Home
  
Search từ khóa phuongngugia           English alternative text
Image alternative text alternative text alternative text alternative text alternative text alternative text alternative text

Tìm trên Google.com         Tìm trong Site này

 Trước tiên xin hãy đọc lời ngỏ này 

Đáng tin cậy

phuongngugia tui vừa đăng ký và đã là thành viên của Diễn đàn Luật, là một diễn đàn trợ giúp pháp luật cho mọi người.

Khi post bài này, đơn giản tui muốn nhiều người sẽ cùng được hỗ trợ để hiểu biết về luật pháp.

Sau khi đọc các bài viết của Ls TranVoThienThu trên diễn đàn khi anh tham gia tư vấn cho những trường hợp khác nhau xảy ra trên lãnh vực pháp luật, tui nhận thấy Mr TranVoThienThu tư vấn hoàn toàn không như một số đông LS khác mà điển hình là công ty luật Quang Minh và một em tự xưng luật sư gì đó mà tui quên tên có số điện thoại là 0912724672 xủ quẻ giở trò ú tim mục đích để câu khách kiếm cơm dưới chiêu bài trợ giúp pháp lý.

Từ mối thiện cảm đặc biệt dẫn tới sự tin tưởng nên tôi tìm cách liên lạc với Ls TranVoThienThu và tôi đã được trao đổi trực tiếp với Mr TranVoThienThu về vấn đề thuộc về pháp luật dân sự mà tôi đang gặp, mặc dù đang rất bận với chuyến công tác tận Hà Nội, tranh thủ khoảng thời gian chờ xe tới đón anh đã tận tình góp ý về những thiếu sót của tui trong việc vận dụng quy định pháp luật vào vụ việc của mình… Mr TranVoThienThu đề nghị tôi hãy post trường hợp của mình vô diễn đàn để bà con rộng đường dư luận bàn bạc góp ý rồi trợ giúp… Trên cơ sở đó, tui nhận định Ls TranVoThienThu là một người nhiệt tình, có tinh thần giúp đỡ cộng đồng, anh đã thể hiện rõ nét tính vô tư bất vụ lợi trong khi tư vấn rất chi tiết cho trường hợp cụ thể của tôi.

phuongngugia tui thật hãnh diện vì được quen biết với LS TranVoThienThu, mong rằng tinh thần vì mọi người của anh sẽ lan tỏa khắp mọi nơi.

Nỏ ngay tình

… ngay tình, liên tục, công khai 30 năm đối với bất động sản…”

Là thằng chỉ nghiên cứu tìm hiểu cẩn thận về pháp luật dân sự về thừa kế từ sau khi gởi đơn lần đầu để khiếu nại dân sự nhưng bị Tòa án thông báo yêu cầu sửa đổi bổ sung thì mới nhận đơn. Tui nhận thấy rất nhiều bá tánh xưng luật sư mít xoài trong các điễn đàn pháp luật trên mạng internet khi tranh cãi về quyền sở hữu được pháp luật bảo vệ thường vận dụng quy định của điều 247 Bộ luật dân sự áp dụng cho luận cứ của mình để bênh vực cho những người được cho là đã thỏa mãn các điều kiện của quyền chiếm hữu theo thời hiệu mà hỏng thấy ai phân biệt rõ thế nào là ngay tình và “cách răng là nỏ ngay tình”

Qua đó tui mới ngộ ra tại sao bà luật sư Trương Thị Hòa thuộc đoàn LS tp/HCM có hai văn phòng luật sư nằm sát nhau tại tầng chệt chung cư chi đó đường Nguyễn Du quận nhứt lại được giới Thẩm phán và luật sư phía nam đánh giá là giỏi nhứt trong nghề chuyên đi bảo vệ quyền lợi của thân chủ trong các vụ kiện dân sự.

Thì ra là do người ta vận dụng chính xác các quy định pháp luật trong từng thời điểm, từng tình huống cụ thể, biết cách xây dựng luận cứ xác đáng vững chắc…

Lại nói, điều tôi trăn trở là tình tiết trong vụ kiện của gia đình tui. Trên thực tế tui không biết gì về đất đai thừa kế của ông già bởi ngay cả ổng coi bộ cũng thiệt sự không quan tâm.

Trước khi ông già mất đâu nghe ổng nói hay dặn gì liên quan tới đất đai mà chỉ dặn tui:
- Tên hồi nhỏ của bố là Võ Văn Trừ, còn tên khai sanh là Võ Văn Lợi, sau này nếu có điều kiện thì con đổi lại họ Võ cho đúng theo họ của ông nội…
- Ba anh em trai con thì bố đã cho mỗi đứa một căn nhà, chỉ còn cái Mai là chưa có gì, vậy thì còn căn nhà ở Nguyễn Trãi là bố cho cái Mai.

Mở ngoặc. Ông già tui theo đảng cộng sản và sống trong chế độ bao cấp nên không từng biết tơ hào riêng tư cái gì, vật chất cả cuộc đời ổng toàn do nhà nước lo, cho tới nay một cán bộ hàng đệ tử của ổng là chú Tư Nguyên, một cán bộ được ông già tui cho lên làm Giám đốc Nhà xuất bản tổng hợp Sông Bé và mắc sai phạm mà báo chí đăng tùm lum nên bị cho hưu non, chú Tư là láng giềng sống nhà sát bên, mới đây còn nói với tui “Chỉ có ông Võ Văn Trừ là ông già mày, chỉ riêng ổng là nằm tay gác trên trán mà chết nhẹ nhàng…”.

Cũng bởi lẽ đó mà chính tui là người tới gặp anh hai, anh em ngồi cãi lý khi tui đề nghị anh hai dọn nhà qua nhà ảnh mới xây nơi quận 8 gần ngay cầu chữ Y và giao căn nhà ở phường Bến Thành quận 1 cho chị Mai là chị gái hơn tui một tuổi. Cũng lý do đó mà nay anh hai giận tui nhưng tui tảng lờ tính cứ có dịp là ghé nhà ảnh bên quận 8 chơi như thường. Đóng ngoặc.

Sau khi chuyển hồ sơ bản photo những gì tui hiện có liên quan tới vụ đòi thừa kế của ông già cho một quan chức cao cấp của Tòa án tỉnh nhờ ”Anh coi giùm em rồi chỉ dùm em phải làm thế nào, quyền lợi của em là chính đáng nên em mới kiện cáo lôi thôi vầy chớ ổng còn sống sức mấy ổng giành giựt với ai, mà ổng còn thì đâu cần thưa kiện“.

Người nhà nước lại là dân chuyên nghiệp dạy biểu sao chưa biết nhưng tui mất mấy ngày vì câu hỏi Lý Thanh Sơn có phải là “Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn mười năm đối với động sản, ba mươi năm đối với bất động sản theo như quy định tại Khoản 1 Điều 255 Luật Dân sự 1995 hoặc Khoản 1 Điều 247 Bộ Luật Dân sự 2005? Lên mạng tìm hiểu thì thằng tui bị ù tai hoa mắt vì các liền anh liền chị vỗ ngực xưng luật sư thi nhau khoe hay khoe giỏi mà cãi nhặng xị náo loạn các diễn đàn pháp luật… rốt cuộc tui hỏng có được bài học nào có thể xài cho mình.

Vậy chớ những tưởng rằng xa tận chân trời mà nào hay gần ngay trước mắt. Hổm rày tập trung nghiên cứu Bộ Luật TTDS, chỉ giở Bộ Luật DS khi cần thì nay với vỡ lẽ Pháp luật dân sự (Điều 189 BLDS 2005) quy định “Người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình là người chiếm hữu mà không biết và không thể biết việc chiếm hữu tài sản đó là không có căn cứ pháp luật

Ô chà, hỏng lẽ từ năm 1978 sau khi bị cải tạo về quê nội nơi An Phú , Lý Thanh Sơn lại có thể “Không biết và không thể biết” đất đai là của ông bà nội va để lại được chăng?

Báo Công an Nghệ An (http://congannghean.vn/Doi_lai_tai_san_bi_chiem-details.aspx) có bài trả lời công dân đã gián tiếp phân tích thế nào là chiếm hữu ngay tình không có căn cứ pháp luật, từ đó tui mới hiểu để rồi xây dựng luận cứ cho mình nhằm bác bỏ quyền sở hữu theo thời hiệu của Lý Thanh Sơn.

Sau khi cân nhắc mọi lẽ, tui cho rằng trường hợp của Lý Thanh Sơn thuộc về chiếm hữu không ngay tình và có căn cứ pháp luật. Kết luận: Trường hợp của Lý Thanh Sơn không có căn cứ áp dụng khoản 1 điều 255 Luật Dân sự 1995 hay khoản 1 điều 247 Bộ Luật Dân sự 2005 về quyền sở hữu theo thời hiệu. Giải đáp được câu hỏi lớn này là tui tự thấy ông quan bự phó chánh thanh tra huyện Thuận An cũng chính là thằng cựu lính thủy quân lục chiến ngụy quyền Saigon Lý Thanh Sơn hết phép và đoán va sẽ chuyển hướng qua... Nhưng đó là việc sau.

Oái, rõ ra là tự mình nhát mình, vì ngu lâu nên tui tự làm rắc rối thêm sự việc, khơi khơi bỗng dưng… mất ăn mất ngủ mấy ngày vì một điều luật hỏng liên can trực tiếp tới vụ việc. Tuy nhiên cứ để đó, biết đâu lỡ ai đó lợi dụng để ăn hiếp “dân gian” là thằng tui thì sao? Hic hic.

Bài cùng chủ đề
- Luật sư tư vấn pháp luật

Phải có người đầu tiên chớ

Nói mới nói, bữa 16/8/2010 tui xuống xã An Phú xin chữ ký vô tờ giấy ghi lời kể của một nhân chứng. Sau khi lấy dấu tay của nhân chứng cùng chữ ký và số CMND cùng địa chỉ của hai người chứng kiến khác. Tui mang tờ tường trình và cam kết trong đó tui cam đoan chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tờ tường trình tới UBND xã xin chứng thực chữ ký của tui kèm theo CMND theo như quy định tại Điều 5 nghị định 79/2007/NĐ-CP về công chứng, chứng thực…

Không ngoài dự đoán, cán bộ tư pháp xã An Phú Phạm Văn Xuân vừa coi xong tường trình của tui đã phẩy tay biểu không thể chứng thực chữ ký cho anh vì anh là người nơi khác, anh mời ông “này” tới đây tôi chứng thực chữ ký cho ông ta.

Nếu như rứa thì có chi để nói, là do hồi này tui rảnh quá hỏng có chiệng làm nên cố tình làm chuyện chi đó mà người khác không làm được mới chịu. Tui viện dẫn các quy định của pháp luật để yêu cầu ông Xuân chứng thực chữ ký cho tui. Cãi qua cãi lại rồi viện dẫn, rồi bác bỏ này nọ một chặp, ông Xuân đuối lý kêu tui đi ra ngoài photo CMND mang vô cho ông ta.

Khi tui mang bản photo CMND vô thì mít tờ Xuân một tay cầm hồ sơ, tay kia móc điện thoại gọi cho ai đó, chừng 15 phút sau ông Xuân nói tui không chứng cho anh được, giờ tui viết biên nhận cho anh, ngày 18/8/2010 anh tới tui cho biết kết quả.

Sáng nay 19/8/2010 tui tới trụ sở UBND xã An Phú, vừa thấy tui, cán bộ Phạm Văn Xuân đưa trả hai tờ tường trình và cam kết của tui và nói tui đã hỏi chủ tịch, hỏi tư pháp huyện rồi, không thể chứng thực chữ ký cho anh được, anh về mời ông “này” tới đây tui chứng cho ổng liền không quá 3 phút. Tui làm việc là cố gắng giúp cho dân mà thôi.

Hồi sáng trước khi đi tui đã thủ sẵn một tờ đơn gửi chủ tịch UBND xã An Phú để khiếu nại cán bộ tư pháp Phạm Văn Xuân đã có hành vi trái pháp luật khi không chứng thực chữ ký của tui. Giờ tui lấy ra nộp cho cô cán bộ phụ trách văn thơ và đề nghị cô ta viết biên nhận cho tui. Mít tờ Xuân bước tới hỏi tui sao chưa về còn làm gì ở đó, tui trả lời tui nạp đơn khiếu nại, ông Xuân hỏi lại khiếu nại vụ đất nữa à, tui trả lời không phải khiếu nại đất đai mà là tui khiếu nại anh đó. Cha Xuân chụp tờ đơn chạy ra ngoài nơi chủ tịch UBND xã Tống Văn năm (Năm “chè”) đang đứng để “trao đổi” chừng mười phút, sau đó quay vô đưa trả tui tờ đơn đã bị xếp làm tư làm tám, miệng nói anh muốn khiếu nại thì cứ khiếu nại chớ tôi đã hỏi chủ tịch rồi, không chứng thực chữ ký của anh được.

Ông quan xã bỗng dưng... nhũn như con chi chi xuống giọng nói với tui rằng:
- Tôi hướng dẫn anh từ nãy giờ mà anh còn khiếu nại là anh làm khó tôi, tôi rất dễ, chứng được thì tôi chứng cho anh liền, giờ anh về biểu ông "này" lên đây tôi chứng cho ổng liền, nếu không anh biểu anh "kia" lên đây tôi cũng chứng cho ảnh luôn...

Mặc cho thằng người nhà nước nói chi thì nói, tui cứ ngơ ngơ dạ thưa anh Xuân, tui đâu biết gì, là do mấy người trên cái trung tâm trợ giúp pháp lý tư vấn cho tui, họ biểu tui cứ khiếu nại, anh lại biểu đừng... tui hỏng biết nghe bên nào, vậy thôi để tui về hỏi lại rồi sẽ tới rút đơn khiếu nại về.

Thấy bản mặt thằng người nhà nước nhăn nhó bắt tội, tui làm phước biểu va rằng: "Tui nói thiệt anh Xuân nghe, hôm rồi tui xin chứng thực ở xã Bình Chuẩn cũng in hệt vầy, cán bộ tư pháp tên là Võ Nhựt Trình còn ghi vô tờ tường trình rằng không có cơ sở để chứng thực rồi ký tên. Anh Trình đó còn gọi cho ai đó trên phòng tư pháp huyện lại mở lớn cho tui nghe tiếng đàn bà nói không chứng được, chứng rồi mai mốt phiền lắm". Ông cán bộ tư pháp xã An Phú tướng lùn thước rưỡi quen thói nạt nộ dân vừa nghe tới đó thì gật đầu liên hồi như giã gạo, miệng nói văng cả nước miếng "ừa ừa tôi cũng gọi lên hỏi phòng tư pháp huyện, chị Lan cũng nói vậy với tui".

Tui nói:
- Hôm rồi tui đã trình bày với chị Chi Giám đốc TT pháp lý gì đó của Sở Tư pháp tỉnh, chị Chi nghe rồi gọi điện cho anh Xuân là cán bộ xã Bình Chuẩn…

Ông cán bộ tư pháp cướp lời tui:
- Anh Xuân là trưởng Ban tư pháp xã Bình Chuẩn, rồi sao nữa.. rồi có chứng hôn... rồi sao nữa?

Vân vân và vân vân.

Cán bộ tư pháp xã An Phú Phạm Văn Xuân hỏi mấy người mới có số của đồng nghiệp bên xã Bình Chuẩn để xác minh lời kể của tui:
- Ổng là người ở tp/HCM tới đây biểu mình chứng thực chữ ký... hôm rồi bà Chi nói với ông sao... dzậy à... tui cũng hỏi huyện thì bà Lan biểu không được...dzậy à... dzậy à...

Sau khi gọi điện nói chuyện với cán bộ Trưởng Ban Tư pháp xã Bình Chuẩn huyện Thuận An, ông Xuân quay qua biểu tui "Bên đó là xác nhận chữ ký cho ông Tâm chớ đâu phải anh, mà ông Tâm đó là người ở Bình Chuẩn còn anh ở tận thành phố". Tui đáp "Vậy nhưng thưa anh luật không quy định tui phải có hộ khẩu hoặc tạm trú ở xã An Phú mới chứng thực chữ ký được"... Cuối cùng, ông Xuân biểu tui chiều 2 giờ tới nhận hồ sơ và còn nói thêm rằng "Thôi tui cũng chứng đại cho anh cho rồi"

Chiều 14 giờ 30, tui tới UBND xã An Phú để lấy tờ tường trình và cam kết đã được UBND xã An Phú Chứng thực chữ ký của tui.

Cái chi cũng phải có người bắt đầu chớ, phải vậy hôn?

Bài cùng chủ đề
- Không đủ cơ sở pháp lý chứng thực chữ ký

Luật sư tư vấn pháp luật

Trước hết, bà con hãy nghe công ty luật Quang Minh tư vấn về luật:

Quyền khởi kiện đòi chia thừa kế.

Hỏi:

Tôi năm nay 70 tuổi, hiện đang sống ở Hà Nội. Trước đây có 3 người con. Tôi là anh cả, thoát ly từ khi con trẻ, một người em tôi đã hy sinh, còn một người em út hiện đang ở quê. khi bố mẹ tôi mất cách đây đã 20 năm và không để lại di chúc, do tôi đã có nhà trên Hà Nội nên em trai tôi đã ở luôn trên căn nhà trước kia của bố mẹ tôi để lại một mảnh đất rộng khoảng 1000m2.

Trước đây giữa tôi và em trai tôi đã thỏa thuận không bán ngôi nhà trên mà dành ngôi nhà đó làm nơi thờ tự. Hiện mảnh đất này đã đứng tên em trai toi trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nhưng hiện nay do làm ăn thất bát nên em trai tôi muốn bán căn nhà trên, nhưng tôi kiên quyết không cho bán. vậy xin hỏi hiện nay tôi có quyền khởi kiện đòi chia thừa kế một phần căn nhà đó không ?

Trả lời:

Việc bạn muốn đòi lại một phần di sản mà bố mẹ bạn để lại nhưng không có di chúc phải tuân theo các quy định của pháp luật Tố tụng dân sự. Theo quy định tại điều 645 Bộ Luật Dân Sự năm 2005 thì “thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kẻ từ thời điểm mở thừa kế”. Ngoài ra, như bạn vừa trình bày ở trên thì bố mẹ bạn đã chết cách đây 20 năm vậy thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế đã hết; hơn nữa việc bạn thỏa thuận với em về việc chia di sản thừa kế đã hết; hơn nữa việc bạn thỏa thuận miệng không lập thành văn bản nên không có hiệu lực pháp luật. Như vậy bạn không có quyền khởi kiện đòi chia thừa kế căn nhà của bố mẹ bạn để lại nữa vì thời hiệu khởi kiện về việc này đã hết.
(Nguồn: http://www.phapluatviet.com/dich-vu-tu-van-luat/71-bat-dong-san/372-quyen-khoi-kien-doi-chia-thua-ke-.html).

phuongngugia nói:

- Thằng tui nhận định Công ty luật Quang Minh này đúng ra nên đổi là công ty đọc giúp văn bản pháp luật coi bộ có lý hơn, thằng tui đang trong hoàn cảnh tương tự như bác “Tôi Năm Nay 70 Tuổi” nghe qua bắt ngứa, vậy nên mới chõ miệng vô để tư vấn cho vị nọ như sau:

Năm nay là 2010, cha mẹ vị nọ chết cách nay 20 năm là 1990 và cũng là thời điểm mở thừa kế nên việc tranh chấp về thừa kế sẽ phải áp dụng Pháp lệnh thừa kế 1990. Căn cứ Điều 36 PLTK 1990 thì thời hiệu khởi kiện cũng vưỡn cứ đã hết. Vậy nhưng may mắn thay, năm 2004, Hội đồng Thẩm phán Tòa án NDTC ra Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP hướng dẫn một số trường hợp không tính thời hiệu khởi kiện là:

2.4. Không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế
a. Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết và cần phân biệt như sau:
a.3. Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thoả thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung.


Cũng vẫn Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP quy định tại Phần II Khoản 1 Điểm 1.1 và 1.2 hướng dẫn rằng:

1. Xác định quyền sử dụng đất là di sản
1.1. Đối với đất do người chết để lại (không phân biệt có tài sản hay không có tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất) mà người đó đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 1987, Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai năm 2003 thì quyền sử dụng đất đó là di sản.
1.2. Đối với trường hợp đất do người chết để lại mà người đó có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003, thì kể từ ngày 01-7-2004 quyền sử dụng đất đó cũng là di sản, không phụ thuộc vào thời điểm mở thừa kế.


Như vậy, vị “Tôi Năm Nay 70 Tuổi” nọ tuy hết quyền về thời hiệu kiện đòi thừa kế nhưng lại có quyền khởi kiện người em tới Tòa án huyện nơi có tài sản để yêu cầu chia tài sản chung. Khi đã chia tài sản chung thì bắt buộc phải qua UBND xã hòa giải.

Đó mới chính là những lời tư vấn mà vị “Tôi Năm Nay 70 Tuổi” rất muốn nghe và cần phải nghe. Chắc chắn vậy.

Vụ của tui đây cũng tương tự và tui còn may mắn được một ông Thẩm phán tư vấn về trình tự thủ tục cũng như cách hiểu ngôn ngữ của các quan tòa.

“Án dân sự ở ta xử sao cũng được”.

Trịnh tiên sinh tuyên bố câu xanh rờn trước quốc hội khiến thiên hạ năm châu dám tưởng nhà mình hỏng xài luật là do hỏng có luật mà xài. Vậy mà nếu căn cứ theo quan điểm của những vị đang hàng ngày cầm cân nảy mực để nhân danh nước… lẩu mà phán quyết thì thiên hạ sắp trở lại thời 12 sứ quân lắm à. Tòa huyện vận dụng một kiểu, Tòa tỉnh lại vận dụng kiểu khác, tức là mỗi Thẩm phán có cách hiểu và sẽ áp dụng luật pháp không giống nhau cho cùng một vụ án.

Nói tới đây phuongngugia tui thấy tội nghiệp cho ông họ Trịnh dù đừng nói câu đó thì cũng đâu có ai biểu ổng bị câm hồi nào. Ấy rứa mà mới đây ngài Nguyễn Văn Hiện do bị các dân biểu dồn hỏi quá đến nỗi lúng túng nói huỵch toẹt do thiếu Thẩm phán nên phải quơ đại, vơ vét tùm lum cho đủ quân số chiến đấu. Trước sau mấy chục năm mà hai vị đứng đầu nghành Tòa án lại có nhận định in hệt nhau. Hoàn cảnh tác động tới suy nghĩ thì suy nghĩ mới chi phối hành động. Thì là logic đó chớ răng.

Lại nói, câu nói nổi tiếng của chánh tòa tối cao Trịnh Hồng Dương vô tình trở thành ngọn đuốc soi đường, thành một câu thần chú vô cùng linh nghiệm cho bọn xấu mặc áo thụng đen giải tỏa mọi cắn rứt cho lương tâm sau khi bàn tay cầm cân công lý cố tình lỡ nhúng chàm.

Không đủ cở sở pháp lý chứng thực chữ ký

Lại nói thằng tui vốn ngu lâu mà nay xem ra tự thấy mình bớt ngu. Nói vậy hỏng phải do tui khôn mà do thấy có thằng còn ngu hơn mình.

Chuyện là như ri, hiện thằng chú khốn nạn Lý Sơn bắn tin rằng tui sức mấy chứng minh được mối quan hệ cùng quyền lợi thân tộc với va, sau khi lãnh trọn một chưởng của va qua cái công văn chết tiệt số 1020/UBND-NC của UBND huyện Thuận An ngày 22/7/2010 khiến tui xây xẩm, chừng tỉnh hồn lại tui mới suy nghĩ tìm cách chứng minh vân vân.

Tui nhờ thằng Tâm xác nhận bằng văn bản rằng nó biết rõ ông Ba Hợi (cha ruột Lý Sơn) là cậu ruột của ông già tui, sau vài bữa ầu ơ vì sợ ký là đi ở tù rồi nó cũng xách tờ tường trình ra UBND xã Bình Chuẩn, huyện Thuận An để xin chứng thực chữ ký. Nhè gặp cán bộ tư pháp là Võ Nhựt Trường là anh cán bộ trẻ mà ngu như con bò, tui nghe thằng Tâm kể mà ngứa quá chừng, ra xã xin chứng thực chữ ký mà thằng Tư pháp phán “Không đủ cơ sở pháp lý để xác định.” rồi còn ký tên nữa chớ. Thằng Tâm kể nó xin chứng thực chữ ký theo nghị định 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 mà thằng nhỏ cán bộ tư pháp xã cứ lõ mắt dòm tờ đơn, dòm đã nó gọi điện lên huyện Thuận An để gặp ai đó, qua loa điện thoại ai cũng nghe rõ một giọng đàn bà biểu đừng ký, sau này phiền lắm…

Kể xong, thằng Tâm giải thích rằng vì bác Hai (ông già tui) đã chết , cả ông Ba Hợi cũng đã chết mà tui là con ngoài giá thú làm sao xác nhận chuyện người lớn được? Chừng nào Tòa kêu tui lên thì tui sẽ nói rằng tui là cháu nên tui biết ông Hợi là cậu ruột bác Hai, chứ giờ xã không chứng thì thôi chứ anh biểu tui cãi tụi nó thì tui đâu ngu để làm mích lòng tụi xã. Từ giờ tui hỏng đi đâu anh đừng nhờ tui mấy vụ này.

Tui ráng nhẹ nhàng cười nói với thằng Tâm để lấy lại hòa khí… Một chặp thằng Tâm nói anh nghĩ cách nào đó đi chớ tui sẵn sàng xác nhận rồi ra xã chứng thực nữa, tui giúp anh đòi đất mà, tui biết gì tui sẽ nói đó.

Tui về nhà mở máy coi kỹ Nghị Định 79/2007/NĐ-CP và thông tư số 03/2008/TT-BTP ngày 25/8/2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện Nghị định 79…

Sáng này tui tới Trung tâm trợ giúp pháp lý để tìm cách lấy bút tích của cán bộ Sở Tư pháp Bình Dương để đưa thằng Tâm đưa thằng cán bộ Tư pháp để nó biết mà làm.

Tới nơi tui được chỉ lên lầu 2 vô phòng trợ giúp, tui đưa tờ giấy của thằng Tâm trên đó có bút tích của thằng ngu Võ Nhựt Trình là cán bộ Tư pháp xã Bình Chuẩn và trình bày cho một cô nói giọng bắc, cô ta nghe xong, đọc xong rồi biểu tui nếu chú không đồng ý cách giải quyết của cán bộ tư pháp xã Bình Chuẩn thì chú có thể làm đơn khiếu nại tới chủ tịch UBND xã vân vân, nghe con nhỏ giọng bắc nhà quê thao thao bất tuyệt về luật khiếu nại gì gì đó... tui ngán ngẩm thầm nghĩ coi bộ phải đi tới phòng Tư pháp huyện Thuận An một chuyến mới được.

Thời may, lúc chuẩn bị xuống lầu khi đi ngang phòng Giám đốc tui thấy một người phụ nữ gồi đó, tui xáp vô thưa chị xin chị cho tui vài phút để tui trình bày được không ạ. Người phụ nữ ngẩng lên nói anh cần gì? tui đáp thưa chị tui xinh chị vài phút để nghe tui trình bày ngằn gọn việc mà tui đang gặp phải. Người phụ nữ cất giọng bắc lịch sự nói mời anh vào...

Nửa giờ sau, tui ra về với bút tích của bà Hoàng Hồ Linh Chi là Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý thuộc Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương đề nghị đương sự tới "gặp anh Xuân cán bộ Tư pháp để trao đổi lại" về vụ xin chứng thực chữ ký.

Kết quả cuối cùng là qua bữa sau thằng Tâm ra xã xin chứng thực chữ ký trên tờ tường trình và cam kết của nó thì cán bộ Tư pháp UBND xã Bình Chuẩn chứng thực cái rẹt.

Nhân đây tui xin chia sẽ như sau:

- Đám người nhà nước thuộc hàng lính lác hạng bét có ba lý do để không giải quyết công việc cho người dân:
1/ Không rành luật.
2/ Lương ít, bị người nhà chê bai khinh ghét nên bức xúc sinh cáu gắt rồi làm khó dân.
3/ Sợ trách nhiệm.

Từ năm 2004 khi tìm hiểu pháp luật trong vụ kiện đòi thừa kế cho bà già ở Hà Nội tui đã nhận thức được rằng người nào thiếu hiểu biết về pháp luật thì phải chịu thiệt khi có vụ việc xảy ra.

Nay, tui nghĩ rằng bà con mình càng phải tự trang bị cho mình những kiến thực pháp luật cần thiết để trong từng tình huống cụ thể sẽ viện dẫn đối đáp lại đám người nhà nước chứ đừng để họ vui thì giải quyết buồn thì đuổi mình về.

Thí dụ việc dân sự, nghe qua thì phải áp dụng Bộ Luật Dân sự, nhưng còn Bộ Luật tố tụng Dân sự cùng các văn bản dưới luật như Nghị định, Thông tư, công văn v.v… Nhất là nên vô các diễn đàn mạng để xem họ chia sẻ kinh nghiệm cũng như trải nghiệm thực tiễn.
 
Lên đầu trang