Home
  
Search từ khóa phuongngugia           English alternative text
Image alternative text alternative text alternative text alternative text alternative text alternative text alternative text

Tìm trên Google.com         Tìm trong Site này

 Trước tiên xin hãy đọc lời ngỏ này 

Oan cho tui

Lọ mọ vô mạng, tình cờ gặp một thông tin khiến thằng tui giựt thót nên vội vã có đôi lời đính chính.

Theo như tấm hình mà tui chụp từ màn hình như dưới đây thì thông tin cá nhơn của thành viên Nguyễn An Phương là công tác tại Tòa án, bằng cấp là tiến sĩ. Oái, chít tui rùi, phuongngugia tui nào giờ vốn thứ văn dốt võ nát, do vụ việc của gia đình có vướng chút đỉnh tới pháp luật dân sự nên tui tìm vô đăng ký thành viên các trang mạng chuyên về luật để đăng vấn đề lên diễn đàn mong xin được các thầy cãi tư vấn. Khi đăng ký thành viên thì phần thông tin cá nhơn tui để trống, rứa mà ai đó khi không thêm vô nào là “Nơi công tác: Tòa án; Bằng cấp: Tiến sĩ”.

Image

Mới tức thì đây, bác Ba Phi gọi di động cho tui kêu hỏi: "Ê Phương, mày dời địa chỉ về gần nơi kho đạn Long Bình hồi nào dzậy?". Thiệt... oan còn hơn bà chị tui là thị Kính, oái oái…

Lời bàn của Mao Tôn Cương

”Trương Duy Nhất blog không phải là trang lề trái…”. Trong Entry có tựa là “Giới thiệu blog mới”, đàn anh Trương Duy Nhất ỉ ôi rền rĩ rằng tự thấy blog của va nào phải trang mạng thuộc loại đáng bị xếp vô lề trái đâu mà đánh va chi tội nghiệp, đàn anh oán trách rằng tại sao ai đó hỏng đánh mấy trang sex hay mấy tờ lá cải chuyên đăng các tin lừa đảo, cướp, hiếp, giết… đàn anh còn hứa thề rằng mình sẽ không bao giờ dám đi qua lề trái. Hic, nội cái cụm từ “ trang lề trái” mà đàn anh xài cũng đã là chạm vô chỗ nhột của ma đầu Sinh tử lệnh, cái gì mà trang lề trái với trang lề phải, ăn nói bậy bạ rứa là hùa theo các thế lực thù địch hết sức nguy hiểm.

Bỏ qua vụ đó, thiết tưởng ông TDN phải hiểu rằng chính đám đọc giả âm binh theo đóm ăn tàn gởi còm măng ăn nói văng mạng đã khiến trang của ông bị ma đầu của ma giáo nổi giận xóa sổ chớ mấy bài viết của ổng thì mùi mẽ gì, giống như trang anhbasam gì đó, chỉ là chuyên bới lượm rác ngoài đường mang về làm của vậy nhưng đám thành viên cánh hẩu hùa nhau post comment nói vung vít tào tao đụng chạm tùm lum gây mích lòng tà la nên mới bị ma giáo bôi tên chớ trang đó làm chó gì có bài viết nào thể hiện chính kiến của chủ nhân.

Bà con hẳn cũng thấy, sau khi trang mạng của đàn anh Trương Duy Nhất bị khai tử thì nhà hàng xóm là đàn anh Nguyễn Quang Lập giật mình đã vội vã ra thông báo đóng cửa còm măng để tránh một cái chết được biết trước đó ru?

Nói mới nói, có lần thằng tôi từng đọc trong một trang mạng nào đó có nói tới ông tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, các comment nhất loạt nức nở ca tụng ông thạc sĩ Vũ như một vị anh hùng vì đã dám gây hấn với chính quyền nào là tự ứng cử bộ trưởng rồi lại kiện thủ tướng… cứ thế hết Bí thư thành ủy tp/HCM bị ông Vũ điểm tên lại tới một tướng an ninh bị ổng chỉ mặt.

Tuy nhiên có một comment mà tôi không nhớ tên tác giả đã cười khẩy cảnh báo rằng mít tờ Vũ hãy coi chừng vì đã bộc lộ sự ngây thơ non nớt khi nhảy vô làm chính trị với vốn liếng chỉ bằng mớ kiến thức luật của mình mà lại là thứ luật pháp “sáng đúng chiều sai mai lại đúng”.

Người mình nay là vậy, thấy ai biểu diễn ngón chi lạ là xúm vô coi khen rồi vỗ tay rân mà khi họ lỡ bị té ngã thì ai nấy lạnh lùng quay lưng giải tán bỏ đi, diễn trường còn trơ thằng con hát ôm vết thương nhăn nhó.

Biết chuyện, bác Ba Phi cũng tỏ ra tiếc cho Cù tiến sĩ vừa có vài hành động dành được chút thành quả cách mệnh sáng chói và được một số rất đông đồng bào hoan hô cổ võ nên lơ là cảnh giác cách mạng và thế là...

Phê bình gia Mao Tôn Cương thống nhất ý kiến với bác Ba Phi, cả hai ký văn bản nhận định rằng rằng trang mạng nào chọc ngoáy đụng chạm nhưng chỉ là sượt ngoài da chút đỉnh ắt sẽ vô sự vì ma đầu Sinh tử lệnh rõ rãng cũng muốn có vài trang như rứa để cho có chút đỉnh màu sắc dân chủ tô điểm thêm cho bức tranh toàn trị. Còn nếu hứng chí mà múa tay gõ bàn phím ào ào nhưng quên rằng ta đang sống hoàn cảnh nào thì lập tức bị ma giáo vung cờ lệnh chỉ vô thì hỡi ơi trang mạng tốn bao công sức o bế ô hô ai tai cấp kỳ, chừng đó mới giật mình khóc kể không những vô ích mà coi bộ còn là dở nữa kìa.

Tản mạn năm 2010

Từ bọn bất lương mặc áo cảnh sát

Sau cùng rồi cũng lòi ra bảy tên bất lương trong túi áo nhét tấm thẻ công an thị xã Cẩm Phả đang làm cái việc gọi là bắt vụ buôn bán dâm. Thật đáng phỉ nhổ, những thằng khốn bắt con gái nhà người ta đang trần truồng run rẩy sợ hãi đứng dạng chân tay cho chúng nhìn ngó rồi quay phim bằng điện thoại cho thỏa thích. Cách hành xử táng tận của các thằng người nhà nước khiến lòng căm phẫn của quần chúng càng chất chứa.

Vậy nhưng theo thói quen cố hữu thì khi dư luận phản đối vừa rộ lên lập tức một lãnh đạo công an tỏ ra rất đã cẩn thận lớn tiếng căn dặn: “… không loại trừ đây có thể là một clip được dàn dựng để gây chú ý hoặc vì mục đích khác nên cần phải hết sức thận trọng.” Tức là lãnh đạo cho rằng các thế lực thù địch đã dàn dựng cảnh quay mục đích để bôi nhọ chế độ tươi đẹp của ta.

Cho dù thế nào thì hành động của tụi lưu manh cũng bị phô bày trước công luận về sự vô lương của chúng.

Tới đám người khoác áo công chức

Tại tỉnh Bình Dương, tại UBND xã An Phú và huyện Thuận An cũng có những tên nha lại giống hệt về cách hành xử cảm tính chủ quan của tụi sai nha miền bắc. Cụ thể:

UBND xã An Phú có tên Nguyễn Ngoc Toàn với chức danh là cán bộ địa chính - xây dựng chỉ là một chức việc nhỏ nhoi thế nhưng nếu hỏi dân địa phương thì bất kỳ người nào cũng đều xác nhận rằng ngoại trừ các đơn xin ly hôn hoặc các giấy tờ xin chứng thực, còn lại đơn loại nào thì cũng đều được hướng dẫn tới nộp trực tiếp cho Nguyễn Ngọc Toàn. phuongngugia tôi từng rất nhiều lần hỏi đám nhân viên văn thư thống kê rằng cán bộ tiếp dân tức cán bộ tiếp nhận đơn của phòng tiếp dân là ai mà tại sao đơn thư lại di Nguyễn Ngoc Toàn nhận thì cả 10 lần đều nghe câu trả lời rằng cán bộ tiếp dân bữa nay đi học. Và với người dân nào cũng vậy, sau khi một nhân viên văn thơ cầm đơn đọc lướt qua nếu nội dung trong đơn không phải là ly hôn hay xin tạm trú tạm vắng… tất cả đều được chỉ qua nộp cho cán bộ địa chính xây dựng Nguyễn Ngọc Toàn để được Toàn giải quyết. Nói thêm, cả gần năm nay lui tới UBND xã An Phú nhưng tôi không thấy nhân viên hay công chức nào đeo bảng tên nên không biết người nào để nêu tên cho cụ thể. Thằng tôi nay in như là kẻ thù của cán bộ Toàn, hắn làm việc kiểu chi không biết nhưng khi hắn làm việc với tôi sau này thì xem ra hắn rất bực tức, vì Toàn thường không chịu nhận đơn của tôi và lần nào cũng bị tôi bắt lỗi là phải trả lời nhận hay không nhận đơn của tôi bằng văn bản chớ trả lời miệng là trái luật, còn nếu là Toàn giở luật ra nói với tôi thì luôn bị tôi yêu cầu phải dẫn chiếu số văn bản và ngày tháng năm ban hành cụ thể khiến tên Toàn tỏ ra rất bức xúc.

Xã là vậy, còn tại UBND huyện Thuận An, cán bộ phòng tiếp dân Phan Văn Hưởng có cách làm việc giống hệt tên Nguyễn Ngọc Toàn ở xã An Phú, nghĩa là cũng tùy tiện giải quyết mà không cần qua lãnh đạo UBND huyện. Khi đọc tờ tường trình và cam kết của các nhân chứng, tên Hưởng nhìn tôi kết luận những nhân chứng do cảm tình với anh nên cam kết như vậy (?!). Tên Hưởng và tên Toàn giống nhau ở chỗ thường tự quyết định nhận đơn của tôi hay không và chỉ khi bị tôi giở luật ra thì tụi hắn mới buộc phải nhận.
Đáng ngạc nhiên là Toàn và Hưởng nay vẩn được lãnh đạo huyện tin tưởng và hàng ngày cứ giải quyết các loại đơn của bá tánh.

Từ những cách hành xử công vụ của chủ tịch cấp xã, phó chủ tịch cấp huyện... cùng đám linh lác như Toàn, như Hưởng mà nay mặc dù hiện đang sống tại tỉnh Bình Dương mà tôi hết muốn xem các chương trình BTV của truyền hình tỉnh Bình Dương bởi lẽ và hành động của cán bộ trực tiếp tiếp xúc với dân lại trái ngược hoàn toàn với các chương trình truyền hình hàng ngày của tỉnh.

Kịch bản

Chết mày chưa bưởi

Sau khi các tờ nhật trình giấy cũng dư nhật trình mạng cùng các trang Blog của bách tính nhất loạt loan tải về việc cái nhà bác Lại Văn Sâm ỏm tỏi, tới đận hôm nay nhà cháu mới dám zón zén bày tỏ suy nghĩ cùng các bác.

Dám thưa hàng tổng, cứ dư nhà cháu cả nghĩ thì hoàn toàn chả phải chuyện ngẫu hứng ngẫu hiếc gì sất, trăm sự chỉ là tại cái thằng dốt sính chữ, với quyền sinh sát của nhà bác Sâm cháu trong môi trường làm việc ở VTV độc tài trị thì bố bảo đứa nào thuộc cái Ban của bác Sâm cháu phụ trách lại dám làm trái ý nếu nhà bác Sâm cháu đang muốn tự sướng với đời. Thị vào chút vốn còm cõi tiếng In gờ lít mà bác Sâm ta dám cả gan khua môi thì nhà cháu cứ gọi là đoan chắc cái lá gan nhà bác Sâm ví dư gan cóc tía chứ lị chả chơi. Cũng bởi nhẽ gần đây bác Sâm nhà ta suốt ngày cứ ấm ức vì không đẹp giai bằng thằng em người mẫu là “vịt” Bình Minh cũng chẳng được nổi tiếng bằng đàn anh Bin La Đen, cho nên nhân làng có việc liên hoan phim quốc tế đận này, nhà bác Sâm quyết chí trổ đòn phép một phát cho em Siu Black hú hồn chơi cho bõ bèn.

Bởi nhẽ mấy có chuyện chứ lị, chẳng là bác Sâm nhà ta đã toan tính trong đầu, bác í đoan chắc cái nhà chú diễn viên Hương Cảng nọ cũng chỉ vài câu xã giao theo kịch bản là cùng cho nên bác nhẩm sẵn mấy câu định sẽ thông dịch cho oách, nói của đáng tội, bác Sâm nhà ta đã định bụng sau khi lòe sủa tiếng Ăng lê cho em Ngô Mỹ Uyên nể mặt rồi sẽ cút mau giả lại chỗ cho em Ly thông phán. Nào ngờ bé cái nhầm to, thằng cu Tổ đang tươi cười định cất nhời xã giao khen dân Việt Nam nhìn cũng không ốm đói như nó tưởng… thì bất chợt đau quặn trong bụng, Tổ ta mặt xanh như đít nhái quáng quàng nói vài câu để còn phải chạy gấp đi tìm nhà xí, vì thế anh diễn viên điện ảnh người Tàu mới thay đổi câu nói như đã thấy. Và thế là chuyện bác Sâm nhà ta chém gió mới bị vỡ lở trước bàn dân thiên hạ mới chết bỏ mẹ chứ.

Nói mới nhớ, có lần em Siu “bẩn” được làm giám khảo của chương trình MTV gì đó có phát trên TV, cứ sau khi mỗi thí sinh biểu diễn thì các thành viên giám khảo có lời nhận xét. Mọi người hẳn vẫn còn nhớ, bữa đó nhà em Siu “bẩn” chỉ có một câu duy nhứt hoặc kèm một hành động biểu lộ, đó là khi được ai đó xổ một tràng English với mình thì Siu ta chỉ mở miệng Yes hoặc lắc đầu.

Nói đâu xa, thằng tui từ 1977 đã tối nào cũng cắp tập viết tới data Hoàng Nguyên hết học English for today lớp của giáo sư Mạnh rồi tới Mauger lớp của giáo sư Huỳnh Tân (bạn học của nhân sĩ giáo sư Bộ trưởng Bộ Văn Hóa nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa Hoàng Minh Giám). Rồi tới 1991 có cửa hàng bán đồ cổ ở đường Đồng Khởi Q1 lại chúi đấu học tiếng Anh với tiếng Tàu… vậy mà tới nay Anh ngữ Pháp ngữ Hoa ngữ trong đầu tui có được chữ nào?

Tui cá cái vốn tiếng Anh của đàn anh Lại Văn Rau Má cũng chỉ cỡ… phuongngugia tui là cùng. Rứa mà hắn gan bự chọc ngứa khiến thiên hạ chửi.

Sao kỳ vậy bưởi

Lại nói, trong buổi lê biểu dương khen ngợi em giai Thánh Gióng bằng đồng đang bất động trơ trơ trên cái bục, trong không khí trang nghiêm trước hàng ngàn người có mặt tại chỗ và hàng triệu người xem truyền hình, ông chủ tịch nước Uyễn Inh Iết theo kịch bản đã thuộc lòng trong mọi buổi lễ tuyên dương với ngập tràn cờ hoa khẩu hiệu thì trước hết là hãy khen ngợi thành tích xông pha đánh giặc của em í, sau đó mới tới tới phần hoan nghênh em í phấn đấu rèn luyện học tập tốt gương đạo đức Ố Í Inh là không đấu đá tranh giành danh lợi chức tước với các anh. Phần sau cùng là khen ngợi em í đã quán triệt tốt luật phòng chống tham nhũng cho nên khi về vui thú điền viên dù cuộc sống nghèo khổ thiếu thốn nhưng rất thanh thản không cần nơm nớp lo sợ một ngày kia sẽ bị bắn bỏ như thằng đồng chí tổng bí thư đảng cộng sản nước Ru Ma Ni bữa trước.

Ông chủ tịch lớn tiếng ca ngợi:

(Trích)- Công lao là như thế, tài năng là như thế, nhưng mà không màng chức vụ, danh lợi, không đòi hỏi ai cám ơn cả, không đòi hỏi phong chức phong tước gì cả, đánh giặc xong là thanh thản về trời để sống một cuộc đời vui thú điền viên, một cuộc đời thanh thản…

Đang ngồi dán mắt lên chiếc TV Plasma 50 Inches vừa mua đại hạ giá bữa qua, nghe tới đó bác Ba Phi vỗ đùi cái “đét” khen thằng Thánh Gióng vậy mới giỏi, trẻ nít lên ba tuổi mà sớm thấm nhuần tư tưởng cách mạng theo gương Kim Đồng, Lê Văn Tám chống đế quốc… ơ…ơ… ngoại xâm. Rồi bác Ba chợt giật mình : “Oái, dũng sĩ diệt… ơ… ơ… Tàu ơ… ơ… đồng chí Thánh Gióng đã được kết nạp đảng chưa vậy cà ?

In như đã vượt lên chính mình

Bữa nay đọc trong trang http://truongduynhat.vnweblogs.com/ thấy có hai bài viết hay, một bài của tác giả và một bài nữa mà đàn anh TDN nọ dẫn từ một trang khác.

Đọc bài viết của đàn anh TDN rồi thì thấy quả thiệt blog TDN nay luận ngữ xem ra đổi khác chút ít so với thời gian trước, tức là từ chuyên đi bới nhặt của các trang khác rinh về nhà làm của rồi hô hào xúi bẩy bá tánh bình loạn nhặng xị… đã tiến bước trên con đường DC là bộc lộ quan điểm riêng trên Blog.

Bài viết “Nhìn từ Trung Quốc” là một bài hay, nhận định mặc dù không mới (tức là thiên hạ thí dụ như nguyentrongtao.org hay phamvietdaonv.blogspot.com đã nói từ lâu rồi) nhưng thằng tui cho là hay ở chỗ tác giả đã vượt lên chính mình, đã dám nói những điều mà từ trước chỉ chuyên xúi người khác. Là một cây bút chuyên nghiệp, chắc hẳn đàn anh TDN nọ sẽ cho ra lò nhiều Entry đáng đọc. Tui chờ đó nghen.

Về bài viết Lạ cho dân bọ nhà tui, tui mong tác giả hãy ráng thử nhìn từ góc độ của người gốc nhỏ lớn sống tại các đô thị lớn bậc nhất thì sẽ không thấy lạ. Người Tàu xưa có câu “Dân kinh thành hàng quan tam phẩm” nghĩa bóng ám chỉ là một đại gia miệt rừng rú hoặc ông chủ lớn xứ quê mùa dốt nát cũng chỉ là thứ chột là vua xứ mù chớ cái đầu của hắn cho dù trộn bột vàng với óc thì đương nhiên vẫn là phải u tối hơn thằng đánh giày nơi đô hội. Và nhớ đừng có mơ tưởng rằng cứ có tiền về Hanoi hay Saigon mua nhà rồi sinh sống vài chục năm là trở thành người văn minh tầng lớp trên. Xưa nay xã hội nào cũng có giai cấp, dù là một bá tước nghèo kiết xác vẫn được tôn kính như thường chớ không phải một thằng trọc phú chân chưa sạch phèn vô Sheraton hay New World ngồi nhịp giò uống rượu chát, khi ra về được mấy thằng bồi cúi gập chào tiền mà tưởng mình là sang.

Tránh voi chẳng xấu mặt nào


Sáng thứ ba, 21/9/2010 tui tới phòng tiếp dân của UBND huyện Thuận An nộp đơn yêu cầu cung cấp tài liệu thông tin về đất đai liên quan tới thừa kế của ông Lý Thanh Sơn, ngụ 48/3 ấp 2 xã An Phú huyện Thuận An. Do lần trước đã không cung cấp bất kỳ tài liệu gì chứng minh mối quan hệ thân tộc và quyền lợi giữa gia đình tui với Lý Thanh Sơn nên UBND huyện Thuận An mới gởi công văn số 1120/UBND-NC ngày 22/6/2010 không giải quyết theo đơncủa tui. Lần này tui nạp đơn đề nghị kèm tài liệu để làm chứng cứ chứng minh yêu cầu của mình là có căn cứ.
Sau khi đọc đơn, gã cộng tác viên trợ giúp pháp lý lên giọng thao thao bất tuyệt lên đời thằng tui, hắn kẻ cả cất giọng: “về đơn của bà Dung thì tôi trả lời luôn cho anh rằng đơn này UBND huyện đã có công văn 1120 trả lời rồi nên chúng không nhận đơn này nữa…”

Tui trả lời thưa anh lần trước là tui gởi đơn mà không đưa ra được căn cứ chứng minh, công văn 1120 đã chỉ ra điều đó. Vậy nay tui gởi kèm theo tài liệu là chứng cứ vân vân. Cha Hưởng nọ sau khi lật lật coi qua xấp tài liệu photo mà tui gởi kèm theo đơn rồi lắc đầu nói mấy thứ này không phải là chứng cứ, anh phải đưa ra khai sanh của ông bà nội anh, của cha anh cùng giấy khai sanh của anh để chứng minh anh là người thừa kế hợp pháp, bên kia cũng như vậy thì mới có cơ sở giải quyết vân vân. Tui cãi lại rằng tui không có các giấy đó nhưng tui có văn bản của người làm chứng có chứng thực chữ ký của chính quyền hẳn hòi.

Các cán bộ tiếp dân ngồi quanh thi nhau nói với tôi rằng người gửi đơn khiếu nại phải đưa ra những căn cứ chứng minh việc khiếu nại của mình là đúng và đồng loạt phủ nhận các tờ tường trình và cam kết của nhân chứng mà tôi xuất trình. Có vị còn cho rằng có thể nhân chứng cảm tình với tôi mà ký các văn bản cam kết làm chứng vì vậy các tờ tường trình và cam kết của người làm chứng này là không có giá trị pháp lý cho dù đã được chính quyền địa phương chứng thực chữ ký. Rằng trường hợp của tui về tình cảm có thể đúng nhưng về lý thì không có cơ sở giải quyết nên tui phải chịu thôi.

Tới đó thì tui bí nên mở lối nói qua vụ tờ đơn phát hiện và kiến nghị, cha Hưởng nọ lên giọng dạy dỗ tui rằng anh là dân chỉ làm đơn khiếu nại chớ không có quyền kiến nghị này kia nọ… Nghe nó nói tui thấy thằng này kiến thức pháp luật còn kém nói trật tùm lum, tuy biết nó sai nhưng nếu bắt giò nó thì mình cũng không dẫn chiếu chính xác điều khoản của văn bản pháp luật để chứng minh được nên tui đành ngậm bồ hòn.

Rời khỏi trụ sở UBND huyện Thuận An tui mới vừa đi vừa từ từ suy nghĩ và nhận thấy rằng đám người hồi nãy là nói tầm bậy tầm bạ. các văn bản của người làm chứng đã được UBND xã chứng thực chữ ký mặc dù chưa thể hiện là đúng hoàn toàn nhưng đó phải được coi là chứng cứ chớ. Tui đổ quạu tính quay xe lại vô phòng tiếp dân cự cãi, nhưng do đã đi gần tới cầu Bình Nhâm nên làm biếng quay lại, trong bụng định về nhà củng cố căn cứ pháp lý rồi ngày mai tới cãi lý với tụi hắn.

Sáng nay 22/9/2010, tui dẹp tờ đơn yêu cầu mà chỉ mang tờ đơn phát hiện và kiến nghị và tự biết mình bịnh đầu óc u tối, tui in sẵn các văn bản pháp luật liên quan định sẽ cãi lý tới cùng với thằng ba xạo Phan Văn Hưởng. Vừa bước vô phòng thấy cha Hưởng ngồi mình ên, thấy tôi chả chỉ ghế mời ngồi và hỏi anh có việc gì hãy trình bày. Tui nói thưa anh việc bữa nay khoan nói, mà hôm qua anh nói các văn bản của người làm chứng đã được chính quyền địa phương chứng thực chữ ký tui gởi kèm không có giá trị là anh nói tầm bậy, các tài liệu của tôi đã thỏa mãn điều kiện quy định tại Điều 83 Bộ luật TTDS và hướng dẫn tại Mục II Nghị quyết 04/2005/NQ-HĐTP của TAND tối cao và phải được coi là chứng cứ. Anh căn cứ vô đâu mà anh phát biểu hai tờ tường trình và cam kết của tôi ghi lời kể của nhân chứng rồi đã tới UBND xã chứng thực chữ ký là không có giá trị pháp lý.

Cán bộ trợ giúp pháp lý Phan Văn Hưởng nghe rồi lại hỏi vậy bữa nay anh tới có việc gì, nếu là đơn thì anh đưa tôi coi. Biết thằng ngu đã né đòn nên tui làm thinh đưa cho chả tờ đơn phát hiện và kiến nghị. Tui nói:

- Hôm qua anh nói là tôi không được làm đơn kiến nghị là anh nói bậy, Thông tư 04/2010/TT-CP của Thanh tra chính phủ là mới nhất quy định về tiếp nhận và xử lý đơn thư khiếu nại tố cáo của người dân, ở điều 4 đã nói rõ là đơn phản ánh, kiến nghị liên quan tới khiếu nại tố cáo.

Gã nọ câm miệng ra bộ như đang chăm chú đọc đơn phát hiện và kiến nghị của tui gởi UBND huyện Thuận An, hắn làm bộ lật lật xấp tài liệu photo tui gởi kèm theo đơn. Tới tờ đơn kiến nghị gởi ông Chủ nhiệm UBKT tỉnh ủy Bình Dương. Chả coi lướt tựa đề rồi đưa trả toàn bộ xấp giấy tờ về phía tui. Miệng nói:

- Cái này tôi không có thầm quyền, sáng thứ ba anh đến đi nha.

Biết gã Hưởng nọ né tránh để chờ thứ ba tuần sau khi có viện binh mới nghinh tiếp, tui định yêu cầu cứ nhận đơn rồi viết biên nhận cho tui, và tui chuẩn bị để cự cãi thêm một chặp để buộc nó phải nhận đơn nhưng dòm thái độ nhún nhường của nó tui đâm nản. Tui cất giọng kính cẩn dạ thưa tui chào anh, rồi hỏng thèm dòm cái bản mặt cầu tài của thằng nọ mà lắc lư con tàu đi lê lết xuống tam cấp.

Trên đường về, nhớ lại thái độ vớ vẩn của ông cán bộ Hưởng cùng bản mặt rõ ra thứ chuyên nghề đội trên đạp dưới của nó, tui tự nhủ người xưa để lại câu “tránh voi chẳng xấu mặt nào” quả là hay. Mình đã chuẩn bị tinh thần, tài liệu các văn bản pháp lý sẵn sàng để đấu lý với đám cán bộ phòng tiếp dân huyện Thuận An mà bỗng dưng… hỏng có chuyện chi hết trơn, bao nhiêu hăng hái đi đâu ráo trọi. Giờ mà đấu lý chắc lại sẽ lắp bắp nói hỏng thành tiếng, mai mốt gặp ai đang hăng tiết vịt như mình bữa nay thì tốt nhứt nên tránh, chờ đối phương mất hứng rồi mới nghinh chiến theo kiểu lão tướng Hoàng Trung chém đầu Hạ Hầu Uyên nơi núi Định Quân bên Tàu xưa thì thắng chắc. Cha Hưởng nọ thứ nhà quê ngu lâu dốt nát nhưng sáng nay khi gặp tui hắn cư xử đâu thua kém Gia Cát Lượng.

Hic.

Hai ông Thạch

Lang bang trên net, tình cờ gặp một bài viết về nhạc sĩ Giáp Văn Thạch của tác giả Từ Nguyên Thạch, in hình thằng tui đã có bài trong đó có nhắc tới nhạc sĩ Giáp Văn Thạch, vả lại tui không thân với anh Giáp Văn Thạch nên đâu có gì nói thêm về ảnh, duy có điều ông Từ Nguyên Thạch nhà thơ nhắc tới tạp chí Văn hóa Sông Bé, nhắc tới chú Út Nhân (Nguyễn Quốc Nhân), nói chuyện chú Út Nhân làm Chủ tịch Hội Văn Nghệ Sông Bé vân vân và vân vân mà hỏng thèm có nửa lời nhắc tới ông thầy của cả đám Nguyễn Quốc Nhân, Giáp văn Thạch, Từ Nguyên Thạch, Trần Bình Dương, Phạm Ngọc Am… thì thiệt là láo, láo quá. Thằng tui từng theo ông già về Sông Bé cuối năm 1979 theo lời gọi của Bí thư tỉnh ủy Đỗ Văn Nguyện, từng chứng kiến ổng dùng kinh nghiệm mấy chục năm làm công tác tuyên huấn cùng quản lý văn hóa để phát triển ngành văn hóa của tỉnh, thành lập Hội Văn nghệ mà anh Giáp Văn Thạch là Phó chủ tịch kiêm phó Tổng Biên tập báo Văn nghệ. Còn Từ Nguyên Thạch và Trần Bình Dương hồi đó cùng là giáo viên tiểu học đâu miệt nước độc Bình Long hay Phước Long chi đó, Từ Nguyên Thạch gốc nẫu (Huế) có vợ bán thuốc tây lậu ở chợ Tân Định rồi đi kinh tế mới, cha Thạch kiếng cận nhỏ con ốm nhách ra rẫy cầm chiếc cuốc hỏng nổi mới xin gõ đầu trẻ đặng kiếm cho đủ ngày hai chén gạo luộc.

Tết Nguyên đán 1979 - 1980, ông già tui từ Phó Văn phòng Bộ Văn hóa kiêm Trưởng đại diện Hà Nội tại 170 Nguyễn Đình Chiểu, quận 3 tp/HCM, phụ trách ngành văn hóa các tỉnh phía nam vừa về nhận Phó trưởng Ty Văn hóa tỉnh Sông Bé lập tức cho khai Hội hoa xuân tại vườn hoa Tao Đàn (Saigon) cùng sự góp mặt đông vui của nghệ nhân hoa lá cây kiểng các tỉnh từ Quảng Năm - Đà nẵng tới Minh Hải. Cũng từ khi ổng về Ty Văn hóa Sông Bé mới hoạt động ỳ xèo, anh Giáp Văn Thạch được lịnh đi kiếm tay nào có khả năng sáng tác. Anh Châu, tức nhà thơ Trần Bình Dương nay là phó chủ tịch Hội văn Nghệ tỉnh Bình Dương ngồi uống café kể tui nghe ảnh với ông Thạch ròm được ông Thạch nhạc sĩ phát hiện khi đang hàng ngày bị hít bụi phấn thì mang về bồi dưỡng đặng có hạt nhân nòng cốt. Anh Châu gật đầu biểu anh Giáp Văn Thạch là người dẫn dắt tụi tao vô nghề sáng tác rồi chính ảnh tiếp lửa cho tụi tao.

Cha Thạch ròm nịnh ông Út Nhân nhưng là nịnh bậy, với tính cách hách xì xằng của ông Nguyễn Quốc Nhân từng nổi tiếng mặt sắt đen sì bóp cổ đám các đoàn cải lương ná thở gánh nào như gánh đó khi gặp tui là đám ngoại vụ nhăn nhó như khỉ ăn ớt mà rên cha Út Nhân ăn chi ác đức quá... khi đó nếu không bị ông già tui sai thì sức mấy chịu “tức tốc đi trong đêm để đón xác anh về" như Thạch ròm nói. Ông già tui tư duy theo cách của ổng là chỉ trân trọng tài năng thiệt sự, ổng buồn vì thương một đệ tử có tài vắn số và lo vì thằng lính ruột chết đi lấy ai làm việc, mình ổng gánh sao hết cái Hội Văn nghệ toàn đám mới học viết lách, lại cả tờ báo Văn nghệ… lại còn cả Ban tuyên giáo tỉnh Sông Bé với tư cách chuyên viên mà tối ngày ông Mười Trận Trưởng ban, tiếp đó người thay bác Mười là chú Bảy Thỏa (1997 chia tỉnh thì về Bình Phước làm Phó chủ tịch) sai đám chị Hằng (nay 2010 là Phó Trưởng Ban tuyên giáo tỉnh ủy BD), chị Mãn chạy vô nhà líu tíu chú Chính ơi chú Chính à bác Mười hỏi, chú Bảy hỏi nên giải quyết chuyện đó... chuyện đó... thế nào. Cũng do lối tư duy bị coi là cổ hủ cản hướng ngáng đường phát tài của đám người mới lơ láo từ trong rừng ra nắm quyền mà ổng bị dần gạt ra rìa từ năm 1983 rồi còn bị xô qua cho quản lý đám ba xạo như cha Thạch ròm.

Lại nói, cha Từ Nguyên Thạch vô Hội Văn nghệ Sông Bé một thời gian rồi ngày nào cũng vô nhà tui mà năn nỉ ỉ ôi, cuối cùng rồi chả cũng được bái bai đất Thủ cuốn tượng tếch zìa Saigon.

2001 khi ông già tui đi đoàn tụ ông bà thì ông Thạch nhà thơ cùng vài nhà báo tới đặng tiễn ông già tui chuyến tàu suốt, cũng tham gia sụt sùi à ơi ví dầu chú Chính thế nọ, chú Chính thế kia… rằng thì là Phương ơi Phương à, anh nhứt định sẽ có bài viết về sự dẫn dắt của chú Chính đối với các văn nghệ sĩ văn gừng sĩ, sau khi tía lia rồi chả dzọt mất tiêu tới giờ luôn. Theo tờ danh thiếp đưa cho tui hồi 2001 chả là trưởng phòng tuyên huấn báo Người Lao động, nay hỏng biết mần cái chi?

Về quan hệ giữa hai ông Thạch với nhau thì tui không rõ, cứ theo lối hành xử khi làm việc tại nhà tui thì nhứt định anh Giáp Văn Thạch hỏng phải là bạn như ông Thạch nhà thơ khoe mà là cấp trên, sư phụ dạy nghề viết lách và ông Từ Nguyên Thạch chỉ là một trong số đệ tử của anh Thạch nhạc sĩ. Anh Châu (Trần Bình Dương) còn đang ngồi nơi ghế Phó chủ tịch Hội Văn nghệ tỉnh Bình Dương đầu hẻm nhà tui cũng đệ tử anh Thạch đó kìa. Hỏi biết liền chớ chi, anh Châu hồi đó là cặp bài trùng với Thạch ròm chớ ai.

Nói thêm, ông già tui ưa làm việc với đám thơ ca văn nghệ sỉ lẻ ở nhà đặng khi mần việc vừa uống trà vừa mặc sức uống rượu, tánh ổng vậy cả tỉnh ai cũng biết, chừng xong việc là bày trận vô cuộc nhậu liền. Trận nào cũng tiên phuông “giáp văn đá” dẫn lối mở đường ngoắc cần câu chết trước họ, còn như “từ nguyên đá” thứ gà mái gặp nhậu là lủi đâu mất tiêu.

Nói anh Thạch nhạc sĩ đụng trận là xỉn trước không phải do ảnh uống yếu mà mấy ông kia uống quá dữ. Đệ tử ông Nguyễn Chính đều thua ổng vụ rượu ở đặc diểm sáng sớm mình ổng một bình trà một lít rượu làm việc tới trưa, sau đó uống tới tối mà không hề đụng đũa một lần cũng khỏi cơm cháo nước nôi. Hic, nhậu kiểu đó lính lác sợ dài dài. Năm 2001 anh Hai Trung (tức Sáu Sang, tức Mai Thế Trung, khi đó ủy viên TW và là phó bí thơ trực tỉnh ủy Bình Dương, còn nay 2010 đương nhiệm Bí thơ); cùng anh Tư Đương (Phan Văn Đương khi đó chủ tịch mặt trận tỉnh còn nay thì chủ tịch Cựu chiến binh) về chùa Trường Thạnh ở đường Ký Con quận nhứt thắp nén nhang cho ông già tui, khi đó tui chạy ra đón ông sếp lớn rồi tháp tùng bên cạnh thì nghe anh Tư hỏi nhỏ anh Hai rằng ông Chính có nhậu hôn, anh Hai nghe hỏi thì quay dòm anh Tư mà lắc đầu, miệng kêu trời trời vậy là ông chưa nhậu cùng ổng lần nào hả...

Ậy, nói về nhậu thì Trần Bình Dương nay Phó chủ tịch Hội VN Sông Bé cũng thứ gà nòi chớ chẳng vừa, anh Châu (Trần Bình Dương) hồi đó giống hệt ông thầy lớn ở chỗ nhậu tới chết, lết chưa chịu nghỉ. Nếu hồi đó Nguyễn Chính là "chủ tịch Hội say xỉn" tỉnh Sông Bé thì "ban thường nhậu" là chú Năm Cội (phó Giám đốc cty fafim), chú Út Dũng (Giám đốc XN in), anh Giáp Văn Thạch (Phó chủ tịch Hội VN kiêm phó TBT báo VN Sông Bé), anh Trần Bình Dương (nhà thơ, biên tập viên báo VN).

Bắt giò ông Thạch ròm phát nữa, Ty Văn hóa Sông Bé sau đổi là Sở Văn hóa - Thông tin tỉnh Sông Bé không có phòng nào là Phòng Biên tập - Văn nghệ như Thạch ròm tự đặt tên rồi tự phong cho mình là phụ trách mảng văn học, nói dóc. Sở Văn hóa - Thông tin có các phòng là Phòng Văn nghệ, Trưởng phòng là chú Nguyễn Quốc Nhân, lên Phó GĐ Sở rồi về làm Chủ tịch Hội Văn nghệ sau khi ông già tui nghỉ hưu. Nói thêm, năm 1985 ông già tui gởi đơn xin nghỉ hưu rồi ở nhà luôn, mấy ông thường vụ bụng mừng rỡ mà vẫn mèo khóc chuột ấy đừng... đừng, đề nghị anh khoan nghỉ đặng còn đóng góp cho tỉnh nhà nữa chớ, tới 11/11/1987 mới buổi Hội nghị để ra "Nghị quyết số 54/QĐTU" về việc biểu quyết nhất trí đồng chí Nguyễn Chính về đuổi gà cho vợ, Điều 2 là giao UBND tỉnh mau mau ra Quyết định cho ổng nghỉ hưu. Lại nói, phòng Văn hóa quần chúng Trưởng phòng là anh Nguyễn Thế Sương (Út Sương), lên Phó GĐ Sở rồi năm 1997 đi làm giám đốc Sở VH-TT tỉnh Bình Phước. Phòng tổ chức hành chánh trưởng phòng là anh Năm Thành (Vũ Đức Thành), lên phó GĐ Sở, sau qua Chánh văn phòng UBND tỉnh rồi 1997 về làm GĐ Sở rồi đi nhận chức Bí thư huyện ủy Phú Giáo chừng hơn năm lại về làm Phó chủ tịch HĐND tỉnh Bình Dương (vừa nghỉ hưu hồi tháng 5/2010). Ông Thạch ròm chém gió nổ bậy quá xá.

Nữ trạng sư tương lai

Liên quan tới vụ đòi di sản thừa kế của ông già và coi bộ sẽ gặp tình huống như tảng đá là vật cản vô cùng chắc chắn và việc tranh chấp của thằng tui bỗng dưng muốn… thua tại Tòa án.

Trong nỗ lực tìm kiếm giải pháp để đạt ít nhất là cùng với phía bị đơn nắm chung phần cán của con dao hai lưỡi là Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 trước khi phiên tòa diễn ra, trên Diễn đàn luật tui đã trình bày vụ việc cùng quan điểm cá nhân để mong được sự đóng góp ý kiến của các thành viên.

Các thành viên của diễn đàn với kiến thức vững vàng về pháp luật nói chung và về mảng dân sự thừa kế nói riêng đã đóng góp ý kiến cho tui.

Vậy chớ có một nickname ngoclan_1986, theo lời các cụ dạy nhìn mặt bắt hình dong, nên nhìn nickname đó tui đoán là đờn bà, trước tiên ẻm tự xưng là Luật sư chánh hiệu con cầy tơ củ riềng, sau đó vô đề đẩy đưa nào là công nhận pháp luật xứ ta còn thế này, luật pháp nước mình còn thế kia, tiếp đó em ngoclan_1986 cao giọng nhận định rằng: “xét trên bình diện xã hội hiện nay, hễ nơi nào có nhà (luật sư họ hay nói ngắn gọn nhưng đầy đủ ý nghĩa nên bà con phải hiểu rằng ẻm muốn nói cả nhà thờ lẫn nhà chùa) đất (ta phải hiểu ngay là em ngoclan_1986 tính luôn đất nghĩa địa) là có tranh chấp…”

Ngừng một chút để lấy hơi, ngoclan_1986 ta cao giọng lên đời: “Sống ở thời điểm này, chúng ta phải thích nghi, cố gắng đừng để sự lười biếng, hời hợt chủ quan của bản thân làm mất đi quyền lợi của mình rồi trách móc Pháp luật, đòi hỏi pháp luật phải nên thế này, phải nên thế kia để bảo vệ quyền lợi cho cá nhân hay chỉ một nhóm nhỏ như mình.”

Sau khi xỉ vả một chặp, em ngoclan_1986 chợt chỉ tay vô mặt tui trợn mắt: “Cụ thể như trường hợp này, ông Chính là cán bộ tập kết, sau về tỉnh nhà làm cán bộ, ông phuongngugia qua cách trình bày đề tài Luật cho thấy cũng không phải người không hiểu biết thế cho nên lời giải thích : " Về câu hỏi rằng bao nhiêu năm mà ông Chính không đoái hoài: Vì không hiểu biết về pháp luật thừa kế nên không biết đất đai ông bà để lại đã có phần của mình, trước nay ko hề nghe ổng dặn lại cho vợ con biết. Ngoài ra tôi ko còn cách giải thích nào khác. Mấy chục năm nay anh em chúng tôi ở xa lại ko quan tâm nên cũng không biết luôn” làm sao có thể thuyết phục được mọi người và cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp ? Chính vì vậy, tôi cho rằng bạn phuongngugia khó bề thắng kiện, nhất là khi ông Sơn là Phó chánh thanh tra Nhà nước Huyện.

Cứ cho là thằng tui khó bề thắng kiện đi, vụ này đã được tính tới và tui cùng hai anh em nữa đang nỗ lực tìm hiểu thêm về mọi góc cạnh pháp luật.

Thứ con nít mới ra lò, ăn cơm còn ít hơn bậc cha chú ăn phở vậy mà ngang nhiên phát biểu tui khó bề thắng (tức sắp thua) nhất là khi ông Sơn là quan thanh tra của huyện.

Giờ thì có ai dám thuê một nữ trang sư tương lai hỏng thèm biết hồ sơ vụ kiện là đầu cua tai nheo ra răng mà chỉ lo vểnh tai nghe ngóng rồi xác định5 tương quan chỉ căn cứ vào các bên nguyên hay bị phía nào mần quan bự tất thắng. Oái…oái.

Mẹ, mình thiệt tình cầu tiến lại bị con nhóc chế diễu, mình đang muốn điên cái đầu mà còn bị con mén ngu ngốc xớn xác chụp cho cái mũ tham lam ngu dốt bự tổ cha. Hic

Đáng tin cậy

phuongngugia tui vừa đăng ký và đã là thành viên của Diễn đàn Luật, là một diễn đàn trợ giúp pháp luật cho mọi người.

Khi post bài này, đơn giản tui muốn nhiều người sẽ cùng được hỗ trợ để hiểu biết về luật pháp.

Sau khi đọc các bài viết của Ls TranVoThienThu trên diễn đàn khi anh tham gia tư vấn cho những trường hợp khác nhau xảy ra trên lãnh vực pháp luật, tui nhận thấy Mr TranVoThienThu tư vấn hoàn toàn không như một số đông LS khác mà điển hình là công ty luật Quang Minh và một em tự xưng luật sư gì đó mà tui quên tên có số điện thoại là 0912724672 xủ quẻ giở trò ú tim mục đích để câu khách kiếm cơm dưới chiêu bài trợ giúp pháp lý.

Từ mối thiện cảm đặc biệt dẫn tới sự tin tưởng nên tôi tìm cách liên lạc với Ls TranVoThienThu và tôi đã được trao đổi trực tiếp với Mr TranVoThienThu về vấn đề thuộc về pháp luật dân sự mà tôi đang gặp, mặc dù đang rất bận với chuyến công tác tận Hà Nội, tranh thủ khoảng thời gian chờ xe tới đón anh đã tận tình góp ý về những thiếu sót của tui trong việc vận dụng quy định pháp luật vào vụ việc của mình… Mr TranVoThienThu đề nghị tôi hãy post trường hợp của mình vô diễn đàn để bà con rộng đường dư luận bàn bạc góp ý rồi trợ giúp… Trên cơ sở đó, tui nhận định Ls TranVoThienThu là một người nhiệt tình, có tinh thần giúp đỡ cộng đồng, anh đã thể hiện rõ nét tính vô tư bất vụ lợi trong khi tư vấn rất chi tiết cho trường hợp cụ thể của tôi.

phuongngugia tui thật hãnh diện vì được quen biết với LS TranVoThienThu, mong rằng tinh thần vì mọi người của anh sẽ lan tỏa khắp mọi nơi.

Nỏ ngay tình

… ngay tình, liên tục, công khai 30 năm đối với bất động sản…”

Là thằng chỉ nghiên cứu tìm hiểu cẩn thận về pháp luật dân sự về thừa kế từ sau khi gởi đơn lần đầu để khiếu nại dân sự nhưng bị Tòa án thông báo yêu cầu sửa đổi bổ sung thì mới nhận đơn. Tui nhận thấy rất nhiều bá tánh xưng luật sư mít xoài trong các điễn đàn pháp luật trên mạng internet khi tranh cãi về quyền sở hữu được pháp luật bảo vệ thường vận dụng quy định của điều 247 Bộ luật dân sự áp dụng cho luận cứ của mình để bênh vực cho những người được cho là đã thỏa mãn các điều kiện của quyền chiếm hữu theo thời hiệu mà hỏng thấy ai phân biệt rõ thế nào là ngay tình và “cách răng là nỏ ngay tình”

Qua đó tui mới ngộ ra tại sao bà luật sư Trương Thị Hòa thuộc đoàn LS tp/HCM có hai văn phòng luật sư nằm sát nhau tại tầng chệt chung cư chi đó đường Nguyễn Du quận nhứt lại được giới Thẩm phán và luật sư phía nam đánh giá là giỏi nhứt trong nghề chuyên đi bảo vệ quyền lợi của thân chủ trong các vụ kiện dân sự.

Thì ra là do người ta vận dụng chính xác các quy định pháp luật trong từng thời điểm, từng tình huống cụ thể, biết cách xây dựng luận cứ xác đáng vững chắc…

Lại nói, điều tôi trăn trở là tình tiết trong vụ kiện của gia đình tui. Trên thực tế tui không biết gì về đất đai thừa kế của ông già bởi ngay cả ổng coi bộ cũng thiệt sự không quan tâm.

Trước khi ông già mất đâu nghe ổng nói hay dặn gì liên quan tới đất đai mà chỉ dặn tui:
- Tên hồi nhỏ của bố là Võ Văn Trừ, còn tên khai sanh là Võ Văn Lợi, sau này nếu có điều kiện thì con đổi lại họ Võ cho đúng theo họ của ông nội…
- Ba anh em trai con thì bố đã cho mỗi đứa một căn nhà, chỉ còn cái Mai là chưa có gì, vậy thì còn căn nhà ở Nguyễn Trãi là bố cho cái Mai.

Mở ngoặc. Ông già tui theo đảng cộng sản và sống trong chế độ bao cấp nên không từng biết tơ hào riêng tư cái gì, vật chất cả cuộc đời ổng toàn do nhà nước lo, cho tới nay một cán bộ hàng đệ tử của ổng là chú Tư Nguyên, một cán bộ được ông già tui cho lên làm Giám đốc Nhà xuất bản tổng hợp Sông Bé và mắc sai phạm mà báo chí đăng tùm lum nên bị cho hưu non, chú Tư là láng giềng sống nhà sát bên, mới đây còn nói với tui “Chỉ có ông Võ Văn Trừ là ông già mày, chỉ riêng ổng là nằm tay gác trên trán mà chết nhẹ nhàng…”.

Cũng bởi lẽ đó mà chính tui là người tới gặp anh hai, anh em ngồi cãi lý khi tui đề nghị anh hai dọn nhà qua nhà ảnh mới xây nơi quận 8 gần ngay cầu chữ Y và giao căn nhà ở phường Bến Thành quận 1 cho chị Mai là chị gái hơn tui một tuổi. Cũng lý do đó mà nay anh hai giận tui nhưng tui tảng lờ tính cứ có dịp là ghé nhà ảnh bên quận 8 chơi như thường. Đóng ngoặc.

Sau khi chuyển hồ sơ bản photo những gì tui hiện có liên quan tới vụ đòi thừa kế của ông già cho một quan chức cao cấp của Tòa án tỉnh nhờ ”Anh coi giùm em rồi chỉ dùm em phải làm thế nào, quyền lợi của em là chính đáng nên em mới kiện cáo lôi thôi vầy chớ ổng còn sống sức mấy ổng giành giựt với ai, mà ổng còn thì đâu cần thưa kiện“.

Người nhà nước lại là dân chuyên nghiệp dạy biểu sao chưa biết nhưng tui mất mấy ngày vì câu hỏi Lý Thanh Sơn có phải là “Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn mười năm đối với động sản, ba mươi năm đối với bất động sản theo như quy định tại Khoản 1 Điều 255 Luật Dân sự 1995 hoặc Khoản 1 Điều 247 Bộ Luật Dân sự 2005? Lên mạng tìm hiểu thì thằng tui bị ù tai hoa mắt vì các liền anh liền chị vỗ ngực xưng luật sư thi nhau khoe hay khoe giỏi mà cãi nhặng xị náo loạn các diễn đàn pháp luật… rốt cuộc tui hỏng có được bài học nào có thể xài cho mình.

Vậy chớ những tưởng rằng xa tận chân trời mà nào hay gần ngay trước mắt. Hổm rày tập trung nghiên cứu Bộ Luật TTDS, chỉ giở Bộ Luật DS khi cần thì nay với vỡ lẽ Pháp luật dân sự (Điều 189 BLDS 2005) quy định “Người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình là người chiếm hữu mà không biết và không thể biết việc chiếm hữu tài sản đó là không có căn cứ pháp luật

Ô chà, hỏng lẽ từ năm 1978 sau khi bị cải tạo về quê nội nơi An Phú , Lý Thanh Sơn lại có thể “Không biết và không thể biết” đất đai là của ông bà nội va để lại được chăng?

Báo Công an Nghệ An (http://congannghean.vn/Doi_lai_tai_san_bi_chiem-details.aspx) có bài trả lời công dân đã gián tiếp phân tích thế nào là chiếm hữu ngay tình không có căn cứ pháp luật, từ đó tui mới hiểu để rồi xây dựng luận cứ cho mình nhằm bác bỏ quyền sở hữu theo thời hiệu của Lý Thanh Sơn.

Sau khi cân nhắc mọi lẽ, tui cho rằng trường hợp của Lý Thanh Sơn thuộc về chiếm hữu không ngay tình và có căn cứ pháp luật. Kết luận: Trường hợp của Lý Thanh Sơn không có căn cứ áp dụng khoản 1 điều 255 Luật Dân sự 1995 hay khoản 1 điều 247 Bộ Luật Dân sự 2005 về quyền sở hữu theo thời hiệu. Giải đáp được câu hỏi lớn này là tui tự thấy ông quan bự phó chánh thanh tra huyện Thuận An cũng chính là thằng cựu lính thủy quân lục chiến ngụy quyền Saigon Lý Thanh Sơn hết phép và đoán va sẽ chuyển hướng qua... Nhưng đó là việc sau.

Oái, rõ ra là tự mình nhát mình, vì ngu lâu nên tui tự làm rắc rối thêm sự việc, khơi khơi bỗng dưng… mất ăn mất ngủ mấy ngày vì một điều luật hỏng liên can trực tiếp tới vụ việc. Tuy nhiên cứ để đó, biết đâu lỡ ai đó lợi dụng để ăn hiếp “dân gian” là thằng tui thì sao? Hic hic.

Bài cùng chủ đề
- Luật sư tư vấn pháp luật

Phải có người đầu tiên chớ

Nói mới nói, bữa 16/8/2010 tui xuống xã An Phú xin chữ ký vô tờ giấy ghi lời kể của một nhân chứng. Sau khi lấy dấu tay của nhân chứng cùng chữ ký và số CMND cùng địa chỉ của hai người chứng kiến khác. Tui mang tờ tường trình và cam kết trong đó tui cam đoan chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tờ tường trình tới UBND xã xin chứng thực chữ ký của tui kèm theo CMND theo như quy định tại Điều 5 nghị định 79/2007/NĐ-CP về công chứng, chứng thực…

Không ngoài dự đoán, cán bộ tư pháp xã An Phú Phạm Văn Xuân vừa coi xong tường trình của tui đã phẩy tay biểu không thể chứng thực chữ ký cho anh vì anh là người nơi khác, anh mời ông “này” tới đây tôi chứng thực chữ ký cho ông ta.

Nếu như rứa thì có chi để nói, là do hồi này tui rảnh quá hỏng có chiệng làm nên cố tình làm chuyện chi đó mà người khác không làm được mới chịu. Tui viện dẫn các quy định của pháp luật để yêu cầu ông Xuân chứng thực chữ ký cho tui. Cãi qua cãi lại rồi viện dẫn, rồi bác bỏ này nọ một chặp, ông Xuân đuối lý kêu tui đi ra ngoài photo CMND mang vô cho ông ta.

Khi tui mang bản photo CMND vô thì mít tờ Xuân một tay cầm hồ sơ, tay kia móc điện thoại gọi cho ai đó, chừng 15 phút sau ông Xuân nói tui không chứng cho anh được, giờ tui viết biên nhận cho anh, ngày 18/8/2010 anh tới tui cho biết kết quả.

Sáng nay 19/8/2010 tui tới trụ sở UBND xã An Phú, vừa thấy tui, cán bộ Phạm Văn Xuân đưa trả hai tờ tường trình và cam kết của tui và nói tui đã hỏi chủ tịch, hỏi tư pháp huyện rồi, không thể chứng thực chữ ký cho anh được, anh về mời ông “này” tới đây tui chứng cho ổng liền không quá 3 phút. Tui làm việc là cố gắng giúp cho dân mà thôi.

Hồi sáng trước khi đi tui đã thủ sẵn một tờ đơn gửi chủ tịch UBND xã An Phú để khiếu nại cán bộ tư pháp Phạm Văn Xuân đã có hành vi trái pháp luật khi không chứng thực chữ ký của tui. Giờ tui lấy ra nộp cho cô cán bộ phụ trách văn thơ và đề nghị cô ta viết biên nhận cho tui. Mít tờ Xuân bước tới hỏi tui sao chưa về còn làm gì ở đó, tui trả lời tui nạp đơn khiếu nại, ông Xuân hỏi lại khiếu nại vụ đất nữa à, tui trả lời không phải khiếu nại đất đai mà là tui khiếu nại anh đó. Cha Xuân chụp tờ đơn chạy ra ngoài nơi chủ tịch UBND xã Tống Văn năm (Năm “chè”) đang đứng để “trao đổi” chừng mười phút, sau đó quay vô đưa trả tui tờ đơn đã bị xếp làm tư làm tám, miệng nói anh muốn khiếu nại thì cứ khiếu nại chớ tôi đã hỏi chủ tịch rồi, không chứng thực chữ ký của anh được.

Ông quan xã bỗng dưng... nhũn như con chi chi xuống giọng nói với tui rằng:
- Tôi hướng dẫn anh từ nãy giờ mà anh còn khiếu nại là anh làm khó tôi, tôi rất dễ, chứng được thì tôi chứng cho anh liền, giờ anh về biểu ông "này" lên đây tôi chứng cho ổng liền, nếu không anh biểu anh "kia" lên đây tôi cũng chứng cho ảnh luôn...

Mặc cho thằng người nhà nước nói chi thì nói, tui cứ ngơ ngơ dạ thưa anh Xuân, tui đâu biết gì, là do mấy người trên cái trung tâm trợ giúp pháp lý tư vấn cho tui, họ biểu tui cứ khiếu nại, anh lại biểu đừng... tui hỏng biết nghe bên nào, vậy thôi để tui về hỏi lại rồi sẽ tới rút đơn khiếu nại về.

Thấy bản mặt thằng người nhà nước nhăn nhó bắt tội, tui làm phước biểu va rằng: "Tui nói thiệt anh Xuân nghe, hôm rồi tui xin chứng thực ở xã Bình Chuẩn cũng in hệt vầy, cán bộ tư pháp tên là Võ Nhựt Trình còn ghi vô tờ tường trình rằng không có cơ sở để chứng thực rồi ký tên. Anh Trình đó còn gọi cho ai đó trên phòng tư pháp huyện lại mở lớn cho tui nghe tiếng đàn bà nói không chứng được, chứng rồi mai mốt phiền lắm". Ông cán bộ tư pháp xã An Phú tướng lùn thước rưỡi quen thói nạt nộ dân vừa nghe tới đó thì gật đầu liên hồi như giã gạo, miệng nói văng cả nước miếng "ừa ừa tôi cũng gọi lên hỏi phòng tư pháp huyện, chị Lan cũng nói vậy với tui".

Tui nói:
- Hôm rồi tui đã trình bày với chị Chi Giám đốc TT pháp lý gì đó của Sở Tư pháp tỉnh, chị Chi nghe rồi gọi điện cho anh Xuân là cán bộ xã Bình Chuẩn…

Ông cán bộ tư pháp cướp lời tui:
- Anh Xuân là trưởng Ban tư pháp xã Bình Chuẩn, rồi sao nữa.. rồi có chứng hôn... rồi sao nữa?

Vân vân và vân vân.

Cán bộ tư pháp xã An Phú Phạm Văn Xuân hỏi mấy người mới có số của đồng nghiệp bên xã Bình Chuẩn để xác minh lời kể của tui:
- Ổng là người ở tp/HCM tới đây biểu mình chứng thực chữ ký... hôm rồi bà Chi nói với ông sao... dzậy à... tui cũng hỏi huyện thì bà Lan biểu không được...dzậy à... dzậy à...

Sau khi gọi điện nói chuyện với cán bộ Trưởng Ban Tư pháp xã Bình Chuẩn huyện Thuận An, ông Xuân quay qua biểu tui "Bên đó là xác nhận chữ ký cho ông Tâm chớ đâu phải anh, mà ông Tâm đó là người ở Bình Chuẩn còn anh ở tận thành phố". Tui đáp "Vậy nhưng thưa anh luật không quy định tui phải có hộ khẩu hoặc tạm trú ở xã An Phú mới chứng thực chữ ký được"... Cuối cùng, ông Xuân biểu tui chiều 2 giờ tới nhận hồ sơ và còn nói thêm rằng "Thôi tui cũng chứng đại cho anh cho rồi"

Chiều 14 giờ 30, tui tới UBND xã An Phú để lấy tờ tường trình và cam kết đã được UBND xã An Phú Chứng thực chữ ký của tui.

Cái chi cũng phải có người bắt đầu chớ, phải vậy hôn?

Bài cùng chủ đề
- Không đủ cơ sở pháp lý chứng thực chữ ký

Luật sư tư vấn pháp luật

Trước hết, bà con hãy nghe công ty luật Quang Minh tư vấn về luật:

Quyền khởi kiện đòi chia thừa kế.

Hỏi:

Tôi năm nay 70 tuổi, hiện đang sống ở Hà Nội. Trước đây có 3 người con. Tôi là anh cả, thoát ly từ khi con trẻ, một người em tôi đã hy sinh, còn một người em út hiện đang ở quê. khi bố mẹ tôi mất cách đây đã 20 năm và không để lại di chúc, do tôi đã có nhà trên Hà Nội nên em trai tôi đã ở luôn trên căn nhà trước kia của bố mẹ tôi để lại một mảnh đất rộng khoảng 1000m2.

Trước đây giữa tôi và em trai tôi đã thỏa thuận không bán ngôi nhà trên mà dành ngôi nhà đó làm nơi thờ tự. Hiện mảnh đất này đã đứng tên em trai toi trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nhưng hiện nay do làm ăn thất bát nên em trai tôi muốn bán căn nhà trên, nhưng tôi kiên quyết không cho bán. vậy xin hỏi hiện nay tôi có quyền khởi kiện đòi chia thừa kế một phần căn nhà đó không ?

Trả lời:

Việc bạn muốn đòi lại một phần di sản mà bố mẹ bạn để lại nhưng không có di chúc phải tuân theo các quy định của pháp luật Tố tụng dân sự. Theo quy định tại điều 645 Bộ Luật Dân Sự năm 2005 thì “thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kẻ từ thời điểm mở thừa kế”. Ngoài ra, như bạn vừa trình bày ở trên thì bố mẹ bạn đã chết cách đây 20 năm vậy thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế đã hết; hơn nữa việc bạn thỏa thuận với em về việc chia di sản thừa kế đã hết; hơn nữa việc bạn thỏa thuận miệng không lập thành văn bản nên không có hiệu lực pháp luật. Như vậy bạn không có quyền khởi kiện đòi chia thừa kế căn nhà của bố mẹ bạn để lại nữa vì thời hiệu khởi kiện về việc này đã hết.
(Nguồn: http://www.phapluatviet.com/dich-vu-tu-van-luat/71-bat-dong-san/372-quyen-khoi-kien-doi-chia-thua-ke-.html).

phuongngugia nói:

- Thằng tui nhận định Công ty luật Quang Minh này đúng ra nên đổi là công ty đọc giúp văn bản pháp luật coi bộ có lý hơn, thằng tui đang trong hoàn cảnh tương tự như bác “Tôi Năm Nay 70 Tuổi” nghe qua bắt ngứa, vậy nên mới chõ miệng vô để tư vấn cho vị nọ như sau:

Năm nay là 2010, cha mẹ vị nọ chết cách nay 20 năm là 1990 và cũng là thời điểm mở thừa kế nên việc tranh chấp về thừa kế sẽ phải áp dụng Pháp lệnh thừa kế 1990. Căn cứ Điều 36 PLTK 1990 thì thời hiệu khởi kiện cũng vưỡn cứ đã hết. Vậy nhưng may mắn thay, năm 2004, Hội đồng Thẩm phán Tòa án NDTC ra Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP hướng dẫn một số trường hợp không tính thời hiệu khởi kiện là:

2.4. Không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế
a. Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết và cần phân biệt như sau:
a.3. Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thoả thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung.


Cũng vẫn Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP quy định tại Phần II Khoản 1 Điểm 1.1 và 1.2 hướng dẫn rằng:

1. Xác định quyền sử dụng đất là di sản
1.1. Đối với đất do người chết để lại (không phân biệt có tài sản hay không có tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất) mà người đó đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 1987, Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai năm 2003 thì quyền sử dụng đất đó là di sản.
1.2. Đối với trường hợp đất do người chết để lại mà người đó có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003, thì kể từ ngày 01-7-2004 quyền sử dụng đất đó cũng là di sản, không phụ thuộc vào thời điểm mở thừa kế.


Như vậy, vị “Tôi Năm Nay 70 Tuổi” nọ tuy hết quyền về thời hiệu kiện đòi thừa kế nhưng lại có quyền khởi kiện người em tới Tòa án huyện nơi có tài sản để yêu cầu chia tài sản chung. Khi đã chia tài sản chung thì bắt buộc phải qua UBND xã hòa giải.

Đó mới chính là những lời tư vấn mà vị “Tôi Năm Nay 70 Tuổi” rất muốn nghe và cần phải nghe. Chắc chắn vậy.

Vụ của tui đây cũng tương tự và tui còn may mắn được một ông Thẩm phán tư vấn về trình tự thủ tục cũng như cách hiểu ngôn ngữ của các quan tòa.

“Án dân sự ở ta xử sao cũng được”.

Trịnh tiên sinh tuyên bố câu xanh rờn trước quốc hội khiến thiên hạ năm châu dám tưởng nhà mình hỏng xài luật là do hỏng có luật mà xài. Vậy mà nếu căn cứ theo quan điểm của những vị đang hàng ngày cầm cân nảy mực để nhân danh nước… lẩu mà phán quyết thì thiên hạ sắp trở lại thời 12 sứ quân lắm à. Tòa huyện vận dụng một kiểu, Tòa tỉnh lại vận dụng kiểu khác, tức là mỗi Thẩm phán có cách hiểu và sẽ áp dụng luật pháp không giống nhau cho cùng một vụ án.

Nói tới đây phuongngugia tui thấy tội nghiệp cho ông họ Trịnh dù đừng nói câu đó thì cũng đâu có ai biểu ổng bị câm hồi nào. Ấy rứa mà mới đây ngài Nguyễn Văn Hiện do bị các dân biểu dồn hỏi quá đến nỗi lúng túng nói huỵch toẹt do thiếu Thẩm phán nên phải quơ đại, vơ vét tùm lum cho đủ quân số chiến đấu. Trước sau mấy chục năm mà hai vị đứng đầu nghành Tòa án lại có nhận định in hệt nhau. Hoàn cảnh tác động tới suy nghĩ thì suy nghĩ mới chi phối hành động. Thì là logic đó chớ răng.

Lại nói, câu nói nổi tiếng của chánh tòa tối cao Trịnh Hồng Dương vô tình trở thành ngọn đuốc soi đường, thành một câu thần chú vô cùng linh nghiệm cho bọn xấu mặc áo thụng đen giải tỏa mọi cắn rứt cho lương tâm sau khi bàn tay cầm cân công lý cố tình lỡ nhúng chàm.

Không đủ cở sở pháp lý chứng thực chữ ký

Lại nói thằng tui vốn ngu lâu mà nay xem ra tự thấy mình bớt ngu. Nói vậy hỏng phải do tui khôn mà do thấy có thằng còn ngu hơn mình.

Chuyện là như ri, hiện thằng chú khốn nạn Lý Sơn bắn tin rằng tui sức mấy chứng minh được mối quan hệ cùng quyền lợi thân tộc với va, sau khi lãnh trọn một chưởng của va qua cái công văn chết tiệt số 1020/UBND-NC của UBND huyện Thuận An ngày 22/7/2010 khiến tui xây xẩm, chừng tỉnh hồn lại tui mới suy nghĩ tìm cách chứng minh vân vân.

Tui nhờ thằng Tâm xác nhận bằng văn bản rằng nó biết rõ ông Ba Hợi (cha ruột Lý Sơn) là cậu ruột của ông già tui, sau vài bữa ầu ơ vì sợ ký là đi ở tù rồi nó cũng xách tờ tường trình ra UBND xã Bình Chuẩn, huyện Thuận An để xin chứng thực chữ ký. Nhè gặp cán bộ tư pháp là Võ Nhựt Trường là anh cán bộ trẻ mà ngu như con bò, tui nghe thằng Tâm kể mà ngứa quá chừng, ra xã xin chứng thực chữ ký mà thằng Tư pháp phán “Không đủ cơ sở pháp lý để xác định.” rồi còn ký tên nữa chớ. Thằng Tâm kể nó xin chứng thực chữ ký theo nghị định 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 mà thằng nhỏ cán bộ tư pháp xã cứ lõ mắt dòm tờ đơn, dòm đã nó gọi điện lên huyện Thuận An để gặp ai đó, qua loa điện thoại ai cũng nghe rõ một giọng đàn bà biểu đừng ký, sau này phiền lắm…

Kể xong, thằng Tâm giải thích rằng vì bác Hai (ông già tui) đã chết , cả ông Ba Hợi cũng đã chết mà tui là con ngoài giá thú làm sao xác nhận chuyện người lớn được? Chừng nào Tòa kêu tui lên thì tui sẽ nói rằng tui là cháu nên tui biết ông Hợi là cậu ruột bác Hai, chứ giờ xã không chứng thì thôi chứ anh biểu tui cãi tụi nó thì tui đâu ngu để làm mích lòng tụi xã. Từ giờ tui hỏng đi đâu anh đừng nhờ tui mấy vụ này.

Tui ráng nhẹ nhàng cười nói với thằng Tâm để lấy lại hòa khí… Một chặp thằng Tâm nói anh nghĩ cách nào đó đi chớ tui sẵn sàng xác nhận rồi ra xã chứng thực nữa, tui giúp anh đòi đất mà, tui biết gì tui sẽ nói đó.

Tui về nhà mở máy coi kỹ Nghị Định 79/2007/NĐ-CP và thông tư số 03/2008/TT-BTP ngày 25/8/2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện Nghị định 79…

Sáng này tui tới Trung tâm trợ giúp pháp lý để tìm cách lấy bút tích của cán bộ Sở Tư pháp Bình Dương để đưa thằng Tâm đưa thằng cán bộ Tư pháp để nó biết mà làm.

Tới nơi tui được chỉ lên lầu 2 vô phòng trợ giúp, tui đưa tờ giấy của thằng Tâm trên đó có bút tích của thằng ngu Võ Nhựt Trình là cán bộ Tư pháp xã Bình Chuẩn và trình bày cho một cô nói giọng bắc, cô ta nghe xong, đọc xong rồi biểu tui nếu chú không đồng ý cách giải quyết của cán bộ tư pháp xã Bình Chuẩn thì chú có thể làm đơn khiếu nại tới chủ tịch UBND xã vân vân, nghe con nhỏ giọng bắc nhà quê thao thao bất tuyệt về luật khiếu nại gì gì đó... tui ngán ngẩm thầm nghĩ coi bộ phải đi tới phòng Tư pháp huyện Thuận An một chuyến mới được.

Thời may, lúc chuẩn bị xuống lầu khi đi ngang phòng Giám đốc tui thấy một người phụ nữ gồi đó, tui xáp vô thưa chị xin chị cho tui vài phút để tui trình bày được không ạ. Người phụ nữ ngẩng lên nói anh cần gì? tui đáp thưa chị tui xinh chị vài phút để nghe tui trình bày ngằn gọn việc mà tui đang gặp phải. Người phụ nữ cất giọng bắc lịch sự nói mời anh vào...

Nửa giờ sau, tui ra về với bút tích của bà Hoàng Hồ Linh Chi là Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý thuộc Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương đề nghị đương sự tới "gặp anh Xuân cán bộ Tư pháp để trao đổi lại" về vụ xin chứng thực chữ ký.

Kết quả cuối cùng là qua bữa sau thằng Tâm ra xã xin chứng thực chữ ký trên tờ tường trình và cam kết của nó thì cán bộ Tư pháp UBND xã Bình Chuẩn chứng thực cái rẹt.

Nhân đây tui xin chia sẽ như sau:

- Đám người nhà nước thuộc hàng lính lác hạng bét có ba lý do để không giải quyết công việc cho người dân:
1/ Không rành luật.
2/ Lương ít, bị người nhà chê bai khinh ghét nên bức xúc sinh cáu gắt rồi làm khó dân.
3/ Sợ trách nhiệm.

Từ năm 2004 khi tìm hiểu pháp luật trong vụ kiện đòi thừa kế cho bà già ở Hà Nội tui đã nhận thức được rằng người nào thiếu hiểu biết về pháp luật thì phải chịu thiệt khi có vụ việc xảy ra.

Nay, tui nghĩ rằng bà con mình càng phải tự trang bị cho mình những kiến thực pháp luật cần thiết để trong từng tình huống cụ thể sẽ viện dẫn đối đáp lại đám người nhà nước chứ đừng để họ vui thì giải quyết buồn thì đuổi mình về.

Thí dụ việc dân sự, nghe qua thì phải áp dụng Bộ Luật Dân sự, nhưng còn Bộ Luật tố tụng Dân sự cùng các văn bản dưới luật như Nghị định, Thông tư, công văn v.v… Nhất là nên vô các diễn đàn mạng để xem họ chia sẻ kinh nghiệm cũng như trải nghiệm thực tiễn.

Thư ngỏ gởi chú Lý Thanh Sơn

Kính gởi chú Sơn.
(phó chánh thanh tra huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương).

Lời đầu tiên cháu xin hỏi thăm sức khỏe của chú, thứ nữa là cháu kính thăm sức khỏe của gia quyến ông Ba Hợi.

Thưa chú, do bưu điện thị xã chuyển trả bưu phẩm sau khi chú đã từ chối nhận “Giấy đề nghị gặp mặt hòa giải mâu thuẫn tranh chấp di sản thừa kế” cháu gởi lần 2 ngày 07/7/2010 nên cháu gởi thơ ngỏ này.

Cháu được UBND xã An Phú trả lời bằng công văn số 33/UBND-KT cho biết bốn miếng đất là các thửa số 194; 250; 255; 256 thuộc tờ bản đồ D3 có tổng diện tích 14.728 m2 tọa lạc tại ấp 2 xã An Phú đã được UBND huyện Thuận An cấp GCN QSDĐ số 189/QSDĐ/CQ.AP ngày 29/6/1998.

Chú biết không, theo cháu nhớ thì cái nền nhà của ông nội cháu xưa là nằm mé bên trái nếu đi từ hướng căn cứ Sóng Thần tới UBND xã An Phú. Cháu đã hỏi hai nhân chứng là bà con nhà mình thì họ đều xác nhận. Ngoài ra họ còn nói thêm rằng đất của bên nội cháu xưa có hai miếng đối diện nhau. Anh Toàn là cán bộ địa chính đã viết chỉ dẫn cho cháu rằng ngoài thửa đất số 194 chú xây nhà, còn ba miếng đất số 250; 255; 256 nằm đối diện nhau tại vị trí sát trạm thu phí An Phú. Điều này trùng khớp với trí nhớ của bốn người cùng thân tộc đã về An Phú nhiều lần những năm sau giải phóng.

Thưa chú Sơn, ngày 14/10/2010 ông chủ tịch UBND xã An Phú là Tống Văn Năm đã khẳng định với cháu khi giải thích tại sao không giải quyết đơn khiếu nại của cháu rằng: “Đất của anh Lý Thanh Sơn có miếng là do ảnh thừa kế, có miếng là ảnh chuyển nhượng lại của người khác…”. Điều này vô tình giúp cháu biết chắc chắn rằng ba thửa đất số 250; 255; 256 là di sản thừa kế.

Thế nhưng, chuyện lại không như cháu tưởng, thế này chú ạ: mới đây cháu đã về An Phú với ý định tìm hiểu thông tin mà cháu cho là sẽ liên quan tới vụ kiện. May thay, cháu đã gặp được hai người mà khi vừa nghe cháu nói muốn tìm hiểu về đất đai của chú thì “Người thứ nhất” đã lên tiếng: “Đất mà anh hỏi đó thì tui nghe nói là của ông Võ Văn Trừ… “. Thật kinh ngạc, một người chưa tới sáu mươi tuổi (tức là cỡ tuổi của chú đó) mà còn biết cả họ tên cúng cơm của ông già cháu, sau khi cho cháu biết vài thông tin mà với cháu là cực kỳ quan trọng, anh ấy còn chỉ cháu tới gặp một người…

Theo sự chỉ dẫn của “Người thứ nhất”, cháu đã tìm và gặp được “Người thứ hai”… Sau khi nói chuyện với “Người thứ hai”, là người biết tường tận về đất đai mà chú đã sử dụng và đã chuyển nhượng, cháu đã hình dung khá rõ nét bức tranh về quá trình sử dụng của phần đất của ông bà cố nội cháu để lại

Vế phần ông chủ tịch xã An Phú Tống Văn Năm mà cháu mới đươc biết ông ta còn có tên là Năm “chè”, việc ông ta nói “Đất của anh Lý Thanh Sơn có miếng là do ảnh thừa kế, có miếng là ảnh chuyển nhượng lại của người khác…” thiệt ra chỉ là thủ đoạn người làng binh người làng của ông chủ tịch xã mà gốc gác xuất thân là một thằng nhà quê ngu dốt.. Cháu nhận định rằng gã Năm “chè” đó cố tình ra đòn phép khiến cháu mất phương hướng để trả thù việc hắn cứ phải dạ thưa để đáp trả việc thưa bẩm của cháu. Chú biết tại sao cháu có nhận định trên không? Đó là do sau khi nghe cháu kể lời nói của Năm “chè” thì “Người thứ hai” nói với cháu đại khái rằng thằng Năm “chè” nói láo chớ ở An Phú này Lý Sơn nó đâu có mua miếng đất nào. Nghe vậy thì cháu biết rằng cả thửa đất số 194 diện tích 7.370 m2 trên đó có căn nhà mà chú đang ở cũng là của thừa kế luôn.

Thưa chú Sơn, tạm thời cháu chưa biết chính xác trong đơn xin đăng ký chủ quyền sử dụng đất chú đã khai đã thừa kế của ông bà nào? Nhưng cháu đoán là chú sẽ khai thừa kế của bà Năm Ri và ông Lý Văn Gọn, cháu được biết bà cố nội cháu thứ năm thường gọi bà Năm Ri; ông cố nội cháu tên Gọn và thường gọi là ông Năm Gọn làm nghề lái heo, vì thế mới đặt tên thằng con cưng là Hợi. Tuy nhiên căn cứ vào trả lời của công văn số 33/UBND-KT “Về nguồn gốc các thửa đất nêu trên do ông bà nào của ông Lý Thanh Sơn để lại thì UBND xã An Phú không rõ…” , hơn nữa trong buổi làm việc với phòng TNMT huyện Thuận An, anh Đặng Lê Bình đã chỉ xấp photo hồ sơ địa chính tờ bản đồ D3 nói tất cả là đất ông Lý Thanh Sơn thừa kế. Với những tình huống trên cháu có cơ sở nhận định rằng trong đơn xin đăng ký cấp GCNQSDĐ thì tự chú đã kê khai với cơ quan nhà nước về nguồn gốc bốn thửa đất số 194; 250; 255; 256 là chú được hưởng thừa kế của ông bà, tức là chú tự thừa nhận chú đã cướp phần thừa kế hợp pháp mà ông già cháu là người được hưởng một cách chính đáng.

Anh bạn là bảo vệ nghĩa trang huyện An Phú cũa là cháu kêu chú bằng cậu, anh ta tên Hoàng "mập" đã nói với cháu rằng "Đất của ông Lý Sơn đang ở là của bà Năm Ri cho". Với cháu bao nhiêu đó đã đủ.

Thưa chú Sơn, qua việc chú đã được UBND huyện Thuận An cấp GCN QSDĐ số 189/QSDĐ/CQ.AN ngày 29/6/1998 cháu nhận thấy chú gian dối cơ quan nhà nước tình tiết cô ruột của chú là bà Lý Thị An đã chết từ rất lâu (năm 1940) và người thừa kế thế vị của bà An là ông già cháu năm 1998 sống tại thị xã Thủ Dầu Một. Bởi vậy mới có chuyện "Người thứ nhất" đã "...nghe nói đất đó là của ông Trừ, mà ổng đâu không thấy về lấy đất? Để Lý Sơn bán hết..."

Qua việc hệ thống lại chuỗi sự việc cùng phân tích logoc diễn biết tình huống, cháu hiểu vì sao chú bằng mọi cách tránh né việc tiếp xúc với cháu: Chú sợ để lại chứng cứ về mối quan hệ thân tộc giữa gia đình cháu với chú.

Tuy nhiên cháu cho chú hay rằng chú đã đã lầm, vì có ít nhất năm người cùng thân tộc biết rõ ông Ba Hợi là cậu ruột của ông già cháu. Có ít nhất ba người là dân địa phương hiện vẫn sống tại xã An Phú biết ông già cháu là Võ Văn Trừ tậpp kết trở về hồi 1975. Có ít nhất hai người đã từng dự đám cưới của anh cháu hồi 1981 tại Thủ Dầu Một. Có ít nhất hai người biết rõ chú từ hồi chú còn là thằng con nít, trong đó một người vừa là cháu vừa là bạn học thời nhỏ với chú.

Bữa trước cháu từng nghĩ rằng với quá trính mấy chục năm công tác từ xã lên huyện, với tiền bạc trong túi “đông như quân Nguyên” và nay với chức danh phó chánh thanh tra huyện Thuận An (thực chất chỉ là trợ lý giúp việc cho trưởng phòng) thì ảnh hưởng của chú phải ghê gớm. Nhưng hóa ra không phải vậy, hôm rồi cháu làm việc ở huyện, một anh cán bộ phòng TNMT đã nói lớn tiếng với cháu mà trong ngữ cảnh cụ thể đó thì ai cũng phải hiểu rằng anh ta phát biểu quan điểm thay cho cả phòng rằng: “Con nói chú nghe, ông Lý Thanh Sơn không chút ảnh hưởng nào ở phòng tụi con cả… “. Chú nghĩ sao?

Cho tới thời điểm này, cháu đã nắm trong tay nhiều chứng cứ hơn chú tưởng đó chú ạ. Còn nữa, cháu vẫn chưa gởi “Đơn phát hiện, kiến nghị” về việc chú gian dối để được cấp giấy chủ quyền vì cháu đang xem xét việc nếu mà chú bị thu hồi GCN QSDĐ thì sẽ ảnh hưởng ra sao tới vụ kiện. Nếu căn cứ theo Điều 21 Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ mà cháu gởi đơn phát hiện việc chú khai gian dối nguồn gốc đất và kiến nghị với cơ quan thẩm quyền thì UBND huyện Thuận An buộc phải chỉ đạo cơ quan chức năng xem xét thẩm tra và có kết luận cuối cùng… rồi ra quyết định thu hồi GCN QSDĐ của chú.

Còn nữa, thưa chú Sơn, chú biết không, một quan chức cao cấp của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương đã bày tỏ quan điểm với cháu rằng: "Chả làm chức gì mặc kệ, nếu lời của mày nói là đúng, nếu những chứng cứ mày cung cấp để làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ kiện đã chứng minh lẽ phải thuộc về mày thì anh bảo đảm mày sẽ thắng".

Chào chú.

Bầu người xứng đáng


Bản thân thằng tui từ nhiều năm nay đâu biết tới ba vụ bầu cử mấy cấp này nọ.

Ngày xưa tui từng đi bầu gì đó ở phường, bà chủ tịch UBND phường 12 quận 1 hồi mới giải phóng là Nguyễn Thị Nghiêm thì chỉ biết ký tên bằng cách viết tên của bả với nét chữ run rẩy (in hệt bà già tui nay 78 tuổi ký tên trên tờ đơn kiện) ở vị trí ký tên của chủ tịch UBND phường.
Nhớ, khi cầm lá phiếu thực hiện quyền công dân của mình, tui cứ lựa cái tên nào đẹp như Mỹ Phượng, Công Thành… là bầu, tên nào xấu xí kiểu như Nguyễn Văn Rớt, Lê Văn Vàng, Võ Thị Bé Bảy vân vân là xổ toẹt, lý do chỉ đơn giản là lũ cán bộ gốc gác là đám giao liên văn thơ hồi ở R lại mang mấy cái tên ngu ngốc còn hỏng biết chữ chỉ tổ làm tội dân. Thà bầu cho đám cách mạng 30/4 mà giỏi chữ thì hơn.

Nhớ, có lần bầu HĐND phường Bến Thành, quận 1 mà khi đó anh hai tui là phó chủ tịch HĐND, tui hỏi ảnh nên bầu ai và để ai, ảnh nói mày chỉ để tên tao lại, còn bao nhiêu mày cứ gạch hết cho tao, tui nói với anh hai rằng nếu vậy thì phiếu không hợp lệ và không được tính, ảnh gật đầu nói nhưng tên tao không bị gạch còn đám kia mất phiếu.

Lại nhớ, hồi đó có lần ông già tui chở tui theo ổng đi họp trù bị đại hội đại biểu tỉnh đảng bộ tỉnh Sông Bé, tui đi theo mà phải đứng ngoài chờ ổng chớ đâu được vô, tui chơi vòng vòng ở ngoài, lâu lâu lân la ghé mắt dòm chơi. Bữa đó bà con họp trong hội trường đấu đá nhau kịch liệt ra sao hỏng biết mà hai lần bỏ phiếu kín cứ nhè ông già tui mà dồn phiếu bầu chức danh chủ tịch tỉnh, khi kiểm phiếu xong, lần nào ông già tui cũng đứng lên kiên quyết từ chối…

Trưa về, khi hai cha con ngồi ăn cơm tui mới hỏi ông già rằng sao người ta bầu hai lần bố đều từ chối hết vậy, con tưởng đại hội bầu thì bố cứ làm đi chứ. Ông già biểu đó là mấy ổng phá nhau nên dồn phiếu cho bố chứ bố không được cơ cấu trong danh sách làm chủ tịch tỉnh, mà theo nguyên tắc kỷ luật đảng thì bố có trách nhiệm từ chối.

Hồi đó ở phường Bến Thành, sau khi ông Hùng (chủ tịch) lên quận làm phó GĐ TT văn hóa q. 1, chiếc ghế chủ tịch UBND phường Bến Thành ông Hùng thưởng cho thằng đệ tử Phước vua nịnh. Anh Tám Trung tan vỡ giấc mơ nên thời gian sau ôm hận từ phó chủ tịch phường Bến Thành qua làm chủ tịch phường Cô Giang, nhằm lúc vừa chân ướt chân ráo ngồi ghế chủ tịch vài ngày thì vô nhiệm kỳ mới. Bầu HĐND phường mà bà con phường Cô Giang đâu biết chủ tịch mới là thằng cha căng chú kiết nào mà bầu? Quận cơ cấu làm chủ tịch phường mà hỏng trúng HĐND thì mần cách răng mà bầu cho đặng? Tui nghe anh hai tui kể thế là trên quận cử hai cán bộ xuống tăng cường cho phường Cô Giang, khi kiểm phiếu thì mấy ảnh cứ tên (…) Trung mà hô. Rứa là ông Tám Trung cứ việc trúng HĐND mà mần chủ tịch phường ngon lành. Ai théc mắc thì đây: Được cơ cấu rồi (?!)

Từ mấy chục năm nay, bà con mình sức mấy ở không để lo chuyện của mấy chả, làm chó gì có ai rảnh mà lo chiệng của đảng. Hồi chưa bịnh thỉnh thoảng sáng sớm tui vẫn rủ cả đám anh Côi là mấy cha trong văn phòng UBND thành phố qua Nguyễn Thái Bình ăn phở quán ông Hải rồi về ngồi lề đường Nguyễn Huệ trước ủy ban gần bên nhà tui mà uống café, mấy chả toàn nói chuyện nhậu nhẹt rồi đi karaoke bóp …ú mấy em, lại còn bàn tán chuyện này nọ ông này sắp lên thằng nọ coi chừng rớt… nói vụ lên chức tăng lương thì mấy chả trề môi lắc đầu “Mười năm phấn đấu không bằng một buổi cơ cấu”, có cha nói “Mẹ, 10 năm phấn đấu …éo bằng một giờ giao cấu…”

Đại khái chuyện liên quan tới vụ bầu bán là vậy.

Dân tập kết có mấy thứ ?

alternative text
Hình ảnh tập kết năm 1954
Tập kết, ai cũng hiểu đó là cuộc di chuyển của các cán binh cộng sản miền nam ra bắc theo thỏa thuận đình chiến của Hiệp định Genever năm 1954.

Nào giờ tui chỉ biết mấy người tập kết là giống ông già tui được quán triệt rằng cứ khoác balo leo lên tàu há mồm của tây mà chống tay đứng trên boong ngắm cảnh biển thơ mộng vài ngày rồi sẽ ra Hà Nội dung dăng dung dẻ bát phố… chờ 2 năm sau tổng tuyển cử tháng 7/1956 thì sẽ dzìa quơ cưới dzợ.

Gần hai mươi năm sau khi tập kết, hơn bảy ngàn ngày “Mỗi người làm việc bằng hai, ăn cơm thì ít ăn khoai thì nhiều”, mà thôi hỏng nói chiệng đó nữa.

Lại nói, tui những tưởng đám người tập kết phải là dân có trình độ cỡ ông già tui, sau năm 1975 trở dzìa Sè – Goòng cũng là… Trưởng đại diện Bộ Văn hóa phụ trách các tỉnh phía nam hoặc tương đương. Hay cao hơn nữa.

Nhè bé cái lầm, hôm rồi rảnh rỗi ngồi nói chuyện với chú Tư Nguyên cũng dân tập kết, mới hay là dân tập kết hoặc dân ở lại miền nam mà hỏng thèm đi tập kết cũng có tới vài ba loại.

1/ Như ông già tui là được chọn lựa vì có năng lực, chắc lại dễ sai biểu nên cho ra bắc bồi dưỡng đào tạo thêm (trong lý lịch về mặt đảng của ổng thì toàn bí thư chi bộ các cơ quan nơi công tác từng thời kỳ).

2/ Các lãnh đạo nòng cốt trung kiên được lịnh ở lại cứ để tiếp tục chỉ đạo đấu tranh cách mệnh.

3/ Các cán bộ chiến sĩ được lịnh ở lại miền nam trực tiếp tham gia chiến đấu.

4/ Đám anh chị liều mạng nhứt định ở lại trong rừng để lâu lâu mò ra bắn giết địch cho sướng tay.

5/ Đám thằng nhát cáy cãi lịnh trên hè nhau vượt tuyến sông Bến Hải ra miền bắc cho khỏi chết. Đám này do không có tên trong danh sách ra Hà Nội nên khi ra miền bắc lập tức bị tống cho lên mấy nông trường trồng mì bắp hoặc hợp tác xã chăn thả trâu bò gì đó nơi vùng sâu vùng xa…

Giờ nghe chú Tư nói chuyện mới biết.

Hèn chi, sau 1975 tui dược biết rất nhiều dân nam bộ mang danh tập kết mà là thứ lôm côm như công nhân tổ trưởng nhà máy cơ khí hay chủ nhiệm hợp tác xã vớ vẩn… Tui tự nhủ sao cũng cán bộ tập kết mà nhiều người trở về miền nam nhưng là lính lác hỏng chức quyền chi ráo trọi ?

Hèn chi, sau 1975 dân tập kết trở về bị đám ở K ở R khinh ghét ra mặt, tỏ rõ đố kỵ hỏng thèm dấu.

Một thực tiễn rằng dân tập kết trở về hỏng có cửa lên cỡ trưởng đầu nghành chớ đừng nói tới lãnh đạo tỉnh. Cứ coi ông già tui thì biết, từ những năm bảy chín vừa chân ướt chân ráo về tỉnh nhận chân phó Ty Văn hóa đã cơ cấu chuẩn bị chánh văn phòng Ủy ban tỉnh rồi sẽ phó chủ tịch.

Đồng chí Sáu Phát Nguyễn Văn Luông vừa đặt đít ngồi lên ghế bí thơ tỉnh ủy Sông Bé là a lê đóng cửa hết vé vãn tuồng với “thằng tập kết” liền, cho đúng với câu thành ngữ “Nhứt K, nhì R, tam T, tứ Kết ”

Chú giải :
- K : cán bộ khu – tức lãnh đạo trong cứ.
- R : cán bộ ở rừng.
- T : tù chánh trị.
- Kết : dân tập kết.

Cách phân biệt âm tiết từ và vựng của vài địa phương

Về âm tiết của các vùng miền thì phuongngugia tui có nhận xét như sau:

Người miền bắc khi nói chuyện thường bị các lỗi chính tả là:
- Không phân rõ chtr ; sx ; rd ; gd.

Dân miền rung (khu 4 cũ) nói chuyện mắc các lỗi chính tả là:
- Không phân rõ gd ;

Dân miền nam khi nói chuyện mắc các lỗi chính tả là:
- Không phân rõ vg

Muốn bắt chước âm tiết của người các địa phương vùng miền không khó, chỉ cần chú ý như sau:

Lưu ý: Phải là âm chuẩn của người Hà Nội gốc.

1/- Âm tiết của người vùng Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, Huế nói chung so với âm tiết của người Hà Nội gốc là:
- Dấu sắc là dấu hỏi
- Dấu huyền là không dấu
- Dấu hỏi là dấu nặng
- Dấu ngã là dấu nặng
- Dấu nặng là dấu huyền

Thí dụ : Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Phát âm là: cồng hòa xà hồi chù nghịa việt nam

Ngoài các địa phương kể trên thì âm tiết của những địa phương khác ở miền trung không khác quá nhiều so với miền nam.

Đặc biệt có vài tỉnh có sự khác biệt khá rõ nét như sau:

1/- Âm tiết và phát âm của người Quảng Ngãi:
Thí dụ : Số điện thoại của tui là 237817
Phát âm là: số điệng thọa của tu lòa hưa boa bửa tám mộc bửa (hai ba bữa tắm một bữa)

2/- Âm tiết và phát âm của người vùng Phú Yên và Bình Định :
Thí dụ : Số điện thoại của tui là 237817.
Phát âm là: số điệng thoại cúa tui lè hai be bảy tém một bảy.

3/- Người xứ Bến Tre rất hời hợt không cần quan tâm rằng phải uốn lưỡi khi nói:
Thí dụ: Về Bến Tre bắt cá rô bỏ vô rổ nó nhảy rột rột
Phát âm là : dìa bớn te bắt cá gô bỏ dô gổ nó nhả gộc gộc

(còn tiếp)

phuongngugia đi đòi di sản thừa kế


alternative text

Đòi quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho gia đình ở Bình Dương

Phần thứ nhất – Động cơ của vụ kiện

Từ đó tới giờ, kể cả khi ông già còn sống, tui cũng chỉ biết đại khái về nhân thân của ổng rằng:

- Bà nội tui là Lý Thị An, là người Việt gốc Hoa sinh sống ở xã An Phú huyện Lái Thiêu tỉnh Thủ Dầu một.

Bà nội tui có người em trai là ông Ba Hợi (hỏng biết là Lý Hợi hay Lý cái gì Hợi)

Ông nội tui tên Võ Văn Mẫn (còn gọi là Bá) là người gốc đâu tận Bình Định ngoài trung tha hương vô miền nam làm việc cho một hãng của Nhựt Bổn tại Sài Gòn rồi làm rể xã An Phú

Khi ông già tui được khoảng 8 hay 9 tuổi thì bà nội tui bị bịnh một thời gian dài rổi qua đời.

Sau khi bà nội tui mất, ông già tui được ông nội tui mang về Sai Gòn sống với vợ nhỏ của ổng cùng 4 đứa em khác mẹ.

Đâu như năm 1944 thì ông nội tui cũng xí lắc léo mà bỏ lại bà vợ kế cùng bầy con còn thơ dại. Tới đây thì ông già tui mồ côi cả cha lẫn mẹ.

Một thời gian sau (theo như ông Ba Hợi kể năm 1976), thấy cháu mình bị mẹ kế hắt hủi, ông bà cố là cha mẹ của bà nội tui sai con trai là ông Ba Hợi lên Saigon mang ông già tui về quê nhà cho đi học.

Năm 1946, ông già tui thoát ly đi kháng chiến. Năm 1949 ổng được kết nạp đảng tại tỉnh Thủ Dầu Một. Năm 1954 thì được lịnh đi tập kết ra miền bắc.

Lời bàn của bác Ba Phi:
- Coi bộ ông nội mi chịu chơi thiệt hén, chắc chả phải có một công việc ngon lành ở cái hãng gì đó của tụi Nhựt Bổn nên tiền lương mới đủ nuôi vợ lớn vợ nhỏ tùm lum rứa.
- É, qua thấy mi còn hơn cả ông nội mi vụ vợ nhỏ vợ lớn nữa à.
- Hà hà… vụ thoát ly kháng chiến gì gì đó… qua cho rằng ông già mi chỉ là nghe lời rủ rê mà theo chúng vô rừng chớ con nít biết quái gì mà thoát ly với chả kháng chiến… hà hà.


Ngày 19/5/1975, ông già tui đại diện Bộ Văn hóa Hà Nội dẫn đầu đoàn cán bộ vô Saigon tiếp quản ngành văn hóa miền nam.

Tháng 3 năm 1976 ông già tui trở ra Hà Nội đưa cả bà già cùng anh em tụi tui chuyển hẳn vô Saigon.

Trong 2 năm 1977 - 1978 tui thỉnh thoảng được theo ông già về thăm quê nơi ổng đã được sanh ra là xã An Phú huyện Thuận An tỉnh Sông Bé, tui từng gặp vài người là bạn học thời nhỏ với ông già mà nay chắc hoặc đã chết hoặc tui không biết ở chỗ nào tại xã An Phú. Hồi đó tui được mấy người lớn chỉ một cái nền nhà bự mà biểu: “Đó là cái nền nhà của ông nội mày”. Giờ, sau hơn 30 năm tui không còn chút ấn tượng nào về cái nền nhà đó cả, chỉ nhớ mang máng rằng cái nền nhà của ông nội tui nằm phía tay phải nếu đi từ hướng thị xã Thủ Dầu Một tới xã An Phú.

Những người bà con gần của ông già tui, ngoài mấy người em khác mẹ cùng vợ con của họ, còn có thằng Tâm là con ngoài giá thú của chú Phạm Văn Sơn (tự Bé – đã chết từ lâu lắm). Chú Bé là em trai kế nhưng khác mẹ của ông già tui.

Bà con bên ngoại của ông già tui thì tui chỉ biết và gặp ông Lý Hợi là cậu ruột ông già tui cùng vợ con của ông Hợi. Hồi 1976 nhà ổng ở quận Gò Vấp. Trong đám con ông Lý Hợi tui chỉ biết chú Sơn. Sau năm 1976 chú Sơn khi đó chừng ngoài 20 tuổi một mình về sinh sống tại quê nhà xã An Phú, sau này tham gia công tác địa phương.

Trước đây, là năm nào thì tui đã quên, tui đi cùng thằng Tâm về xã An Phú tìm gặp chú Sơn để đưa một là thơ tay ông già tui gởi cho chú Sơn có nội dung kêu chú Sơn cho thằng Tâm một miếng đất đặng nó làm nhà… Sau khi đọc lá thơ của ông già tui, chú Sơn biểu thằng Tâm rằng: “Ông nội mày là dân xứ khác tới ở rể An Phú chớ đâu có đất đai chi. Toàn bộ đất đai của tao đây là của ông bà nội tao để lại đó chớ. Vì vậy đâu có đất nào của ông nội mày ở đây”. Nghe Lý Sơn nói vậy, biết ổng hỏng chịu cho thằng Tâm đất nên tui cùng thằng Tâm chào chú Sơn rồi về.

Đó là chuyện xưa.

Lời bàn của bác Ba Phi:
- Từ hồi đó Lý Sơn đã bộc lộ lòng tham rồi.
- Qua từng nghe kể rằng dòng nhà mi có 1 ông nội mà đẻ con ra mang tới 2 họ. Ông nội mi là Võ Văn Mẫn cùng bà Lý Thị An đẻ đứa con đầu lòng là ông già mi thì đặt tên là Võ Văn Lợi (tức Võ Văn Trừ). Nghe kể rằng khi bà vợ nhỏ của ông Bá đó sanh đứa đầu nhưng do đã xảy ra chuyện ghen tương giận dữ chi đó mới đặt tên đứa con đó cho lấy họ của bả là Phạm Văn Sơn (là họ của bả). Tới khi bà vợ nhỏ Phạm Thị Tuyết sanh đứa thứ 2, thứ 3, thứ 4 mới đặt theo họ Võ… Ậy, cha nội Mẫn này thiệt… qua nghe con trai Út của chả kể rằng dù đã có tới hai vợ mà thằng chả vẫn mê o mèo dữ lắm… thằng chả có một con mèo tên Liễu, rứa là chả về đặt tên cho thằng con thứ 3 mới đẻ là Võ Văn Liễu. Rồi tới một con mèo tên là Cúc… thằng chả thề thốt lòng yêu tha thiết với em nọ rồi chạy dzìa nhà đặt tên cho thằng con út mới đẻ tên là Võ Văn Cúc… chà chà.


(Tiếp theo)

Đã 7 năm trôi qua kể từ khi phuongngugia tui hoạch định và thực hiện thành công việc khởi kiện để hủy tờ di chúc do mấy thằng em con ông cậu ruột bày ra hòng chiếm đoạt toàn bộ số di sản thừa kế là quyền sử dụng 2.462 m2 đất của bà ngoại tui chết để lại. Khi nói chuyện với anh hai của mình, tui đã tự đặt tên cho chiến dịch khởi kiện ngoài Hà Nội đòi lại quyền và lợi ích hợp pháp của bà già là “Kế hoạch A”.

Ngày 08/9/2007

Nhân bữa đi qua làm việc với Cy Kiều Hoàng Sơn bên Dĩ An, khi về tới địa phận xã An Phú tui sực nghĩ: “Không biết chú Sơn nay ở đâu, thử kiếm nhà vô thăm ổng chơi, lâu quá rồi…”

Tui tới trụ sở UBND xã An Phú vô hỏi thăm địa chỉ nhà của ông Lý Sơn trước là chủ tịch xã, tui còn hỏi và biết rằng chú Nguyễn Văn Ú hiện nay là chủ tịch xã An Phú.

Tới đây mở ngoặc nói thêm chút.

Hồi đó tui không nhớ năm nào, khi chú Sơn là chủ tịch xã An Phú có dẫn một người tới nhà tui ở Thủ Dầu Một, tui hỏi thì chú Sơn nói rằng là chú Ú trưởng ban công an xã An Phú. Còn nhớ khi chú Ú đó cưới vợ thì mời ông già tui đứng chủ hôn.

Đóng ngoặc.

Lại nói, khi vô Ủy ban xã An Phú hỏi thăm tui được chỉ là từ Ủy ban đi tới trạm thu phí theo hướng Dĩ An, gần bên trạm mé bên trái có nhà sân thiệt rộng xây tường bao màu xanh là nhà ông Lý Sơn.

Tui lần tìm tới nơi, đứng trước cửa nhìn vô cái sân rộng minh mông rồi đưa tay nhấn chuông. Một người đàn ông tuổi chừng ngoài 50 mắt hí lùn mập nước da trắng mặt mụn từ chiếc võng trong sân nhà đứng dậy bước ra đứng sau cửa sắt lên tiếng hỏi anh kiếm ai, nhìn người đó tui nhận ra chú Lý Sơn dù sau mấy chục năm thì nay đã già nhiều. Nhìn bản mặt ngơ ngác của chú Sơn tui làm mặt tỉnh nói tui hỏi thăm ông Lý Sơn, hỏng biết ổng có nhà hôn? Chú Sơn tỏ bộ ngạc nhiên lắm hỏi anh là ai kiếm Lý Sơn có chuyện gì hôn? Tui cười thầm vẫn làm mặt tỉnh rụi nói tui là bạn của ông Sơn, tui và ổng thân lắm gặp biết liền chớ gì.

Chú Sơn nghiêm mặt nói:
- Tui là Lý Sơn đây, anh là ai sao tui không biết anh, mà anh gặp tui có chuyện gì?

Tui phát cười vui vẻ:
- Cháu là thằng Phương con ông Nguyễn Chính đây mà. Chú có nhớ cháu hôn?

Chú Sơn nghe vậy thì vẫn đứng trong cửa sắt dòm tui, mặt ổng vụt lạnh tanh, vài phút mới mở miệng cất giọng tuyệt không chút tình cảm:
- Tao biết mày chớ, năm chín bảy ông già tao chết mà ông già mày đâu thèm về. Kể từ sau khi chôn ông già tao thì tao với nhà mày đâu còn tình nghĩa gì. Giờ tao với nhà mày đâu liên can cũng đâu có gì nói.

Trời đất, kể từ 1984 tui sống xa cha mẹ anh chị rồi thỉnh thoảng mới gặp gỡ, năm 1997 có ghé thăm hai ông bả được hai ba lần, là mấy lần trên đường đi lấy bia hơi mang về vùng quê bán nên ghé qua thăm ông bà già và ngủ đêm lại. Tới đầu tháng 5 năm 2001 tui từ huyện Châu Đức, Bariavungtau trở về Saigon được 3 tháng thì cả 2 ông bà già đã từ Bình Dương rủ nhau vô nằm bịnh viện Nguyễn Trãi rồi lại qua bịnh viện điều dưỡng quận 8. Cuối tháng 10/2001, ông già tui chán dòm mặt vợ con nên hỏng thèm nằm bịnh viện nữa mà một mình bỏ đi đoàn tụ ông bà.

Nay, ông chú bà con gần sau mấy chục năm vừa gặp đã choang một câu như rứa thì làm sao tui đỡ…

Mẹ, lúc đó chắc bản mặt thằng tui dòm hỏng giống con giáp nào. Trong bụng sượng ngắt quê ba bốn cục, tui ngập ngừng miệng lắp bắp nói mà như không nói:
- Chú nói vậy thì cháu chào chú cháu về.

Lý Sơn gật đầu mang vẻ mặt lạnh nước đá bỏ đi vô.

Trên đường về, tới ngã tư Bình Chuẩn, tui ghé thằng Tâm chơi rồi mang chuyện vừa xảy ra với Lý Sơn kể cho thằng Tâm nghe, nó biểu:
- Tui cũng nghe nói nay chả bán đất giàu lắm, thấy anh chắc cha Lý Sơn sợ anh về đòi đất nên chả vậy đó, ối mà chú cháu đéo gì, hổi nẳm tui đi làm chủ quyền đất trên huyện gặp chả đang là thanh tra đất đai gì đó, tui kêu chả vô nói giùm một tiếng đặng tui làm giấy cho lẹ thì chả lắc đầu biểu: “Cái đó tao không biết, mày qua kia mà hỏi”.

Tui biểu thằng Tâm đám quan chức giờ sòng phẳng lắm, chúng sợ nhờ vả người khác việc dễ rồi mang nợ… mốt bị người ta nhờ lại chuyện khó thì chết mẹ.

Muốn biết diễn biến tình tiết ra sao, hãy chờ xem…

Lời bàn của bác Ba Phi:
- Mấy năm trước ở Bình Dương, nhứt là An Phú là tấc đất đổi tấc vàng thì cái thứ bà con bá vơ như chú mày bộ thằng chả điên sao nhìn?


(Tiếp theo)

Ngày 1/4/2008

Tui về nhà, gọi điện tới tổng đài 1080 Bình Dương để hỏi số điện thoại cùng chủ thuê bao điện thoại của nhà số 48/3 ấp 2 xạ An Phú thì được trả lời chủ thuê bao điện thoại là Lý Thanh Sơn.

Kế đó, vì muốn tìm hiểu về đất đai của phía bên bà nội, tui lấy danh nghĩa bà già làm một tờ đơn khiếu nại ông Lý Thanh Sơn về vụ đất đai thừa kế… rồi đi tới UBND xã An Phú tính nộp, nhớ, hồi đó tui còn đi đứng còn ngon chớ như giờ do mấy năm làm biếng tập coi bộ đi đứng thua hồi năm 2008. Lại nói, tui vô Ủy ban hỏi ông chủ tịch thì được trả lời là đi vắng, tui trình bày cho một ông nào đó nghe nói là cán bộ tư pháp, sau khi coi đơn ổng nói ngày mai quay lại gặp cán bộ địa chính coi ảnh có nhận đơn hay không (?). Ông cán bộ đó nói thêm rằng đất đai của ông Lý Sơn ổng đã bán qua hai ba đời rồi giờ còn gì nữa mà hỏi…

Trên đường về khi đi ngang công ty Việt Cường trên đường DT 743 khi qua khỏi ngã tư Bình Chuẩn (ở vị trí mà tui đã đánh dấu trên trang bản đồ Vikimapia) thì bị một xe tải nhỏ vừa chớp xi nhan là quẹo vô công ty liền khiến tui lật đật bóp thắng rồi mà vẫn bị va vô xe bất tỉnh… Chuyện này tui từng kể trong bài Thuốc lá, thuốc lào.

Kế hoạch B

Tháng 4 năm 2010.

Khi rảnh rỗi tui ngồi nghĩ : “Ông già sanh tại An Phú xã, Lái Thiêu huyện, Thủ Dầu Một tỉnh xưa. Bà nội là dân ở An Phú, có em trai là Lý Hợi, tài sản thừa kế của ông bà cố đẻ ra bà nội tui để lại mà nay Lý Sơn đang được hưởng thì trong đó đương nhiên phải có phần của bà nội tui chớ?”

Mấy ông bà già xưa khi chết sức mấy có vụ di chúc.

Nghiệm tới đây, tui kết luận rằng gia đình tui có quyền lợi hợp pháp là tài sản thừa kế ít nhất phải là phân nửa cái nền nhà xưa của cha mẹ bà nội tui mà ông già tui thuộc hàng thừa kế thế vị theo quy định tại Điều 26 của Pháp lệnh thừa kế năm 1990.

Còn nữa, nếu ai đó biểu rằng một căn nhà ở miệt quê xã An Phú tại xứ Nam kỳ xưa chỉ có cái nền nhà mà hỏng có miếng vườn nào thì tui dám cá 10 ăn 1 người đó do hỏng biết mà nói bậy.

Kẹt nỗi giờ tui hoàn toàn không biết gì về vụ đất đai ở An Phú, hơn nữa thằng cha Lý Thanh Sơn từng là chủ tịch xã đó, nó thiếu gì cơ hội để phù phép rồi nuốt trọn từ hồi nào.

Đem vụ này ra so sánh với vụ tui kiện đòi đất thừa kế cho bà già tại Hà Nội, hồi đó tụi thằng Nam, thằng Dương con cậu Khanh ở Hà Nội là chúng đưa đầu cho thiên hạ đập. Tự thân tụi nó lớn tiếng kể lể trước Tòa rằng di chúc của bà ngoại tui (cụ bà Hoàng Thị The) là do tụi nó viết dùm rồi cũng là tụi nó đi ra xã chứng thực.

Giờ tới vụ này tui đánh giá sơ bộ thì Lý Sơn là thằng quan chức đương thời, ở địa phương của nó ai mà không sợ nó, vậy thì dễ gì nó để mình nắm được chứng cứ gì có lợi cho mình… xem ra vụ này rất khó.

Vẫn còn mấy người nữa nay đã trưởng thành và đương chức nhưng nếu cho dù trình bày xin giúp đỡ coi bộ hỏng ăn thua.

Lý Thanh Sơn hiện đang là quan chức có cỡ của huyện Thuận An, người xưa từng có câu: “Nghèo không đụng với giàu, dân không đụng với quan”. Xem ra tui đã phạm điều cấm kỵ

Kiểm lại những người từng làm việc với ông già tui giờ là cán bự có hai người là anh Hai T, anh Năm T. Mọi sự chỉ còn biết hy vọng vào anh Hai và anh Năm, mong rằng vì tình đồng chí với ông già mà mấy ảnh lưu tâm không nỡ thấy mình bị chèn ép.

Phần 2 – Khởi kiện

Ngày 14 tháng 4 năm 2010

Tui bận rộn với 8 lá đơn gởi tới các cơ quan chức năng từ xã tới huyện rồi tỉnh, cả 2 đơn trình bày gởi lãnh đạo tỉnh.
alternative text

Chưa hết, vì muốn tìm hiểu thêm về di sản thừa kế của bà nội, tui mần giúp bà già một đơn khiếu nại gởi tới ông chủ tịch UBND xã An Phú căn cứ Luật Khiếu nại, tố cáo yêu cầu ông ta trả lời trong thẩm quyền về nguồn gốc đất của ông bà cố nội tui chết để lại:

Chiến dịch đã mở màn. Đơn kiện đã gởi đi.

Xác định di sản là tài sản chung của các đồng thừa kế:
Căn cứ Điểm a Tiểu mục 2.4 Khoản 2 Mục I Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP:
a. Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết và cần phân biệt như sau:
a.3. Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thoả thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung.


Căn cứ pháp lý:
- Pháp lệnh Thừa kế năm 1990.
- Bộ Luật TTDS năm 2004.
- Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP.
- Nghị quyết 01/2005/NQ-HĐTP.
- Nghị quyết 04/2005/NQ-HĐTP.
- Nghị quyết 02/2006/NQ-HĐTP.

Tòa án có thẩm quyền giải quyết:
- Tòa án nhân dân huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương.
Yêu cầu khởi kiện:
- Xin chia tài sản chung là di sản thừa kế.

Tui đã thu thập được một số thông tin quan trọng là:

Ông cố nội tui tên Gọn (họ Lý), là dân lái heo đâu miệt Quy Nhơn vô mần rể An Phú. Bà cố nội tui thứ năm, bà con thường kêu bằng bà Năm Ri, và kêu luôn ông cố nội tui là ông Năm Gọn. Trước nhà ở trong ruộng, sau khi bà nội tui mất thì ông già tui là con duy nhứt của bà Lý Thị An.

Đờn bà ở An Phú xưa nhiều người mần nghề đan thúng rồi mang đi bán, bà cố và bà nội tui cũng vậy. Sau này ông cố nội tui mần heo có tiền, bà cố nội tui mới ra ngoài lộ mua đất. Bởi đó mà giờ mới phát sinh vụ tranh chấp thừa kế.

Sơ đồ đất tui vẽ lại ngày 12/8/2010:
alternative text

Tui còn lên mạng tải về Luật Trợ giúp pháp lý cùng Nghị định, Thông tư, Thông tư liên tịch hướng dẫn về trợ giúp pháp lý cho người có công với cách mạng theo Điều 2 Luật Trợ giúp PL và Điều 2 Nghị định 07/2007/NĐ-CP để có luật sư tiếp cận hồ sơ từ đầu chớ Bộ Luật TTDS cùng các văn bản dưới luật không quy định cho phép nguyên đơn được tiếp cận hồ sơ ngay từ đầu để có đủ thời gian chuẩn bị bài bảo vệ của mình. Tui tính tới Trung tâm trợ giúp pháp lý của Sở Tư pháp tỉnh để nhờ luật sư lo vụ sao chụp chứng cứ tại Tòa án theo quy định tại Điều 58 Bộ Luật TTDS.

Tới đây tui tạm ngưng loạt bài này...

Xin hãy thận trọng !


Hẳn nhiều người đã quen thuộc với kênh truyền hình Dicovery thường phát một chương trình thí nghiệm thực tế của những câu chuyện hay sự kiện ở những tình huống khác nhau trên thế giới.

Chiều nay, 30/4, thị xã Thủ Dầu Một – Bình Dương được cây mưa không lớn mà lắc rắc tới giờ này, 21h chưa dứt. Thằng tui gặp mát trời thì nổi hứng liền đi măm măm cẩu nhục, trên đường về có bị dính vài hạt mưa trên mặt, trên quần áo.

Trời tối mưa nhỏ nhưng hơi nặng hạt, dù trời tối đường trơn vậy chớ bá tánh mặc kệ ai nấy cưỡi xe gắn máy cứ chạy thục mạng in hệt bị ma đuổi trên đường…

Má con gái nhỏ ngồi sau đã hơn một lần lên tiếng nhắc chừng tui rằng:
- Anh à, đi nhanh bị ướt nhiều hơn đi chậm đó.

Thằng tui sực nhớ tới chương trình TV nọ tui đã xem và nay xin phổ biến để bà con nào chưa biết thì bi giờ biết đặng lưu thông khi trời mưa gió ngõ hầu giữ an toàn tánh mạng của mình và cho người khác.

alternative text
Theo thí nghiệm mà tui đã đề cập ở trên thì người tham gia giao thông trên đường khi trời mưa nếu đi chậm thì lượng nước mưa tạt vô người đi bộ thậm chí là chạy thiệt nhanh hóa ra lại nhiều hơn người đi chậm, còn nhớ khi coi thí nghiệm trên TV thì trong cùng một thời điểm trời mưa rất lớn, 2 người cùng vượt một đoạn đường thẳng là 300 trăm mét, ta tạm gọi là anh A và anh B, anh A vì sợ ướt người nên chạy thiệt lẹ còn anh B đi bộ tà tà, kết quả thiệt bất ngờ là sau khi vắt lượng nước trên quần áo của cả 2 đem cân người thì lượng nước trên quần áo của anh A lại cân nặng hơn lượng nước trên quần áo của anh B.

Vậy, mong bà con hãy ghi nhớ rằng khi đi trên đường không có áo mưa mà bất chợt bị mắc mưa thì ta cứ bình tĩnh di chuyển với tốc độ bình thường tới khi gặp chỗ trú mưa.

Lại nói, khi ông trời chuyển ầm ì lại rớt hạt lộp độp sắp mưa lớn là thời điểm thu hoạch của thần chết, tui hỏng hiểu cớ chi lúc đó bà con mạnh ai nấy tống hết ga chạy luồn lách rõ ra …éo thèm nể mặt thằng cha mặc áo choàng đen vác lưỡi hái bự tổ cha rình rập mọi ngả ?

Ối chà, các cha nội đâu phải thằng giựt đồ mà chạy xe chi ác nhơn để rồi chỉ tictac là ô hô ai tai, mới đó mà đã qua cầu sông Nại Hà lên Vọng Hương đài ăn cháo lú rồi trở về nhà leo lên đầu tủ ngồi nhịp giò hít khói nhang, thây kệ ngày mai vợ mình chúng xài còn con mình thì chúng sai.

Chắc chắn không ai muốn vậy. Xin hãy thận trọng !

Bài cùng chủ đề:
- Cảnh báo an toàn giao thông

Món ăn truyền thống bị lãng quên

Bữa nay, tui giới thiệu món ăn được coi là nguồn gốc của món phở của Việt Nam mình, món đó có tên nguyên thủy là “Bún xáo trâu” mà tui rất thích và thường làm ăn ở nhà.

Bún xáo trâu :

Nguyên liệu:
- Thịt trâu thái mỏng - nay ở các sạp thịt bò lớn (dân trong nghề kêu những sạp thịt bò lớn bằng thớt bò) đều đã có máy thái ra miếng thịt rất mỏng.
- Bún

Gia vị gồm :
- Hành lá
- Hành ta (tím)
- Tỏi
- Mỡ heo nước (nếu tui xài dầu ăn thì là dầu đậu phọng)
- Bột ngọt (tui không bao giờ xài ba cái thứ vớ vẩn hạt nêm từ thịt xương rong biển gì gì đó đâu nhen, hẳn bà con chưa quên rằng bột nêm Knor năm 2008 bị báo chí khui ra trong thành phần toàn là bột ngọt).
- Rau răm cắt dài 1 đốt ngón tay
- Khế chua cắt ngang

Thực hiện :
1/- Ứớp thịt trâu với gia vị cho thấm
2/- Xào thịt trong khoảng 1/2 phút rồi đổ ra tô riêng, tiếp sau cho khế vào đảo đều cho tới khi miếng khế ngả màu trắng, rồi mới trút tô thịt cùng rau răm và hành vô chảo đảo khoảng 1 phút là OK măm măm.

Lưu ý, món này có tên là bún xáo trâu, chữ xáo, chữ a là dấu sắc còn dấu huyền là xào, xem ra đây chính là món bún xào thịt trâu nhưng tên của nó từ ngày xưa lại là bún xáo trâu. Bún xáo trâu và canh thuôn hành răm là 2 món ăn thuần Việt có xuất xứ từ miền bắc

Thịt trâu hay Thịt bò

Thằng tui mạn đàm về vụ này vì trong số bà con mình nhiều người do thiếu hiểu biết mà tưởng thịt trâu là cái chi ghê lắm, nói tới món thịt trâu là lắc đầu lia làm như ăn rồi thì… mắc bịnh. Người Tàu ở xứ mình không ăn thịt trâu vì họ có tục thờ ông Quan Công mà họ kêu bằng Quan thánh đế quân, và họ nói rằng ông Quan Công đó mang cốt con trâu. Hẳn ai cũng đều biết người mình xưa chỉ quen ăn thịt trâu, sau khi người Tây qua xứ mình vẫn khoái nhậu thịt bò, vậy nên người mình cùng dần quen xực thịt bò. Các cụ xưa đã nói rằng thịt trâu hay bò gì cũng đều ngon như nhau, mà con trâu là đầu cơ nghiệp của nhà nông, còn ở miền bắc thì thằng tui còn nhớ rằng bò thường chỉ để kéo xe… Lại nói khi thịt trâu trở nên hiếm thì bà con mình hè nhau quay qua tuyên dương thịt bò, thịt bò có mặt trong tô phở của người Việt với tái, nạm, gàu, gân. Còn nữa, thịt bò 7 món nổi tiếng còn là món chủ lực của nhiều nhà hàng, vân vân và vân vân…

Cách phân biệt thịt bò thịt trâu:
phuongngugia tui từng bán phở và đêm nào cũng vô lò bò để lấy xương thịt nên tui quá rành cách phân biệt thịt bò thịt trâu, nay xin phổ biến để bà con rõ, khi đứng trước thớt thịt bò, bà con đừng bao giờ tin vô miệng lưỡi của người bán mà hãy tự mình kiểm tra cho chắc ăn, đó là:
- Thịt trâu bò tươi mới thì không lạnh, khi ta áp mu bàn tay vô miếng thịt mà nghe lạnh ngắt đích thị là thịt cũ lấy trong tủ đá ra.
- Thịt bò có màu đỏ hồng hoặc đỏ tươi
- Thịt trâu có màu đỏ sẫm.
- Thớ thịt bò nhỏ, khô mịn, trong, mềm
- Thớ thịt trâu thô, ướt hơn thịt bò và hơi cứng.
- Mỡ bò màu vàng nhạt đến vàng tươi và cứng
- Mỡ trâu màu trắng và mềm.
- Thịt bò thui (thịt bê) màu hồng trắng, mắt nhìn vô theo cảm quan thấy không ngon bằng nhìn miếng thịt bò trưởng thành đỏ tươi nhưng thiệt ra thịt bò thui chế biến món ăn mới tuyệt và thường là đắt hơn thịt bò bự.

Khi mua thịt bò về đãi khách mà vì lý do nào đó mà buộc phải để qua ngày hôm sau thì bà con hãy làm theo cách của các thớt thịt bò như sau:
- Khoảng 23h bỏ thịt vô ngăn đá tủ lạnh… 2 giờ sáng hôm sau lấy thịt ra gói vô tờ giấy báo để giấy hút nước. Để miếng thịt tự rã đông, khi thịt đã nguội dùng khăn mặt khô thấm nhẹ lên miếng thịt lau khô nước thì miếng thịt sẽ đỏ tươi y như thịt mới.

Kế hoạch B

alternative text
Bữa, bà già biểu tui:
- Bố mày mất đi mà chả có gì để lại cho vợ con cả, mày có nghe nói ông ấy có đất đai gì ở quê nhà không hả con?

Tui lắc đầu:
- Con chưa từng nghe ông mình nói có gì ở quê cả bà ạ.

Bà già tui nói:
- Thế nhà cửa đất đai của ông bà nội mày ngày xưa cũng không có hả con?

Tui đáp:
- Trước đây có lần con với thằng Tâm về xã An Phú gặp chú Sơn để hỏi, chú Sơn trả lời rằng ông nội mình ở rể tại An Phú nên không có gì.

Bà già lại nói:
- Ông nội mày ở rể thế còn bà nội mày thì sao? Bà nội mày là người ở xã An Phú thì phải có nhà cửa đất đai chứ?

Tui lắc đầu:
- Bà quên rồi sao, bà nội mất từ khi ông mình còn bé tí thì làm sao bà nội có gì mà để lại được.

Bà già tui lấy tay chỉ tui mà nói:
- Mày bịnh nên lú lẫn hả con, thế mày không nhớ vụ đất đai ở Hà Nội thế nào à? Bà nội mày mất sớm cũng giống như trường hợp của dì Mạnh, dì Mạnh chả phải cũng được hưởng thừa kế của bà ngoại chúng mày đấy thôi.

Câu nói của bà già khiến thằng tui sực tỉnh.

Bà nội tui mất trước cha mẹ của bả, tương tự như dì Mạnh là em kế của bà già tui, dì Mạnh cũng mất trước bà ngoại tui, đến năm 2001, bà ngoại tui mất đi, tài sản của bà ngoại tui để lại cho các con đã bị đám con cậu Khanh là em trai thứ 3 của bà già tui phù phép để hòng chiếm đoạt. Và tụi tui đã đòi được quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng cho bà già và dì Mạnh như tui đã nói trong bài Mắc me… người nhà.

Theo như tui biết và khi còn sống ông già thường nói chuyện thì bà nội tui chỉ có 1 con trai duy nhất là ông già tui. Bà nội tui mất từ khi ông già tui còn nhỏ nên ổng cũng không nhớ nhiều.

Bà nội tui có 1 người em trai là ông Lý Hợi, ông Lý Hợi có mấy người con cả trai cả gái nhưng tui không biết ai ngoại trừ 1 người tên là Lý Thanh Sơn vì hồi đó ông Lý Thanh Sơn thường từ xã An Phú tới nhà tui thăm ông già tui ở thị xã Thủ Dầu Một. Ông già tui và ông Lý Thanh Sơn có quan hệ họ hàng là anh em con cô con cậu ruột.

Khi ông già tui mất, mọi giấy tờ cá nhân của ông tui đã cất giữ cẩn thận, giờ tui lấy ra đọc kỹ từng tờ. Xem hết các giấy tờ của ông già, tui đã biết rõ tên của cha mẹ ổng (tức ông bà nội tui) cùng năm sinh tháng đẻ, quê quán và nơi sinh của ông già tui vân vân.

Bao nhiêu là quá đủ cho tui kết luận rằng ở xã An Phú có di sản thừa kế là cái nền nhà và đất đai của ông bà cố nội tui để lại có phần của bà nội tui mà ông già tui là hàng thừa kế thế vị, ông già tui đã mất năm 2001 thì số tài sản thừa kế mà ông già tui được hưởng tọa lạc tại quê nhà là xã An Phú, huyện Thuận An đương nhiên thuộc về gia đình tui. Nhớ lại thái độ của cha Lý Thanh Sơn ngày 8/9/2007, tui hiểu bữa đó cha Sơn tưởng tui về hỏi vụ đất đai nên trở mặt làm như không quen biết.

Giờ thì đã rõ là tui phải khởi kiện Lý Thanh Sơn để đòi di sản thừa kế của ông bà xưa để lại cho bà nội tui, di sản đó ít nhất phải là phân nửa cái nền nhà.

Mất vài ngày suy nghĩ, rồi tui giúp bà già làm đơn gởi tới các cơ quan chức năng để khởi kiện ông Lý Thanh Sơn đã xâm phạm quyền, lợi hợp pháp của công dân.

Lý Thanh Sơn, qua tìm hiểu thì tui biết chả đang là phó chánh thanh tra nhà nước huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương. ”Nghèo không đụng với giàu, dân không đụng với quan”, tui hiểu mình đang phạm phải điều kiêng kỵ. Thế nhưng, tui vẫn cho rằng mặc dù sẽ có nhiều trở ngại nhưng cuối cùng phần thắng phải thuộc về lẽ phải.

Vụ kiện năm 2003 đòi di sản thừa kế của bà ngoại tui khi chết để lại ở Hà Nội, tui gọi là “Kế hoạch A”. Vụ kiện tranh chấp đòi di sản thừa kế của gia đình ở Bình Dương lần này tui gọi là “Kế hoạch B”.
 
Lên đầu trang