Home
  
Search từ khóa phuongngugia           English alternative text
Image alternative text alternative text alternative text alternative text alternative text alternative text alternative text

Tìm trên Google.com         Tìm trong Site này

 Trước tiên xin hãy đọc lời ngỏ này 

phuongngugia đi đòi di sản thừa kế


alternative text

Đòi quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho gia đình ở Bình Dương

Phần thứ nhất – Động cơ của vụ kiện

Từ đó tới giờ, kể cả khi ông già còn sống, tui cũng chỉ biết đại khái về nhân thân của ổng rằng:

- Bà nội tui là Lý Thị An, là người Việt gốc Hoa sinh sống ở xã An Phú huyện Lái Thiêu tỉnh Thủ Dầu một.

Bà nội tui có người em trai là ông Ba Hợi (hỏng biết là Lý Hợi hay Lý cái gì Hợi)

Ông nội tui tên Võ Văn Mẫn (còn gọi là Bá) là người gốc đâu tận Bình Định ngoài trung tha hương vô miền nam làm việc cho một hãng của Nhựt Bổn tại Sài Gòn rồi làm rể xã An Phú

Khi ông già tui được khoảng 8 hay 9 tuổi thì bà nội tui bị bịnh một thời gian dài rổi qua đời.

Sau khi bà nội tui mất, ông già tui được ông nội tui mang về Sai Gòn sống với vợ nhỏ của ổng cùng 4 đứa em khác mẹ.

Đâu như năm 1944 thì ông nội tui cũng xí lắc léo mà bỏ lại bà vợ kế cùng bầy con còn thơ dại. Tới đây thì ông già tui mồ côi cả cha lẫn mẹ.

Một thời gian sau (theo như ông Ba Hợi kể năm 1976), thấy cháu mình bị mẹ kế hắt hủi, ông bà cố là cha mẹ của bà nội tui sai con trai là ông Ba Hợi lên Saigon mang ông già tui về quê nhà cho đi học.

Năm 1946, ông già tui thoát ly đi kháng chiến. Năm 1949 ổng được kết nạp đảng tại tỉnh Thủ Dầu Một. Năm 1954 thì được lịnh đi tập kết ra miền bắc.

Lời bàn của bác Ba Phi:
- Coi bộ ông nội mi chịu chơi thiệt hén, chắc chả phải có một công việc ngon lành ở cái hãng gì đó của tụi Nhựt Bổn nên tiền lương mới đủ nuôi vợ lớn vợ nhỏ tùm lum rứa.
- É, qua thấy mi còn hơn cả ông nội mi vụ vợ nhỏ vợ lớn nữa à.
- Hà hà… vụ thoát ly kháng chiến gì gì đó… qua cho rằng ông già mi chỉ là nghe lời rủ rê mà theo chúng vô rừng chớ con nít biết quái gì mà thoát ly với chả kháng chiến… hà hà.


Ngày 19/5/1975, ông già tui đại diện Bộ Văn hóa Hà Nội dẫn đầu đoàn cán bộ vô Saigon tiếp quản ngành văn hóa miền nam.

Tháng 3 năm 1976 ông già tui trở ra Hà Nội đưa cả bà già cùng anh em tụi tui chuyển hẳn vô Saigon.

Trong 2 năm 1977 - 1978 tui thỉnh thoảng được theo ông già về thăm quê nơi ổng đã được sanh ra là xã An Phú huyện Thuận An tỉnh Sông Bé, tui từng gặp vài người là bạn học thời nhỏ với ông già mà nay chắc hoặc đã chết hoặc tui không biết ở chỗ nào tại xã An Phú. Hồi đó tui được mấy người lớn chỉ một cái nền nhà bự mà biểu: “Đó là cái nền nhà của ông nội mày”. Giờ, sau hơn 30 năm tui không còn chút ấn tượng nào về cái nền nhà đó cả, chỉ nhớ mang máng rằng cái nền nhà của ông nội tui nằm phía tay phải nếu đi từ hướng thị xã Thủ Dầu Một tới xã An Phú.

Những người bà con gần của ông già tui, ngoài mấy người em khác mẹ cùng vợ con của họ, còn có thằng Tâm là con ngoài giá thú của chú Phạm Văn Sơn (tự Bé – đã chết từ lâu lắm). Chú Bé là em trai kế nhưng khác mẹ của ông già tui.

Bà con bên ngoại của ông già tui thì tui chỉ biết và gặp ông Lý Hợi là cậu ruột ông già tui cùng vợ con của ông Hợi. Hồi 1976 nhà ổng ở quận Gò Vấp. Trong đám con ông Lý Hợi tui chỉ biết chú Sơn. Sau năm 1976 chú Sơn khi đó chừng ngoài 20 tuổi một mình về sinh sống tại quê nhà xã An Phú, sau này tham gia công tác địa phương.

Trước đây, là năm nào thì tui đã quên, tui đi cùng thằng Tâm về xã An Phú tìm gặp chú Sơn để đưa một là thơ tay ông già tui gởi cho chú Sơn có nội dung kêu chú Sơn cho thằng Tâm một miếng đất đặng nó làm nhà… Sau khi đọc lá thơ của ông già tui, chú Sơn biểu thằng Tâm rằng: “Ông nội mày là dân xứ khác tới ở rể An Phú chớ đâu có đất đai chi. Toàn bộ đất đai của tao đây là của ông bà nội tao để lại đó chớ. Vì vậy đâu có đất nào của ông nội mày ở đây”. Nghe Lý Sơn nói vậy, biết ổng hỏng chịu cho thằng Tâm đất nên tui cùng thằng Tâm chào chú Sơn rồi về.

Đó là chuyện xưa.

Lời bàn của bác Ba Phi:
- Từ hồi đó Lý Sơn đã bộc lộ lòng tham rồi.
- Qua từng nghe kể rằng dòng nhà mi có 1 ông nội mà đẻ con ra mang tới 2 họ. Ông nội mi là Võ Văn Mẫn cùng bà Lý Thị An đẻ đứa con đầu lòng là ông già mi thì đặt tên là Võ Văn Lợi (tức Võ Văn Trừ). Nghe kể rằng khi bà vợ nhỏ của ông Bá đó sanh đứa đầu nhưng do đã xảy ra chuyện ghen tương giận dữ chi đó mới đặt tên đứa con đó cho lấy họ của bả là Phạm Văn Sơn (là họ của bả). Tới khi bà vợ nhỏ Phạm Thị Tuyết sanh đứa thứ 2, thứ 3, thứ 4 mới đặt theo họ Võ… Ậy, cha nội Mẫn này thiệt… qua nghe con trai Út của chả kể rằng dù đã có tới hai vợ mà thằng chả vẫn mê o mèo dữ lắm… thằng chả có một con mèo tên Liễu, rứa là chả về đặt tên cho thằng con thứ 3 mới đẻ là Võ Văn Liễu. Rồi tới một con mèo tên là Cúc… thằng chả thề thốt lòng yêu tha thiết với em nọ rồi chạy dzìa nhà đặt tên cho thằng con út mới đẻ tên là Võ Văn Cúc… chà chà.


(Tiếp theo)

Đã 7 năm trôi qua kể từ khi phuongngugia tui hoạch định và thực hiện thành công việc khởi kiện để hủy tờ di chúc do mấy thằng em con ông cậu ruột bày ra hòng chiếm đoạt toàn bộ số di sản thừa kế là quyền sử dụng 2.462 m2 đất của bà ngoại tui chết để lại. Khi nói chuyện với anh hai của mình, tui đã tự đặt tên cho chiến dịch khởi kiện ngoài Hà Nội đòi lại quyền và lợi ích hợp pháp của bà già là “Kế hoạch A”.

Ngày 08/9/2007

Nhân bữa đi qua làm việc với Cy Kiều Hoàng Sơn bên Dĩ An, khi về tới địa phận xã An Phú tui sực nghĩ: “Không biết chú Sơn nay ở đâu, thử kiếm nhà vô thăm ổng chơi, lâu quá rồi…”

Tui tới trụ sở UBND xã An Phú vô hỏi thăm địa chỉ nhà của ông Lý Sơn trước là chủ tịch xã, tui còn hỏi và biết rằng chú Nguyễn Văn Ú hiện nay là chủ tịch xã An Phú.

Tới đây mở ngoặc nói thêm chút.

Hồi đó tui không nhớ năm nào, khi chú Sơn là chủ tịch xã An Phú có dẫn một người tới nhà tui ở Thủ Dầu Một, tui hỏi thì chú Sơn nói rằng là chú Ú trưởng ban công an xã An Phú. Còn nhớ khi chú Ú đó cưới vợ thì mời ông già tui đứng chủ hôn.

Đóng ngoặc.

Lại nói, khi vô Ủy ban xã An Phú hỏi thăm tui được chỉ là từ Ủy ban đi tới trạm thu phí theo hướng Dĩ An, gần bên trạm mé bên trái có nhà sân thiệt rộng xây tường bao màu xanh là nhà ông Lý Sơn.

Tui lần tìm tới nơi, đứng trước cửa nhìn vô cái sân rộng minh mông rồi đưa tay nhấn chuông. Một người đàn ông tuổi chừng ngoài 50 mắt hí lùn mập nước da trắng mặt mụn từ chiếc võng trong sân nhà đứng dậy bước ra đứng sau cửa sắt lên tiếng hỏi anh kiếm ai, nhìn người đó tui nhận ra chú Lý Sơn dù sau mấy chục năm thì nay đã già nhiều. Nhìn bản mặt ngơ ngác của chú Sơn tui làm mặt tỉnh nói tui hỏi thăm ông Lý Sơn, hỏng biết ổng có nhà hôn? Chú Sơn tỏ bộ ngạc nhiên lắm hỏi anh là ai kiếm Lý Sơn có chuyện gì hôn? Tui cười thầm vẫn làm mặt tỉnh rụi nói tui là bạn của ông Sơn, tui và ổng thân lắm gặp biết liền chớ gì.

Chú Sơn nghiêm mặt nói:
- Tui là Lý Sơn đây, anh là ai sao tui không biết anh, mà anh gặp tui có chuyện gì?

Tui phát cười vui vẻ:
- Cháu là thằng Phương con ông Nguyễn Chính đây mà. Chú có nhớ cháu hôn?

Chú Sơn nghe vậy thì vẫn đứng trong cửa sắt dòm tui, mặt ổng vụt lạnh tanh, vài phút mới mở miệng cất giọng tuyệt không chút tình cảm:
- Tao biết mày chớ, năm chín bảy ông già tao chết mà ông già mày đâu thèm về. Kể từ sau khi chôn ông già tao thì tao với nhà mày đâu còn tình nghĩa gì. Giờ tao với nhà mày đâu liên can cũng đâu có gì nói.

Trời đất, kể từ 1984 tui sống xa cha mẹ anh chị rồi thỉnh thoảng mới gặp gỡ, năm 1997 có ghé thăm hai ông bả được hai ba lần, là mấy lần trên đường đi lấy bia hơi mang về vùng quê bán nên ghé qua thăm ông bà già và ngủ đêm lại. Tới đầu tháng 5 năm 2001 tui từ huyện Châu Đức, Bariavungtau trở về Saigon được 3 tháng thì cả 2 ông bà già đã từ Bình Dương rủ nhau vô nằm bịnh viện Nguyễn Trãi rồi lại qua bịnh viện điều dưỡng quận 8. Cuối tháng 10/2001, ông già tui chán dòm mặt vợ con nên hỏng thèm nằm bịnh viện nữa mà một mình bỏ đi đoàn tụ ông bà.

Nay, ông chú bà con gần sau mấy chục năm vừa gặp đã choang một câu như rứa thì làm sao tui đỡ…

Mẹ, lúc đó chắc bản mặt thằng tui dòm hỏng giống con giáp nào. Trong bụng sượng ngắt quê ba bốn cục, tui ngập ngừng miệng lắp bắp nói mà như không nói:
- Chú nói vậy thì cháu chào chú cháu về.

Lý Sơn gật đầu mang vẻ mặt lạnh nước đá bỏ đi vô.

Trên đường về, tới ngã tư Bình Chuẩn, tui ghé thằng Tâm chơi rồi mang chuyện vừa xảy ra với Lý Sơn kể cho thằng Tâm nghe, nó biểu:
- Tui cũng nghe nói nay chả bán đất giàu lắm, thấy anh chắc cha Lý Sơn sợ anh về đòi đất nên chả vậy đó, ối mà chú cháu đéo gì, hổi nẳm tui đi làm chủ quyền đất trên huyện gặp chả đang là thanh tra đất đai gì đó, tui kêu chả vô nói giùm một tiếng đặng tui làm giấy cho lẹ thì chả lắc đầu biểu: “Cái đó tao không biết, mày qua kia mà hỏi”.

Tui biểu thằng Tâm đám quan chức giờ sòng phẳng lắm, chúng sợ nhờ vả người khác việc dễ rồi mang nợ… mốt bị người ta nhờ lại chuyện khó thì chết mẹ.

Muốn biết diễn biến tình tiết ra sao, hãy chờ xem…

Lời bàn của bác Ba Phi:
- Mấy năm trước ở Bình Dương, nhứt là An Phú là tấc đất đổi tấc vàng thì cái thứ bà con bá vơ như chú mày bộ thằng chả điên sao nhìn?


(Tiếp theo)

Ngày 1/4/2008

Tui về nhà, gọi điện tới tổng đài 1080 Bình Dương để hỏi số điện thoại cùng chủ thuê bao điện thoại của nhà số 48/3 ấp 2 xạ An Phú thì được trả lời chủ thuê bao điện thoại là Lý Thanh Sơn.

Kế đó, vì muốn tìm hiểu về đất đai của phía bên bà nội, tui lấy danh nghĩa bà già làm một tờ đơn khiếu nại ông Lý Thanh Sơn về vụ đất đai thừa kế… rồi đi tới UBND xã An Phú tính nộp, nhớ, hồi đó tui còn đi đứng còn ngon chớ như giờ do mấy năm làm biếng tập coi bộ đi đứng thua hồi năm 2008. Lại nói, tui vô Ủy ban hỏi ông chủ tịch thì được trả lời là đi vắng, tui trình bày cho một ông nào đó nghe nói là cán bộ tư pháp, sau khi coi đơn ổng nói ngày mai quay lại gặp cán bộ địa chính coi ảnh có nhận đơn hay không (?). Ông cán bộ đó nói thêm rằng đất đai của ông Lý Sơn ổng đã bán qua hai ba đời rồi giờ còn gì nữa mà hỏi…

Trên đường về khi đi ngang công ty Việt Cường trên đường DT 743 khi qua khỏi ngã tư Bình Chuẩn (ở vị trí mà tui đã đánh dấu trên trang bản đồ Vikimapia) thì bị một xe tải nhỏ vừa chớp xi nhan là quẹo vô công ty liền khiến tui lật đật bóp thắng rồi mà vẫn bị va vô xe bất tỉnh… Chuyện này tui từng kể trong bài Thuốc lá, thuốc lào.

Kế hoạch B

Tháng 4 năm 2010.

Khi rảnh rỗi tui ngồi nghĩ : “Ông già sanh tại An Phú xã, Lái Thiêu huyện, Thủ Dầu Một tỉnh xưa. Bà nội là dân ở An Phú, có em trai là Lý Hợi, tài sản thừa kế của ông bà cố đẻ ra bà nội tui để lại mà nay Lý Sơn đang được hưởng thì trong đó đương nhiên phải có phần của bà nội tui chớ?”

Mấy ông bà già xưa khi chết sức mấy có vụ di chúc.

Nghiệm tới đây, tui kết luận rằng gia đình tui có quyền lợi hợp pháp là tài sản thừa kế ít nhất phải là phân nửa cái nền nhà xưa của cha mẹ bà nội tui mà ông già tui thuộc hàng thừa kế thế vị theo quy định tại Điều 26 của Pháp lệnh thừa kế năm 1990.

Còn nữa, nếu ai đó biểu rằng một căn nhà ở miệt quê xã An Phú tại xứ Nam kỳ xưa chỉ có cái nền nhà mà hỏng có miếng vườn nào thì tui dám cá 10 ăn 1 người đó do hỏng biết mà nói bậy.

Kẹt nỗi giờ tui hoàn toàn không biết gì về vụ đất đai ở An Phú, hơn nữa thằng cha Lý Thanh Sơn từng là chủ tịch xã đó, nó thiếu gì cơ hội để phù phép rồi nuốt trọn từ hồi nào.

Đem vụ này ra so sánh với vụ tui kiện đòi đất thừa kế cho bà già tại Hà Nội, hồi đó tụi thằng Nam, thằng Dương con cậu Khanh ở Hà Nội là chúng đưa đầu cho thiên hạ đập. Tự thân tụi nó lớn tiếng kể lể trước Tòa rằng di chúc của bà ngoại tui (cụ bà Hoàng Thị The) là do tụi nó viết dùm rồi cũng là tụi nó đi ra xã chứng thực.

Giờ tới vụ này tui đánh giá sơ bộ thì Lý Sơn là thằng quan chức đương thời, ở địa phương của nó ai mà không sợ nó, vậy thì dễ gì nó để mình nắm được chứng cứ gì có lợi cho mình… xem ra vụ này rất khó.

Vẫn còn mấy người nữa nay đã trưởng thành và đương chức nhưng nếu cho dù trình bày xin giúp đỡ coi bộ hỏng ăn thua.

Lý Thanh Sơn hiện đang là quan chức có cỡ của huyện Thuận An, người xưa từng có câu: “Nghèo không đụng với giàu, dân không đụng với quan”. Xem ra tui đã phạm điều cấm kỵ

Kiểm lại những người từng làm việc với ông già tui giờ là cán bự có hai người là anh Hai T, anh Năm T. Mọi sự chỉ còn biết hy vọng vào anh Hai và anh Năm, mong rằng vì tình đồng chí với ông già mà mấy ảnh lưu tâm không nỡ thấy mình bị chèn ép.

Phần 2 – Khởi kiện

Ngày 14 tháng 4 năm 2010

Tui bận rộn với 8 lá đơn gởi tới các cơ quan chức năng từ xã tới huyện rồi tỉnh, cả 2 đơn trình bày gởi lãnh đạo tỉnh.
alternative text

Chưa hết, vì muốn tìm hiểu thêm về di sản thừa kế của bà nội, tui mần giúp bà già một đơn khiếu nại gởi tới ông chủ tịch UBND xã An Phú căn cứ Luật Khiếu nại, tố cáo yêu cầu ông ta trả lời trong thẩm quyền về nguồn gốc đất của ông bà cố nội tui chết để lại:

Chiến dịch đã mở màn. Đơn kiện đã gởi đi.

Xác định di sản là tài sản chung của các đồng thừa kế:
Căn cứ Điểm a Tiểu mục 2.4 Khoản 2 Mục I Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP:
a. Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết và cần phân biệt như sau:
a.3. Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thoả thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung.


Căn cứ pháp lý:
- Pháp lệnh Thừa kế năm 1990.
- Bộ Luật TTDS năm 2004.
- Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP.
- Nghị quyết 01/2005/NQ-HĐTP.
- Nghị quyết 04/2005/NQ-HĐTP.
- Nghị quyết 02/2006/NQ-HĐTP.

Tòa án có thẩm quyền giải quyết:
- Tòa án nhân dân huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương.
Yêu cầu khởi kiện:
- Xin chia tài sản chung là di sản thừa kế.

Tui đã thu thập được một số thông tin quan trọng là:

Ông cố nội tui tên Gọn (họ Lý), là dân lái heo đâu miệt Quy Nhơn vô mần rể An Phú. Bà cố nội tui thứ năm, bà con thường kêu bằng bà Năm Ri, và kêu luôn ông cố nội tui là ông Năm Gọn. Trước nhà ở trong ruộng, sau khi bà nội tui mất thì ông già tui là con duy nhứt của bà Lý Thị An.

Đờn bà ở An Phú xưa nhiều người mần nghề đan thúng rồi mang đi bán, bà cố và bà nội tui cũng vậy. Sau này ông cố nội tui mần heo có tiền, bà cố nội tui mới ra ngoài lộ mua đất. Bởi đó mà giờ mới phát sinh vụ tranh chấp thừa kế.

Sơ đồ đất tui vẽ lại ngày 12/8/2010:
alternative text

Tui còn lên mạng tải về Luật Trợ giúp pháp lý cùng Nghị định, Thông tư, Thông tư liên tịch hướng dẫn về trợ giúp pháp lý cho người có công với cách mạng theo Điều 2 Luật Trợ giúp PL và Điều 2 Nghị định 07/2007/NĐ-CP để có luật sư tiếp cận hồ sơ từ đầu chớ Bộ Luật TTDS cùng các văn bản dưới luật không quy định cho phép nguyên đơn được tiếp cận hồ sơ ngay từ đầu để có đủ thời gian chuẩn bị bài bảo vệ của mình. Tui tính tới Trung tâm trợ giúp pháp lý của Sở Tư pháp tỉnh để nhờ luật sư lo vụ sao chụp chứng cứ tại Tòa án theo quy định tại Điều 58 Bộ Luật TTDS.

Tới đây tui tạm ngưng loạt bài này...

Xin hãy thận trọng !


Hẳn nhiều người đã quen thuộc với kênh truyền hình Dicovery thường phát một chương trình thí nghiệm thực tế của những câu chuyện hay sự kiện ở những tình huống khác nhau trên thế giới.

Chiều nay, 30/4, thị xã Thủ Dầu Một – Bình Dương được cây mưa không lớn mà lắc rắc tới giờ này, 21h chưa dứt. Thằng tui gặp mát trời thì nổi hứng liền đi măm măm cẩu nhục, trên đường về có bị dính vài hạt mưa trên mặt, trên quần áo.

Trời tối mưa nhỏ nhưng hơi nặng hạt, dù trời tối đường trơn vậy chớ bá tánh mặc kệ ai nấy cưỡi xe gắn máy cứ chạy thục mạng in hệt bị ma đuổi trên đường…

Má con gái nhỏ ngồi sau đã hơn một lần lên tiếng nhắc chừng tui rằng:
- Anh à, đi nhanh bị ướt nhiều hơn đi chậm đó.

Thằng tui sực nhớ tới chương trình TV nọ tui đã xem và nay xin phổ biến để bà con nào chưa biết thì bi giờ biết đặng lưu thông khi trời mưa gió ngõ hầu giữ an toàn tánh mạng của mình và cho người khác.

alternative text
Theo thí nghiệm mà tui đã đề cập ở trên thì người tham gia giao thông trên đường khi trời mưa nếu đi chậm thì lượng nước mưa tạt vô người đi bộ thậm chí là chạy thiệt nhanh hóa ra lại nhiều hơn người đi chậm, còn nhớ khi coi thí nghiệm trên TV thì trong cùng một thời điểm trời mưa rất lớn, 2 người cùng vượt một đoạn đường thẳng là 300 trăm mét, ta tạm gọi là anh A và anh B, anh A vì sợ ướt người nên chạy thiệt lẹ còn anh B đi bộ tà tà, kết quả thiệt bất ngờ là sau khi vắt lượng nước trên quần áo của cả 2 đem cân người thì lượng nước trên quần áo của anh A lại cân nặng hơn lượng nước trên quần áo của anh B.

Vậy, mong bà con hãy ghi nhớ rằng khi đi trên đường không có áo mưa mà bất chợt bị mắc mưa thì ta cứ bình tĩnh di chuyển với tốc độ bình thường tới khi gặp chỗ trú mưa.

Lại nói, khi ông trời chuyển ầm ì lại rớt hạt lộp độp sắp mưa lớn là thời điểm thu hoạch của thần chết, tui hỏng hiểu cớ chi lúc đó bà con mạnh ai nấy tống hết ga chạy luồn lách rõ ra …éo thèm nể mặt thằng cha mặc áo choàng đen vác lưỡi hái bự tổ cha rình rập mọi ngả ?

Ối chà, các cha nội đâu phải thằng giựt đồ mà chạy xe chi ác nhơn để rồi chỉ tictac là ô hô ai tai, mới đó mà đã qua cầu sông Nại Hà lên Vọng Hương đài ăn cháo lú rồi trở về nhà leo lên đầu tủ ngồi nhịp giò hít khói nhang, thây kệ ngày mai vợ mình chúng xài còn con mình thì chúng sai.

Chắc chắn không ai muốn vậy. Xin hãy thận trọng !

Bài cùng chủ đề:
- Cảnh báo an toàn giao thông
 
Lên đầu trang