Home
  
Search từ khóa phuongngugia           English alternative text
Image alternative text alternative text alternative text alternative text alternative text alternative text alternative text

Tìm trên Google.com         Tìm trong Site này

 Trước tiên xin hãy đọc lời ngỏ này 

Tránh voi chẳng xấu mặt nào


Sáng thứ ba, 21/9/2010 tui tới phòng tiếp dân của UBND huyện Thuận An nộp đơn yêu cầu cung cấp tài liệu thông tin về đất đai liên quan tới thừa kế của ông Lý Thanh Sơn, ngụ 48/3 ấp 2 xã An Phú huyện Thuận An. Do lần trước đã không cung cấp bất kỳ tài liệu gì chứng minh mối quan hệ thân tộc và quyền lợi giữa gia đình tui với Lý Thanh Sơn nên UBND huyện Thuận An mới gởi công văn số 1120/UBND-NC ngày 22/6/2010 không giải quyết theo đơncủa tui. Lần này tui nạp đơn đề nghị kèm tài liệu để làm chứng cứ chứng minh yêu cầu của mình là có căn cứ.
Sau khi đọc đơn, gã cộng tác viên trợ giúp pháp lý lên giọng thao thao bất tuyệt lên đời thằng tui, hắn kẻ cả cất giọng: “về đơn của bà Dung thì tôi trả lời luôn cho anh rằng đơn này UBND huyện đã có công văn 1120 trả lời rồi nên chúng không nhận đơn này nữa…”

Tui trả lời thưa anh lần trước là tui gởi đơn mà không đưa ra được căn cứ chứng minh, công văn 1120 đã chỉ ra điều đó. Vậy nay tui gởi kèm theo tài liệu là chứng cứ vân vân. Cha Hưởng nọ sau khi lật lật coi qua xấp tài liệu photo mà tui gởi kèm theo đơn rồi lắc đầu nói mấy thứ này không phải là chứng cứ, anh phải đưa ra khai sanh của ông bà nội anh, của cha anh cùng giấy khai sanh của anh để chứng minh anh là người thừa kế hợp pháp, bên kia cũng như vậy thì mới có cơ sở giải quyết vân vân. Tui cãi lại rằng tui không có các giấy đó nhưng tui có văn bản của người làm chứng có chứng thực chữ ký của chính quyền hẳn hòi.

Các cán bộ tiếp dân ngồi quanh thi nhau nói với tôi rằng người gửi đơn khiếu nại phải đưa ra những căn cứ chứng minh việc khiếu nại của mình là đúng và đồng loạt phủ nhận các tờ tường trình và cam kết của nhân chứng mà tôi xuất trình. Có vị còn cho rằng có thể nhân chứng cảm tình với tôi mà ký các văn bản cam kết làm chứng vì vậy các tờ tường trình và cam kết của người làm chứng này là không có giá trị pháp lý cho dù đã được chính quyền địa phương chứng thực chữ ký. Rằng trường hợp của tui về tình cảm có thể đúng nhưng về lý thì không có cơ sở giải quyết nên tui phải chịu thôi.

Tới đó thì tui bí nên mở lối nói qua vụ tờ đơn phát hiện và kiến nghị, cha Hưởng nọ lên giọng dạy dỗ tui rằng anh là dân chỉ làm đơn khiếu nại chớ không có quyền kiến nghị này kia nọ… Nghe nó nói tui thấy thằng này kiến thức pháp luật còn kém nói trật tùm lum, tuy biết nó sai nhưng nếu bắt giò nó thì mình cũng không dẫn chiếu chính xác điều khoản của văn bản pháp luật để chứng minh được nên tui đành ngậm bồ hòn.

Rời khỏi trụ sở UBND huyện Thuận An tui mới vừa đi vừa từ từ suy nghĩ và nhận thấy rằng đám người hồi nãy là nói tầm bậy tầm bạ. các văn bản của người làm chứng đã được UBND xã chứng thực chữ ký mặc dù chưa thể hiện là đúng hoàn toàn nhưng đó phải được coi là chứng cứ chớ. Tui đổ quạu tính quay xe lại vô phòng tiếp dân cự cãi, nhưng do đã đi gần tới cầu Bình Nhâm nên làm biếng quay lại, trong bụng định về nhà củng cố căn cứ pháp lý rồi ngày mai tới cãi lý với tụi hắn.

Sáng nay 22/9/2010, tui dẹp tờ đơn yêu cầu mà chỉ mang tờ đơn phát hiện và kiến nghị và tự biết mình bịnh đầu óc u tối, tui in sẵn các văn bản pháp luật liên quan định sẽ cãi lý tới cùng với thằng ba xạo Phan Văn Hưởng. Vừa bước vô phòng thấy cha Hưởng ngồi mình ên, thấy tôi chả chỉ ghế mời ngồi và hỏi anh có việc gì hãy trình bày. Tui nói thưa anh việc bữa nay khoan nói, mà hôm qua anh nói các văn bản của người làm chứng đã được chính quyền địa phương chứng thực chữ ký tui gởi kèm không có giá trị là anh nói tầm bậy, các tài liệu của tôi đã thỏa mãn điều kiện quy định tại Điều 83 Bộ luật TTDS và hướng dẫn tại Mục II Nghị quyết 04/2005/NQ-HĐTP của TAND tối cao và phải được coi là chứng cứ. Anh căn cứ vô đâu mà anh phát biểu hai tờ tường trình và cam kết của tôi ghi lời kể của nhân chứng rồi đã tới UBND xã chứng thực chữ ký là không có giá trị pháp lý.

Cán bộ trợ giúp pháp lý Phan Văn Hưởng nghe rồi lại hỏi vậy bữa nay anh tới có việc gì, nếu là đơn thì anh đưa tôi coi. Biết thằng ngu đã né đòn nên tui làm thinh đưa cho chả tờ đơn phát hiện và kiến nghị. Tui nói:

- Hôm qua anh nói là tôi không được làm đơn kiến nghị là anh nói bậy, Thông tư 04/2010/TT-CP của Thanh tra chính phủ là mới nhất quy định về tiếp nhận và xử lý đơn thư khiếu nại tố cáo của người dân, ở điều 4 đã nói rõ là đơn phản ánh, kiến nghị liên quan tới khiếu nại tố cáo.

Gã nọ câm miệng ra bộ như đang chăm chú đọc đơn phát hiện và kiến nghị của tui gởi UBND huyện Thuận An, hắn làm bộ lật lật xấp tài liệu photo tui gởi kèm theo đơn. Tới tờ đơn kiến nghị gởi ông Chủ nhiệm UBKT tỉnh ủy Bình Dương. Chả coi lướt tựa đề rồi đưa trả toàn bộ xấp giấy tờ về phía tui. Miệng nói:

- Cái này tôi không có thầm quyền, sáng thứ ba anh đến đi nha.

Biết gã Hưởng nọ né tránh để chờ thứ ba tuần sau khi có viện binh mới nghinh tiếp, tui định yêu cầu cứ nhận đơn rồi viết biên nhận cho tui, và tui chuẩn bị để cự cãi thêm một chặp để buộc nó phải nhận đơn nhưng dòm thái độ nhún nhường của nó tui đâm nản. Tui cất giọng kính cẩn dạ thưa tui chào anh, rồi hỏng thèm dòm cái bản mặt cầu tài của thằng nọ mà lắc lư con tàu đi lê lết xuống tam cấp.

Trên đường về, nhớ lại thái độ vớ vẩn của ông cán bộ Hưởng cùng bản mặt rõ ra thứ chuyên nghề đội trên đạp dưới của nó, tui tự nhủ người xưa để lại câu “tránh voi chẳng xấu mặt nào” quả là hay. Mình đã chuẩn bị tinh thần, tài liệu các văn bản pháp lý sẵn sàng để đấu lý với đám cán bộ phòng tiếp dân huyện Thuận An mà bỗng dưng… hỏng có chuyện chi hết trơn, bao nhiêu hăng hái đi đâu ráo trọi. Giờ mà đấu lý chắc lại sẽ lắp bắp nói hỏng thành tiếng, mai mốt gặp ai đang hăng tiết vịt như mình bữa nay thì tốt nhứt nên tránh, chờ đối phương mất hứng rồi mới nghinh chiến theo kiểu lão tướng Hoàng Trung chém đầu Hạ Hầu Uyên nơi núi Định Quân bên Tàu xưa thì thắng chắc. Cha Hưởng nọ thứ nhà quê ngu lâu dốt nát nhưng sáng nay khi gặp tui hắn cư xử đâu thua kém Gia Cát Lượng.

Hic.

Hai ông Thạch

Lang bang trên net, tình cờ gặp một bài viết về nhạc sĩ Giáp Văn Thạch của tác giả Từ Nguyên Thạch, in hình thằng tui đã có bài trong đó có nhắc tới nhạc sĩ Giáp Văn Thạch, vả lại tui không thân với anh Giáp Văn Thạch nên đâu có gì nói thêm về ảnh, duy có điều ông Từ Nguyên Thạch nhà thơ nhắc tới tạp chí Văn hóa Sông Bé, nhắc tới chú Út Nhân (Nguyễn Quốc Nhân), nói chuyện chú Út Nhân làm Chủ tịch Hội Văn Nghệ Sông Bé vân vân và vân vân mà hỏng thèm có nửa lời nhắc tới ông thầy của cả đám Nguyễn Quốc Nhân, Giáp văn Thạch, Từ Nguyên Thạch, Trần Bình Dương, Phạm Ngọc Am… thì thiệt là láo, láo quá. Thằng tui từng theo ông già về Sông Bé cuối năm 1979 theo lời gọi của Bí thư tỉnh ủy Đỗ Văn Nguyện, từng chứng kiến ổng dùng kinh nghiệm mấy chục năm làm công tác tuyên huấn cùng quản lý văn hóa để phát triển ngành văn hóa của tỉnh, thành lập Hội Văn nghệ mà anh Giáp Văn Thạch là Phó chủ tịch kiêm phó Tổng Biên tập báo Văn nghệ. Còn Từ Nguyên Thạch và Trần Bình Dương hồi đó cùng là giáo viên tiểu học đâu miệt nước độc Bình Long hay Phước Long chi đó, Từ Nguyên Thạch gốc nẫu (Huế) có vợ bán thuốc tây lậu ở chợ Tân Định rồi đi kinh tế mới, cha Thạch kiếng cận nhỏ con ốm nhách ra rẫy cầm chiếc cuốc hỏng nổi mới xin gõ đầu trẻ đặng kiếm cho đủ ngày hai chén gạo luộc.

Tết Nguyên đán 1979 - 1980, ông già tui từ Phó Văn phòng Bộ Văn hóa kiêm Trưởng đại diện Hà Nội tại 170 Nguyễn Đình Chiểu, quận 3 tp/HCM, phụ trách ngành văn hóa các tỉnh phía nam vừa về nhận Phó trưởng Ty Văn hóa tỉnh Sông Bé lập tức cho khai Hội hoa xuân tại vườn hoa Tao Đàn (Saigon) cùng sự góp mặt đông vui của nghệ nhân hoa lá cây kiểng các tỉnh từ Quảng Năm - Đà nẵng tới Minh Hải. Cũng từ khi ổng về Ty Văn hóa Sông Bé mới hoạt động ỳ xèo, anh Giáp Văn Thạch được lịnh đi kiếm tay nào có khả năng sáng tác. Anh Châu, tức nhà thơ Trần Bình Dương nay là phó chủ tịch Hội văn Nghệ tỉnh Bình Dương ngồi uống café kể tui nghe ảnh với ông Thạch ròm được ông Thạch nhạc sĩ phát hiện khi đang hàng ngày bị hít bụi phấn thì mang về bồi dưỡng đặng có hạt nhân nòng cốt. Anh Châu gật đầu biểu anh Giáp Văn Thạch là người dẫn dắt tụi tao vô nghề sáng tác rồi chính ảnh tiếp lửa cho tụi tao.

Cha Thạch ròm nịnh ông Út Nhân nhưng là nịnh bậy, với tính cách hách xì xằng của ông Nguyễn Quốc Nhân từng nổi tiếng mặt sắt đen sì bóp cổ đám các đoàn cải lương ná thở gánh nào như gánh đó khi gặp tui là đám ngoại vụ nhăn nhó như khỉ ăn ớt mà rên cha Út Nhân ăn chi ác đức quá... khi đó nếu không bị ông già tui sai thì sức mấy chịu “tức tốc đi trong đêm để đón xác anh về" như Thạch ròm nói. Ông già tui tư duy theo cách của ổng là chỉ trân trọng tài năng thiệt sự, ổng buồn vì thương một đệ tử có tài vắn số và lo vì thằng lính ruột chết đi lấy ai làm việc, mình ổng gánh sao hết cái Hội Văn nghệ toàn đám mới học viết lách, lại cả tờ báo Văn nghệ… lại còn cả Ban tuyên giáo tỉnh Sông Bé với tư cách chuyên viên mà tối ngày ông Mười Trận Trưởng ban, tiếp đó người thay bác Mười là chú Bảy Thỏa (1997 chia tỉnh thì về Bình Phước làm Phó chủ tịch) sai đám chị Hằng (nay 2010 là Phó Trưởng Ban tuyên giáo tỉnh ủy BD), chị Mãn chạy vô nhà líu tíu chú Chính ơi chú Chính à bác Mười hỏi, chú Bảy hỏi nên giải quyết chuyện đó... chuyện đó... thế nào. Cũng do lối tư duy bị coi là cổ hủ cản hướng ngáng đường phát tài của đám người mới lơ láo từ trong rừng ra nắm quyền mà ổng bị dần gạt ra rìa từ năm 1983 rồi còn bị xô qua cho quản lý đám ba xạo như cha Thạch ròm.

Lại nói, cha Từ Nguyên Thạch vô Hội Văn nghệ Sông Bé một thời gian rồi ngày nào cũng vô nhà tui mà năn nỉ ỉ ôi, cuối cùng rồi chả cũng được bái bai đất Thủ cuốn tượng tếch zìa Saigon.

2001 khi ông già tui đi đoàn tụ ông bà thì ông Thạch nhà thơ cùng vài nhà báo tới đặng tiễn ông già tui chuyến tàu suốt, cũng tham gia sụt sùi à ơi ví dầu chú Chính thế nọ, chú Chính thế kia… rằng thì là Phương ơi Phương à, anh nhứt định sẽ có bài viết về sự dẫn dắt của chú Chính đối với các văn nghệ sĩ văn gừng sĩ, sau khi tía lia rồi chả dzọt mất tiêu tới giờ luôn. Theo tờ danh thiếp đưa cho tui hồi 2001 chả là trưởng phòng tuyên huấn báo Người Lao động, nay hỏng biết mần cái chi?

Về quan hệ giữa hai ông Thạch với nhau thì tui không rõ, cứ theo lối hành xử khi làm việc tại nhà tui thì nhứt định anh Giáp Văn Thạch hỏng phải là bạn như ông Thạch nhà thơ khoe mà là cấp trên, sư phụ dạy nghề viết lách và ông Từ Nguyên Thạch chỉ là một trong số đệ tử của anh Thạch nhạc sĩ. Anh Châu (Trần Bình Dương) còn đang ngồi nơi ghế Phó chủ tịch Hội Văn nghệ tỉnh Bình Dương đầu hẻm nhà tui cũng đệ tử anh Thạch đó kìa. Hỏi biết liền chớ chi, anh Châu hồi đó là cặp bài trùng với Thạch ròm chớ ai.

Nói thêm, ông già tui ưa làm việc với đám thơ ca văn nghệ sỉ lẻ ở nhà đặng khi mần việc vừa uống trà vừa mặc sức uống rượu, tánh ổng vậy cả tỉnh ai cũng biết, chừng xong việc là bày trận vô cuộc nhậu liền. Trận nào cũng tiên phuông “giáp văn đá” dẫn lối mở đường ngoắc cần câu chết trước họ, còn như “từ nguyên đá” thứ gà mái gặp nhậu là lủi đâu mất tiêu.

Nói anh Thạch nhạc sĩ đụng trận là xỉn trước không phải do ảnh uống yếu mà mấy ông kia uống quá dữ. Đệ tử ông Nguyễn Chính đều thua ổng vụ rượu ở đặc diểm sáng sớm mình ổng một bình trà một lít rượu làm việc tới trưa, sau đó uống tới tối mà không hề đụng đũa một lần cũng khỏi cơm cháo nước nôi. Hic, nhậu kiểu đó lính lác sợ dài dài. Năm 2001 anh Hai Trung (tức Sáu Sang, tức Mai Thế Trung, khi đó ủy viên TW và là phó bí thơ trực tỉnh ủy Bình Dương, còn nay 2010 đương nhiệm Bí thơ); cùng anh Tư Đương (Phan Văn Đương khi đó chủ tịch mặt trận tỉnh còn nay thì chủ tịch Cựu chiến binh) về chùa Trường Thạnh ở đường Ký Con quận nhứt thắp nén nhang cho ông già tui, khi đó tui chạy ra đón ông sếp lớn rồi tháp tùng bên cạnh thì nghe anh Tư hỏi nhỏ anh Hai rằng ông Chính có nhậu hôn, anh Hai nghe hỏi thì quay dòm anh Tư mà lắc đầu, miệng kêu trời trời vậy là ông chưa nhậu cùng ổng lần nào hả...

Ậy, nói về nhậu thì Trần Bình Dương nay Phó chủ tịch Hội VN Sông Bé cũng thứ gà nòi chớ chẳng vừa, anh Châu (Trần Bình Dương) hồi đó giống hệt ông thầy lớn ở chỗ nhậu tới chết, lết chưa chịu nghỉ. Nếu hồi đó Nguyễn Chính là "chủ tịch Hội say xỉn" tỉnh Sông Bé thì "ban thường nhậu" là chú Năm Cội (phó Giám đốc cty fafim), chú Út Dũng (Giám đốc XN in), anh Giáp Văn Thạch (Phó chủ tịch Hội VN kiêm phó TBT báo VN Sông Bé), anh Trần Bình Dương (nhà thơ, biên tập viên báo VN).

Bắt giò ông Thạch ròm phát nữa, Ty Văn hóa Sông Bé sau đổi là Sở Văn hóa - Thông tin tỉnh Sông Bé không có phòng nào là Phòng Biên tập - Văn nghệ như Thạch ròm tự đặt tên rồi tự phong cho mình là phụ trách mảng văn học, nói dóc. Sở Văn hóa - Thông tin có các phòng là Phòng Văn nghệ, Trưởng phòng là chú Nguyễn Quốc Nhân, lên Phó GĐ Sở rồi về làm Chủ tịch Hội Văn nghệ sau khi ông già tui nghỉ hưu. Nói thêm, năm 1985 ông già tui gởi đơn xin nghỉ hưu rồi ở nhà luôn, mấy ông thường vụ bụng mừng rỡ mà vẫn mèo khóc chuột ấy đừng... đừng, đề nghị anh khoan nghỉ đặng còn đóng góp cho tỉnh nhà nữa chớ, tới 11/11/1987 mới buổi Hội nghị để ra "Nghị quyết số 54/QĐTU" về việc biểu quyết nhất trí đồng chí Nguyễn Chính về đuổi gà cho vợ, Điều 2 là giao UBND tỉnh mau mau ra Quyết định cho ổng nghỉ hưu. Lại nói, phòng Văn hóa quần chúng Trưởng phòng là anh Nguyễn Thế Sương (Út Sương), lên Phó GĐ Sở rồi năm 1997 đi làm giám đốc Sở VH-TT tỉnh Bình Phước. Phòng tổ chức hành chánh trưởng phòng là anh Năm Thành (Vũ Đức Thành), lên phó GĐ Sở, sau qua Chánh văn phòng UBND tỉnh rồi 1997 về làm GĐ Sở rồi đi nhận chức Bí thư huyện ủy Phú Giáo chừng hơn năm lại về làm Phó chủ tịch HĐND tỉnh Bình Dương (vừa nghỉ hưu hồi tháng 5/2010). Ông Thạch ròm chém gió nổ bậy quá xá.

Nữ trạng sư tương lai

Liên quan tới vụ đòi di sản thừa kế của ông già và coi bộ sẽ gặp tình huống như tảng đá là vật cản vô cùng chắc chắn và việc tranh chấp của thằng tui bỗng dưng muốn… thua tại Tòa án.

Trong nỗ lực tìm kiếm giải pháp để đạt ít nhất là cùng với phía bị đơn nắm chung phần cán của con dao hai lưỡi là Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 trước khi phiên tòa diễn ra, trên Diễn đàn luật tui đã trình bày vụ việc cùng quan điểm cá nhân để mong được sự đóng góp ý kiến của các thành viên.

Các thành viên của diễn đàn với kiến thức vững vàng về pháp luật nói chung và về mảng dân sự thừa kế nói riêng đã đóng góp ý kiến cho tui.

Vậy chớ có một nickname ngoclan_1986, theo lời các cụ dạy nhìn mặt bắt hình dong, nên nhìn nickname đó tui đoán là đờn bà, trước tiên ẻm tự xưng là Luật sư chánh hiệu con cầy tơ củ riềng, sau đó vô đề đẩy đưa nào là công nhận pháp luật xứ ta còn thế này, luật pháp nước mình còn thế kia, tiếp đó em ngoclan_1986 cao giọng nhận định rằng: “xét trên bình diện xã hội hiện nay, hễ nơi nào có nhà (luật sư họ hay nói ngắn gọn nhưng đầy đủ ý nghĩa nên bà con phải hiểu rằng ẻm muốn nói cả nhà thờ lẫn nhà chùa) đất (ta phải hiểu ngay là em ngoclan_1986 tính luôn đất nghĩa địa) là có tranh chấp…”

Ngừng một chút để lấy hơi, ngoclan_1986 ta cao giọng lên đời: “Sống ở thời điểm này, chúng ta phải thích nghi, cố gắng đừng để sự lười biếng, hời hợt chủ quan của bản thân làm mất đi quyền lợi của mình rồi trách móc Pháp luật, đòi hỏi pháp luật phải nên thế này, phải nên thế kia để bảo vệ quyền lợi cho cá nhân hay chỉ một nhóm nhỏ như mình.”

Sau khi xỉ vả một chặp, em ngoclan_1986 chợt chỉ tay vô mặt tui trợn mắt: “Cụ thể như trường hợp này, ông Chính là cán bộ tập kết, sau về tỉnh nhà làm cán bộ, ông phuongngugia qua cách trình bày đề tài Luật cho thấy cũng không phải người không hiểu biết thế cho nên lời giải thích : " Về câu hỏi rằng bao nhiêu năm mà ông Chính không đoái hoài: Vì không hiểu biết về pháp luật thừa kế nên không biết đất đai ông bà để lại đã có phần của mình, trước nay ko hề nghe ổng dặn lại cho vợ con biết. Ngoài ra tôi ko còn cách giải thích nào khác. Mấy chục năm nay anh em chúng tôi ở xa lại ko quan tâm nên cũng không biết luôn” làm sao có thể thuyết phục được mọi người và cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp ? Chính vì vậy, tôi cho rằng bạn phuongngugia khó bề thắng kiện, nhất là khi ông Sơn là Phó chánh thanh tra Nhà nước Huyện.

Cứ cho là thằng tui khó bề thắng kiện đi, vụ này đã được tính tới và tui cùng hai anh em nữa đang nỗ lực tìm hiểu thêm về mọi góc cạnh pháp luật.

Thứ con nít mới ra lò, ăn cơm còn ít hơn bậc cha chú ăn phở vậy mà ngang nhiên phát biểu tui khó bề thắng (tức sắp thua) nhất là khi ông Sơn là quan thanh tra của huyện.

Giờ thì có ai dám thuê một nữ trang sư tương lai hỏng thèm biết hồ sơ vụ kiện là đầu cua tai nheo ra răng mà chỉ lo vểnh tai nghe ngóng rồi xác định5 tương quan chỉ căn cứ vào các bên nguyên hay bị phía nào mần quan bự tất thắng. Oái…oái.

Mẹ, mình thiệt tình cầu tiến lại bị con nhóc chế diễu, mình đang muốn điên cái đầu mà còn bị con mén ngu ngốc xớn xác chụp cho cái mũ tham lam ngu dốt bự tổ cha. Hic
 
Lên đầu trang