
Cũng thây kệ hắn.

Còn nữa, tỷ như bài “Suy thoái kinh tế Mỹ và Việt Nam” , hay là bài “Microsoft để nghị mua lại Yahoo…”, mấy tin này các báo lớn trong nước và nước ngoài đều đã đăng, hắn coppy vô trang của hắn cho đầy chỗ à ? Trang của hắn là một thứ tờ rơi để tuyên truyền hay răng?
Vẫn là thây kệ xác hắn .

Chưa hết, cứ theo bài “Cuối năm” với labels "Nhật ký của anhvo" mà luận thì thằng nhỏ này còn đi học, tức là chưa thể tự nuôi cái thân yếu ớt, vậy mà nó dám nhận xét hàng trăm ngàn người ta là mần trang bờ lốc mà chỉ toàn viết… nhựt ký thì chỉ tồn tại nhất thời và sớm chết yểu. Ê thèng cu anhvo gì đó kia ui, mi là thứ trẻ ranh đâu đã biết chi mà học đòi mần người lớn nhận xét này nọ chuyện thiên hạ, mi biết hàng bi nhiêu người muốn có một trang bờ lốc để mà nói những gì bình nhựt không nói hay chưa thể nói hông dậy ? Người ta coi trang Blog cá nhơn là nhựt ký mở, là nơi để mà thố lộ, mà chia sẻ điều chi đó với người thân người quen.
Ừa, thì thây kệ hắn chớ răng ?

Bài “Tìm người đọc cho Blog của bạn” là thèng cu anhvo ni hắn muốn gây chiệng với thên hạ. Thèng cu mi không biết rằng người ta mần chuyện chi đều là theo sở thích riêng miễn đừng ảnh hưởng ai, tỷ như qua đây đang bịnh ở không mấy năm, nay tự học mần bờ lốc, mà đã mần thì phải mần cho tới, cho hơn họ mới chịu, qua đây ra đời kiếm tiền cũng phải kiếm nhiều hơn họ mới chịu, là do qua thích như rứa, nay tuy là mót lóm để mần trang blog vậy chớ cũng nhứt định phải mần hơn những tay mơ a bờ cờ cái vụ bờ lốc ni khác thì qua đây mới chịu.

Túm lại, mi muốn được nhiều người đọc trang của mi, đó là ý mi thích như rứa, qua đây hỏng thích ai xía vô bàn tán này nọ trong trang của qua thì đó cũng là ý thích dzậy.
 
Lên đầu trang